Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thao luan tu tuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.71 KB, 6 trang )

1. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân, trên cơ sở
liên minh công nông.
a. CM là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức
Năm 1924, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân.
Người cho rằng: “ để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông
Dương:1- phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một
cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng…” Hồ Chí
Minh nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương
thức hành động. “hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức, hoặc làm cho
dân quen tính ỷ lại, mà quên tính tự cường”. Người khẳng định “ Việt Nam làm
CM giải phóng dân tộc, đó là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một
hai người. CM muốn thắng lợi phải đoàn kết toàn dân, phải làm cho sĩ, nông, công
thương đều nhất trí chống lại cường quyền. Trong sự nghiệp này phải lấy công
nông là người chủ cách mệnh… công nông là gốc cách mệnh” Trong CM tháng 8
năm 1945 cũng như hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ, Hồ Chí Minh
lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh. Quan điểm “lấy dân làm gốc” xuyên suốt quá
trình chỉ đạo chiến tranh của Người. “Có dân là có tất cả”, “dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Khi còn hoạt động ở nước ngoài Hồ
Chí Minh nói: “đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng,
thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự
do, độc lập”. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong
khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần
chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi. Người khẳng định: “ dân khí mạnh thì quân
lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. Phải dựa vào dân, dựa chắc vào
dân thì thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được. Chúng ta tin chắc vào tinh thần và
lực lượng của quần chúng, của dân tộc”.
b. Lực lượng của CM giải phóng dân tộc
Để đoàn kết toàn dân tộc, Nguyễn Aí Quốc chủ trương xây dựng Mặt Trận dân tộc
thống nhất rộng rãi để liên kết sức mạnh toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập tự
do. Khi soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng, trong Sách Lược Vắn Tắt,
NguyễnAí Quốc chủ trương: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức,


trung nông, thanh niên, Tân Việt…để kéo họ đi vào vô sản giai cấp. Còn đối với
bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa mặt phản CM thì
phải lợi dụng ít lâu rồi mới cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản CM
thì phải đánh đổ”. Sách lược này phải được thực hiên trên quan điểm giai cấp vững
vàng- như người xác định: “công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cực khổ bằng công nông, 3
hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi, và trong khi liên lạc với các


giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào được nhượng một chút lợi ích gì của
công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”. Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí
Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực CM của công nhân và nông dân. Người
phân tích: các giai cấp công nhân và nông dân có số lượng đông nhất, nên có sức
mạnh lớn nhất. Họ lại bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên lòng cách mệnh càng
bền, chí cách mệnh càng quyết…công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ
mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”. Từ đó
Người khẳng định: “công nông là gốc cách mệnh”. Khẳng định vai trò động lực
CM của công nhân và nông dân là một vấn đề hết sức mới mẻ so với nhận thức của
những nhà yêu nước trước đó. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh
đạo CM giải phóng dân tộc, người đề xuất với Đảng thành lập Mặt Trận Việt Nam
Độc Lập Đồng Minh. Người chủ trì Hội nghị đã đề ra nghị quyết xác định “ lực
lượng CM là khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt thợ thuyền, dân cày,
phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau
thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho
dân tộc, đánh tan giặc pháp- nhật xâm chiếm nước ta”. Tháng 9/ 1955, Hồ Chí
Minh khẳng định: “ Mặt Trận Việt Minh đã giúp CM tháng 8 thành công”.
2.Cơ sở lý luận
Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã đọc được “luận cương về những vấn đề dân tộc
và thuộc địa” của Lênin. Từ đây Người sáng tỏ được nhiều điều đã tìm ra con
đường để giải phóng dân tộc mình. Người đã rút ra kết luận: muốn cứu nước và

giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản. đó
là con cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do đảng tiên phong của giai cấp công
nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, Giành độc lập dân tộc,
thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở việt nam. Đó là đường lối
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại nhằn đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hộ và giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác Leenin đã trở thành cơ sở lý luận cho
hệ tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và về cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng.
3. Cơ sở thực tiễn


