Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xu hướng tình dục và đồng tính luyến ái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.62 KB, 7 trang )

BẢN DỊCH ĐÃ ĐƯỢC VIỆT HÓA VÀ CÓ GIẢI THÍCH
do iSEE thực hiện, dựa trên nguyên bản của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (năm 2008) với tiêu đề
“Answers to Your Questions: For a Better Understanding of Sexual Orientation and Homosexuality”
truy cập từ
1

Giải đáp các câu hỏi của bạn
ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ XU HƢỚNG TÌNH DỤC VÀ
ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

Từ năm 1975, Hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã kêu gọi
các nhà tâm lý học hãy tích cực góp phần xóa bỏ
định kiến sai lầm trước kia coi đồng tính và lưỡng
tính luyến ái là bệnh tâm thần. Ngành tâm lý học
quan tâm đến sức khỏe tâm lý của con người, vì
thế cũng quan tâm đến những yếu tố đe dọa sức
khỏe tâm lý của con người, như định kiến và phân
biệt đối xử. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng định kiến
và phân biệt đối xử có khả năng gây ra ảnh hưởng
tiêu cực về tâm lý đối với người đồng tính và
lưỡng tính luyến ái.

Tờ thông tin này được soạn thảo với mục đích
cung cấp thông tin chính xác cho những ai muốn
hiểu rõ hơn về xu hướng tình dục, cũng như hiểu
hơn về tác động của định kiến và phân biệt đối xử
đối với những người đồng tính và lưỡng tính
luyến ái.

Xu hƣớng tình dục là gì?
Xu hướng tình dục là sự hấp dẫn có tính bền vững


của một người về phía những người khác giới,
cùng giới hoặc cả hai giới. Nói đến xu hướng
tình dục người ta cũng nói đến bản dạng tình dục
(sexual identity) là cảm nhận của một người tự
xác định về xu hướng tình dục của mình.

Chú thích của người dịch: “Bản dạng tình dục” là
một từ chưa phổ biến trong tiếng Việt, dịch từ
“sexual identity” nói đến ý thức của mỗi người về
xu hướng tình dục của mình hướng đến người
cùng giới, người khác giới hay cả hai giới. Cách
dịch khác thường gặp là “nhân dạng tình dục”,
nhưng “nhân dạng” không thể hiện ý tự xác định
như “bản dạng”.

Nghiên cứu trong vài thập niên vừa qua đã chỉ ra
rằng xu hướng tình dục đa dạng, trải từ thái cực
hoàn toàn chỉ bị hấp dẫn bởi người khác giới đến
thái cực hoàn toàn chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng
giới. Tuy vậy, khi nói đến xu hướng tình dục,
người ta gom thành ba dạng với ba tên gọi: dị tính
luyến ái (chịu sự hấp dẫn của người khác giới
tính), đồng tính luyến ái (chịu sự hấp dẫn của
người cùng giới tính), lưỡng tính luyến ái (chịu sự
hấp dẫn của cả nam và nữ).

Sự đa dạng về hấp dẫn tình dục và hành vi tình
dục theo giới tính của đối tượng đã được nói đến
ở nhiều quốc gia và nền văn hóa trên thế giới.
Nhiều nền văn hóa có những từ để mô tả những

người thể hiện các xu hướng hấp dẫn này. Ở Hoa
Kỳ, các từ thường dùng nhất là lesbian (người nữ
đồng tính luyến ái), gay men (người nam đồng
tính luyến ái), bisexual (người lưỡng tính luyến
ái). Một số người sử dụng những từ khác, hoặc
không dùng từ nào cả.

iSEE bổ sung: Ở Việt Nam cũng có nhiều từ ngữ
được dùng. Ví dụ đối với nam đồng tính luyến ái
có các từ đồng tính nam, gay, bóng, bóng kín, pê-
đê, đồng cô (có từ trung tính, có từ miệt thị). Đối
với nữ đồng tính luyến ái có các từ như đồng tính
nữ, les, ô-môi.

Xu hướng tình dục là một thành tố trong tổng thể
giới tính-tính dục của một con người. Các thành
tố khác bao gồm: giới tính sinh học (biological
sex) là các đặc điểm giải phẫu, sinh lý, di truyền
liên quan của nam và nữ); bản dạng giới (gender
identity) là ý thức tâm lý rằng mình là nam hay
nữ; vai trò giới có tính xã hội (social gender role)
là các khuôn mẫu văn hóa xác định hành vi nữ
tính hay nam tính.

