Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nhóm_6_Chuyên_Đề_Carbohydrate.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.07 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA KHĨA HỌC

BÀI TẬP NHĨM GIỮA KÌ
MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC

CHUN ĐỀ: CARBOHYDRATE
(Chương trình hóa học lớp 12)

GV hướng dẫn

: ThS. Bùi Ngọc Phương Châu

Nhóm SV thực hiện

: Hồng Hương Linh
Trịnh Lê Huyền Chinh
Nguyễn Lê Trường Linh
Lê Đức Anh Vũ
Trần Thiên Kim

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 10 năm 2021

1


ĐỀ KIỂM TRA CHUN ĐỀ: CARBOHYDRATE
MƠN HĨA HỌC LỚP 12
1. Mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) sau khi học xong chuyên đề: Carbohydrate.
2. Mục tiêu


2.1. Kiến thức
Củng cố, kiểm tra kiến thức về:
Chuyên đề: Carbohydrate.
– Khái niệm, cách phân loại carbohydrate, trạng thái tự nhiên của glucose, fructose,
saccharose, maltose, tinh bột và cellulose.
– Công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của một số
carbohydrate: glucose và fructose; saccharose, maltose; tinh bột và cellulose.
– Tính chất hố học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper (II)
hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng
riêng của nhóm –OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vịng).
– Tính chất hoá học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper (II) hydroxide, phản ứng
thuỷ phân).
– Tính chất hố học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với
iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer
(Svayde)).
− Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh và ứng dụng
của một số carbohydrate.
2.2. Kĩ năng
- Kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề mới, có tính sáng tạo;
- Tính tốn, vận dụng kiến thức tốn học vào giải quyết bài tập hóa học.
3. Hình thức đề kiểm tra
Tự luận + trắc nghiệm khách quan.
4. Ma trận đề kiểm tra
Các câu hỏi của đề kiểm tra tương ứng với 4 mức độ nhận thức là: Nhận biết, thông hiểu,
vận dụng và vận dụng cao.

2


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Mức độ nhận thức
Chủ đề

1
TN

2
TL

TN

Cộng
3

TL

TN

4
TL

TN

TL

1. Khái niệm, Số câu: 2
cách phân loại
carbohydrate,
trạng thái tự
nhiên

của
glucose,
fructose,

Số câu: 2
Tỉ
lệ:
6,67%

saccharose,
maltose, tinh bột
và cellulose.
2. Công thức cấu Số câu: 1
tạo dạng mạch
hở, dạng mạch
vòng và gọi

Số câu:
2

Số câu: 1

Số câu: 2

được tên của một
số
carbohydrate:
glucose

fructose;

3

Số câu: 6
Tỉ lệ: 20%


saccharose,
maltose; tinh bột
và cellulose.
3. Tính chất hố
học cơ bản của
glucose

fructose
ứng

Số câu: 3

Số câu: 2

Số câu: 2

Số câu: 1

Số câu: 1
Số câu: 9
Tỉ lệ: 30%

(phản
với


copper(II)
hydroxide, nước
bromine, thuốc
thử
Tollens,
phản ứng
men
glucose,
ứng riêng
nhóm
hemiacetal
glucose ở

lên
của
phản
của
–OH
khi
dạng

mạch vịng).
4. Tính chất hố

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 1


học cơ bản của
saccharose
(phản ứng với

Số câu: 3
Tỉ lệ: 10%

4


copper(II)
hydroxide, phản
ứng thuỷ phân).
5. Tính chất hố
học cơ bản của
tinh bột (phản

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 2

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 1


Số câu: 1

Số câu: 5
Tỷ
lệ:
16,67%

ứng thuỷ phân,
phản ứng với
iodine);
của
cellulose (phản
ứng thuỷ phân,
phản ứng với
nitric acid và với
nước Schweizer
(Svayde)).
6. Sự chuyển hoá

Số câu: 1

tinh bột trong cơ
thể, sự tạo thành

Số câu: 1

Số câu: 5
Tỷ
lệ:
16,67%


tinh bột trong
cây xanh và ứng
dụng của một số
carbohydrate.

5


A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1 (ND 1, mức 1): Cho các chất: tinh bột, cellulose, glucose, fructose, saccharose. Số
chất thuộc loại polysaccharide là
A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 2 (ND 1, mức 1): Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, có cơng thức tổng
qt là
A. CnH2n+1.

