Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.28 KB, 82 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng được cơng
bố trong bất kì một cơng trình nào khác.
Đồng Hới, tháng 05 năm 2015
Tác giả
Phạm Thị Bích Diệp

i


Lời cảm ơn
Li u tiờn em xin chõn thnh cm ơn đến q thầy cơ Trường Đại học Quảng
Bình và các thầy cô trong khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản trong suốt bốn năm học tại trường. Đó là hành trang quý giá
để em tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sau này của
mình.
Em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ giáo Tiến sĩ Mai Thị Liên Giang đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và động viên em trong suốt thời gian
qua để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi
trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Tác giả
Phạm Thị Bích Diệp

ii


KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT
1



Kí hiệu
[1, tr.120]

Chú giải
Trích dẫn tài liệu tham khảo 1, trang 120

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI .................................................................... iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................... 1
2. Lịch sử đề tài nghiên cứu. ........................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ............................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận........................................................................................... 7
7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu. ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA TƠ HỒI. ............................................................................. 8
1.1. Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học ........................................... 8
1.1.1. Nhân vật văn học. .............................................................................................. 8
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học. ....................................................................... 9
1.2. Phân loại nhân vật văn học. ................................................................................. 11
1.3. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Tơ Hồi. .............................................. 14
1.3.1. Nhân vật nơng dân, thợ thủ cơng ...................................................................... 14

1.3.2. Nhân vật trí thức .............................................................................................. 18
1.3.3. Nhân vật loài vật .............................................................................................. 20
1.3.4. Nhân vật trẻ em. ............................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. TÊN GỌI, NGOẠI HÌNH, TÍNH CÁCH, HÀNH ĐỘNG VÀ DIỄN
BIẾN TÂM LÍ CỦA NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LỒI VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA TƠ HỒI ............................................................................ 25
2.1. Tên gọi của nhân vật trẻ em và nhân vật lồi vật. ................................................ 25
2.2. Tính cách và hành động của các nhân vật trẻ em và nhân vật lồi vật. ................. 34
2.2.1. Ngây thơ, hồn nhiên, vơ tư. .............................................................................. 35
2.2.2. Hiếu thảo, chăm ngoan, biết vâng lời. .............................................................. 37
2.2.3. Nghịch ngợm, thích được trêu đùa. .................................................................. 41

iv


2.3. Diễn biến tâm lí nhân vật trẻ em và nhân vật lồi vật.. ........................................ 46
CHƯƠNG 3. NGƠN NGỮ NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TƠ HỒI .............................................................. 51
3.1. Khái qt về ngơn ngữ văn học. .......................................................................... 51
3.1.1. Ngơn ngữ văn học là gì? .................................................................................. 51
3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ văn học. ............................................................................ 52
3.2. Ngôn ngữ nhân vật. ............................................................................................. 54
3.3. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các truyện ngắn của
Tơ Hồi. .................................................................................................................... 55
3.3.1. Tính tự nhiên, đơn giản, gần gũi. .................................................................. 57
3.3.2. Tính sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. ........... 61
3.3.3. Tính hài hước, hóm hỉnh. ................................................................................. 64
3.3.4. Tính giáo dục. .................................................................................................. 67
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75


v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đến với con đường nghệ thuật từ những năm ba mươi đến nay, Tô Hoài là một
trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại. Tác phẩm của ông phản
ánh chân thực, sâu sắc cuộc sống của người dân Việt Nam. Chân dung con người trong
tác phẩm của Tơ Hồi là cả một dịng sơng cuộc đời trơi chảy của bao nhiêu sự việc,
câu chuyện, đời người. Người đọc quan tâm đến ơng khơng chỉ vì ơng là một cây bút
có bút lực dồi dào mà cịn thấy ở ơng những ý tưởng mới mẻ, táo bạo và khá sâu sắc
trong việc khám phá, lí giải con người. Đóng góp ấy của ông cùng với một số nhà văn
đương thời đang làm nên một diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam đương đại. Tơ
Hồi bước vào nghề văn khá sớm và nổi danh từ trước năm 1945, ông có một khả
năng quan sát đặc biệt, rất thơng minh, hóm hỉnh và tinh tế. Những nhân vật, những
cảnh đời trong tác phẩm của Tơ Hồi có vẻ hồn nhiên như hơi thở của sự sống, một
dáng dấp dân gian mạnh khỏe, thuần phác, trữ tình. Lối viết chân thực, giản dị rất đời
thường trong cách xây dựng nhân vật. Đọc tác phẩm của Tơ Hồi, chúng tơi nhận thấy,
kiểu nhân vật được nhà văn quan tâm và thể hiện nhiều là nhân vật người dân miền
núi, người anh hùng dân tộc, nhân vật cán bộ và nông dân trong cơng cuộc xây dựng
xã hội chủ nghĩa, nhân vật lồi vật và trẻ em. Những kiểu nhân vật này xuất hiện trong
các sáng tác của ông và tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ trong lòng độc giả.
Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, xây dựng nhân vật là
vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là mối quan hệ
với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trị như
những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà
văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Nhà văn Tơ Hồi cho rằng nhân vật không
chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác

phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây
dựng nhân vật. Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm của nhà văn, người đọc
thường nhớ đến tên nhân vật của họ. Chẳng hạn khi nhắc đến Nam Cao, người đọc
nghĩ ngay đến các nhân vật văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ, Hộ, … nhắc đến Vũ
Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách,… Nhân vật vừa mang
chức năng xã hội, vừa phải làm trịn chức năng văn học của nó. Nhân vật thể hiện
1


những quy luật của cuộc sống con người, những hiểu biết, ao ước và kỳ vọng về con
người. Chính vì thế, thành cơng trong việc xây dựng nhân vật chính là sự thành công
của tác phẩm văn học. Để đánh giá thành cơng của một nhà văn nói chung, chúng ta
không thể không quan tâm đến nhân vật, nhất là kiểu nhân vật đặc biệt, xuất hiện với
tần số cao và gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Nhân vật không chỉ là nơi thể
hiện những chiêm nghiệm cuộc sống, tư duy nghệ thuật mà còn là nơi ký thác, bày tỏ
những ước mơ khát vọng của nhà văn về xã hội và con người. Vì vậy, muốn hiểu và
đánh giá đúng về nhà văn Tơ Hồi, chúng ta khơng thể khơng đi sâu tìm hiểu một cách
nghiêm túc và khoa học về kiểu nhân vật trong các tác phẩm của ông.
Thế giới nhân vật của ông đa dạng và hết sức bình dị, thế giới ấy ln gần gũi
với mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thế giới nhân vật của ông cũng gắn với
công việc, cũng được đặt trong môi trường sinh hoạt thường ngày và gắn bó thiết tha
với con người, với quê hương đất nước. Tơ Hồi là nhà văn của chuyện thường, của
người thường, của đời thường. Và khi chúng ta nhắc đến thế giới nhân vật trong truyện
của Tơ Hồi thì khơng thể khơng nhắc đến thế giới nhân vật lồi vật và nhân vật trẻ
em. Đó quả là yếu tố đặc sắc và độc đáo trong thế giới truyện Tơ Hồi. Qua việc
nghiên cứu về thế giới nhân vật, chúng ta có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc và tồn diện hơn
về tài năng của ơng. Đó là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Đặc điểm nhân vật trẻ
em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tơ Hồi” để nghiên cứu.
2. Lịch sử đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu bàn về nhân vật văn học.

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, những bài viết, cơng trình nghiên cứu về thế
giới thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn nói chung cịn đang hạn chế về
số lượng. Tơ Hồi sinh năm 1920, đến nay đã có 80 năm tuổi đời, và 60 năm tuổi viết.
Ơng có nhiều đóng góp đặc sắc cả trước và sau cách mạng tháng 8. Truyện ngắn là
mảng sáng tác khá thành cơng với phong cách riêng. Đã có rất nhiều bài viết trên các
tạp chí, những tham luận, luận văn, luận án, chuyên khảo, đánh giá, nghiên cứu về
mảng sáng tác này.
Dõi theo lịch sử phê bình, chúng tơi thống kê, đã có khoảng trên dưới 97 cơng
trình nghiên cứu về tác giả Tơ Hồi. Đặc biệt, trong đó có 3 nhà nghiên cứu người
nước ngồi với bốn bài viết rất độc đáo. “(Đó là các tác giả G.Gơlơpnép, Nicullin,

2


Accađi Xtơrugaxki). Tổng hợp lại chúng tôi cho rằng: hiện có bốn hướng cơ bản
nghiên cứu về Tơ Hồi.
Hướng 1: Đề cao các sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài. Những nhà nghiên cứu
theo hướng này hầu như xem tất cả công sức lao động nghệ thuật của Tô Hoài tập
trung vào “Dế mèn phiêu lưu ký” và những sáng tác viết cho lứa tuổi học sinh Tiểu
học, học sinh phổ thơng cơ sở. Từ đó các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích một số tác
phẩm cụ thể. Ví dụ: “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Con mèo lười”,…. Tiêu biểu cho quan
điểm viết theo hướng này có G.Gơlơpnép, Accađi Xtơrugaxki, Phan Cự Đệ, Vân
Thanh,….
Hướng 2: Tập trung khai thác giá trị những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài sau
cách mạng như: “Cát bụi chân ai”, “Vợ chồng A Phủ”, “truyện Tậy Bắc”,… Các tác
giả đi theo hướng này, cho dù có một số vấn đề chưa đồng tình với tác giả nhưng đều
thừa nhận những cách tân nghệ thuật của Tơ Hồi.
Hướng 3: Nghiên cứu một cách khái quát từ cách nhìn tổng hợp về quá trình lao
động sáng tạo nghệ thuật của Tơ Hồi. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác
giả: Vũ Ngọc Phan, Vũ Quần Phương, Vương Trí Nhàn,… Các bài viết đề cập nhiều