Chú thích của người dịch: “Bản dạng giới” dịch từ
“gender identity” nói đến ý thức của mỗi người tự
xác định mình thuộc giới nam hay nữ. Bản dạng
giới của đa số người ta trùng với giới tính sinh
học. Một số ít người có cơ thể nam cảm nhận
mình là nữ, một số người có cơ thể nữ cảm nhận

mình là nam. Cách dịch khác thường gặp là “nhân
dạng giới”, nhưng “nhân dạng” không thể hiện ý
tự xác định như “bản dạng”.

Người ta thường nói đến xu hướng tình dục như
một đặc điểm cá nhân của một người (cũng như
giới tính sinh học, bản dạng giới, hay tuổi). Cách
nhìn này có phần khiếm khuyết bởi lẽ xu hướng
tình dục của một người được xác định trên cơ sở
các mối quan hệ của người đó với người khác, và
thể hiện thông qua những hành vi với người khác,
đơn giản như cầm tay, hôn... Tóm lại, xu hướng
tình dục gắn bó mật thiết với các mối quan hệ của
BẢN DỊCH ĐÃ ĐƯỢC VIỆT HÓA VÀ CÓ GIẢI THÍCH
do iSEE thực hiện, dựa trên nguyên bản của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (năm 2008) với tiêu đề
“Answers to Your Questions: For a Better Understanding of Sexual Orientation and Homosexuality”
truy cập từ
2

con người mà đáp ứng nhu cầu của con người về
tình yêu, sự gắn bó và gần gũi.

Làm sao một ngƣời biết mình là đồng
tính hay lƣỡng tính luyến ái?
Theo hiểu biết hiện nay của khoa học và của các
ngành chuyên môn liên quan, xu hướng tình dục
người lớn thường có cơ sở từ những cảm xúc hấp
dẫn xuất hiện từ giai đoạn đầu tuổi vị thành niên
hoặc thậm chí từ giữa tuổi thơ ấu. Sự hấp dẫn
này có thể xuất hiện khi chưa từng có kinh

nghiệm tình dục. Người ta có thể không hề quan
hệ tình dục mà vẫn biết xu hướng tình dục của
mình—dù là đồng tính luyến ái (ĐTLA), lưỡng
tính luyến ái (LTLA) hay dị tính luyến ái.

Chú thích của người dịch: Chúng tôi xin viết tắt
ĐTLA (đồng tính luyến ái) và LTLA (lưỡng tính
luyến ái) vì hai cụm từ này sử dụng nhiều lần;
nhưng không viết tắt DTLA (dị tính luyến ái) vì
đọc dễ nhầm với ĐTLA. Việc viết tắt này không
có ý kỳ thị hay phân biệt.

Mỗi người ĐTLA và LTLA có trải nghiệm riêng
về xu hướng tình dục của mình. Có những người
biết mình là ĐTLA hoặc LTLA một thời gian dài,
sau đó mới theo đuổi quan hệ yêu đương, tình
dục. Có những người lại có quan hệ tình dục (với
người cùng giới hay khác giới) trước khi tự xác
định xu hướng tình dục của mình. Định kiến và
phân biệt đối xử khiến nhiều người khó chấp
nhận xu hướng tình dục của mình, vì thế việc tự
nhận mình là ĐTLA hay LTLA có thể là một quá
trình diễn ra chậm chạp.

Điều gì quyết định xu hƣớng tình dục
ở mỗi ngƣời?
Trong các nhà khoa học hiện không có sự thống
nhất ý kiến về nguyên nhân cụ thể khiến một
người là dị tính luyến ái, ĐTLA hay LTLA. Đã
có nhiều nghiên cứu xem xét các yếu tố di truyền,

hóc-môn, phát triển con người, xã hội, văn hóa—
những yếu tố có thể có ảnh hưởng đến xu hướng
tình dục, nhưng chưa có những kết quả cho phép
kết luận rằng xu hướng tình dục là do một hoặc
một số nhân tố nào quyết định. Nhiều nhà khoa
học cho rằng: cả sinh học và xã hội đều đóng vai
trò phức tạp trong vấn đề này; và đa số người ta
không có khả năng tự lựa chọn xu hướng tình dục
của mình.