B. Cn(H2O)m.

C. C2n(H2O)m.

D. Cn(H2O)2m.


Câu 3 (ND 1 + 2, mức 1): Carbohydrate X là chất kết tinh, khơng màu, khơng mùi, có vị
ngọt, tan tốt trong nước ở điều kiện thường. Trong tự nhiên, X có trong nhiều loại thực vật,
nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. X là
A. glucose.

B. fructose.

C. saccharose.

D. maltose.

Câu 4 (ND 3 + 4 + 5, mức 2): Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 ở điều
kiện thường là
A. fructose, ethyl alcohol.

C. glucose, glycerol.

B. cellulose, sodium acetate.

D. sodium acetate, saccharose.

Câu 5 (ND 3, mức 2): Những phản ứng nào sau đây có thể dùng để chứng minh sự có mặt
của nhóm chức aldehyde (-CHO) trong phân tử glucose?
A. Phản ứng tạo dung dịch xanh thẫm ở nhiệt độ cao với Cu(OH)2 và phản ứng tráng gương.
B. Phản ứng tráng gương và phản ứng tác dụng với nước bromine tạo thành gluconic acid.
C. Phản ứng lên men rượu và phản ứng tạo dung dịch xanh thẫm với Cu(OH)2 ở nhiệt độ
phòng.
D. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch ở nhiệt độ cao với Cu(OH)2 và phản ứng thủy phân.
Câu 6 (ND 3 + 4 + 5, mức 2): Cho carbohydrate X. Biết rằng:
-


X tác dụng được với Cu(OH)2.
X đun nóng với H2SO4 lỗng thu đc dd có khả năng tráng bạc.

Vậy chất X là
A. saccharose.

B. tinh bột.

C. glucose.

D. fructose.

Câu 7 (ND 2, mức 2): Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử saccharose có chứa nhóm chức aldehyde.
B. Tinh bột và cellulose là đồng phân của nhau.
Trong dung dịch, fructose tồn tại chủ yếu dạng α và β, vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh.
6


D. Amylose thuộc loại polysaccharide không phân nhánh.
Câu 8 (ND 3, mức 2): Quan sát thí nghiệm dưới đây, kết luận nào sau đây đúng?

A. Glucose tác dụng được với Cu(OH)2/OH-, đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch, chứng tỏ glucose
có tính khử.
B. Trong mơi trường kiềm, Cu(OH)2/to khử glucose tạo kết tủa đỏ gạch, chứng tỏ phân tử
glucose có tính chất của một aldehyde.
C. Phân tử glucose tác dụng với Cu(OH)2/OH-, đun nóng tạo dung dịch phức màu xanh
thẫm nên có tính chất của một alcohol đa chức.
D. Trong mơi trường acid, Cu(OH)2/to oxi hóa glucose tạo kết tủa đỏ gạch, chứng tỏ phân

tử glucose có tính chất của một aldehyde.
Câu 9 (ND 3 + 5, mức 3): Cho các phản ứng sau:
𝑂𝐻 − ,𝑡°

a) Glucose + CH3OH/HClkhan →

b) Ethyl formate + Cu(OH)2 →

c) Fructose + AgNO3/NH3 →

d) Cellulose + HNO3/H2SO4 →

𝑡°

Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các phản ứng b, c đều là phản ứng oxi hóa – khử.
B. Phản ứng d cho sản phẩm là cellulose trinitrate (chất dễ cháy).
C. Phản ứng a không thể xảy ra do glucose có tính chất của một alcohol đa chức, không
thể tác dụng với alcohol như CH3OH.
D. Phản ứng c có thể xảy ra do trong mơi trường kiềm, glucose và fructose chuyển hóa
qua lại.
Câu 10 (ND 5, mức 3): Thực hiện thí nghiệm sau:

7


Hiện tượng quan sát được ở bước 4 là
A. tạo dung dịch phức màu xanh đặc trưng.
B. xuất hiện lớp kim loại trắng bạc bám vào thành cốc.
C. chỉ có sự phân tách lớp giữa các dung dịch.

