Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn thạc sĩ phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tính dục trên thế giới và ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THU HÀ ANH

PHßNG, CHốNG PHÂN BIệT ĐốI Xử TRÊN CƠ Sở
BảN DạNG GIớI Và XU HƯớNG TíNH DụC
TRÊN THế GIớI Và ở VIệT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THU HÀ ANH

PHßNG, CHốNG PHÂN BIệT ĐốI Xử TRÊN CƠ Sở
BảN DạNG GIớI Và XU HƯớNG TíNH DụC
TRÊN THế GIớI Và ở VIệT NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp - Luật Hành Chính
Mã Số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÀ


HÀ NỘI - 2017

z


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lê Thu Hà Anh

z


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật
học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính với đề tài “Phịng,
chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục trên thế
giới và ở Việt Nam”.
Có đƣợc kết quả này, lời cảm ơn đầu tiên , xin đƣợc bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo TS

. Nguyễn Thi ̣Minh Hà , ngƣời trực tiếp


hƣớng dẫn , dành nhiều thời gian , tâm huyết hƣớng dẫn tác giả hoàn thành
luâ ̣n văn này .
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luâ ̣t

- Đa ̣i ho ̣c

Quố c gia Hà Nơ ̣i đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tôi đƣơ ̣c ho ̣c
tâ ̣p và nghiên cƣ́u trong điề u kiê ̣n tố t nhấ t.
Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, bố, mẹ, bạn bè đã ln đờng
hành, chia sẻ khó khăn và giúp đỡ tôi.
Do nhƣ̃ng ha ̣n chế về mă ̣t thời gian nghiên cƣ́u cũng nhƣ về kiế n thƣ́c
chuyên môn của tác giả nên nhƣ̃ng trình bày trong luâ ̣n văn này không thể
tránh đƣợc những sai sót . Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy , Cô,
bạn bè để luâ ̣n văn đƣơ ̣c hoàn thiê ̣n hơn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017
TÁC GIẢ

Lê Thu Hà Anh

z


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG PHÂN
BIỆT ĐỐI XỬ DỰA TRÊN CƠ SỞ BẢN DẠNG GIỚI VÀ
XU HƢỚNG TÍNH DỤC ................................................................... 8
1.1.
Các khái niệm nền tảng ..................................................................... 8
1.1.1. Bản dạng giới ....................................................................................... 8
1.1.2. Xu hƣớng tính dục .............................................................................. 10
1.1.3. Phân biệt đối xử và phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ
sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục .............................................. 13
1.2.

Nguyên nhân, hậu quả của sự phân biệt đối xử dựa trên cơ
sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục .......................................... 15
1.2.1. Nguyên nhân của sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng
giới và xu hƣớng tính dục .................................................................. 15
1.2.2. Hậu quả của sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và
xu hƣớng tính dục............................................................................... 19
1.3.

Sự cần thiết của việc phịng, chống phân biệt đối xử dựa trên
cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ..................................... 24
1.3.1. Sự cần thiết về mặt pháp lý của việc phòng, chống phân biệt đối
xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ...................... 24
1.3.2. Sự cần thiết về mặt xã hội của việc phòng, chống phân biệt đối
xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ...................... 25
1.4.

Cơ sở pháp lý quốc tế của việc phòng, chống phân biệt đối xử
dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ..................... 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 32


z


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI
XỬ DỰA TRÊN CƠ SỞ BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƢỚNG
TÍNH DỤC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................ 33
2.1.

Các quy định pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử
dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại một số
quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam .............................................. 33

2.1.1. Các quy định pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên
cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại một số quốc gia trên
thế giới ................................................................................................ 33
2.1.2. So sánh, đánh giá các quy định pháp luật về phòng, chống phân
biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục
của Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới ...................................... 45
2.2.

Phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới
và xu hƣớng tính dục bằng các biện pháp xã hội ở một số
nƣớc trên thế giới và Việt Nam ....................................................... 51

2.2.1. Phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và
xu hƣớng tính dục bằng các biện pháp xã hội ở một số nƣớc trên
thế giới ................................................................................................ 51
2.2.2. Phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và

xu hƣớng tính dục bằng các biện pháp xã hội ở Việt Nam ................ 56
2.2.3. So sánh, đánh giá các biện pháp xã hội phòng, chống phân biệt
đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục của
Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới............................................. 61
2.3.

Đánh giá chung về thực trạng phòng, chống phân biệt đối xử
dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt
Nam hiện nay .................................................................................... 65

2.3.1. Những thành tựu chính trong việc phòng, chống phân biệt đối xử
trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt Nam và
nguyên nhân ........................................................................................ 65

z


2.3.2. Những hạn chế chính trong việc phịng, chống phân biệt đối xử
dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt Nam
và nguyên nhân................................................................................... 68
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 73
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRÊN CƠ SỞ BẢN
DẠNG GIỚI VÀ XU HƢỚNG TÍNH DỤC TẠI VIỆT NAM ....... 75
3.1.