đến những thăng trầm trong cuộc đời Tô Hoài ảnh hưởng đến sáng tác.
Hướng 4: Đánh giá phong cách tác giả qua những thời gian được làm việc,
tiếp xúc, trị chuyện, phỏng vấn nhà văn. (Ví dụ: Bài viết của Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Văn Bổng, Phan Thị Thanh Nhàn,..)
Qua bốn hướng nghiên cứu như đã nêu, chúng tôi tìm thấy một số ý kiến liên
quan đến các phương diện nhân vật, kết cấu và ngôn ngữ trong sáng tác của Tơ Hồi
như sau:
1.Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan bằng cách viết khái quát, đã đánh giá cao sáng
tác của Tơ Hồi trước cách mạng. Ơng cho rằng: “Tơ Hồi tỏ ra khơng giống một nhà
văn nào trước ơng và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như
ơng. Truyện của ơng có những tính chung nửa tâm lý, nửa triết lý mà các vai lại là lồi
vật. Mới nghe tưởng như truyện ngụ ngơn, nhưng thật khơng có tính cách ngụ ngơn
chút nào”(52-123).
2. Ở tác phẩm “Đi tìm chân lý nghệ thuật” nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cũng
rất khâm phục tài năng của Tơ Hồi. Giáo sư tổng kết: “ Trong sự nghiệp sáng tác của
Tơ Hồi, tác phẩm viết về lồi vật không phải là chủ yếu. Tuy nhiên bộ phận tác phẩm
3


này đã góp phần chứng minh cho phong cách đa dạng và ngịi bút tài hoa của ơng”
(34-42). Những nhận định này giúp chúng tơi tìm hiểu phần nhân vật lồi vật trong
sáng tác Tơ Hồi được chính xác hơn.
3. Nói về nhân vật lồi vật ở sáng tác Tơ Hoài; trong cuốn văn học Việt Nam
1945-1975 (tập II) NXBGD 1990, Trần Hữu Tá viết: “Dưới ngịi bút Tơ Hồi, những
con vật ấy cũng có tình cảm, cá tính và cả tâm trạng, số phận nữa. Thơng qua thế giới
lồi vật này, tác giả muốn nói truyện lồi người, đến số phận người thợ thủ công vùng
Bưởi” (45-143).
4. Giáo sư Phan Cự Đệ nhận định: “Trong tác phẩm Tơ Hồi, nhìn chung ngơn
ngữ quần chúng được nâng cao bằng nghệ thuật hóa. Anh đã trải qua q trình lao
động ngơn ngữ khá công phu, nhất là mặt trau dồi cú pháp và hình tượng ngơn

ngữ.(32-99). Nhận định này phần nào giúp người viết trình bày rõ hơn chương 3 của
khóa luận.
5. Trong bài viết giới thiệu tuyển tập Tơ Hồi hấp dẫn của giáo sư Hà Minh
Đức cũng cho thấy Tơ Hồi rất được tơn trọng: “Vì vậy câu văn của Tơ Hồi thường
mới mẽ. Ơng sáng tạo ra những quan hệ mới, cấu trúc mới trong cú pháp thi ca,…
Trong lĩnh vực ngơn từ, Tơ Hồi đặc biệt chú ý đến cái mới, cái đẹp của chữ nghĩa.
Làm sao để trong văn mạch chữ nghĩa ánh lên màu sắc mới” (18-49). Qủa thật, ngơn
ngữ của Tơ Hồi xứng đáng được đánh giá như vậy.
6. Trong quyển “Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới”, sau khi phân tích
một số yếu tố mới của tác phẩm, tác giả Vân Thanh đã khẳng định về vai trò kỹ thuật
sử dụng ngơn ngữ của Tơ Hồi.)
7. Nhà nghiên cứu người Nga G.Gơlơpnép cũng rất mê cách kể chuyện của Tơ
Hồi. Những ý kiến của nhà nghiên cứu này giúp người viết hiểu sâu về ngôn ngữ
người kể chuyện trong sáng tác Tơ Hồi. Tác giả nói rằng: “Có một thời, bạn đọc của
đất nước Xô Viết, lớn cũng như nhỏ không biết rằng ngồi Andecxen, Hopman, Grim
và Sơ vác, cịn có một nhà kể chuyện xuất sắc ở Việt Nam xa xơi, người ấy là Tơ
Hồi”. Ơng cịn dẫn thêm câu nói của Vladimia Xoolơukihin để chứng minh: “Ngay từ
những trang đầu người đọc đã bị hấp dẫn bởi thể văn tâm tình và sự châm biếm tinh tế
bởi lối phóng tác rất nhẹ nhàng, những chuyện phiêu lưu mạo hiểm … khơng cịn nghi
ngờ gì nữa, cuốn sách này sẽ được tái bản ở nước ta và được dịch ra nhiều thứ tiếng

