Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.85 KB, 28 trang )



bộ giáo dục v đo tạo
trờng đại học kinh tế quốc dân
[ \



nguyễn tấn vinh






hon thiện quản lý nh nớc về du lịch
trên địa bn tỉnh lâm đồng


















Chuyên ngành:
Quản lý Kinh tế
Mã số:
62.34.01.01







tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế







H Nội - 2008



Công trình đợc hon thnh tại
Trờng Đại học kinh tế quốc dân H Nội
D E




Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. phan kim chiến
TRờng Đại học Kinh tế Quốc dân
2. GS. TS. đm văn nhuệ
Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
Phản biện 1:
GS. TS. Nguyễn Văn Đính

Trờng Đại học H Tĩnh. TS. Vũ Đình Bách
Phản biện 2:
PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh


Trờng Đại học Mở H NộiNam
Phản biện 3:
PGS. TS. Vũ Tuấn Cảnh


Tổng cục Du Lịch. ngô doãn vịnh
Bộ Kế hoạch v Đầu t


Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Nhà nớc họp tại:
Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Vào hồi . giờ . ngày . tháng . năm 2008





Có thể tìm hiểu luận án tại:
Th viện Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
Th viện Quốc gia Hà Nội


Một số công trình
của tác giả liên quan tới luận án

1. Nguyễn Tấn Vinh (2004), "Du lịch Lâm Đồng: Thực trạng và giải
pháp phát triển", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (372), trang 33 - 34.
2. Nguyễn Tấn Vinh (2006), "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của
tỉnh Lâm Đồng", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (107), trang 28 - 30.
3. Nguyễn Tấn Vinh (2007), "Giải pháp khai thác nguồn vốn đầu t
phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo,
(415), trang 45 - 46 và 24.


1
PHẦN MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc về nhiều mặt: khoa
học kỹ thuật và công nghệ có những bước nhảy vọt; kinh tế tri thức bước đầu tham gia
vào phát triển lực lượng sản xuất; xu hướng toàn cầu hoá và hợp tác là một xu thế khách
quan; hoà bình, hợp tác và phát triển là một xu thế lớn đang được đông đảo các nước,
các dân tộc hưởng ứng tích cực. Trong b
ối cảnh đó, nhu cầu về du lịch tăng mạnh;
ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ và vận hội mới, tạo cơ hội thuận lợi để
du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng phát triển theo hướng

hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.
Về mặt thực tiễn, Lâm Đồng có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, trong nhữ
ng
năm qua ngành du lịch đã phát huy được phần nào lợi thế và đạt được một số kết quả
nhất định cùng với các ngành kinh tế khác từng bước đưa tỉnh Lâm Đồng vượt khỏi tình
trạng chậm phát triển. Song du lịch Lâm Đồng vẫn là một ngành chậm phát triển, chưa
thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có; sự hạn chế đó có nhiều nguyên nhân,
song nguyên nhân cơ bả
n là quản lý nhà nước (QLNN) đối với ngành du lịch còn có
những bất cập. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống đề ra những
giải pháp QLNN nhằm phát triển ngành du lịch, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Lâm Đồng là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý nhà
nước về du lịch trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng" để làm đề tài nghiên cứu của mình.
Tổng quan nghiên cứu
Qua nghiên cứu một số công trình chủ yếu về quản lý và kinh doanh có liên quan
đến ngành du lịch của các tác giả đã nghiên cứu trước đây. Tác giả nhận thấy việc
nghiên cứu về du lịch có rất nhiều nội dung, nhưng chủ yếu là tập trung vào các loại
hình kinh doanh và phát triển du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
quốc gia hoặc địa phương. Các đề tài nghiên cứu QLNN về du lịch chỉ dừ
ng lại ở phạm
vi từng lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch, chứ chưa nghiên cứu một cách tổng thể của
ngành mà đặc biệt là QLNN về du lịch của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Do đó, tác giả của luận án này chọn đề tài QLNN về du lịch của một địa phương mà cụ
thể là của tỉnh Lâm Đồng để nghiên cứu tìm ra giải pháp hoàn thi
ện QLNN đối với
ngành du lịch địa phương là mở ra hướng nghiên cứu mới.

2

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý luận chung của QLNN về kinh tế nói chung, QLNN về du
lịch nói riêng; luận án sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với
ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất phương hướng, biện pháp
hoàn thiện QLNN về du lịch góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực trạng QLNN đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2001-2007; phương hướng, biện pháp hoàn thiện QLNN đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích kinh tế.
Đóng góp của luận án
QLNN địa phương về kinh tế nói chung, về du lịch nói riêng là một tất yếu khách
quan trong nền kinh tế thị trường, luận án sẽ làm rõ nội dung QLNN về du lịch trên địa
bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là địa bàn cấp tỉnh).
Phân tích thực trạng QLNN của tỉnh Lâm Đồng đối với ngành du lịch trong thời
gian qua để đề ra phương hướng QLNN phù hợp cho thời gian tới.
Đề xuất phương h
ướng, biện pháp hoàn thiện QLNN đối với ngành du lịch trong
thời gian tới để đạt được những mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Chương 2: Thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2001 - 2007.
Chương 3: Hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.



3
CHƯƠNG 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

1.1. Du lịch, thị trường du lịch và phát triển du lịch
1.1.1. Du lịch và các đặc trưng của hoạt động du lịch
Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du
lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu
cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của
khách du lich. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực
cho quốc gia (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghi
ệp.
Theo khái niệm trên, thì du lịch có những đặc trưng nổi bật sau:
- Du lịch là tổng hợp thể của nhiều hoạt động.
- Sản phẩm du lịch gồm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình.
- Sản phẩm du lịch thường gắn bó với yếu tố tài nguyên du lịch.
- Có 3 yếu tố tham gia vào quá trình cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch, đó là:
khách du lịch, nhà cung ứng du lịch và phương tiện, cơ
sở vật chất kỹ thuật.
1.1.2. Thị trường du lịch
Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và
lưu thông hàng hoá, dịch vụ, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và
người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ trong lĩnh vực du lịch.
1.1.3. Phát triển du lịch, các xu hướng phát triển du lịch
1.1.3.1. Quan niệm về phát triển du lịch
Thứ nhất, là sự tăng trưởng lượng khách du lịch, thu nhập từ du lịch, quy mô cơ
sở vật chất kỹ thuật, số lượng việc làm.
Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch theo
hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả đem lại.