Các quan điểm về việc nâng cao hiệu quả phòng, chống phân
biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại
Việt Nam............................................................................................ 75


3.2.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống phân
biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại
Việt Nam............................................................................................ 77
3.2.1. Những giải pháp về pháp lý ............................................................... 77
3.2.2. Những giải pháp về xã hội ................................................................. 81
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88

z


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A/HRC/RES/27/32

Nghị quyết về xu hƣớng tính dục và bản dạng giới

APA

Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ (American Psychologica
Association)

Bộ nguyên tắc
Yogyakarta

Bộ nguyên tắc về việc Áp dụng Luật Nhân quyền quốc
tế liên quan tới xu hƣớng tính dục và bản dạng giới


CEDAW

Cơng ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ

HIV

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ICS

Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngƣời LGBT tại
Việt Nam

iSEE

Viện nguyên cứu Xã hội, Kinh tế và Mơi trƣờng

LGBT

Những ngƣời đờng tính, song tính và chuyển giới

MSM

Nam quan hệ tình dục đờng giới

PFLAG

Cộng đờng dành cho ba mẹ, gia đình và bạn bè của

LGBT tại Việt Nam

UN HRC

Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc

UPR

Rà sốt định kỳ phổ qt của Hội đờng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

z


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giới tính là một trong những vẫn đề cơ bản của con ngƣời. Giới tính
của một con ngƣời đƣợc xác định khi sinh ra và sẽ là định hƣớng cho sự phát
triển của ngƣời đó từ cách ăn mặc, giáo dục, cơng việc, bạn bè đến tình u và
hơn nhân. Đa phần trong số chúng ta có sự thể hiện và cảm nhận về sự phát
triển giới tính trùng khớp với giới tính sinh học của mình hoặc rất ít khi nghĩ
đến sự tƣơng thích này. Trong khi đó, một số nhỏ những cá nhân khác ngay từ
bé đã nhận ra cơ thể mình khơng khớp với giới tính mà họ cảm nhận trong
tâm trí. Những ngƣời này cũng có những cảm giác riêng về mặt tình cảm.
Chính vì họ là nhóm nhỏ, họ yếu thế nên họ thƣờng xuyên bị đối xử một cách
khơng cơng bằng trong xã hội, thậm chí họ khơng hề đƣợc thừa nhận. Họ là

LGBT: nhóm những ngƣời đờng tính, song tính và chuyển giới.
Bình đẳng là một trong những quy luật hình thành các giá trị con ngƣời.
Khơng có bình đẳng thì con ngƣời sẽ khơng đƣợc phát triền một cách tồn
diện. Chính vì lẽ đó mà Điều đầu tiên trong Tuyên Ngôn Quốc tế về Quyền
con ngƣời 1948 ghi rằng: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân
phẩm và các quyền”. Đây cũng là một trong những nguyên t ắc cơ b ản của
pháp luật Việt Nam cũng như trong các công ư ớc quốc tế mà Việt Nam tham
gia. Và nhóm ngƣời yếu thế này cũng cần đƣợc bình đẳng. Mặc dù trên thế
giới đã có nhiều nƣớc cơng nhận về quyền bình đẳng của nhóm ngƣời này
nhƣng những hiện thực về tình trạng vi phạm nhân quyền và phân biệt đối xử
vẫn cịn xảy ra rất nhiều. Cộng đờng LGBT trên thế giới cũng nhƣ ở Việt
Nam luôn phải hứng chịu những sự kỳ thị, phân biệt của xã hội, ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến các quyền tự do, bình đẳng và các quyền con ngƣời khác
của họ. Đây là vấn đề nóng và đƣợc bàn luận trên rất nhiều diễn đàn quốc tế

1

z


và ở Việt Nam. Phòng trào vận động cho quyền tự do, bình đẳng của nhóm
LGBT trên thế giới diễn ra sôi nổi. Không chỉ trong phạm vi các quốc gia mà
còn còn mở rộng đến các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực. Phong trào này
đã thành công trong việc nhận đƣợc sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu và Tổ
chức các nƣớc Châu Mỹ.
Những khái niệm nhƣ “bản dạng giới” hay “xu hƣớng tính dục” là
những khái niệm còn khá mới ở Việt Nam. Sự cơng nhận và hồ nhập của
nhóm ngƣời này gặp phải khơng ít khó khăn và trở ngại, họ phải vƣợt qua
những rào cản về gia đình, về định kiến xã hội… Điều này đã hạn chế những
năng lực của họ trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy

vậy, Nhà nư ớc và xã hội ta đó và đang ngày càng quan tâm và nh ận thức tốt
hơn các v ấn đề về phân biệt đối xử dựa trên xu hư ớng tính dục và bản da ̣ng
giới mà nhúm ngƣ ời này gặp phải. Biểu hiện nhƣ những năm gần đây, Việt
Nam luôn nhất quán ủng hộ các vấn đề liên quan đến quyền không bị phân
biệt đối xử của ngƣời LGBT: Bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết về xu
hƣớng tính dục và bản dạng giới (A/HRC/RES/27/32), chấp thuận khuyến nghị
của Chi-lê để có một luật chống phân biệt đối xử, bất kể xu hƣớng tính dục hay
bản dạng giới trong Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) lần hai, cũng nhƣ các tiến
trình trong nƣớc nhƣ hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính trong Bộ luật Dân sự.
Hay gần đây nhất, Việt Nam đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết về Bảo vệ chống
lại bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên Xu hƣớng tính dục và bản dạng giới
vào ngày 30/6/2016 trong Kỳ họp 32 của Hội đờng Nhân quyền.
Mặc dù vậy, tình trạng phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu
hƣớng tính dục vẫn xảy ra thƣờng xuyên. Những ngƣời này gặp bối rối để tự
bảo vệ chính bản thân mình khi khơng có những quy định cho họ trong hệ
thống pháp luật Việt Nam. Có rất nhiều hạn chế trong những quy định của
pháp luật để bảo đảm quyền bình đẳng cho nhóm ngƣời này. Hạn chế không