a.Theo Mác- Ănghen: CMVS ở chính quốc là cần thiết và được thực hiện trước.
- Theo Lênin: CM thuộc địa phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc.
-Còn theo Hồ Chí Minh: CM giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động và
có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. Cơ sở đưa ra luận điểm:
-Hồ Chí Minh vận dụng những nguyên lý mà C.Mác đưa ra: “sự giải phóng của
giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được bởi giai cấp công nhân”, để đưa đén
khẳng định: “công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ
lực của bản thân anh em”. Vì thế nên công cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa
phải do chính các dân tộc đó thực hiện.
-Hồ Chí Minh nhận thấy sự tồn tại và phát triển của CNTB là được dựa trên sự áp
bức bóc lột giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa. Vì vậy,
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu
tranh của các dân tộc thuộc địa thì mới tiêu diệt được hoàn toàn CNTB. Hơn nữa
theo đánh giá của Hồ Chí Minh trong giai đoạn ĐQCN, sự tồn tại và phát triển của
CNTB chủ yếu dựa vào việc bóc lột nhân dân các nước thuộc địa. Vì vậy, cuộc
CMVS ở chính quốc trước chẳng khác nào đánh rắn đằng đuôi. -Theo Hồ Chí
Minh chính CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa có sức bật thuận lợi hơn vì:

+Chính sách khai thác thuộc địa hết sức tàn bạo của CNĐQ là mâu thuẫn giữa
nhân dân thuộc địa với CNĐQ ngày càng gay gắt vì vậy mà tiềm năng CM của các
dân tộc bị áp bức là rất to lớn.
+Tinh thần yêu nước và CNTD chân chính của các dân tộc thuộc địa là một sức
mạnh tiềm ẩn của CM giải phóng dân tộc. Sức mạnh đó nếu được CN Mac-Lênin
giác ngộ và soi đường thì CM giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa sẽ có một
sức bật rất lớn và có khả năng chủ động cao so với CMVS ở chính quốc.
+Thuộc địa là khâu yếu của chủ nghĩa tư bản nên CM giải phóng dân tộc ở thuộc
địa dễ dàng giành chính quyền hơn. Khi CN Đế quốc xâm lược thuộc địa, CM giải
phóng dân tộc có khuynh hướng phát triển, nhưng lúc đó quốc tế cợng sản lại đánh
giá thấp CM giải phóng thuộc địa. Nghiên cứu luận cương của Lê Nin về CM
thuộc địa và xuất phát từ áp bức của CNĐQ với thuộc địa, Hồ Chí Minh lập luận
về nguyên nhân của CM thuộc địa : " Người Đơng Dương khơng được học, nhưng
đau khổ, đói nghèo và sự bạo ngược của CNTDlà người thầy dạy mầu nhiệm của
họ; người Đông Dương sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng khi thời cơ cho phép và
họ biết tỏ ra xứng đáng với những người thầy dạy của họ.""Không, người Đông
Dương không chết, người Đông Duơng sống mãi. Bên cạnh sự phục tùng tiêu cực,
Người Đông Dương sống âm ỷ và sẽ bùng nổ mãnh liệt khi thời cơ đến." Hồ Chí
Minh chỉ rõ tính chủ động của CM thuộc địa: “Thuộc địa là mắc xích yếu nhất
trong hệ thống CNĐQ, trong khi đó nhân dân thuộc địa ln có tinh thần yêu nước,


căm thù xâm lược, họ sẽ vùng lên khi thời cơ đến”. Vì vậy, năm 1924 Nguyễn Ái
Quốc khẳng định: “CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào CMVS chính
quốc mà có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM chính quốc và khi hồn thành
CM thuộc địa họ có thể giúp đỡ giai cấp vơ sản chính quốc phương Tây trong
nhiệm vụ giải phóng hồn tồn.
CM thuộc địa phải chủ động giành thắng lợi trước CMVS chính quốc, CM thuộc
địa chỉ có thể dựa vào sự nỗ lực của nhân dân thuộc địa, phải đem sức ta tự giải
phóng cho ta”. Tóm lại, đây là luận điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn giúp CM giải

phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, ỷ lại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà
luôn phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường nhờ đó mà CM Việt Nam giành
thắng lợi vĩ đại và góp phần định hướng cho phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước khác trên thế giới trong thời kỳ đó.
4.Ý nghĩa
Tóm lại, khi liên minh cơng - nơng được thiết lập, củng cố trên cơ sở các điều kiện
khách quan đó thì liên minh trở thành nền tảng chính trị - xã hội vững chắc cho sự
lãnh đạo của ĐCS, cho Nhà nước. Để tập hợp lực lượng rộng rãi quần chúng nhân
dân trong khối Đại đoàn kết toàn dân cũng phải lấy liên minh công - nông - trí làm
nịng cốt. Có liên minh cũng là điều kịên bảo đảm ổn định chính trị cho cơng cuộc
đổi mới, cải cách của CNXH
 Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc có những luận điểm sáng
tạo,đặc sắc có giá trị lí luận,thực tế lớn.Làm phong phú học thuyết Mác –Leenin về
CM thuộc địa.Lí luận CM giải phóng dân tộc của HCM là 1 đóng góp to lớn vào
kho tàng lí luận CM của thời đại,soi đường thắng lợi cho CM giải phóng dân tộc
VN.Đem lại những kết quả trước mắt là sự độc lập: cả đời HCM dành trọn cho
nd,cho đât nước,cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người,giải phóng nhân
loại cần lao,thốt khỏi áp bức bóc lột,vươn tới cuộc sống ấm no,tự do,hp.Cũng
chính vì vậy mà vấn đề dt và giải quyết vấn đề dt đã được người quan tâm,nung
náo suốt cuộc đời.Giai quyết vấn đề dân tộc ở VN-một nước nửa thuộc địa,nữa
phong kiến,trước hết là đấu tranh giải phóng dân tộc,đánh đổ bọn tay sai,dành độc
lập dân tộc,tự do cho nhân dân,hịa bình và thống nhất cho đất nước.HCM coi mục
tiêu đấu tranh vì độc lập dân tộc,tự do cho đồng bào là lẽ sống của mình.Quyền
độc lập khơng tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang
hạnh phúc cho mọi người dân của mình.Đồng thời độc lập dân tộc còn là điều kiện
để dân tộc Việt Nam được sống bình dẳng hịa thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống
ấm no,tự do,hạnh phúc.Theo HCM : độc lập, tự do, hịa bình và thống nhất đất
nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mất nước. Bởi mất nước là mất tất cả.
Sống trong cảnh mất nước, nhà tan, mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược,
bọn tay sai phản động thì quyền sống của con người cũng bị đe dọa chứ nói gì đến

quyền bình đẳng tự do dân chủ của con người. Nếu có chỉ là thứ tự do bắt bớ, giết


hại và tù đày cuả quân xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy trong suốt hai cuộc
kháng chiến chống pháp, quân và dân ta anh dũng với tinh thần “ thà hi sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhát định không chịu làm nô lệ” và niềm tin “
kháng chiến nhất định thắng lợi”. Trong cuộc đụng độ lịch sử giữa dân tộc việt
nam với đế quốc mĩ xâm lược, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần giám đánh mĩ
và quyết thắng mĩ, với tinh thần “ khơng có gì q hơn độc lập tự do”.đó cũng
chính là tư tưởng của HCM là nguồn cổ vũ dân tộc áp bức toàn thế giới đang đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân.do đó,HCM khơng những là anh hừng giải phóng
dân tộc VN mà cịn là “ người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc
địa trong thế kỷ XX”

*Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH –chính là sự vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay. Đảng ta đã khẳng định, đổi mới
không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được
nhận thức đúng đắn hơn, và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải
xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam
cho hành động cách mạng"(1). Như vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là
mục tiêu chính trị khơng thay đổi, dù trong bất cứ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào
của cách mạng Việt Nam. Khắc sâu bài học về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
khi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đã thuộc về nhân dân ta, công cuộc đổi mới trong
thời gian qua, càng khẳng định bản lĩnh chính trị đúng đắn, vững vàng của Đảng ta
về kiên định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam, trong giai đoạn mới.
Công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc theo
con đường CMVS, trong điều kiện mới. Độc lập dân tộc lúc này, đối với chúng ta,
chính là sự vươn lên để thốt khỏi đói nghèo, lạc hậu, khẳng định vị thế của Việt
Nam bình đẳng với tất cả các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, ở mọi lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học... Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh là điều kiện cơ bản để bảo vệ nền độc lập dân tộc một cách thực tế,
vững chắc trong hội nhập kinh tế quốc tế rất phức tạp và đầy rẫy nguy cơ mất còn
hiện nay. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã sớm cảnh báo tới nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ ảnh hưởng không
tốt tới an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc và nền độc lập của đất nước. Đổi mới
để phát triển và phát triển để đổi mới mạnh mẽ và vững chắc hơn là nhận thức căn
bản và biện chứng về quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc. Tập trung


cho tăng trưởng mạnh kinh tế trong thời kỳ quá độ chính là làm cho cơ sở vật chất
của CNXH ngày một nhiều



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×