D. phản ứng xảy ra mạnh, xuất hiện kết tủa đỏ gạch không tan.
Câu 11 (ND 3 + 4 + 5, mức 3): Xét 5 hợp chất carbohydrate sau: cellulose, glucose,
fructose, tinh bột, saccharose. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cả 5 chất đều có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Có 3 chất làm làm mất màu dung dịch bromine.
C. Có 2 chất bị thủy phân trong mơi trường axit.
D. Có 2 chất khi tác dụng với H2 (Ni, đun nóng) đều cho cùng một sản phẩm.
Câu 12 (ND 6, mức 3) Cho các phát biểu sau:
(1) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra maltose.
(2) Cellulose nguyên chất dùng để làm thuốc súng.
(3) Trong công nghiệp dược phẩm, fructose được dùng để pha chế thuốc.
(4) Glucose được dùng để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát.
(5) Trong y học, glucose được dùng làm thuốc tăng lực.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 13 (ND 3 + 5, mức 4): Xét dãy chuyển hóa sau:

A

enzyme

X


enzyme

Y

Lên men

Z

Lên men

8

T

+ xút

G

o

t , CaO

H


Biết ở nhiệt độ thường, A là chất rắn vô định hình, tan trong nước ở 650C tạo thành dung
dịch keo, H là hợp chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố hóa học. Nhận định nào sau đây
đúng?
A. Trong dãy chuyển hóa, có 3 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. T và Z đều tan vơ hạn trong nước, và chúng có thể phản ứng với nhau ở điều kiện thích

hợp.
C. H có khả năng làm mất màu dung dịch nước bromine.
D. Tổng số nguyên tử carbon của các chất X, Y, Z, T là 20.
Câu 14 (ND 5, mức 4): Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót 2 ml hồ tinh bột vào ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ dung dịch vào ống nghiệm 1-2 giọt iodine, để trong 2 phút, quan sát.
Bước 3: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, quan sát.
Bước 4: Để nguội ống nghiệm về nhiệt độ phòng, quan sát.
Cho các nhận định sau :
(1) Sau bước 2, ống nghiệm có màu xanh tím đặc trưng.
(2) Sau bước 3, dung dịch bị mất màu do iodine bị thăng hoa hoàn toàn.
(3) Sau bước 4, dung dịch trong ống nghiệm mất màu.
(4) Ở bước 3, cần hơ đều ống nghiệm rồi mới đun tập trung.
(5) Ở bước 4, có thể nhúng ống nghiệm vào chậu nước đá để quan sát hiện tượng dễ hơn.
(6) Có thể dùng iodine để nhận biết hồ tinh bột.
Số nhận định đúng là
A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 15 (ND 5, mức 4): Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 3-5 ml dung dịch NaOH, tráng đều, đun nóng, sau đó đổ đi
và rửa lại nhiều lần bằng nước cất.
Bước 2: Thêm 1-2 ml dung dịch AgNO3 2% vào ống nghiệm, nhỏ từ từ dung dịch NH3
cho đến khi kết tủa tạo thành rồi tan hết.
Bước 3: Nhỏ thêm 1-2 giọt dung dịch NaOH loãng.

Bước 4: Nhỏ dung dịch glucose 10% vòng quanh theo thành ống nghiệm trên.

9


Bước 5: Không lắc và đặt ống nghiệm vào trong cốc nước nóng ở 800C, để yên trong vài
phút. Quan sát hiện tượng.
Cho các nhận định sau:
(1) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucose có nhóm -CHO.
(2) Trong thí nghiệm trên, glucose đóng vai trị là chất khử.
(3) Ở bước 2, ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng, sau đó tan dần tạo thành dung dịch trong
suốt, khơng màu.
(4) Sau bước 5, thành ống nghiệm trở nên sáng bóng.
(5) Ở bước 5, có thể đun sơi trực tiếp ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn để hiện tượng xảy ra
nhanh hơn.
(6) Ở bước 1, NaOH có vai trị làm sạch ống nghiệm, đồng thời tạo môi trường kiềm nhẹ
cho hệ phản ứng.
Số nhận định đúng là
A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

B. TỰ LUẬN
Câu 1 (ND 2, mức 1): Cho hai công thức cấu tạo dạng mạch hở:
CH2OH – CHOH – CHOH- CHOH – CHOH – CH=O


(1)

CH2OH – CHOH – CHOH- CHOH – CO – CH2OH

(2)

Hãy cho biết công thức cấu tạo nào của glucose, công thức cấu tạo nào của fructose?
Câu 2 (ND 2, mức 1): Gọi tên các carbohydrate có cơng thức cấu tạo sau:
a.

10


b.