Thứ ba, mức độ và chất lượng tham gia của du khách, dân cư và chính quyền địa
phương c
ũng như các nhà kinh doanh du lịch.
Thứ tư, phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng thụ du
lịch của các thế hệ tương lai.
Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hoà giữa 3 mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường.
1.1.3.2. Các điều kiện phát triển du lịch
Sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định đó là điều
kiện chung, các điều kiện đặc trưng, các điều kiện phục vụ khách du lịch, các điều kiện
về kinh tế, các điều kiện sự kiện đặc biệt. QLNN về du lịch có nhiệm vụ quan trọng là
tạo ra và bảo đảm các đ
iều kiện của sự phát triển đó.

4
1.1.3.3. Các xu thế cơ bản trong phát triển du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, ở nhiều quốc
gia du lịch là ngành kinh tế hàng đầu và du lịch sẽ phát triển theo các xu hướng của
cầu du lịch và của cung du lịch
1.2. QLNN về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.1. Khái quát về cơ sở lý thuyết của QLNN về kinh tế
Kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó quan hệ thị trường quyết định sự phân bố
các nguồn lực, thông qua hệ thống giá cả. Có thể khẳng định: tuy không thể thay thế thị
trường, nhưng Nhà nước có hoàn thiện các hoạt động thị trường. Bởi khi thực hiện
QLNN tác động vào nền kinh tế thị trường thì sẽ hướng sự vận hành của nền kinh tế thị
tr
ường theo các mục tiêu đề ra. Hơn nữa, bản thân "Bàn tay vô hình" cần được Nhà
nước bảo vệ (thị trường chỉ được vận hành tốt nếu như quyền sở hữu được tôn trọng).
Đặc biệt là trong một số trường hợp bản thân thị trường cũng gặp những "thất bại".
1.2.2. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh

1.2.2.1. QLNN về kinh tế trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế hướng tới mục tiêu tổng
quát là thực hiện "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đó là
nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần. QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN nhằm các mục tiêu cụ thể là: Thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
, thực hiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chức năng QLNN về kinh tế là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để
thực hiện quản lý nền kinh tế, đó là: 1. Định hướng phát triển kinh tế đất nước (hoặc
địa phương); 2. Tạo lập môi trường kinh doanh; 3. Điều tiết nền kinh tế, xã hội; 4.
Kiểm tra, giám sát. Để thực hiện các chứ
c năng của mình, Nhà nước thể hiện đặc trưng
riêng có của quyền lực Nhà nước trong việc tác động (có lựa chọn) vào nền kinh tế
theo các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể bằng những nhiệm vụ. Trong giai đoạn
hiện nay vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước rất quan trọng bởi: Nhà nước phải tạo
điều kiện, thúc đẩy hình thành thị trường, thể chế kinh tế
thị trường; Nhà nước bảo
đảm các điều kiện cho thị trường hoạt động có hiệu quả; Nhà nước còn phải sử dụng
kinh tế thị trường phục vụ cho các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Phương pháp QLNN về kinh tế là tổng thể những tác động có chủ đích của Nhà
nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiệ
n các mục
tiêu nhất định. Phương pháp quản lý có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại trong
các hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế. Các phương pháp quản lý chủ yếu là:
phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục.
Công cụ quản lý của Nhà nước là tất cả các phương tiện mà Nhà nước sử dụng để

5
tỏc ng lờn i tng qun lý nhm t c mc tiờu qun lý. Cỏc cụng c ch yu
m Nh nc s dng qun lý nn kinh t th trng l: h thng phỏp lut; k

hoch hoỏ; v cỏc chớnh sỏch kinh t
1.2.2.2. Qun lý nh nc v phỏt trin kinh t a phng
QLNN v kinh t bao gm qun lý theo ngnh kinh t k thut v qun lý theo
vựng lónh th (vựng lónh th õy c gii hn trong phm vi l mt tnh, thnh ph
trc thuc trung ng, hoc cỏc a phng trong cựng mt tnh). Vựng l mt b
phn ca lónh th quc gia, ni c trỳ ca cng ng dõn c v l ni din ra cỏc hot
ng KT-XH khỏc nhau. nghiờn cu s phỏt trin KT-XH ca c
nc khụng th
khụng nghiờn cu s phỏt trin c thự ca mi vựng. Vựng l mt i tng phỏt
trin kinh t tng hp gm nhiu lnh vc, ngnh ngh. Trong ú, cú nhng ngnh
ngh mi nhn, phỏt huy u th, th hin sc thỏi riờng cú ca vựng; ng thi vựng
phi cú c cu kinh t hp lý ỏp ng kp thi, cú hiu qu hng ti vic nõng cao
phỳc li ca dõn c a phng. Qun lý kinh t trờn mt vựng l qun lý s phỏt trin
ca tng ngnh trong phm vi a phng, gn s phỏt trin ú vi s phỏt trin chung
ca tng ngnh xuyờn sut c nc.
Lun ỏn ny, nghiờn cu QLNN i vi ngnh du lch ti mt a phng, c th
l tnh Lõm ng. S phỏt trin ngnh du lch phi t trong s phỏt trin c
a a
phng. Vỡ vy cn thit phi nghiờn cu thc cht ca khỏi nim phỏt trin a
phng v qun lý s phỏt trin kinh t a phng. Cú th khỏi quỏt mụ hỡnh qun lý
a phng theo hỡnh 1.1.














Hỡnh 1.1. S khỏi quỏt cỏc hot ng phỏt trin kinh t a phng
Kế hoạch hoá chiến
lợc phát triển
Công cụ
cơ bản
Phát huy lợi
thế so sánh
Công cụ có t/c
đổi mới
Năn
g
lực điều hành
chất lợng
phát triển
Sự phối hợp
hiệu quả
Giám sát
đánh giá
Viễn cảnh mục
tiêu sứ mệnh
Các yếu tố
địa phơng
Chính sách và
sự cộng hởng
Quản l
ý

