Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 30 trang )

Quan đi m H Chí Minh v con ngư i và chi n ể ồ ề ờ ế
lư c “tr ng ngư i”.V n d ng quan đi m đó ợ ồ ờ ậ ụ ể
vào s nghi p đ i m i nư c ta hi n nayự ệ ổ ớ ớ ệ
Nhóm 15
Nguyễn Quỳnh Hương
Phạm Mạnh Linh
Trần Đình Hoàng
Sưu tầm : zenith™
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Hồng Vân

Quan điểm HCM về con người

Quan điểm HCM về chiến lược trông người

Sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của
nước ta

Tư tưởng Hồ Chí Minh là bước phát triển mới của chủ nghĩa
Mac-Lenin, được vận dụng 1 cách sáng tạo vào thực tiễn giải
phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều
cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền
với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó vần
đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề
trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của
người
Quan điểm HCM về con người

Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và
phát huy sức mạnh đoàn kết toàn


dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy
mọi năng lực của dân (ở từng cá
nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng),
đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh
vận dụng và phát triển trong toàn
bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng
giành độc lập dân tộc cũng như xây
dựng đất nước.
Quan điểm HCM về con người

1. Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách
cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng,
có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong
phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người,
nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là
đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người
Quan điểm HCM về con người

Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc,
trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi
ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng.

Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô
cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu,
lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì
tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được.

Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân,
Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
"giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách

riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia
đình mình".
Quan điểm HCM về con người

2. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như
một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát
hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể:
+ Đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị
áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc.
+Là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân .
+Và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người
cùng khổ".
Quan điểm HCM về con người

Theo Logic phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ
nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ
nghĩa quốc tế chân chính,khái niệm "con người" của Hồ Chí
Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng". Người
đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích
căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác
(đặc biệt là nông dân).

Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng
duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức.
Toàn bộ các tư tưởng, lý luận bàn về cách mạngvề thực chất chỉ
là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí
Minh.
Quan điểm HCM về con người
Quan điểm HCM về con người


Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng
định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực
hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã, vì như Người nói: "Đây là
cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư
hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy
sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của
toàn dân".

Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã
hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần
cùng , làm cho mọi người có công ăn việc làm , được ấm no
và được sống đời hạnh phúc”
Quan điểm HCM về con người

Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực
thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người
tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng
đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin
tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải
phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận
điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách
mạng của Người thông qua thực tiễn cách mạng đã trở thành
một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng
lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.
Quan điểm HCM về con người
1. Trồng người là một sự nghiệp có tính chiến lược


Người khát khao biến khát vọng “ khai dân trí” của cha ông
thành hiện thực và đưa sự nghiệp “trồng người” trở thành sự
nghiệp chiến lược
=> Do đó từ khi có chính quyền, Hồ Chí Minh đã thực hiện một
sự nghiệp "khai dân trí" rộng lớn chưa từng có trong lịch sử
nước ta đã thu được những thành công hết sức to lớn, mặc dù
sự nghiệp ấy được tiến hành trong điều kiện chiến tranh khốc
liệt.

Người đã xác định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ thứ tư trong
sáu nhiệm vụ cấp bách nhất của đất nước lúc bấy giờ, là bước
khởi đầu và cũng là nhiệm vụ thường xuyên của sự nghiệp mở
mang dân trí
"Dốt nát cũng là kẻ địch Địch thực dân
dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến
lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào
địch thực dân để đưa dân ta vào nơi
mù quáng Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”.
“Dân rất thông minh, quần chúng kinh
nghiệm, sáng kiến rất nhiều, chỉ cần
mình có biết học hay biết lợi dụng mà
thôi"
“Phải học, học ở nhà trường, học trong
sách vở, học ở quần chúng nhân dân,
không học quần chúng là một sai lầm
lớn”.

Người nhấn mạnh, đề cao, nêu bật vai trò của GD-ĐT, xây dựng con

người mới XHCN , coi đó là 1 chiến lược lâu dài: “Vì lợi ích mười
năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người". Người luôn đặt lòng
tin vào khả năng của GD.