Định kiến và phân biệt đối xử đóng vai
trò gì trong cuộc sống của ngƣời
đồng tính và lƣỡng tính luyến ái?
Những người ĐTLA và lưỡng tính ái ở Hoa Kỳ
gặp phải nhiều định kiến, phân biệt đối xử, bạo
lực vì xu hướng tình dục của họ. Gần như trong
suốt thế kỷ 20, định kiến người ĐTLA và LTLA
là phổ biến và khá nặng nề. Các nghiên cứu ý
kiến công chúng ở các thập niên 1970, 1980 và
1990 cho thấy: những nhóm lớn trong công chúng
có những thái độ tiêu cực đối với người ĐTLA và
LTLA. Thời gian gần đây ý kiến phản đối sự
phân biệt đối xử vì xu hướng tình dục ngày càng
tăng trong công chúng, nhưng những hành vi thể
hiện sự thù địch đối với người ĐTLA vẫn còn
phổ biến trong xã hội Mỹ hiện nay. Với người
LTLA, định kiến đối với họ dường như cũng ở
mức tương đương. Trên thực tế, những người
LTLA có thể chịu sự phân biệt đối xử của cả
người ĐTLA và người dị tính luyến ái.


Sự phân biệt đối xử dựa vào xu hướng tình dục có
rất nhiều dạng. Trong xã hội Mỹ, định kiến nặng
nề chống ĐTLA thể hiện ở rất nhiều hành động
quấy rối và bạo lực chống người ĐTLA và
LTLA. Nhiều cuộc điều tra cho thấy người
ĐTLA và LTLA ở khắp nơi bị miệt thị và bị
ngược đãi. Ngoài ra, phân biệt đối xử đối với
người ĐTLA và LTLA liên quan đến việc làm và
nhà ở vẫn còn phổ biến.

Định kiến và phân biệt đối xử này cũng gây ảnh
hưởng tiêu cực liên quan đến dịch HIV/AIDS. Ở
giai đoạn bắt đầu dịch, việc coi HIV/AIDS là
“bệnh của người ĐTLA” đã góp phần gây trì
hoãn việc đáp ứng với biến động xã hội lớn lao
mà HIV/AIDS gây ra. Những người nam giới
ĐTLA và LTLA bị tác động bởi căn bệnh này lớn
hơn nhiều so với những người khác. Mối liên hệ
giữa HIV/AIDS và nam ĐTLA và LTLA và việc
một số người lầm tưởng rằng tất cả những người
nam ĐTLA và LTLA đều nhiễm HIV, đã làm
tăng thêm kỳ thị đối với người ĐTLA và LTLA.

iSEE bổ sung: Ở Việt Nam đã có một số nghiên
cứu về đề tình dục và sức khỏe trong nhóm nam
quan hệ tình dục với nam. Một kết quả phụ mà
các nghiên cứu này xác định được là những người
trong nhóm này gặp phải định kiến và phân biệt
đối xử: bị lăng mạ và bạo hành thể xác ở gia đình

(Vũ Ngọc Bảo và Philippe Girault, 2005), chịu áp
lực phải lấy vợ và có con (Lê Bạch Dương và
cộng sự, 2004), bị chê cười tại trường học, bị sa
thải hoặc từ chối tuyển dụng tại nơi làm việc (Vũ
Ngọc Bảo và Philippe Girault, 2005). Chịu ảnh
BẢN DỊCH ĐÃ ĐƯỢC VIỆT HÓA VÀ CÓ GIẢI THÍCH
do iSEE thực hiện, dựa trên nguyên bản của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (năm 2008) với tiêu đề
“Answers to Your Questions: For a Better Understanding of Sexual Orientation and Homosexuality”
truy cập từ
3

hưởng của định kiến xã hội, một số người kỳ thị
chính bản thân mình: coi mình là người mang
“bệnh kinh niên” và dị thường (Hoàng Thị Xuân
Lan và cộng sự, 2005), thậm chí có suy nghĩ hoặc
hành động tự tử (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em--Vương
quốc Anh, 1997).
Một nghiên cứu mà iSEE đang thực hiện tiếp tục
đào sâu vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử mà
người ĐTLA và LTLA nam gặp phải. Kết quả sẽ
sớm được công bố. Trong năm nay, iSEE cũng sẽ
thực hiện một nghiên cứu về những khó khăn của
người ĐTLA nữ.