Sự bền vững

6
1.2.2.3. Nội dung QLNN về du lịch ở cấp tỉnh
a) Các yêu cầu đối với QLNN về du lịch ở cấp tỉnh
QLNN về du lịch ở cấp tỉnh là thực hiện QLNN đối với một ngành phát triển
trong phạm vi địa phương. Do đó, đòi hỏi phải đảm bảo được các yêu cầu về phát triển
ngành du lịch gắn với phát triển kinh tế địa phương.
b) Các nội dung chủ yếu của QLNN về du lịch ở cấp tỉnh
Trong phần này, luận án phân tích sâu QLNN về du lịch ở một địa phương với 3
nội dung chủ yếu sau:
- Định hướng phát triển ngành du lịch ở địa phương là một chức năng QLNN về
kinh tế cơ bản, chất lượng của định hướng sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các chức
năng khác và quyết định sự thành công của QLNN về kinh tế. Do vậy,
định hướng
chiến lược, xây dựng quy hoạch phát triển du lịch địa phương phải đảm bảo các quan
điểm chủ đạo là:
Một là, quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quan điểm
này đòi hỏi: Các chủ thể kinh tế được tự do trong lựa chọn và ra các quyết định kinh tế có
lợi cho mình (không trái với quy định của pháp luật); quan hệ thị tr
ường quyết định sự phân
bổ các nguồn lực thông qua giá cả; cạnh tranh là nguyên tắc nền tảng.
Hai là, quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: Quan điểm này đòi hỏi
về mặt sở hữu và thành phần kinh tế phải đa dạng.
Ba là, quan điểm đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong toàn bộ nền kinh
tế quốc dân cũng như trong từng ngành, trong đó có ngành du l
ịch. Quan điểm này đòi
hỏi phải đẩy mạnh cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, tự động hoá, sử dụng công
nghệ thông tin và công nghệ hiện đại khác; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở hạ
tầng KT-XH, cơ sở vật chất đặc trưng của từng ngành, vùng) hiện đại bảo đảm phục vụ

và tạo điều kiệ
n cho phát triển; chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề, cơ cấu công
nghệ, cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả cao
Bốn là, chiến lược phát triển du lịch ở một địa phương phải gắn với chiến lược
phát triển chung của ngành du lịch xuyên suốt cả nước, trước hết là quan điểm phát
triển ngành. Mục tiêu phát triển củ
a ngành du lịch là: phát triển nhanh và bền vững để
du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nước ta trở thành trung tâm du
lich có tầm cỡ ở khu vực.
- Tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở địa phương.
Để quản lý sự phát triển ngành du lịch tại địa phương, Nhà nước địa phương cần

7
chỉ đạo thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương ban hành có hiệu quả ở địa
phương mình (nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh địa phương, ra văn bản hướng dẫn, tổ
chức thực thi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, đánh giá kết quả thực thi chính sách ), ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát
triển ngành ở
địa phương, nhưng không trái với pháp luật của Nhà nước. Mục đích là
thiết lập môi trường luật pháp đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, và tạo điều
kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Luật pháp tác động đến các chủ thể thông qua các
vấn đề sau: pháp luật xác định vị trí pháp lý của các chủ thể kinh tế trong ngành (tổ
chức hoặc cá nhân). Luật pháp tạo ra luật chơi bình đẳng cho các ch
ủ thể kinh tế trên
thị trường du lịch. Luật pháp là công cụ quyền lực, có tính cưỡng chế rất sắc bén, có
hiệu quả trong quản lý.
- Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngành du lịch ở địa phương.
Chức năng tổ chức và điều hành nền kinh tế của Nhà nước có 3 nội dung chủ yếu là:
Tổ chức hệ thống
đối tượng quản lý; Tổ chức và điều hành hệ thống chủ thể quản lý;

Vận hành chủ thể và đối tượng quản lý.
Chức năng tổ chức và điều hành nền kinh tế của Nhà nước là chức năng quan
trọng, then chốt trong tiến trình QLNN. Nếu thực hiện được tốt chức năng này sẽ huy
động mọi nguồn lực cho phát triển; tạo ra sự thống nh
ất, kỷ cương do đó tạo nên sức
mạnh tổng hợp; tạo ra động lực phát triển Tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch
trên địa bàn tỉnh là thực hiện chức năng tổ chức điều hành sự phát triển của một ngành
trong phạm vi một địa phương.
Kiểm soát và điều chỉnh sự phát triển của hoạt động du lịch ở
địa phương. Nội
dung này bao gồm tổng thể các hoạt động của Nhà nước nhằm phát hiện và xử lý
những sai sót, ách tắc đổ vỡ những khó khăn, cũng như tài chính, những cơ hội để
thúc đẩy ngành du lịch ở địa phương phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Thực chất
là thực hiện nhiệm vụ phản hồi, và dự báo. Hệ thống kiểm soát phản h
ồi chủ yếu
kiểm soát những kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch so với chuẩn mực đã được xác
định (như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành du lịch đã được các
cơ quan có trách nhiệm thông qua; các chính sách phát triển ngành của trung ương,
của địa phương hiện hành; các quy định luật pháp…) để khắc phục phát huy ở chu
kỳ sau. Hệ thống kiểm soát, d
ự báo kiểm soát các yếu tố đầu vào, đánh giá khả
năng, dự báo xu hướng phát triển, lường trước kết quả đầu ra nhằm có những can
thiệp trước, kịp thời.

8
1.3. kinh nghiệm qLNN về du lịch của một số địa phương trong nước
Trong phần 1.3 này, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch trên một
số lĩnh vực của một số địa phương trong nước như tỉnh Bình Thuận, tỉnh Khánh Hoà,
tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng là những địa phương có ngành du lịch phát triển
hoặc đang phát triển. Các lĩnh vực chủ yếu được nghiên cứu đó là: Định hướng phát

triển ngành du lịch; Tạo lập khuôn khổ pháp luật thu
ận lợi cho sự phát triển của ngành
du lịch; Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngành du lịch. Trên
cơ sở kinh nghiệm QLNN về du lịch của các địa phương (kể cả mặt được và mặt chưa
được) để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện công tác QLNN về du lịch đối
với tỉnh Lâm Đồng.
Tóm lại, Chương 1 của luận án nêu lên các khái niệm v
ề du lịch, thị trường du
lịch và phát triển du lịch; trên cơ sở lý thuyết của QLNN về kinh tế nói chung và
QLNN về phát triển kinh tế địa phương nói riêng để khẳng định nội dung QLNN về du
lịch trên địa bàn cấp tỉnh.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2007

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh lâm đồng có ảnh hưởng đến phát triển du lịch
và quản lý nhà nước đối với ngành du lịch
2.1.1. Khái quát các yếu tố về môi trường tự nhiên - văn hóa - xã hội tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh miền núi, nằm ở phía nam Tây Nguyên và phía bắc vùng Đông
Nam Bộ. Với diện tích tự nhiên 9.764,78 km
2
, dân số trung bình năm 2007 là
1.207.087 người. Thành phố Đà Lạt tỉnh lỵ của Lâm Đồng là đô thị loại II, đồng thời
là một trong 12 đô thị du lịch của cả nước.
Tỉnh lâm Đồng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có nhiều tiểu vùng có
đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quan khác nhau. Hầu hết các khu, điểm có
tiềm năng du lịch đều nằm ở các
đô thị, ven trục giao thông chính nên thuận lợi về
giao thông và có điều kiện tạo thành cụm, tour du lịch. Một số khu, điểm du lịch có

các điều kiện về tự nhiên - xã hội, cảnh quan thuận lợi cho đầu tư khai thác du lịch
quy mô lớn.