2

z


chỉ ở việc chƣa có một quy định cụ thể nào về chống phân biệt đối xử trên cơ
sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục mà cịn hạn chế ngay ở những quy
định hiện hành, những quy định chỉ dành cho giới nam và giới nữ.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Phòng, chống phân biệt
đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tính dục trên thế giới và ở Việt
Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mục đích so sánh về pháp luật
và thực tiễn về vấn đề này trên thế giới và ở Việt Nam. Từ những nghiên cứu

cơ bản về pháp luật, thực tiễn sẽ mang lại những bài học, kinh nghiệm quý
báu cho Việt Nam trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật liên quan
đến chống phân đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt
Nam sao cho phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về vấn đề nghiên cứu quyền con ngƣời nói chung, trong đó có một
phần nghiên cứu về ngƣời đờng tính, song tính và chuyển giới có thể kể đến
các cơng trình nghiên cứu nhƣ: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Giáo
trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội, năm 2011; sách chuyên khảo Bảo hiến và vấn đề bảo vệ quyền con
người, NXB Tƣ pháp năm 2015; sách chuyên khảo Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam của Văn phòng
thƣờng trực về nhân quyền và Học viện Chính trị Quốc gia Hờ Chí Minh phối
hợp thực hiên, năm 2015; sách chuyên khảo Nhà nước và pháp luật Triều
Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, NXB ĐHQGHN năm 2014; Thế
Huy và Phạm Quỳnh Phƣơng Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Mơi trƣờng
iSEE, “Có phải bởi vì tơi là LGBT” Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính
dục và bản dạng giới tại Việt Nam năm 2015… Hay các bài báo, tạp chí, các
bài kỷ yếu hội thảo của một số nhà khoa học nhƣ: ThS. Thái Thị Tuyết Dung
và ThS. Vũ Thị Thúy Bảo đảm quyền của người đồng tính, song tính, chuyển

3

z


giới và vấn đề sửa đổi hiến pháp, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Số chuyên đề về
sửa đổi Hiến pháp năm 2013; Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về
quyền của người đồng tính, tác giả Trƣơng Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp
lý – Bộ Tƣ pháp; Thực tiễn pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính,

tác giả Trƣơng Hờng Quang, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tƣ pháp; Quyền
con người, đạo đức và pháp luật Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 3/2012;
Trách nhiệm nhà nước trong việc thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con
người, quyền cơng dân, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 11/2012. Những
cơng trình nghiên cứu về quyền con ngƣời nói chung và của cộng đờng LGBT
nói riêng tạo ra cơ sở lý luận chung cho các nghiên cứu khác về quyền của
ngƣời đờng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo, đối thoại đƣợc mở ra để ghi nhận
những ý kiến, những bài tham luận của các nhà khoa học và các nhà lập pháp
nhƣ: Hội thảo Pháp Luật chuyển đổi giới tính trên thế giới và kinh nghiệm
cho Việt Nam do Khoa Luật ĐHQGHN và Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế
và Môi trƣờng (iSEE) tổ chức năm 2017; Hội thảo Xác định những ưu tiên
của cộng đồng đồng tính nữ tại 5 tỉnh phía Bắc do Trung tâm Nghiên cứu và
Ứng dụng Khoa học về Giới (CSAGA) tổ chức năm 2016; Đối thoại “Being
LGBT in Asia” Vietnam National LGBT Community Dialogue do Chƣơng trình
phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) cùng với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) tổ chức năm 2013; Hội thảo Hội thảo Thúc đẩy và bảo vệ Quyền của
cộng đồng LGBT do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng (iSEE) và
Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngƣời LGBT tại Việt Nam (ICS) tổ
chức năm 2009…
Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2015 và những sửa đổi trong Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 là tiền đề cho việc nghiên cứu, thảo luận về ghi nhận
quyền của LGBT. Mặc dù vậy, thực trạng phân biệt đối xử với nhóm LGBT

4

z


vẫn còn diễn ra và dẫn đến nhiều hậu quả khơng đáng có. Do vậy địi hỏi cần

thiết có những đề tài đi sâu phân tích và so sánh các quy định về phòng, chống
phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục trong pháp luật
và thực trạng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, mong muốn của tác
giả khi triển khai nghiên cứu đề tài này là góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc quy định về phòng, chống chống phân biệt đối xử trên cơ sở
bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại một số quốc gia trên thế giới, so sánh
với Việt Nam từ đó đƣa ra đánh giá về thành tựu và hạn chế và nguyên nhân
của những thành tự và hạn chế đó trong việc phịng, chống phân biệt đối xử với
LGBT tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời kiến nghị một số biện pháp pháp lý và
biện pháp xã hội cụ thể để nâng cao hiệu quả phòng, chống phân biệt đối xử
trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại Việt Nam.
3. Mục đích
Nghiên cứu tổng quát về pháp luật chống phân biệt đối xử trên cơ sở
bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt Nam; từ đó đƣa ra những giải pháp
cơ bản để chống lại sự phân biệt đối xử này ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể, đề
tài tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:
- Trình bày và phân tích ý nghĩa của việc ghi nhận các quy định về
pháp luật phòng, chống phân biệt đối xử trong hệ thống luật nhân quyền.
- Phân tích so sánh luật về pháp luật chống phân biệt đối xử trên cơ sở
bản dạng giới và xu hƣớng tính dục của một số nƣớc tiêu biểu trên thế giới.
- Đƣa ra thực trạng về phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu
hƣớng tính dục của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam ở nhiều lĩnh
vực nhƣ: thị trƣờng lao động, y tế, quan niệm của gia đình và xã hội...
- Đƣa ra phân tích những thành tựu và hạn chế trong pháp luật về
phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính
dục trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