Định kiến và phân biệt đối xử gây hậu
quả tâm lý gì?
Định kiến và phân biệt đối xử gây ra những hậu
quả xã hội và cá nhân. Ở cấp độ xã hội, tồn tại
các khuôn mẫu định kiến về người ở ĐTLA và
LTLA. Mặc dù không có chứng cứ làm cơ sở,

những khuôn mẫu định kiến này thường được
dùng để biện hộ cho việc đối xử bất bình đẳng đối
với người ĐTLA và LTLA, ví dụ biện hộ cho
việc hạn chế cơ hội việc làm, việc không công
nhận quan hệ đôi lứa, vai trò làm cha mẹ của
người ĐTLA và LTLA.

Ở cấp độ cá nhân, định kiến và phân biệt đối xử
có thể gây hậu quả tiêu cực, đặc biệt là nếu người
ĐTLA và LTLA đang cố giấu hoặc phủ nhận xu
hướng tình dục của mình. Nhiều người ĐTLA
học được cách đối phó với sự kỳ thị của xã hội
đối với ĐTLA, nhưng sự kỳ thị này có thể có hậu
quả tiêu cực đối với sức khỏe và tinh thần. Chưa
kể, một số người (hoặc nhóm người) ĐTLA và
LTLA còn bị kỳ thị “đúp” vì liên quan đến một
đặc điểm khác của họ như chủng tộc, dân tộc, tôn
giáo hoặc khuyết tật.

Tình trạng định kiến, phân biệt đối xử và bạo lực
phổ biến đối với người ĐTLA là những mối quan
ngại lớn về sức khỏe tâm thần. Nó gây stress cho
người ĐTLA và LTLA. Mặt khác, trong khi một
phương thức quan trọng để đối phó với stress là
cậy nhờ vào những người hỗ trợ, thì sự kỳ thị và
phân biệt đối xử lại khiến người ĐTLA và LTLA
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ cần
thiết.

Đồng tính luyến ái có phải là rối loạn

tâm thần?
Không, các xu hướng ĐTLA và LTLA không
phải là rối loạn. Nghiên cứu đã cho thấy không
có liên hệ trực tiếp giữa các xu hướng tình dục
này với tâm bệnh lý. Hành vi tình dục khác giới
và hành vi tình dục đồng giới đều là những khía
cạnh bình thường của tính dục người. Cả hai đều
đã được ghi nhận ở nhiều nền văn hóa và thời kỳ
lịch sử khác nhau. Mặc dù những định kiến coi
người ĐTLA và LTLA là bệnh hoạn, bất thường
vẫn còn tồn tại, nghiên cứu và kinh nghiệm lâm
sàng trong vài thập niên qua đã đưa tất cả các tổ
chức y tế và tâm thần học chính thống ở Hoa Kỳ
đến kết luận rằng: các xu hướng tình dục này là
những dạng thức bình thường của cuộc sống con
người. Các quan hệ yêu đương cùng giới là dạng
thức gắn bó bình thường của con người. Vì vậy,
các tổ chức chính thống này từ lâu đã không còn
coi đồng tính luyến ái là rối loạn tâm thần.

Vậy những trị liệu nhằm chuyển xu
hƣớng tình dục từ ĐTLA thành dị tính
luyến ái thì sao?
Tất cả các tổ chức sức khỏe tâm thần quốc gia
đều đã chính thức bày tỏ sự quan ngại về các loại
trị liệu nhằm thay đổi xu hướng tình dục. Cho
đến nay, chưa có nghiên cứu nào đủ tính khoa học
chứng minh rằng trị liệu thay đổi xu hướng tình
dục là an toàn hay hiệu quả. Hơn nữa, việc tuyên
truyền quảng bá loại trị liệu này lại củng cố thêm

định kiến, góp phần tạo ra bối cảnh sống tiêu cực
cho những người ĐTLA và LTLA. Chịu ảnh
hưởng lớn nhất trong trường hợp này là bhững
người ĐTLA và LTLA lớn lên trong môi trường
tôn giáo bảo thủ.

Khi gặp một thân chủ bất an vì những cảm xúc
hấp dẫn tình dục của mình, cách đáp ứng hữu ích
của chuyên viên trị liệu tâm lý là giúp cho người
đó chủ động đối phó với các định kiến xã hội về
ĐTLA, giải quyết thành công các vấn đề do xung
đột nội tâm gây ra, và chủ động sống một cuộc
sống hạnh phúc và hài lòng vui vẻ. Các tổ chức
chuyên môn về sức khỏe tâm thần kêu gọi các
thành viên của mình hãy: tôn trọng quyền tự
quyết của mỗi con người; sự nhạy cảm với các
yếu tố chủng tộc, văn hóa, dân tộc, tuổi, giới tính,
bản dạng giới, xu hướng tình dục, tôn giáo, vị thế
kinh tế xã hội, ngôn ngữ và tình trạng khuyết tật
của con người; và góp phần loại trừ các định kiến
dựa trên các yếu tố này.