9
2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội Lâm Đồng giai đoạn 2001-2007
Trong giai đoạn 2001-2007, kinh tế Lâm Đồng liên tục phát triển với nhịp độ
tăng trung bình hàng năm đạt 12,4%, cao hơn mức trung bình toàn quốc; các lĩnh vực
về xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.
Bảng 2.2. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 - 2007
TT Một số chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1 Tăng GDP hàng năm (Giá CĐ 94) % 9,9 -11,1 24,6 16,0 17,8 18,2 14,2
2 GDP bình quân đầu người (Giá
TT)
1000đ 2.930 3.350 3.890 4.830 6.110 7.880 9.646
3 Tốc độ tăng GTSX (Giá TT) % 6,3 15,8 18,2 28,0 28,4 27,4 23,7
+ Nông - lâm - thủy sản % 1,7 24,3 22,0 32,2 23,5 28,0 22,7
+ Công nghiệp - Xây dựng " 8,7 5,1 12,2 25,2 41,9 28,6 23,7
+ Dịch vụ " 12,1 14,2 17,9 22,8 23,8 24,9 26,1
4 Cơ cấu kinh tế (Giá thực tế) 100 100 100 100 100 100 100
+ Ngành nông - lâm - thủy sản % 44,6 47,8 49,4 50,9 49,7 50,2 49,9
+ Ngành công nghiệp - Xây dựng " 20,9 18,6 17,5 17,0 19,5 19,5 19,4
+ Ngành dịch vụ " 34,5 33,6 33,1 32,1 30,8 30,3 30,7
Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng


2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế - xã hội
Trong mục này, luận án nêu lên những lợi thế và những hạn chế về điều kiện tự nhiên,
tài nguyên, về phát triển KT-XH nói chung và phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

2.2. Thực trạng Quản Lý Nhà Nước về du lịch trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn 2001 - 2007

2.2.1. Thực trạng QLNN về định hướng phát triển du lịch
2.2.1.1. Những nội dung chủ yếu của chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn
1996-2010
Năm 1996 tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng và phê duyệt đề án tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996-2010. Nội dung bao quát của chiến lược, quy hoạch
phát triển như sau:
- Về quan điểm phát triển, tỉnh chủ trương phát triển du lịch theo 5 hướng là:
Tăng tốc, tạo sự đột phá; bền vững; các thành phần kinh tế cùng tham gia; tranh thủ
mọi nguồn lực; phù hợp tính liên ngành, liên vùng trong đó du lị
ch là ngành động lực;
công nghiệp hóa-hiện đại hóa, du lịch chất lượng cao.
- Về mục tiêu, xác định các chỉ tiêu chủ yếu (theo điều chỉnh năm 2006) đến năm
2010 phải đạt: GDP du lịch chiếm tỉ trọng 28% GDP toàn tỉnh; đón được 3 triệu lượt
khách, trong đó có 0,3-0,5 triệu lượt khách quốc tế; về cơ sở lưu trú đạt 15-17 nghìn
phòng, trong đó có 10% số phòng đạt chuẩn từ 3-5 sao.
- Về
định hướng phát triển loại hình du lịch và sản phẩm du lịch: Đa dạng hóa
sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng, gia tăng khả năng thu hút khách. Các loại hình
sản phẩm được chọn, 6 loại hình là: Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch sinh thái; Du lịch
tham quan; Du lịch thể thao; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch hội nghị-hội thảo.

10
- Về định hướng tổ chức các loại hình kinh doanh du lịch gồm 5 loại hình doanh
nghiệp: lữ hành; thông tin, quảng cáo, tư vấn; lưu trú, nhà hàng; vận chuyển du lịch;
các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, dịch vụ.
2.2.1.2. Những nhận xét đánh giá qua 10 năm thực hiện chiến lược phát triển du lịch
Trải qua hơn 10 năm thực hiện chiến lược, quy hoạch nhất là những năm gần đây (2001-
2007), tình hình thực tế cho phép đánh giá kết quả và qua đó nhìn lại các định hướng đã xác định:
- Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP toàn tỉnh năm 2005 đạt 9,96%, nhịp độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 1996-2005 đạt 14,9%/năm.

Bảng 2.3. Giá trị GDP các ngành kinh tế của Lâm Đồng
Đơn vị: Tỷ đồng (giá so sánh 1994)
Chỉ tiêu 1995 2000 2005
Tốc độ tăng trưởng(%)
1996-2000 2001-2005
GDP toàn tỉnh 2.139,7 3.560,5 6.018 10,63 10,7
Chia theo ngành kinh tế
1.Nông, lâm, thuỷ sản 1.488,5 2.521,0 3.639,3 11,11 7,62
Tỷ lệ % so với tổng GDP 69,56 70,80 61,47
2.Công nghiệp, xây dựng 246,8 468,7 1.192 13,08 20,52
Tỷ lệ % so với tổng GDP 11,53 13,16 20,13
3. Dịch vụ 404,4 570,8 1.088,3 7,06 13,78
Tỷ lệ % so với tổng GDP 18,91 16,04 18,40
- Trong đó du lịch 149,4 201,0 599,7 6,1 24,4
Tỷ lệ % so với tổng GDP 6,98 5,64 9,96
Nguồn: Niên giám Thống kê Lâm Đồng

- Về mục tiêu thu hút khách: Trong giai đoạn 2001-2007 khách du lịch tăng bình quân
hàng năm là 18,65%; trong đó khách nội địa tăng 19,35%, khách quốc tế tăng 10,5%.
803000
725000
78000
905000
820000
85000
1150000
1085000
65000
1350000
1264000

86000
1561000
1460300
100700
1800000
1680000
120000
2350000
2210000
140000
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
Tæng sè kh¸ch
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
N¨m
Thùc tÕ ph¸t triÓn
Tæng sè kh¸ch Kh¸ch néi ®Þa Kh¸ch quèc tÕ


11

Hình 2.1: Thực tế phát triển khách du lịch giai đoạn 2001-2007
Dù b¸o QHTT 1996
1500000
1598000
1679000

1765000
1890000
2016000
2240000
1310000
1390000
1450000
1510000
1600000
1700000
190000190000
208000
229000
255000
290000
316000
340000
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
N¨m
Tỉng sè kh¸ch
Tổng lượng khách Khách nội đòa Khách quốc tế
Hình 2.2. Dự báo khách du lịch theo quy hoạch tổng thể 1996-2010
- Về định hướng đa dạng hóa loại hình du lịch và sản phẩm du lịch. Cả 6 loại
hình du lịch đều được triển khai, nhưng sản phẩm du lịch mới còn chưa tạo được dấu