5

z



- Đƣa ra đề xuất, kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong
pháp luật hiện hành. Đặc biệt là xây dựng khung pháp lý về phòng, chống
phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục trong hệ
thống pháp luật Việt Nam nhằm phù hợp với các công ƣớc quốc tế mà Việt
Nam là thành viên và phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả phân tích khái
quát, tổng quan về khái niệm bản dạng giới và xu hƣớng tính dục, các quy
định pháp luật trong pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới, ở Việt Nam và thực trạng xã hội trong việc phòng, chống phân biệt đối
xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở một số quốc gia trên thế
giới và Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên cơ sở phƣơng
pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hờ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về quyền con ngƣời, quyền cơng
dân. Ngồi ra, luận văn cịn dựa trên quan điểm của Liên Hợp quốc, các Công
ƣớc quốc tế về nhân quyền trong vấn đề giới.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phân tích –
tổng hợp, xã hội học, so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên
quan. Luận văn cũng khai thác thông tin tƣ liệu của các công trình nghiên cứu
trên thế giới và ở Việt Nam đã công bố để chứng minh cho các luận điểm.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
Luận văn làm rõ hơn những hạn chế trong các quy định pháp luật Việt
Nam về phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng
tính dục thơng qua việc chỉ ra thực trạng đang diễn ra đối với nhóm ngƣời
LGBT. Đờng thời phân tích, so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế


6

z


về vấn đề này. Từ đó đƣa ra các quan điểm của Nhà nƣớc, của xã hội hiện nay
và kiến nghị các biện pháp cụ thể về pháp lý và về mặt xã hội cho Việt Nam
trong việc sửa đổi, hồn thiện pháp luật về phịng, chống phân biệt đối xử trên
cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục, kiến nghị dự thảo và ban hành Luật
phòng chống phân biệt đối xử trong đó có phịng, chống phân biệt đối xử trên
cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn đƣợc chia thành 03 chƣơng.
Chương 1: Các vấn đề lý luận về phòng, chống phân biệt đối xử dựa
trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục.
Chương 2: Thực trạng phịng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở
bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại một số quốc gia trên thế giới và ở việt
nam hiện nay.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống phân
biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại Việt Nam.

7

z


Chƣơng 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
DỰA TRÊN CƠ SỞ BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƢỚNG TÍNH DỤC


1.1. Các khái niệm nền tảng
Trƣớc hết, theo nghĩa phổ biến nhất, “bản dạng giới” và “xu hƣớng tính
dục” là hai trong bốn cấu thành “tính dục”. Vậy “tính dục” là gì? Ngay từ
những năm 1970, Ủy ban giáo dục và thơng tin về tình dục ở Mỹ đã đƣa ra
định nghĩa hiện đại về tính dục nhƣ sau: Tính dục là tổng thể con ngƣời, bao
gờm mọi khía cạnh đặc trƣng của con trai hoặc con gái, đàn ơng hoặc đàn bà
và có thể ổn định suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con ngƣời, khơng
phải chỉ là bản chất sinh dục.Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính
dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời
sống. Những yếu tố này ảnh hƣởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan
hệ giữa ngƣời với ngƣời và do đó tác động trở lại xã hội. Rất nhiều ngƣời
nhầm lẫn hai khái niệm “tính dục” và “tình dục”. Tình dục là khái niệm phản
ánh quan hệ tính giao giữa hai cá thể cịn tính dục là một khái niệm có nội
hàm rộng hơn, vừa phản ánh quan hệ tính giao giữa hai cá thể vừa chứa đựng
những yếu tố vơ hình và hữu hình. Tính dục bao gờm bốn cấu thành: Giới tính
sinh học (do các yếu tố sinh học quy định), bản dạng giới (cảm nhận cá nhân
về giới tính của mình), xu hƣớng tính dục (sự hấp dẫn về mặt tình cảm và thể
chất với một cá thể khác) và thể hiện giới (sự thể hiện giới tính ra ngồi).
1.1.1. Bản dạng giới
"Bản dạng giới" (Gender Identity) là cảm nhận, là cách mỗi ngƣời nhìn
nhận về giới tính của mình là gì. Thuật ngữ này cịn đƣợc dịch là "Nhân dạng
giới" hay "Nhận dạng giới". Khái niệm "Giới" (Gender) không chỉ đƣợc quy
định bằng phần "Giới tính Sinh học" (Biological Sex) mà nó cịn xem xét cả
giới tính mà mỗi ngƣời tự cảm nhận, và đó chính là "Bản dạng giới".

8

z



Theo định nghĩa dựa trên Bộ nguyên tắc Yogyakarta, đƣợc nhiều cơ
quan Liên Hợp Quốc nhƣ Hội đồng Nhân quyền, Cao uỷ Nhân quyền Liên
Hợp Quốc, Uỷ ban kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên Hợp Quốc sử dụng,
“bản dạng giới” là "cảm nhận nội tâm sâu sắc và những trải nghiệm về giới
của một ngƣời mà có thể khơng tƣơng ứng với giới tính khi sinh ra, bao gồm
nhận thức cá nhân về cơ thể (bao gồm, nếu đƣợc tự do lựa chọn, việc thay đổi
ngoại hình bên ngoài hay chức năng cơ thể bằng thuốc, phẫu thuật hay các
biện pháp khác) và những thể hiện về giới, bao gờm phục trang, lời nói và
điệu bộ". Đây là khái niệm tách biệt với giới tính sinh học. Thơng thƣờng,
những ngƣời có bản dạng giới và giới tính sinh học trùng khớp nhau, họ ít khi
nghĩ về sự tƣơng thích giữa hai khái niệm này. Chẳng hạn nhƣ sinh ra với giới
tính sinh học là nữ, ngƣời đó phát triển và tự nhận thức, cảm nhận, thích thể
hiện ra ngồi theo đúng giới tính sinh học đƣợc xác định của mình là nữ thì
khi đó bản dạng giới đã trùng khớp với giới tính sinh học. Số đơng của nhân
loại đƣợc coi là bình thƣờng khi hai khái niệm này trùng khớp nhau và đây
không phải là một quan niệm mặc định mà chỉ đơn giản vì điều này phổ biến
ở đa số mọi ngƣời.
Trong khi đó, đặc biệt là trong thời hiện đại ngày nay, một số nhỏ
những cá nhân ngay từ khi còn nhỏ đã nhận ra cơ thể mình khơng khớp với
giới tính mà chúng đƣợc xác định. Hoặc có những ngƣời trong q trình dậy
thì hay thậm chí ở ngƣỡng trung niên mới nhận ra bản dạng giới của mình
khác với giới tính sinh học. Khi đó, họ chọn cách thể hiện ra bên ngoài theo
cách mà họ cảm nhận để cho xã hội biết giới tính của bản thân. Đây chính là
“thể hiện giới”. Ví dụ, khi sinh ra đứa trẻ có giới tính sinh học là nam, đứa trẻ
đó sẽ đƣợc bố mẹ cho mặc đồ nam giới, cƣ xử và dạy bảo nhƣ những đứa trẻ
là nam bình thƣờng. Gia đình và xã hội luôn gắn những kỳ vọng ngầm hoặc
rõ rệt trong việc thể hiện giới của đứa trẻ đó và chính đứa trẻ cũng ý thức rất