Thế nào là “come out” và vì sao đó là
điều quan trọng?
Cụm từ “come out” (tạm dịch “bước ra ngoài
ánh sáng, xem giải thích ở cuối phần này) được
dùng để nói đến một số khía cạnh trong cuộc sống
của người ĐTLA và LTLA như: tự ý thức về hấp
BẢN DỊCH ĐÃ ĐƯỢC VIỆT HÓA VÀ CÓ GIẢI THÍCH
do iSEE thực hiện, dựa trên nguyên bản của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (năm 2008) với tiêu đề

“Answers to Your Questions: For a Better Understanding of Sexual Orientation and Homosexuality”
truy cập từ
4

dẫn cùng giới (come out với bản thân); nói với
một hoặc một số người về điều đó (come out với
người khác); công khai rộng rãi về điều đó; và
gắn mình với cộng đồng người ĐTLA và LTLA.

Nhiều người ngần ngại không muốn come out vì
không muốn phải đương đầu với định kiến và
phân biệt đối xử. Có những người quyết định
giấu kín xu hướng tình dục của mình; có những
người quyết định come out chỉ trong một vài hoàn
cảnh hạn chế; có những người quyết định come
out một cách rất công khai.

Come out thường là một bước tiến quan trọng về
tâm lý cho người ĐTLA và LTLA. Nghiên cứu
đã cho thấy rằng cảm xúc tích cực về xu hướng
tình dục và việc hợp nhất nó trong cuộc sống của
mình có tác dụng tăng cường sức khỏe thể chất và
tâm thần. Việc hợp nhất này bao gồm nói cho
người khác biết về xu hướng tình dục của mình,
và có thể bao gồm cả việc tham gia vào cộng
đồng ĐTLA. Việc có thể nói với người khác về
xu hướng tình dục của mình cũng có nghĩa là
thêm khả năng được hỗ trợ, mà đó là rất quan
trọng đối với sức khỏe tâm thần và sự an bình về
tâm lý. Cũng như những người dị tính luyến ái,

người ĐTLA và LTLA cũng được ích lợi từ việc
chia sẻ với gia đình, bạn bè, người quen về cuộc
sống của mình và nhận sự ủng hộ, hỗ trợ của họ.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những
người ĐTLA giấu kín xu hướng tình dục của
mình thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm
thần (và cả vấn đề sức khỏe thể chất) hơn những
người ĐTLA công khai.

Chú thích của người dịch: “Come out” là tiếng
Anh nhưng thường được dùng trong tiếng Việt
trong giới ĐTLA và LTLA nên chúng tôi để
nguyên từ này. “Come out” thường được dịch
sang tiếng Việt là “lộ diện”, “công khai”, nhưng ở
đây chúng tôi không chọn dùng hai từ này mà xin
dịch là “bước ra ngoài ánh sáng” vì ý bài này
không chỉ nói đến lộ diện với người khác hay
công khai với mọi người, mà còn bao hàm cả ý
nghĩa khẳng định với chính bản thân về xu hướng
tình dục của mình.

Về xu hƣớng tình dục và come out ở
tuổi vị thành niên thì sao?
Tuổi vị thành niên là thời gian người ta tách mình
khỏi cha mẹ, khỏi gia đình và bắt đầu phát triển
tính tự chủ. Tuổi vị thành niên có thể là một thời
kỳ thử nghiệm nhiều điều trong cuộc sống, và
nhiều vị thành niên có thể đặt dấu hỏi đối với
những cảm xúc tình dục của mình. Việc bắt đầu
có ý thức về cảm xúc tình dục của mình là một

nhiệm vụ phát triển bình thường ở tuổi vị thành
niên. Đôi khi vị thành niên có cảm xúc hoặc trải
nghiệm với người cùng giới, từ đó thắc mắc về xu
hướng tình dục của mình. Dường như sự thắc
mắc này dần giảm đi theo thời gian, và kết quả
đối với mỗi cá nhân là khác nhau.