ấn đậm nét trong du khách, thiếu sức cạnh tranh.
- Về định hướng tổ chức các loại hình doanh nghiệp du lịch thì doanh nghiệp
kinh doanh lưu trú là có sự phát triển m
ạnh mẽ; còn các loại hình doanh nghiệp khác
chậm phát triển.
- Về định hướng tổ chức khơng gian du lịch: Các cụm du lịch đều đã được quy
hoạch và triển khai đầu tư xây dựng. Nhưng trong tình trạng chung là tiến độ rất chậm.
- Về định hướng đầu tư phát triển: Các hướng đầu tư đều đã triển khai, có nhiều
kết quả tốt. Tuy nhiên, so với tiềm năng, u c
ầu mà cụ thể là quy hoạch thì tiến độ
triển khai chậm
- Nhận xét cơng tác thực hiện quy hoạch, định hướng:
Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996-
2010 là một quy hoạch có tính chất tổng thể, tồn cục, cơ bản và dài hạn 15 năm đề cập
Tỉng l−ỵng kh¸ch
Kh¸ch néi ®Þa
Kh¸ch qc tÕ

12
đến quan điểm, nhiệm vụ, mục tiêu, các định hướng phát triển. Tuy nhiên chiến lược,
quy hoạch được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch rất phong phú, nhưng
thiếu cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường và cạnh tranh trong ngành du lịch. Vì vậy
các mục tiêu chiến lược xác định và kết quả thực hiện còn có khoảng cách quá xa.
2.2.2. Tạo lập môi trường pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch địa phương
2.2.2.1. Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lâm Đồng
Trong thời gian từ 2002-2005, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành một số chính
sách về ưu đãi thu hút đầu tư thêm ngoài các quy định hiện hành của Nhà nước, các
chính sách này đã có tác dụng thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh.
2.2.2.2. Chính sách đất đai cho phát triển du lịch
Lụât Đất đai năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật không quy định

việc sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch. Để sử dụng tài
nguyên rừng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành chính sách về giao khoán rừng và
thuê đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích kinh doanh du lịch.
2.2.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng, giá cả đối với phát triển du lịch
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tỉnh vận dụng ưu đãi thêm cho các dự án đầu tư
trong giai đoạn 2002-2005 như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; bố trí vào kế
hoạch cho vay vốn ưu đãi đối với các dự án đầu tư lớn.
Tháng 7/2005 tỉnh đã xây dựng và phê duyệt đề án đổi mới quản lý thu thuế đối với
hoạt động kinh doanh du l
ịch - dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010.
2.2.2.4. Chính sách quản lý tài nguyên và chất lượng du lịch
Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư và đưa vào khai thác kinh doanh 47 khu, điểm du
lịch (hầu hết là một phần của dự án). Chất lượng môi trường tại các khu điểm du lịch
ngày nay đã được cải thiện hơn; chất lượng các dịch vụ phục vụ khách ngày được nâng
cao, trong đó các yếu tố văn hoá đã được chú trọng.
2.2.3. Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch
2.2.3.1. Điều hành về đầu tư du lịch
Từ năm 2004 tỉnh Lâm Đồng đã xác định và tập trung chỉ đạo thực hiện 8 chương
trình kinh tế trọng tâm và 9 công trình trọng điểm và coi đây là một trong những giải
pháp xuyên suốt cho cả giai đoạn 2004-2010. Hầu hết các chương trình, công trình này
đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực phát triển du lịch.
Ngoài việc huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế; hàng năm tỉnh vay
ngu
ồn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, vay vốn của các ngân hàng thương mại để đầu
tư hạ tầng và bồi thường, giải tỏa các khu du lịch. Ngoài ra, đối với các dự án khu du
lịch lớn thuộc diện Nhà nước thu hồi đất, tỉnh đã làm việc với các nhà đầu tư ứng trước
tiền bồi thường và được trừ dần vào tiền thuê đất, giao đất.

13
2.2.3.2. Điều hành về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch

Trong giai đoạn 2001-2007 tỉnh Lâm Đồng được trung ương hỗ trợ 122,871 tỷ
đồng để đầu tư hạ tầng du lịch. Ngoài ra, hàng năm tỉnh cân đối từ ngân sách địa
phương để đầu tư hạ tầng giao thông. Nguồn vốn tuy không nhiều nhưng đóng vai trò
là nguồn vốn “mồi” góp phần quan trọng vào việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài, đồng thời đã có tác động tích cự
c tới việc đầu tư cải thiện
cơ sở hạ tầng của các khu, điểm du lịch và dân sinh.
2.2.3.3. Điều hành phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có
Sản phẩm du lịch của tỉnh đã từng bước được đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và
khả năng cạnh tranh. Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác.
Cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch mới; một số khu, điểm du lịch hiện có
được đầu tư nâng cấp tạo thêm nhiều sản phẩm mới hấp dẫn.
Tuy vậ
y việc đầu tư chưa đúng tầm, còn manh mún, thiếu các dịch vụ vui chơi,
giải trí và mua sắm quy mô.
2.2.3.4. Điều hành xúc tiến, mở rộng thị trường, liên kết phát triển du lịch
Công tác quảng bá, xúc tiến đã tập trung vào các nội dung nhằm thu hút du
khách, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh con người, địa danh Lâm Đồng bằng
nhiều hình thức như: tổ chức các lễ hội, trong đó đặc biệt là Festival Hoa tổ chức 2
năm/lần; liên kết với các địa phương để phát triển du lịch; tổ chức các đoàn đi công tác
nước ngoài; mở văn phòng đại diện xúc tiến tại một s
ố thành phố lớn; in ấp phát hành
các tạp chí, cung cấp thông tin
Hạn chế lớn nhất về công tác này là công tác xúc tiến thiếu tính chuyên nghiệp;
các doanh nghiệp chưa cùng với các cơ quan QLNN trong công tác quảng bá, xúc tiến.
2.2.3.5. Điều hành sắp xếp các DNNN và hệ thống doanh nghiệp du lịch
- Các doanh nghiệp du lịch nhà nước đã được sắp xếp lại một bước nhằm tạo điều
kiện để các doanh nghiệp năng động, tự quyết định phương án phát triển sản xuất kinh
doanh. Đến nay các doanh nghiệp du lịch đã được cổ phần hóa, còn lại Công ty Du
lịch Lâm Đồng sẽ cổ phần hóa trong năm 2008.

Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp chưa thực sự vì m
ục tiêu phát triển kinh doanh
để các doanh nghiệp du lịch nhà nước thực sự đóng vai trò dẫn dắt hệ thống doanh
nghiệp du lịch phát triển; công tác cổ phần hóa DNNN chưa đạt được mục tiêu đề ra.
- Tổ chức quản lý hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch thuộc các
thành phần kinh tế, tỉnh tập trung quan tâm đó là: đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng
ngày càng cao, ổ
n định giá cả, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, khai thác môi
trường hợp lý, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

14
2.2.3.6. Điều hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
Về bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, ngành du lịch Lâm Đồng đã liên kết với các cơ
sở đào tạo nghiệp vụ và nghề du lịch trong và ngoài tỉnh để tổ chức các lớp bồi dưỡng
cho cán bộ quản lý du lịch ở cấp huyện, nghiệp vụ quản lý và phục vụ khách sạn-nhà
hàng, vận chuyển du lịch…
Các chế độ, chính sách khuyến khích cho các bộ, công chức đi họ
c tuy đã có đổi
mới, song chưa đóng vai trò quan trọng làm đòn bẫy khuyến khích cho người đi học.
2.2.3.7. Phương thức điều hàn và kiểm tra, kiểm soát
Trong giai đoạn 2001-2007, UBND tỉnh đã ban hành gần 700 văn bản các loại có
liên quan đến chỉ đạo, điều hành về du lịch. Hàng năm tổ chức các hội nghị gặp gỡ các
doanh nghiệp trong nước, nước ngoài Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động trong lĩnh vực du lịch. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước
trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược quy hoạch, kế hoạ
ch
đã có những chuyển biến tích cực.
Hạn chế lớn nhất trong phương thức điều hành là tính phối hợp thiếu chặt chẽ,
tính chủ động không cao.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh lâm đồng

Trong từng nội dung của chương 2, luận án đã phân tích thực trạng và rút ra
những nhận xét có tính chất đánh giá. Trong phần này, luận án tổng hợp hệ thống hoá
những nhận xét trên.
2.3.1. Về những kết quả đạt được trong công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng
Công tác QLNN trên lĩnh vực du lịch được tăng cường, nhiều đề án quy hoạch
được triển khai thực hiện, việc bảo tồn những giá trị văn hóa của ĐBDTTS nhằm phục
vụ du lịch được quan tâm; cơ chế chính sách thu hút đầu tư được cải thiện.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế của QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời
gian qua
2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong công tác định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng trong thời gian qua
Căn cứ để xây dựng chiến lược còn chưa đầy đủ và chuẩn xác. Các lựa chọn
mang nhiều yếu tố chủ quan, thiếu các phương pháp khoa học hỗ trợ, đặc biệt chưa
gắn với yếu tố thị trường. Chưa nhận thức đầy đủ hướng nào chính, hướng nào phụ.
2.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong nhiệm vụ tạo lập môi trường, khuôn khổ pháp lý cho
phát triển du lịch ở địa phương
Tiến độ đầu tư chậm, có nhiều nguyên nhân song về phía QLNN thiếu sự can
thiệp vào công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; thủ tục hành chính trong đầu tư
còn khá rườm rà. Tuy có nhiều chính sách trong huy động, đầu tư phát triển du lịch và
có nhiều dự án đầu tư đã đăng ký nhưng thực tế đầu tư chưa được nhiều.

15
2.3.2.3. Những tồn tại hạn chế trong công tác tổ chức, điều hành, kiểm tra, kiểm soát các
hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Tạo được nhiều sản phẩm mới, nhưng quy mô, chất lượng chưa tương xứng với
tiềm năng. Hoạt động điều hành chưa đều tay, tính nhất quán chưa cao, sự phân công,
phối hợp chưa rõ.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng trong thời gian qua

Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng trong phạm vi đề tài này, tác
giả nghĩ cần chú ý đế những vấn đề sau:
- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò du lịch là ngành kinh
tế động lực chưa sâu sắc.
- Hiểu biết về du lịch và QLNN về du lịch còn hạn chế.
- Đã xác định chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch nhưng qua thực
thi thì quy hoạch còn bộc lộ nhiề
u yếu kém.
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động, chưa có chiến lược kinh
doanh gắn bó với chiến lược phát triển ngành.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu.
Tóm lại, trong chương 2 đã tập trung giải quyết các vấn đề: khái quát tình hình
KT-XH, các yêu tố về tài nguyên môi trường của tỉnh Lâm Đồng; phân tích thực trạng
QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đánh giá thực trạng QLNN về du lịch
trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG


3.1. dự báo phát triển du lịch tỉnh lâm đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
3.1.1.1. Bối cảnh tác động đến QLNN về kinh tế tỉnh Lâm Đồng
a) Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
Đường lối đổi mới đã được xác lập phù hợp với quy mô khách quan và thực tế
đời sống KT-XH của đất nước. Tiến hành đổi mới kinh tế đang đi dần vào quỹ đạo,
nền kinh tế ổn định và phát triển. Tất cả những điều đó đang tạo thêm niềm tin để tiếp

tục triển khai mạnh mẽ h
ơn nữa đường lối đổi mới kinh tế với mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
b) Xu thế phát triển các vùng trong nước tác động đến Lâm Đồng
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn, nền kinh tế
vĩ mô ổn định, cơ chế kinh tế ngày càng phù hợp và từng bước tích lũy được lực lượng
để
phát triển. Tại Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ nói chung và Lâm Đồng nói riêng

16
trong công cuộc đổi mới cũng đã đi được những bước đi vững chắc và đang tiếp tục
phát triển.
3.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020
a) Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội
Khai thác có hiệu quả nguồn lực từ các thành phần kinh tế; chuyển dịch mạnh cơ cấu
kinh tế của tỉnh theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ; đầu tư có trọng điểm vào một số
địa bàn động lực như xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triể
n KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
b) Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
- Tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 13-14% cho thời kỳ 2006-2010 và khoảng
13% cho thời kỳ 2011-2020.
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng ngành dịch vụ, công nghiệp
và giảm dần ngành nông nghiệp.
- Tạo sự đột phá, tăng tốc về kinh tế, đến năm 2015 tự cân đối được thu chi.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao độ
ng, giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp,
đến năm 2015 giải quyết cơ bản hộ nghèo.
- Phấn đấu tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 30%.