9


z


rõ những lựa chọn trong phạm vi giới tính đƣợc cho phép nhƣ đồ chơi, màu
sắc, quần áo hay các hoạt động và trò chơi dành cho nam giới. Dần dần khi
lớn lên, nếu đứa trẻ đó tự cảm nhận rằng những thứ mình muốn thể hiện trùng
khớp với những kỳ vọng đó, thì đứa trẻ đó sẽ vẫn phát triển bình thƣờng với
giới tính sinh học của mình là nam. Ngƣợc lại, nếu cảm nhận và mong muốn
thể hiện về giới tính của đứa trẻ đó trái với những quy chuẩn và kỳ vọng của
gia đình và xã hội đặt ra, nhƣ muốn mặc váy hay đồ sặc sỡ, muốn chơi búp
bê, làm những điều mà nữ giới làm… thì khi đó, bản dạng giới của nó đã
khơng trùng khớp với giới tính sinh học. Những ngƣời có bản dạng giới
khơng trùng với giới tính khi sinh ra thƣờng đƣợc gọi là ngƣời chuyển giới.
Cách gọi này áp dụng cho cả những ngƣời chƣa phẫu thuật, hay những ngƣời
ăn mặc xun giới mà khơng nhận mình là nam hay nữ. Nếu họ nhận mình là
nam (sinh ra là nữ, nghĩ mình là nam) thì sẽ gọi là chuyển giới nam. Nếu họ
nhận mình là nữ (sinh ra là nam, nghĩ mình là nữ) thì sẽ gọi là chuyển giới nữ.
Chính vì yếu tố cá nhân trong việc thể hiện giới, ngƣời ta đặt ra khái
niệm bản dạng giới. Đây chính là giới tính mong muốn của mỗi cá nhân, tờn
tại trong suy nghĩ của chính họ. Khơng phải tất cả những ngƣời có giới tính
sinh học khác với giới tính bản chất mà họ tự xác định đều thể hiện giới tính
đó ra bên ngồi vì lý do xã hội hay những quy tắc xung quanh. Khi thể hiện
giới khác biệt so với bản dạng giới, ngƣời đó đối diện với sự mâu thuẫn nội
tâm gay gắt, dai dẳng. Đây là vấn đề mà nhiều ngƣời trong cộng đồng LGBT
gặp phải: sống và thể hiện theo đúng bản dạng giới mong muốn hay sống và
thể hiện theo quy chuẩn mà xã hội và gia đình mong muốn.
1.1.2. Xu hướng tính dục
Khái niệm xu hƣớng tính dục (sexual orientation) - trong nhiều tài
liệu dịch là khuynh hƣớng tính dục, là một trong những khái niệm khá

mới ở Viê ̣t Nam .

10

z


Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) thì:
Xu hƣớng tính dục là một sự hấp dẫn có tính bền vững về
cảm xúc, sự lãng mạn, tình dục hoặc tình cảm hƣớng tới những
ngƣời khác. Nó khác với những cấu thành khác của tính dục bao
gờm giới tính sinh học, bản dạng giới (cảm nhận tâm lý mình là
nam hay nữ), và vai trị giới (sự tham gia vào quan niệm xã hội về
hành vi nam tính hay nữ tính). Xu hƣớng tính dục trải dài liên tục từ
hồn tồn dị tính ái đến hồn tồn đờng tính ái và nhiều dạng khác
nhau của song tính ái.Những ngƣời song tính ái có thể có bị hấp dẫn
về tình dục, tình cảm, cảm xúc với cả ngƣời cùng giới tính của họ
và giới tính đối lập. [...] Xu hƣớng tính dục khác với hành vi tình
dục bởi vì nó đề cập tới cả cảm nhận và quan niệm cá nhân. Từng
cá nhân có thể thể hiện xu hƣớng tính dục của mình thơng qua hành
vi tình dục của họ, và cũng có thể khơng [1].
Theo Bộ ngun tắc Yogyakarta, xu hƣớng tính dục là "khả năng một
ngƣời cảm thấy hấp dẫn về mặt cảm xúc sâu sắc, tình cảm, mối quan hệ gần
gũi với những cá nhân có giới khác, cùng hay nhiều hơn một giới". Theo cách
hiểu đƣợc chấp nhận phổ biến nhất, ngƣời có xu hƣớng tính dục hƣớng tới
ngƣời cùng giới gọi là ngƣời đờng tính, hƣớng tới ngƣời khác giới là ngƣời dị
tính, hƣớng tới cả hai giới là ngƣời song tính.
Thực tế hiện nay, có năm xu hƣớng tính dục chính, đó là:
Một là, xu hƣớng tính dục khác giới (Heterosexual) - Ngƣời bị hấp dẫn
về mặt tình cảm và tình dục với ngƣời khác giới tính, khơng bao giờ có mong

muốn mình có giới tính khác với giới tính khi đƣợc sinh ra), những ngƣời này
thƣờng đƣợc gọi là ngƣời dị tính.
Hai là, xu hƣớng tính dục đờng giới (Homosexual) - Ngƣời bị hấp dẫn
với ngƣời cùng giới tính, khơng bao giờ mong muốn mình có giới tính khác