Câu 3 (ND 2, mức 1): Viết CTCT dạng mạch vòng của glucose (α, β) và fructose (β).
Câu 4 (ND 3 + 4 + 5, mức 2): Cho các chất: glucose, saccharose và tinh bột. Viết phương
trình phản ứng (nếu có) khi cho các chất trên tác dụng lần lượt với:
a. H2 (Ni, to).
b. Dung dịch HCl, to.
Câu 5 (ND 3, mức 2): Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các lọ mất nhãn gồm:
glucose, fructose, saccharose.
Câu 6 (ND 2 + 3, mức 2): Bằng kiến thức của mình, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Glucose và fructose có phải là đồng phân của nhau khơng? Vì sao?
b. Có thể dùng thuốc thử Tollens (AgNO3/NH3) để phân biệt glucose và fructose khơng?
Vì sao?
Câu 7 (ND 4, mức 2): Thuỷ phân hồn tồn 3,42 gam saccharose trong mơi trường acid,
sau đó cho dung dịch tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam chất rắn. Tính
m.
Câu 8 (ND 6, mức 2): Tinh bột là chất gần gũi với cuộc sống của con người, nó có mặt

trong nhiều thức ăn như cơm, khoai, bánh mỳ… Xác định các chất X, Y, Z và hồn thành
dãy chuyển hóa sau để mơ tả quá trình. H2O
(C6H10O5)n

+ H2O

α - amylase

X

+ H2O

Y

β - amylase

+ H2O

Z

enzyme

T+H

maltase

Câu 9 (ND 3, mức 2): Trong công nghiệp, để sản xuất ra gương soi, ruột phích… người ta
sử dụng phản ứng tráng bạc – phản ứng đặc trưng của nhóm aldehyde. Tuy nhiên, trong
q trình sản xuất, người ta lại sử dụng nguyên liệu là glucose thay cho aldehyde. Em hãy
giải thích vì sao lại có sự lựa chọn này.

11


Câu 10 (ND 6, mức 3): Đối với 1 người khỏe mạnh, nồng độ glucose trong máu luôn
không đổi (khoảng 0,1%). Nếu lượng glucose trong máu giảm xuống dưới 0,1% thì cơ thể
con người sẽ thực hiện điều gì để cân bằng lại nồng độ glucose?
Câu 11 (ND 5, mức 3): Cellulose trinitrate thu được (có tên gọi pyroxylin) là một sản phẩm
dễ cháy và nổ mạnh, được dùng làm chất nổ cho mìn, lựu đạn... và chế tạo thuốc súng khơng
khói. Trong cơng nghiệp, q trình điều chế cellulose trinitrate bao gồm 2 nguyên liệu chính
là nitric acid (thường có nồng độ 67,5%, D = 1,5g/ml) và cellulose đã qua tinh chế. Hãy
tính tốn khối lượng cellulose và thể tích dung dịch nitric acid cần dùng để điều chế 23,76kg
cellulose trinitrate biết rằng hiệu suất của quá trình phản ứng trên chỉ đạt 75%.
Câu 12 (ND 5, mức 3): Một học sinh đã đưa ra các nhận định sau:
1. Cellulose có thành phần cấu tạo tương tự với saccharose vì khi thủy phân đến cùng hai
loại carbohydrate trên đều cho sản phẩm là monosaccharide.
2. Từ cấu tạo phân tử của cellulose có thể khẳng định rằng: Cellulose là một hợp chất tạp
chức.
3. Để tạo ra các loại cellulose nitrate thì cần tốn một lượng dung dịch nitric acid là như
nhau.
4. Dung dịch nước Schweizer là dung dịch gồm copper(II) hydroxide dạng lỏng hịa tan
muối ammonium khơng thể hịa tan cellulose.
Các nhận định trên của bạn học sinh là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 13 (ND 6, mức 3): Phản ứng tổng hợp glucose hay thường gọi là quá trình quang hợp
trong cây xanh diễn ra theo phương trình phản ứng:
á𝑠, 𝑐ℎ𝑙𝑜𝑟𝑜𝑝ℎ𝑦𝑙𝑙