3.1.2. Dự báo phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
3.1.2.1. Quan điểm, phương hướng phát triển du lịch
Quan điểm phát triển du lịch tập trung vào 5 nội dung: Phát triển theo hướng sinh
thái, văn hoá; có trọng tâm, trọng điểm; khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển
du lịch quốc tế là hướng chiến lược phát triển lâu dài; đảm bảo tính tổng hợp liên
ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
Phương hướng phát triển cơ bản là: Huy độ
ng tất cả các nguồn lực; xây dựng môi
trường du lịch, bao gồm cả môi trường cảnh quan và môi trường kinh doanh; đầu tư có
trọng điểm và đồng bộ.
3.1.2.2. Dư báo các chỉ tiêu phát triển du lịch
a) Những yếu tố thuận lợi tác động đến phát triển du lịch
Nhu cầu về du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển. Công tác QLNN trong lĩnh
vực du lịch được tăng cường. Kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển. Nhận
thức về ngành du lịch thay đổi theo hướng tích cực. Hệ thống pháp luật từng bước được
hoàn thiện. QLNN về du lịch c
ủa tỉnh Lâm Đồng có nhiều biến chuyển sâu sắc.
b) Những khó khăn thách thức cơ bản
Doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng sẽ phải đối
mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Du lịch Lâm Đồng dựa nhiều vào môi trường tự nhiên,

17
nhưng tài nguyên, môi trường tự nhiên bị xuống cấp. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng
được nhu cầu.
Bảng 3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

TT Chỉ tiêu phát triển ĐVT
TH
2006 (1)

TH 2007
(1)
Dự báo phát triển (2)
2010 2015 2020
1 Tổng lượng khách
Trong đó:
- Khách quốc tế
- Khách nội địa
Ngàn lượt

Ngàn lượt
Ngàn lượt
1.800

120
1.680
2.350

140
1.873
3.000

200
2.800
4.500

700
3.800
6.000


1.300
4.700
2 Ngày lưu trú
- Khách quốc tế
- Khách nội địa

Ngày
Ngày

2,3
2,1

2,3
2,2

3
2,8

3,5
3,3

4
3,7
3 Doanh thu du lịch Triệu
USD
51,97 73,66 185,7 361,5 656,7
4 Giá trị GDP du lịch Triệu
USD
126,3 234,9 420,3
5 Tốc độ tăng trưởng GDP du

lịch
% 14,7 13,2 12,3
6 Vốn đầu tư du lịch Triệu
USD
35 52 188,3 304,3 463,3
7 Cơ sở lưu trú Phòng 10.000 12.500 15.200 23.700 34.700
8 Lao động du lịch
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp ngoài xã hội
Người
Người
Người
19.511
10.318
9.193
22.500
11.800
10.700
59.280
19.760
39.520
113.760
37.920
75.840
187.380
62.420
124.920
Nguồn: (2) - Dự báo của Viện NCPT Du lịch và định hướng PTDL
tỉnh Lâm Đồng
(1) - Sở DL&TM, Sở KH&ĐT, Cục Thống kê Lâm Đồng


Cơ sở dự báo: Các chỉ tiêu dự báo dựa trên cơ sở số liệu dự báo của Viện Nghiên
cứu Phát triển du lịch trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1996-2010 và định hướng đến năm 2020 (tháng 10/2005);
phương hướng phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm
2020 của tỉnh Lâm Đồng.
3.2. Phương hướng hoàn thiện Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
trong thời gian tới
3.2.1. Quan tâm xây dựng chiến lược thị trường cho phát triển du lịch của Lâm Đồng đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020
3.2.1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Để xác định thị trường mục tiêu Lâm Đồng cần tiến hành các công việc sau:
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tức là thực hiện một quá trình tổ chức thu thập,
xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường phải xác định cho được thị trường mục
tiêu chủ yếu của mình.

18
Các chỉ tiêu định tính có thể là:
Thứ tự Tên chỉ tiêu Trọng số
1
2
3
4
5
6
7
8

9

Cơ cấu đặc điểm dân cư
Sự ổn định chính trị, xã hội
Các tác động kinh tế - xã hội đến nhu cầu du lịch
Thời gian nhàn rỗi
Hiểu biết về Lâm Đồng
Sự khác biệt, tương đồng tâm lý giữa Lâm Đồng với các thị trường
Khả năng đáp ứng nghiên cứu của Lâm Đồng
Nhu cầu thị trường phù hợp với
định hướng phát triển du lịch
của Lâm Đồng.
Các yếu tố tâm lý, lịch sử, văn hoá có tác động du lịch Lâm
Đồng
Tổng cộng
6
6
12
6
10
12
13
20

15
100

Các chỉ tiêu định lượng có thể là:
Thứ tự Tên chỉ tiêu Trọng số
1
2
3

4
5

6
7

GDP / đầu người
Số người đi du lịch/năm
Khả năng chi trả
% chiếm trong tổng lượng khách đến Lâm Đồng của thị trường này
Tốc độ tăng trưởng của lượng khách đến Lâm Đồng của thị
trường này
Thu nhập của Lâm Đồng từ khách của thị trường này.
Thị phần tương đối so sánh với các vùng khác cạnh tranh
Tầ
n suất quay lại Lâm Đồng
Tổng cộng
12
11
15
15
10
15
10
12

100

Nếu điều tra được các chỉ tiêu này ở các thị trường đang xem xét và làm đúng thì
việc đánh giá phân loại thị trường sẽ chuẩn xác hơn. Qua đó lựa chọn các chiến lược

tăng trưởng cho từng thị trường sẽ phù hợp, có hiệu quả hơn.
3.2.1.2 Xác định vị thế cạnh tranh của các sản phẩm du lịch và hướng chiến lược tăng tr-
ưởng thích hợp
Trong lần điều chỉnh bổ sung này Lâm Đồng cần có các biện pháp khoa học thu
thập các thông tin cần thiết; sử dụng các phương pháp thích hợp để xác định rõ vị trí
cạnh tranh của các sản phẩm và lựa chọn chiến lược phù hợp với từng sản phẩm.

19
Đơn giản nhất là sử dụng ma trận BCG.











Th? ph?n


Hình 3.1. So d? ma tr?n BCG


Ghi chỳ: { ký hi?u ch? m?t s?n ph?m du l?ch (d? l?n c?a nú do quy mụ doanh
thu quy?t d?nh)



Hình 3.2. Sơ đồ các hướng chiến lược có thể
lựa chọn cho danh mục sản phẩm du lịch

3.2.1.3. Gắn chiến lược phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với chiến lược
phát triển du lịch của tỉnh
Việc thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Lâm Đồng
thành công, hay không thành công phần quan trọng cũng chịu ảnh hưởng của sự phát
triển của các doanh nghiệp du lịch. Vì vậy, nhiệm vụ của QLNN là kiểm tra, rà soát và
hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với
chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
Ngụi sao Lu?ng l?
Con bũ s?a éi?m ch?t
Ngụi sao:
- Kh? nang sinh l?i l?n
- Lu?ng doanh thu cõn b?ng
- R?i ro trung bỡnh
Lu?ng l?:
- Sinh l?i kộm
- R?i ro l?n
- Nhu c?u d?u tu l?n
Con bũ s?a:
- Sinh l?i l?n
- Khụng cú nhu c?u v?n
- R?i ro ớt
éi?m ch?t
:
- Khụng sinh l?i
- Khụng d?u tu
- R?i ro trung bỡnh


Gi? v? trớ c?nh tranh
chi ph?i

- é?u tu l?n d? vuon lờn
chi ph?i
- Ho?c t? b?