11

z


với giới tính khi đƣợc sinh ra, trong đó nam giới (tiếng Anh gọi là "gay") và
nữ giới (tiếng Anh gọi là "lesbian"), những ngƣời này đƣợc gọi chung là
ngƣời đờng tính.
Ba là, xu hƣớng song tính (Bisexual) - Một ngƣời khơng cho rằng mình
mang giới tính khác với giới tính sinh học của bản thân và bị hấp dẫn với cả
hai giới tính nam và nữ. Trƣớc đây, xu hƣớng này đƣợc sử dụng với thuật ngữ
là lƣỡng giới.Tuy nhiên, nếu sử dụng thuật ngữ này sẽ dễ dẫn đến cách hiểu là
ngƣời đó mang trong mình cả hai giới tính nam và nữ. Thực chất, họ có cả hai
xu hƣớng tính dục dị tính và đờng tính, khơng phải mang hai giới tính.Từ đó,
thuật ngữ song tính đƣợc sử dụng để thay thế thuật ngữ lƣỡng giới.
Bốn là, xu hƣớng tồn tính (Pansexual) - Ngƣời bị hấp dẫn bởi bất kỳ
giới nào. Cần phân biệt xu hƣớng toàn tính với xu hƣớng song tính. Khi nói dị
tính, đờng tính hay song tính, chúng ta đang dựa trên quan niệm rằng mọi
ngƣời đều phân ra làm hai giới (nam và nữ). Tuy nhiên ta cũng biết, xét về
bản dạng giới, một ngƣời có thể nhận mình là nam, nữ, hoặc cả hai, hoặc ở
đâu đó giữa nam và nữ, hay ở đâu đó ngồi nam và nữ. Nhƣ vậy, ngƣời song
tính bị hấp dẫn bởi nam và nữ, cịn ngƣời tồn tính bị hấp dẫn bởi tất cả mọi
ngƣời, khơng phân biệt ngƣời đó có nhận dạng giới là gì.
Năm là, xu hƣớng tính dục khơng bị hấp dẫn tình dục với bất kỳ giới nào
(Asexual - Vơ tính) đây là xu hƣớng tính dục chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Họ

là những ngƣời khơng có bất kỳ sự hấp dẫn tình dục với bất kỳ ngƣời mang
giới tính nào, kể cả nam và nữ, cũng nhƣ những ngƣời đồng tính khác.
Những ngƣời phát triển một xu hƣớng tính dục nào đó thƣờng có hành
vi tính dục ổn định, ví dụ nhƣ những ngƣời có xu hƣớng tính dục khác giới thì
thà sống một mình hoặc tìm bạn tình khác giới chứ khơng thể chấp nhận thực
hành vi tính dục với ngƣời cùng giới, cịn những ngƣời có xu hƣớng tính dục
đờng giới thì cũng chỉ tìm bạn tình đờng giới hoặc đành chịu sống một mình.

12

z


Cần phải phân biệt rõ với hành vi tính dục, xu hƣớng tính dục bao gờm cả
những tình cảm và cảm nhận cá nhân và hành vi tính dục của một ngƣời có
thể phản ánh xu hƣớng tính dục của họ, cũng có thể khơng.
Khơng phải lúc nào xu hƣớng tính dục cũng đƣợc bộc lộ ra bên ngồi
để ngƣời khác có thể nhận thấy mà nhiều khi nó đƣợc giấu kín. Đã có nhiều
giả thuyết về ng̀n gốc của sự phát triển các xu hƣớng tính dục khác nhau,
vận dụng đến cả các yếu tố di truyền hay bẩm sinh và những hồn cảnh ni
dƣỡng, giáo dục trong tuổi thơ ấu. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng xu
hƣớng tính dục đã hình thành từ rất sớm ở hầu hết mọi ngƣời ngay từ khi còn
nhỏ tuổi do những tác động qua lại phức tạp của các yếu tố sinh học, tâm lý
và xã hội. Đồng thời các nhà tâm lý xác định rằng khơng coi xu hƣớng tính
dục là sự lựa chọn có ý thức mà ngƣời ta có thể tùy ý thay đổi. Một số ngƣời
đã cố gắng rất nhiều trong nhiều năm để thay đổi xu hƣớng tính dục từ đờng
giới sang khác giới nhƣng đều khơng thành cơng. Vì những lý do đó, các nhà
tâm lý khơng coi xu hƣớng tình dục là sự lựa chọn có ý thức mà ngƣời ta có
thể tuỳ ý thay đổi đƣợc.
1.1.3. Phân biệt đối xử và phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ

sở bản dạng giới và xu hướng tính dục
Trƣớc hế t ta phải hiể u thế nào là phân biê ̣t đố i xƣ̉. Theo mơ ̣t nghiên cƣ́u
của Viện iSEE thì: “Phân biê ̣t đố i xử là hành xử với những người hoặc nhữn g
nhóm người nhất định một cách khác biệt , đặc biê ̣t là theo cách tiêu cực hơn
so với cách mà bạn hành xử với người khác, dựa trên những yế u tố như chủng
tộc, giới tính, tính dục.v.v..” [13].
Phân biệt đối xử là hành xử với những ngƣời hoặc những nhóm ngƣời
nhất định một cách khác biệt, đặc biệt là theo cách tiêu cực hơn so với cách
hành xử thông thƣờng với ngƣời khác, dựa trên những yếu tố nhƣ chủng tộc,
giới tính, tính dục, v.v. Phân biệt đối xử có một vài ngoại lệ đƣợc chấp thuận.