6CO2 + 6H2O →

C6H12O6 + 6O2↑


Theo tính tốn của các nhà khoa học Nhật Bản, 1 hecta rừng hoặc vườn cây rậm rạm có
diện tích tương đương, hấp thụ 1000 kg CO2 mỗi ngày cho quá trình quang hợp. Trung bình
1 người sẽ cần 9,5 tấn khơng khí để thở trong vịng 1 năm với lượng oxygen trong khơng
khí chiếm khoảng 21%.
Để cung cấp đủ lượng oxygen cần thiết cho hơn 92 triệu dân Việt Nam trong vòng 1 năm
thì cần bao nhiêu hecta rừng? (Chỉ xét quá trình quang hợp của cây).
Câu 14 (ND 3 + 4, mức 4): Để chứng minh glucose là một alcohol đa chức, một học sinh
tiến hành một thí nghiệm với các bước như sau:
Bước 1: Rót 2ml dung dịch saccharose 5% vào 1 ống nghiệm rồi rót tiếp vào đó 0,5ml dung
dịch sulfuric acid lỗng. Đun nóng dung dịch từ 3 - 4 phút, để nguội, sau đó thêm vào 1 2ml dung dịch NaOH.
12


Bước 2: Chuẩn bị một cốc thủy tinh sau đó thêm vào một mẫu nhỏ Cu(OH)2. Rót từ từ
dung dịch từ ống nghiệm vào cốc thủy tinh sau đó đun nóng để xúc tác cho q trình phản
ứng.
trả lời các câu hỏi sau:
a. Hiện tượng thí nghiệm xảy ra sau bước 2 là gì?
b. Dung dịch NaOH được sử dụng ở bước 1 có vai trị gì? Có thể thay thế dung dịch này
bằng tinh thể NaHCO3 khơng? Vì sao? Viết PTHH (nếu có).
c. Thí nghiệm trên đã đạt được mục đích ban đầu của bạn học sinh trên chưa? Nếu chưa,
hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm cho phù hợp.
Câu 15 (ND 5 + 6, mức 4): Một hộ gia đình ở huyện Hịa Vang – thành phố Đà Nẵng có ý
định nấu rượu để bán trong dịp Tết Nguyên đán 2022. Gia đình này đang phân vân 1 trong
3 phương án được thể hiện trong bảng sau:
Loại
nguyên
liệu

Giá ngun

liệu
(VNĐ/1 kg)

Hàm lượng
tinh bột (%)

Hiệu suất
tồn q
trình (%)

Giá rượu
bán ra
(VNĐ/1 lít)

Phương án I

Gạo

12.000

75

80

20.000

Phương án II

Khoai


10.000

65

75

21.000

Phương án III

Sắn

5.000

30

55

30.000

Giả sử các chi phí khác là khơng đổi với cả 3 phương án (xem như bằng 0), thành phẩm có
độ rượu là 40o, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml. Hỏi nếu gia đình này bỏ ra 20
triệu đồng để mua nguyên liệu nấu rượu, thì họ nên lựa chọn phương án nào để thu được
tiền lãi là lớn nhất?
5. Đáp án
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (15 câu)
Câu 1. Đáp án: A.
Phân tích yếu tố gây nhiễu: HS khơng nắm chắc được lý thuyết sẽ dễ bị nhầm lẫn các
loại carbohydrate.
Câu 2. Đáp án: B.

Phân tích yếu tố gây nhiễu: HS dễ bị nhầm lần giữa công thức tổng quát của
carbohydrate và các hợp chất hữu cơ khác.
13


Câu 3. Đáp án C.
Phân tích yếu tố gây nhiễu: Học sinh dễ nhầm lẫn giữa tính chất vật lý và nguồn gốc
của các loại đường glucose, fructose, saccharose và maltose.
Câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh nhớ được tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của
saccharose có nhiều trong cây mía, của cải đường và hoa thốt nốt.
Câu 4. Đáp án: C.
Phân tích yếu tố gây nhiễu:
A: Sai vì có saccharose, fructose tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức xanh thẫm nhưng ethyl
alcohol thì khơng phản ứng.
B: Sai vì có fructose tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức xanh thẫm nhờ chuyển hóa thành
glucose trong mơi trường kiềm, aldehyde formic tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao
tạo kết tủa đỏ gạch cịn sodium acetate khơng có phản ứng.
D: Sai vì có saccharose, glycerol tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức xanh thẫm nhưng
sodium acetate thì khơng phản ứng.
Câu 5: Đáp án: B.
Phân tích đáp án gây nhiễu:
A: Sai vì phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao có thể dùng để nhận biết rằng trong phân
tử glucose có chứa gốc aldehyde (-CHO) nhưng sản phẩm được tạo ra là Cu2O có hiện
tượng là kết tủa màu đỏ gạch.
C: Sai vì phản ứng tạo dung dịch xanh thẫm với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng dùng để chứng
minh rằng trong phân tử glucose chứa nhiều gốc hydroxyl (-OH) liền kề nhau.
D: Sai vì glucose thuộc loại monosaccharide nên khơng có phản ứng thủy phân.
Câu 6. Đáp án: A.
Phân tích yếu tố gây nhiễu:
B: Sai vì tinh bột khơng tham gia phản ứng với Cu(OH)2.