Sinh l?i phỏt tri?n


- Khụng d?u tu d?n d?p
- T? b?

Tỷ lệ
tăng
trưởng
của sản
phẩm
du lịch

+ 20%

+10%


0%

-10%



20
3.2.1.4. Phát triển kinh doanh lữ hành
Để chuyển từ thế “bị động” sang thế “chủ động” về nguồn khách, việc tạo được thị
trường “gởi khách” và thị trường “đón khách” là vấn đề mà du lịch Lâm Đồng cần làm.
Về phía bản thân các doanh nghiệp lữ hành cần phải khắc phục bằng được tính
thụ động chờ khách đến, mà phải vươn ra thị trường bên ngoài theo đúng tính chất của
doanh nghiệp lữ hành.
V
ề phía tỉnh Lâm Đồng khuyến khích cho các doanh nghiệp tại Lâm Đồng mở
rộng loại hình du lịch này; đồng thời phối hợp tổ chức thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả
chương trình hợp tác toàn diện về KT-XH và hợp tác về du lịch với các địa phương
nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành vươn ra thị trường bên ngoài.
3.2.2. Hướng hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch
3.2.2.1. Về chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư
Trên cơ sở các nghị định, văn bản hướng dẫn có liên quan đến chính sách thu hút
đầu tư của Nhà nước; tỉnh Lâm Đồng sớm nghiên cứu xây dựng, ban hành cơ chế,
chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3.2.2.2. Về chính sách tài chính - tín dụng, giá cả
Tỉnh Lâm Đồng cần thành lập Quỹ khuyến khích phát triển du lịch của tỉnh. Quỹ
này sẽ giúp cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn
để đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, quảng cáo sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
3.2.2.3. Về chính sách đất đai
Nhà nước nên có biện pháp can thiệp về bồi thường, giải toả để tạo điều kiện cho
dự án được triển khai đúng tiến độ. Có chính sách giảm mức thuế suất chuyển mục
đích sử dụng đất, cho phép doanh nghiệp được trả tiền chuyển mục đích sử dụng đất
thành nhiều đợt.
3.2.2.4. Chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường và yếu tố xã hội trong du lịch
Quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch của các cơ quan QLNN và trách
nhiệm tham gia của cộng đồng dân cư là đóng vai trò quyết định trong việc quản lý,

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường. Do vậy Nhà nước cần phải có
biện pháp quản lý chặt chẽ và có chính sách thoả đáng để người dân gắn liền nghĩa vụ
và quyền lợi của mình trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường.
3.2.3. Tổ chức điều hành kiểm tra, kiểm soạt hoạt động du lịch
3.2.3.1. Tổ chức bộ máy và nhân sự cho phát triển du lịch
a) Tổ chức bộ máy và nhân sự của các cơ quan QLNN
Sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy ngành du lịch của tỉnh theo hướng tinh, gọn,
hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, đảm bảo được tính kế thừa, công tác
QLNN về du lịch không bị gián đoạn khi chuyển đổi bộ máy tổ chức. Đồng thời quy

21
định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và sắp xếp nhân sự đối với các ngành kinh tế
tổng hợp có liên quan đến du lịch, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư cho phù hợp với
yêu cầu; tránh trình trạng tập trung quyền hạn quá lớn vào một ngành, tạo nên sự quá
tải và sự độc quyền trong QLNN.
Về công tác cán bộ phải cần có quy hoạch khoa học và thực hiện quy ho
ạch một
cách đồng bộ, đồng thời với quy hoạch là khâu đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và bổ
nhiệm cán bộ theo đúng quy trình.
b) Tổ chức quản lý hệ thống doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch
- Kiện toàn lại Hiệp hội Du lịch, nhân sự của Hiệp hội phải đủ tầm để Hiệp hội
thực sự là cầu nối giữa các cơ s
ở kinh doanh với cơ quan QLNN.
- Các cơ quan chuyên môn liên quan đến quản lý về du lịch thuộc tỉnh, trong đó đặc
biệt là ngành Du lịch, Kế hoạch đầu tư, Thuế phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện rà
soát toàn bộ các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch để quản lý chặt chẽ hơn.
- Tổ chức định kỳ các cuộc hội nghị (mang tính hội thảo) doanh nghiệp chuyên
ngành du l
ịch, dịch vụ du lịch theo từng loại hình du lịch, quy mô hoạt động doanh
nghiệp và theo địa bàn.

3.2.3.2. Điều hành thực hiện quy hoạch
Sau khi điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng được phê
duyệt, cần phải giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng và địa phương triển
khai thực hiện quy hoạch; định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực
hiện, trong đó phải làm rõ tiến độ thực hiện các chỉ tiêu dự báo, tìm ra nguyên nhân đạt
và chưa đạt, làm rõ trách nhiệm c
ủa các cấp, các ngành trong việc tổ chức chỉ đạo,
điều hành, tổ chức thực hiện quy hoạch.
3.2.3.3. Thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng du lịch
Việc ngân sách trung ương và địa phương tiếp tục cân đối hỗ trợ nguồn vốn đầu
tư hạ tầng du lịch là rất cần thiết, nhưng cần nghiên cứu việc bố trí vốn cho phù hợp
với nhu cầu phát triển du lịch, và thực hiện theo thứ tự ưu tiên cho các công trình để
đầu tư dứt điểm trong một thời gian ngắn nhằm phát huy ngay được hiệu quả đầu t
ư.
3.2.3.4. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch
Để phát triển du lịch thì công tác quảng bá, xúc tiến du lịch là một nội dung
không thể thiếu nhằm để bạn bè trong nước và nước ngoài biết đến Đà Lạt - Lâm
Đồng. Do vậy cần mở rộng hơn nữa phạm vi cũng như đa dạng hoá hình thức
quảng bá, xúc tiến du lịch để đạt hiệu quả cao hơn. Xác định rõ trách nhiệm, vai
trò, nhiệm vụ của các cơ quan xúc tiến của Nhà nước, Hi
ệp hội Du lịch và doanh
nghiệp du lịch mà trong đó Nhà nước đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, gắn kết các
doanh nghiệp.

×