13

z


Thứ nhất là vì những u cầu cơng việc đặc biệt, ví dụ chỉ tuyển nữ giới để
đảm nhận vai diễn nữ. Thứ hai là những biện pháp đặc biệt ngắn hạn hay phân
biệt đối xử tích cực với mục tiêu bù đắp cơ hội, hoặc hƣớng tới bình đẳng về
lâu dài nhƣ chính sách ƣu tiên dành cho những nhóm thiểu số.
Phân biệt đối xử đƣợc chia làm hai loại:
Loại thứ nhất là phân biệt đối xử trực tiếp: là những đối xử kém thuận
lợi hơn với những ngƣời hay nhóm ngƣời vì những yếu tố nhƣ chủng tộc, giới
tính, tuổi tác, tình trạng hơn nhân, tình trạng khuyết tật, v.v. Để xác định phân
biệt đối xử trực tiếp, cần đáp ứng ba yếu tố. Một là thiệt hại có thật (bị đánh
đập, khơng đƣợc thăng tiến, v.v.). Hai là yếu tố đối sánh, thiệt hại này là kết
quả của sự đối xử thiên vị kém hơn so với những ngƣời khơng cùng phân
nhóm (chủng tộc, giới tính, tính dục, v.v.) nhƣng có cùng những đặc điểm
hồn cảnh (năng lực, khả năng đáp ứng công việc, v.v.) và ba là yếu tố nhân
quả, sự đối xử khác biệt là do các yếu tố nhƣ giới tính, chủng tộc, tình trạng

khuyết tật, v.v.
Loại thứ hai là phân biệt đối xử gián tiếp: Khó nhận diện hơn. Phân biệt
đối xử gián tiếp là khi một ngƣời đặt ra những điều kiện, hạn định áp dụng
nhƣ nhau cho mọi ngƣời, nhƣng điều kiện đó lại là nguyên nhân dẫn tới việc
một nhóm nhỏ hơn khó có thể đáp ứng đƣợc điều kiện đó, dẫn tới những thiệt
hại có thật. Ví dụ một công ty đƣa ra điều kiện tuyển dụng là nhân viên phải
cao hơn 170 cm khiến cho nhóm phụ nữ thấp bé hơn nhiều cơ hội sẽ bị thất
bại trong việc tuyển dụng.
Nhƣ vậy, phân biê ̣t đố i xƣ̉ trên cơ sở bản da ̣ng giới và xu hƣớng tính
dục có nghĩa là bất kỳ sự phân biệt , loại trừ hay hạn chế nào đƣợc đƣa ra dựa
trên cơ sở bản da ̣ng giới và xu hƣớng tính du ̣c nhằ m mu ̣c đích tổ

n ha ̣i hoă ̣c

hạn chế việc n hóm LGBT đƣợc cơng nhận , hƣởng thu ̣ hay thƣ̣c hiê ̣n các
quyề n con ngƣời và quyề n tƣ̣ do cơ bản trên các liñ h vƣ̣c chiń h tri ̣

14

z

, kinh tế ,


văn hóa, xã hội hay bất kể lĩnh vục nào khác trên cơ sở bình đẳng . Sự phân
biệt đối xử đƣợc biểu hiện cụ thể trong các tình huống hàng ngày trong đời
sống xã hội. Có thể là ngay trong chính gia đình nhƣ cha mẹ ép buộc con cái
thay đổi ngoại hình, cử chỉ và la mắng, gây áp lực là các hành vi phổ biến
nhất mà ngƣời LGBT gặp phải trong gia đình của mình; hoặc các hành vi bạo
lực hơn nhƣ bị nhốt, cầm giữ, ép buộc. Hay trong vấn đề việc làm, nhóm

LGBT thƣờng bị từ chối khi xin việc, phân biệt đối xử khi trả lƣơng, khiến họ
thƣờng chỉ giữ các vị trí cấp thấp, cơ bản mà khó giữ các vị trí quản lý hoặc
cao hơn. Cũng có thể kể đến những phân biệt đối xử trong trƣờng học khi các
bạn học sinh, sinh viên trong nhóm LGBT bị các bạn cùng trang lứa chế giễu,
nhận xét và thậm chí là nạn nhân của bạo lực học đƣờng. Hoặc trong vấn đề y
tế, sự phân biệt đối xử của môi trƣờng y tế tập trung vào việc phớt lờ các quy
trình y tế chuẩn mực nhƣ tò mò quá mức về chuyện cá nhân, nhận lời khuyên
không liên quan tới việc khám, điều trị và xúc phạm bằng lời nói. Bên cạnh
đó, sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục cịn
đƣợc thể hiện trong những lĩnh vực đời sống khác. Tình trạng này vẫn đang
diễn ra và ngày càng sâu sắc trong chính những hoạt động xã hội thƣờng
ngày. Đây là tình trạng đáng báo động. Đặc biệt là khi xã hội ngày càng văn
minh, phát triển và hội nhập thì càng cần hơn nữa những hồi chuông cảnh báo
để bảo vệ quyền và lợi ích của nhóm ngƣời yếu thế này nhƣ họ vốn có và cần
có. Từ đó họ có cơ sở để phát triển khả năng và năng lực của mình, đóng góp
nhiều hơn cho cộng đờng, cho xã hội.
1.2. Ngun nhân, hậu quả của sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở
bản dạng giới và xu hƣớng tính dục
1.2.1. Nguyên nhân của sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng
giới và xu hướng tính dục
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở
bản dạng giới và xu hƣớng tính dục.