Người nói “ Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác trong lòng, ta
phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.
Nếu như Khổng Tử coi “ Nhân chi sơ tính bổn thiện” và Tuân Tử coi
“ Nhân chi sơ tính bổn ác”, thì Người lại cho rằng: “Hiền, dữ đâu phải
là tính sẵn/ Phần nhiều do GD mà nên".
=> khẳng định: “ có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục đào tạo những thế
hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người
thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ
vang nhất".
2. Tư tưởng "trồng người" của Hồ Chí Minh rất khoa học
và toàn diện, cả về nội dung và phương pháp.
Người luôn có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở thanh niên,
ở thế hệ trẻ, thấy trước những đỉnh cao mà con người Việt Nam sẽ
phải đạt tới: “Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang
để sánh vai các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các em".

Người chỉ rõ: "Việc xây dựng con người cũng phải có ý định rõ
ràng như nhà kiến trúc".

Trong việc "trồng người", Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng nền tảng
đạo đức. Người thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy cho con người.

Người khẳng định: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Người đòi hỏi tất cả mọi người không
trừ một ai, không trừ một cấp nào đều
phải thường xuyên trau đồi đạo đức
cách mạng cho bền vững.

. Hồ Chí Minh hết sức coi trọng đạo đức. Song cũng rất mực coi trọng
tài năng. Người trân trọng đón mời, ưu đãi và trao thực chức, thực
quyền cho những người có tài năng.

Mặt khác, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải tinh thông nghiệp vụ
của mình, ai cũng đều phải có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Làm bất cứ việc gì, làm bất cứ ở đâu mà không thành thạo sẽ
gây ra tác hại. Đặc biệt là trong bộ máy Nhà nước, hoạt động của nó
liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, sự không thành thạo công việc
sẽ dẫn đến tác hại khôn lường. => Bởi vậy, Hồ Chí Minh rất quan
tâm, coi trọng và khuyến khích việc "chiêu hiền đãi sĩ", "cầu người
hiền tài" và luôn nhắc nhở phải "khéo dùng cán bộ", phải "hiểu và
đánh giá đúng cán bộ”, “có gan cất nhắc cán bộ”, “dụng nhân như
dụng mộc” , “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt
hay kém”.
3. Sự nghiệp “trồng người” còn là sự quy tụ ở mẫu người
hoặc các mẫu người, được xây dựng về mặt lí thuyết và
trong thực tế.
Người từng chỉ ra rằng: trong xã hội không có áp bức, bóc lột thì "thánh
hiền" là hàng triệu con người có thật trong nhân dân. Sẽ là thiếu sót

nếu không chú ý tới 1 điểm độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc
“trồng người” và nó liên quan đến mẫu người.
=> Đó là tư tưởng và sự quan tâm của Người đến vấn đề “người tốt,
việc tốt”.
Sự quan tâm của Bác đến vấn
đề “người tốt, việc tốt”

Nhưng để trở thành "người tốt", tuy
dễ nhớ, dễ làm phải tự đòi hỏi mình,
tự chế ngự và tự nâng mình lên mới
có thể vượt qua được thói quen làm
những "việc tốt" bình thường nhất,
để từ triệu người tốt, việc tốt sẽ ươm
mầm, chở che, nâng niu cái thiện,
đẩy lùi cái ác mở mọi nơi, mọi lúc.

Hồ Chí Minh chỉ rõ : Lấy
gương người tốt, việc tốt để
hằng ngày GD lẫn nhau là
một trong những cách tốt
nhất để xây dựng Đảng,
xây dựng các tổ chức cách
mạng, xây dựng con người
mới, cuộc sống mới.
Với tư tưởng tất cả vì con người
và với chiến lược “trồng
người” Hồ Chí Minh đã bồi
dưỡng nhân tài, nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực
“vì sự nghiệp trăm năm phải

trồng người”. Người rất coi
trọng trí thức, quý trọng người
lao động trí óc, xem trí thức
văn hoá là cái ‘chìa khoá” để
nhân dân lao động thực hiện
vai trò làm chủ của mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng về con người của Đảng
Cộng sản Việt Nam nhất quán với tư tưởng về con người của Hồ Chí
Minh , thể hiện qua đường lối lãnh đạo cách mạng và qua các chủ
trương chính sách của Đảng trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo
công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.

Ngày nay, khi mà cả nước đang bước vào hội nhập sâu rộng với nền
kinh tế quốc tế, để đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm
châu” và để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp hiện đại thì chiến lược phát triển con người càng được chú
trọng hơn bao giờ hết, con người phải trở thành mục tiêu và động
lực cho sự phát triển

×