C: Sai vì glucose khơng bị thủy phân trong mơi trường acid.
D: Sai vì fructose khơng bị thủy phân trong môi trường acid.
Câu 7. Đáp án: D.

14


Phân tích yếu tố gây nhiễu :
A: HS nhầm lẫm trong phân tử saccharose có gốc α-glucose (có nhóm chức anldehyde).
B: Sai vì tinh bột và cellulose đều có CTPT tổng quát là (C6H10O5)n nhưng hệ số n ở tinh
bột và cellulose khác nhau → chúng không phải đồng phân của nhau.
C: HS nhầm lẫn sang glucose trong dung dịch.
Câu 8. Đáp án: A.
Phân tích yếu tố gây nhiễu:
B: HS nhầm lẫn trong phản ứng này thì Cu(OH)2 đóng vai trị là chất oxi hóa, glucose là
chất khử nên Cu(OH)2/to oxi hóa glucose hoặc glucose bị oxi hóa bởi Cu(OH)2, không
phải Cu(OH)2/to khử glucose.
C: HS nhầm lẫn glucose tác dụng Cu(OH)2/OH-, đun nóng với tác dụng Cu(OH)2 ở nhiệt
độ thường.
D: HS nhầm lẫn về môi trường xảy ra phản ứng là môi trường kiềm, không phải là môi
trường acid.
Câu 9. Đáp án: C.
Phân tích yếu tố gây nhiễu:
A: HS nhầm lẫn các phản ứng oxi hóa khử với nhau do chưa nắm chắc bản chất thay
đổi số oxi hóa trong phản ứng.
B: HS nhầm lẫn sản phẩm của phản ứng.
D: HS nhầm lẫn glucose và fructose khơng chuyển hóa qua lại trong môi trường kiềm.
Câu 10. Đáp án: B.
Cellulose (bông gịn) bị thủy phân trong dung dịch acid nóng tạo ra glucose.
𝐻2 𝑆𝑂4 ,𝑡°


(C6H10O5)n + nH2O →

nC6H12O6

Sau đó glucose phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa Ag.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ +3NH3
+ H2 O
Phân tích yếu tố gây nhiễu:
A: HS nhầm lẫn với hiện tượng glucose tác dụng với dung dịch Cu(OH)2.
15


C: HS nhầm lẫn với sự tách lớp vật lý.
D: HS nhầm lẫn với hiện tượng glucose tác dụng với dung dịch Cu(OH)2/OH-, to tạo kết
tủa đỏ gạch Cu2O.
Câu 11. Đáp án: D.
Phân tích yếu tố gây nhiễu:
A: HS nhầm lẫn tất cả các chất đều có các nhóm -OH liền kề nhưng tinh bột không phản
ứng.
B: HS nhầm lẫn tinh bột và saccharose giống với glucose đều có gốc α-glucose.
C: HS nhầm lẫn cellulose và tinh bột bị thuỷ phân trong môi trường acid thành glucose.
Câu 12. Đáp án: A.
Phân tích yếu tố gây nhiễu:
(1) Đúng. HS thường nghĩ đến tinh bột bị thuỷ phân thành glucose mà bỏ qua maltose.
(2) Sai. Cellulose trinitrate dùng để làm thuốc súng.
(3) Đúng.
(4) Sai. Saccharose được dùng để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát.
(5) Đúng.
Câu 13. Đáp án: C.

A là tinh bột.

Y là glucose.

T là acetic acid.

H là methane.

X là maltose.

Z là ethyl alcohol.

G là sodium acetate.

Phân tích đáp án gây nhiễu:
A: HS nhầm lẫn acetic acid có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
C: HS nhầm lẫn methane có tác dụng với dung dịch bromine.
D: Sai vì tổng số nguyên tử carbon của các chất X, Y, Z, T là 22.
Câu 14. Đáp án: B.
(1) Đúng.

(3) Sai

(5) Đúng.

(2) Sai.

(4) Đúng.

(6) Đúng.