15

z


Nguyên nhân đầu tiên và là một trong những nguyên nhân quan trọng
là những chuẩn mực giá trị truyền thống trong gia đình và truyền thống xã hội

khiến nhóm ngƣời LGBT bị phân biệt đối xử. Những chuẩn mực đó địi hỏi
nam giới phải mạnh mẽ, quyết đốn phải làm những công việc nặng, việc to
lớn; nữ giới phải nhỏ nhẹ, tỏ ra yếu đuối, dễ thƣơng, làm những công việc nhẹ
nhàng. Sau này lớn lên, theo quy luật tự nhiên, con trai phải yêu và lấy con
gái làm vợ và ngƣợc lại. Những khn mẫu chuẩn mực đó đã đƣợc lƣu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, ngƣời nào có những biểu hiện "lệch
chuẩn" sẽ bị coi là sai lệch, khác ngƣời, "bệnh hoạn" và có thể làm mọi ngƣời
phải sợ hãi và xa lánh. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ gia đình và những
ngƣời thân thƣờng bộc lộ rõ ràng hơn cả. Cũng vì yêu thƣơng nên những
ngƣời trong gia đình thƣờng dùng mọi cách để ngăn cấm khi biết con mình có
quan hệ đờng giới: Từ khun bảo, ngọt ngào tình cảm đến những biện pháp
mạnh mẽ nhƣ cấm ra ngoài, đánh đập, đƣa con đến bệnh viện chữa bệnh,
thậm chí sử dụng đơng tây y kết hợp với cúng bái chỉ với mong muốn thay
đổi giới tính cho con [10]. Hơn nữa, truyền thống từ xa xƣa của các nƣớc
phƣơng Đơng trong đó có Việt Nam rất coi trọng việc sinh đẻ con cái, nối dõi
dòng giống, tổ tiên, đề cao gia đình tơn tộc, anh em... Ngƣời đàn ơng trong
gia đình là trụ cột, có nghĩa vụ phải nối dõi tông đƣờng, ngƣời phụ nữ phải
công dung, ngôn hạnh, phải sinh đẻ tốt để giúp cho gia đình chờng có con nối
dõi. Vì vậy, mục đích chủ yếu của việc kết hôn là sinh con, nối dõi tông
đƣờng. Và thật sự thì truyền thống văn hóa ảnh hƣởng rất nhiều đến quan
niệm của ngƣời Việt Nam về ngƣời đờng tính. Ngƣời ta cho rằng những hành
vi trái với tự nhiên là những hành vi sai trái với lệ làng, phép nƣớc, vì thế họ
ln nhìn những ngƣời đờng tính với ánh mắt chứa đầy sự khinh thị. Mặt
khác có ngƣời cịn cho rằng đờng tính là một loại bệnh có thể lây truyền vì thế
càng tránh xa ngƣời đờng tính ra càng tốt.

16

z



Một trƣờng hợp cụ thể có thể kể đến là chuyện của gia đình nhà cơ T. ở
Thái Bình. Chờng cơ T. q ở tỉnh Thái Bình, nơi việc duy trì nối dõi tơng
đƣờng là rất quan trọng. Vì thế, cả gia đình đã vơ cùng vui mừng khi cơ sinh
đứa con đầu lòng là một bé trai. Vào năm thứ hai đại học, con trai cô T. thú
nhận với gia đình rằng anh là một ngƣời đờng tính, từ lúc đó trở đi, vợ chờng
cơ T. bắt đầu đối xử khác biệt với con. “Ngày trƣớc thƣơng con bao nhiêu,
bây giờ cô lại càng giận, càng ghét bỏ, thậm chí càng kinh tởm nó bấy nhiêu.
Ở ngồi xã hội ngƣời ta bảo đờng tính là đời truỵ, cơ cũng nghĩ ngƣời đờng
tính là những đứa chẳng ra gì.” – cơ T. chia sẻ. Cơ T. và chờng khơng cịn
quan tâm đến đứa con trai đầu lịng của mình nữa. “Ngày nó tốt nghiệp, nó có
mời cơ chú đến tham dự, nhƣng vợ chồng cô chẳng buồn đi.” Bao năm qua,
vợ chồng cô T. đã cố gắng hết sức để “chữa trị” căn bệnh đờng tính của con
trai. Họ đƣa con đi hết bệnh viện này đến bệnh viện kia, làm đủ kiểu xét
nghiệm máu và thậm chí cịn tiêm cả hc-mơn cho con. “Nghe ngƣời ta
mách rằng có thể con trai cô bị một vong nữ nhập, cô chú đã đƣa nó đến gặp
thầy pháp ở tận miền Tây. Ngƣời ta dùng phép đâm vào chỗ kín của nó trong
khi tra hỏi danh tính cái vong, vậy mà nó vẫn cứ trả lời “Con là D.”. Họ trói
nó vào ghế và tiếp tục đâm, cịn nó thì gào thét “Đau q! Đau q! Con đờng
tính, con thích con trai!”. Lúc đó vợ chờng cơ hoang mang lắm, biết rằng nếu
cứ tiếp tục thế này thì nó sẽ chết mất.”– Cô T. kể. Dù phải chịu nhiều đau
khổ, con trai cô T. vẫn rất ngoan và nghe lời bố mẹ. Giờ đây nghĩ lại, cô T.
biết rằng con trai cô đã phải chịu đựng rất nhiều. Hồi học cấp III, cậu đã từng
phải nhập viện vì thần kinh khơng ổn định (lúc đó, gia đình vẫn chƣa biết về
giới tính của con). Lần thứ hai cậu nhập viện là do làm việc quá căng thẳng.
Trong thời gian học cao học, cậu đã phải làm thêm nhiều công việc để kiếm
tiền trang trải học phí vì gia đình đã cắt mọi khoản trợ cấp sau khi cậu cơng
khai về giới tính thật của mình. “Cơ cịn dại dột đến nỗi nhờ bác sỹ cho nó ở

17


z


×