Một số vị thành niên có ham muốn và có hành vi
tình dục cùng giới, nhưng không xác định mình là
ĐTLA hay LTLA (có những trường hợp do ảnh
hưởng của định kiến xã hội kỳ thị xu hướng tình
dục không phải khác giới). Một số vị thành niên
tiếp tục cảm thấy sự hấp dẫn cùng giới, nhưng
không có hành vi tình dục, hoăc có thể có hành vi
tình dục khác giới trong một khoảng thời gian
ngắn dài khác nhau. Do định kiến kỳ thị ĐTLA
mà nhiều vị thành niên cảm nhận sự hấp dẫn cùng
giới trong nhiều năm, sau đó mới bắt đầu có quan
hệ tình dục với người cùng giới hoặc nói với
người khác rằng mình yêu thích người cùng giới.

Đối với một số vị thành niên, sau một thời gian
trải nghiệm và tìm hiểu về sự hấp dẫn cùng giới,
họ tự xác định mình ĐTLA hoặc LTLA. Đối với
một số người, việc xác định được vậy giúp họ hết
băn khoăn thắc mắc. Khi những vị thành niên
này được sự ủng hộ của cha mẹ và những người
khác, họ thường có thể sống một cuộc sống hạnh
phúc và khỏe mạnh, và trải qua quá trình phát
triển thông thường tuổi vị thành niên. Người ta

nhận ra mình là ĐTLA hoặc LTLA khi càng trẻ
thì càng có ít sức mạnh nội tại và nguồn lực bên
ngoài để làm chỗ dựa. Do vậy, vị thành niên
come out sớm đặc biệt cần sự ủng hộ của cha mẹ
và những người khác.

Những vị thành niên xác định mình là ĐTLA
hoặc LTLA thường gặp một số vấn đề như bị bắt
nạt hoặc trải nghiệm tiêu cực ở trường hơn các vị
thành niên khác. Các trải nghiệm này có liên
quan đến các kết quả tiêu cực, như nghĩ đến tự tử,
hay có các hành động nguy cơ cao như quan hệ
tình dục không an toàn, uống rượu và dùng ma
túy. Mặt khác, nhiều vị thành niên ĐTLA và
LTLA lại không bị tăng nguy cơ và vấn đề sức
khỏe và tâm lý. Những trường hợp vị thành niên
gặp khó khăn thường có liên hệ chặt chẽ tới việc
trải nghiệm những định kiến và phân biệt đối xử
trong môi trường sống của họ. Sự hỗ trợ của
những người quan trọng trong cuộc sống của vị
thành niên có thể làm đối trọng hữu ích với những
định kiến và phân biệt đối xử mà vị thành niên
gặp phải.

BẢN DỊCH ĐÃ ĐƯỢC VIỆT HÓA VÀ CÓ GIẢI THÍCH
do iSEE thực hiện, dựa trên nguyên bản của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (năm 2008) với tiêu đề
“Answers to Your Questions: For a Better Understanding of Sexual Orientation and Homosexuality”
truy cập từ
5


Sự hỗ trợ của gia đình, ở trường học và trong xã
hội cũng giúp làm giảm nguy cơ này và giúp vị
thành niên phát triển lành mạnh. Vị thành niên
cần được quan tâm và hỗ trợ, cần được định
hướng phát triển, và được khích lệ tham gia với
bạn cùng trang lứa. Cũng như những vị thành
niên khác, mặc dù gặp stresss, nhưng nếu các vị
thành niên ĐTLA và LTLA có kỹ năng giao tiếp
xã hội tốt, có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, có ý
thức tự chủ và mục đích, và hướng tới tương lai,
thì thường vẫn phát triển tốt.

Bên cạnh đó, có những vị thành niên được người
khác coi là ĐTLA vì không theo các khuôn mẫu
giới truyền thống (những quan niệm về dáng điệu
và hành vi “nam tính” và “nữ tính”). Dù những
vị thành niên này xác định mình là dị tính luyến
ái hay ĐTLA hoặc LTLA, họ cũng gặp phải định
kiến và phân biệt đối xử vì người khác coi họ là
ĐTLA. Sự hỗ trợ tốt nhất cho các vị thành niên
này là việc xây dựng môi trường trường học và xã
hội không khoan dung cho các lời nói và hành
động phân biệt đối xử.