Phân tích đáp án gây nhiễu:
16


(2) Sai vì tinh bột hấp phụ iodine tạo ra màu xanh tím, khi đun nóng iodine giải phóng
ra khỏi phân tử làm mất màu xanh tím đó.
(3) Sai vì khi để nguội thì iodine bị hấp phụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím trở
lại.
Câu 15. Đáp án: D.
(1) Đúng.

(3) Sai.

(5) Sai.

(2) Đúng.

(4) Đúng.

(6) Đúng.

Phân tích đáp án gây nhiễu:
(3) Sai vì ban đầu AgNO3 tác dụng với NH3 tạo kết tủa Ag2O màu đen, sau đó tan ra tạo
dung dịch trong suốt.
(5) Sai vì Khi đun sôi dung dịch ngọn lửa đèn cồn, sẽ tạo ra Ag2O màu đen, cản trở Ag,
khó bám vào thành ống nghiệm.

B. TỰ LUẬN
Câu 1.

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

a. Glucose.
b. Fructose.
Câu 2.

a. Saccharose.
b. Maltose.
Câu 3.

Carbohydrate

CTCT dạng mạch vòng

17


Glucose

α – glucose


β – glucose
Fructose

β – fructose
Câu 4.
ĐÁP ÁN
a. Glucose tác dụng với H2 (Ni, to), còn saccharose và tinh bột thì khơng
phản ứng.
𝑁𝑖,𝑡 0

C6H12O6 + H2 →

C6H14O6
18

ĐIỂM


b. Saccharose và tinh bột bị thủy phân trong môi trường dung dịch HCl cịn
glucose thì khơng bị thủy phân.
C12H22O11 +

𝐻+, 𝑡 0



H2 O

C6H12O6


+

C6H12O6

glucose
(C6H10O5)n

+

nH2O

𝐻+, 𝑡 0



fructose

nC6H12O6
glucose

Câu 5.
ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Trích mẫu thử (lần 1):
Cho dung dịch Cu(OH)2 trong môi trường kiềm lần lượt vào các mẫu thử,
hiện tượng quan sát được như sau:
+ Mẫu thử chỉ tạo phức xanh lam ở nhiệt độ thường → Glucose và fructose.

+ Mẫu thử khơng có hiện tượng → Saccharose
Trích mẫu thử (lần 2):
Cho dung dịch nước bromine vào lần lượt 2 mẫu thử, hiện tượng quan sát
được như sau:
+ Mẫu thử có dung dịch nước bromine bị mất màu → Glucose
+ Mẫu thử khơng có hiện tượng → Fructose
Câu 6.
ĐÁP ÁN

ĐIỂM

a. Glucose và fructose là đồng phân của nhau. Vì chúng đều có cơng thức
phân tử là C6H12O6.
b. Không thể dùng thuốc thử Tollens (AgNO3/NH3) để phân biệt glucose và
fructose vì trong mơi trường base, fructose chuyển thành glucose.
Câu 7.
ĐÁP ÁN

19

ĐIỂM


C12H22O11 +

𝐻+, 𝑡 0



H2 O


C6H12O6

+

glucose
𝐴𝑔𝑁𝑂3 /𝑁𝐻3

Glucose →

nC12H22O11 =

3,42
342

C6H12O6
fructose

2Ag

= 0,01 (mol)

nAg = 0,02 mol
mAg = 0,02.108 =2,16 (gam)
Câu 8.
ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Khi tinh bột vào trong cơ thể người sẽ chuyển hóa theo sơ đồ sau:

(C H O )
6

10

+ H2O

5 n

α - amylase

enzyme

(C6H10O5)
x

+ H2O

C12H22O11

β - amylase

+ H2O

C6H12O6

maltase

CO2 + H2O


Câu 9.
ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Có 3 lý do chính để chọn ngun liệu là glucose thay vì aldehyde:
+ Không như aldehyde, glucose không gây độc cho cơ thể con người.
+ Sử dụng glucose để tráng bạc sẽ làm cho bề mặt phủ bạc đẹp và sáng hơn
vì phản ứng tạo ra bạc tinh thể có màu trắng bạc. Quá trình phản ứng giữa
aldehyde và bạc nitrate tạo ra bạc vơ định hình có màu đen, làm giảm chất
lượng bề mặt phủ bạc.
+ Glucose là nguyên liệu có sẵn và phong phú trong tự nhiên, có giá thành rẻ
hơn aldehyde.
Câu 10.
ĐÁP ÁN

20

ĐIỂM



×