Vị thành niên ĐTLA và LTLA nên come
out ở tuổi nào?
Câu hỏi này không có câu trả lời đơn giản và
tuyệt đối nào. Nguy cơ và ích lợi của việc come
out đối với mỗi vị thành niên ở mỗi hoàn cảnh là
khác nhau. Một số người sống trong gia đình có

sự ủng hộ rõ ràng và vững chắc cho xu hướng
tình dục của họ; những vị thành niên này có thể
gặp ít nguy cơ khi come out, dù khi tuổi còn rất
trẻ. Vị thành niên sống trong các gia đình ít ủng
hộ có thể gặp nhiều nguy cơ hơn khi come out.
Tất cả các vị thành niên come out đều có thể gặp
phải định kiến, phân biệt đối xử và thậm chí bạo
lực ở trường học, trong nhóm xã hội, ở nơi làm
việc, và ở cộng đồng tôn giáo. Sự ủng hộ, hỗ trợ
của gia đình, bạn bè, trường học có vai trò quan
trọng bảo vệ vị thành niên chống tác động tiêu
cực của những trải nghiệm này.

Bản chất của quan hệ cùng giới là
nhƣ thế nào?
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người ĐTLA muốn
có và có quan hệ đôi lứa cam kết dài lâu. Ví dụ
số liệu điều tra cho thấy 40-60% người ĐTLA
nam và 45-80% người ĐTLA nữ hiện đang có
quan hệ lứa đôi. Ngoài ra, số liệu từ Điều tra dân
số Hoa kỳ năm 2000 cho thấy trong 5,5 triệu cặp
chung sống mà không kết hôn, khoảng 1/9
(594.391) cặp là đồng giới, trong đó 301.026 cặp
là nam, 293.365 cặp là nữ. Và có thể nói gần như
chắc chắn rằng số liệu về đồng giới sống chung từ
điều tra dân số không cao bằng số thực tế.

Những định kiến khuôn mẫu về người ĐTLA và
LTLA vẫn tiếp tục tồn tại, mặc dù các nghiên cứu
đã cho thấy chúng không đúng thực tế. Ví dụ, có

một định kiến rằng các mối quan hệ của người
ĐTLA thường lủng củng và bất hạnh. Vậy nhưng
các nghiên cứu lại cho thấy các cặp cùng giới và
các cặp khác giới tương đương như nhau trên các
thước đo về sự thỏa mãn và sự cam kết.

Một định kiến khuôn mẫu nữa cho rằng các mối
quan hệ của người ĐTLA và LTLA không bền
vững. Vậy nhưng, mặc dù xã hội không ưa các
cặp cùng giới, nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người
ĐTLA nữ và nam có quan hệ lâu dài. Ví dụ, số
liệu điều tra cho thấy 18-28% cặp nam đồng giới
và 8-21% cặp nữ đồng giới đã sống với nhau 10
năm trở lên. Cũng có thể suy đoán rằng mức độ
bền vững của các cặp cùng giới có thể còn cao
hơn nếu họ nhận được sự ủng hộ và công nhận
tương đương các cặp khác giới—nếu họ có được
quyền và trách nhiệm mà các cặp khác giới có
được qua hôn nhân.

Một điều lầm tưởng nữa là: các cặp cùng giới có
những mục đích và mang những giá trị khác với
những cặp khác giới. Thực ra, nghiên cứu đã cho
thấy rằng các nhân tố tác động đến sự hạnh
phúc/thỏa mãn, sự cam kết với nhau và sự bền
vững của quan hệ đôi lứa ở các cặp cùng giới
sống chung và các cặp khác giới có kết hôn là rất
gần nhau.

Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về quan hệ yêu

đương đôi lứa của những người tự xác định là
LTLA. Nếu họ cặp với người cùng giới, nhiều
khả năng họ gặp những định kiến và phân biệt đối
xử mà các cặp ĐTLA gặp phải. Nếu họ cặp với
người khác giới, nhiều khả năng họ cũng có
những trải nghiệm như những người dị tính luyến
ái, trừ phi họ lộ diện mình là LTLA; trong trường
hợp đó họ sẽ phần nào chịu những định kiến và
phân biệt đối xử như đối với người ĐTLA.

Ngƣời ĐTLA có khả năng làm cha mẹ
tốt không?
Rất nhiều người ĐTLA làm cha mẹ; nhiều người
ĐTLA khác mong muốn được làm cha mẹ.
Trong Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, 33%
các gia đình đồng giới nữ và 22% các gia đình
đồng giới nam nói có ít nhất một con dưới 18 tuổi

×