4


khác, cho tới khi nó trở thành một trong những cuốn sách hay nhất, bằng tiếng loài
người (45-461).
8. Đặc biệt phải kể đến những bài viết của tác giả Phong Lê trên các tạp chí.
Ơng cho rằng: “Trước cách mạng, truyện Tơ Hồi in đậm cảm quan nghệ thuật và
giọng điệu riêng của ông- Một cây bút sung sức đứng bên Nam Cao, làm nên dấu ấn
đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm tiền cách mạng. Bên

cạnh đó, cùng với Vân Thanh, tác giả có cơng trình: “Tơ Hồi về tác giả và tác phẩm”
NXBGD năm 2001. Cuốn sách đã tập hợp các bài viết tiêu biểu về Tơ Hồi. Đây là tác
phẩm quan trọng giúp chúng tơi có điều kiện so sánh, đối chiếu trong q trình tìm
hiểu sáng tác của Tơ Hồi.
9. Những năm gần đây, nhiều sinh viên ở các trường đại học cũng thực hiện
một số đề tài luận văn tốt nghiệp về sáng tác Tơ Hồi. (Ví dụ: Đề tài “Đặc điểm truyện
ngắn Tơ Hồi trước 1945”, tiểu luận tốt nghiệp (1994-1998) của sinh viên Phan Nhã
Hằng, đề tài “Thế giới lồi vật trong tác phẩm Tơ Hồi” – Niên luận văn học hiện đại
III, Huế, tháng 5/1999 của sinh viên Hồ Thị Tâm; đề tài: “Triết lý nhân sinh trong
truyện lồi vật của Tơ Hồi trước 1945” của sinh viên Lê Thị Quang Tuyến,…) đây là
những tài liệu q giúp người viết tìm hiểu sáng tác của Tơ Hồi được cụ thể hơn.
Như vậy, nói về nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong sáng tác của Tơ Hồi,
các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở những nhận định khái quát, chưa đi sâu vào
phân tích giá trị cụ thể của nó.
Những cơng trình nghiên cứu trên là những gợi ý quý giá cho chúng tơi trong q
trình thực hiện đề tài này. Tuy có nói đến nhân vật văn học nhưng các cơng trình
nghiên cứu trên chưa phân tích chi tiết về thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật
trong các truyện ngắn của Tơ Hồi. Với việc giải quyết các luận điểm trong đề tài: “
Thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tơ Hồi”, hi vọng
chúng tơi sẽ đưa đến cho bạn đọc cái nhìn đúng về bản chất của các tác phẩm truyện
ngắn của Tơ Hồi và giá trị của nó đối với bạn đọc nói chung và học sinh Tiểu học nói
riêng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật lồi vật trong
truyện ngắn của Tơ Hồi.

5


3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát truyện ngắn của Tơ Hồi ở 3 cuốn sách

chủ yếu sau:
- Tơ Hồi về tác giả và tác phẩm, NXB giáo dục, do Phong Lê giới thiệu và Vân
Thanh tuyển chọn.
- Tuyển tập Tơ Hồi (Tập I), NXB văn học Hà Nội, năm 1996.
- Tơ Hồi, Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB văn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm về tên gọi, ngoại hình, hành động, tính
cách và diễn biến tâm lý của thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật .
- Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật lồi vật trong
truyện ngắn của Tơ Hồi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: “ Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện
ngắn của Tơ Hồi”, chúng tơi đã sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính sau:
5.1. Phương pháp đọc sách và tài liệu:
Phương pháp này giúp chúng tơi tìm hiểu, tham khảo những vấn đề liên quan
đến đề tài như truyện ngắn, nhân vật văn học, nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật
trong các tác phẩm truyện ngắn của Tơ Hồi.
5.2. Phương pháp phân tích- tổng hợp:
Dùng để phân tích, làm rõ được nét đẹp và ý nghĩa của từng nhân vật trong
truyện ngắn. Phân tích yếu tố ngơn ngữ nhân vật, góp phần làm rõ đặc điểm của các
nhân vật được nhắc đến. Phương pháp tổng hợp giúp cho người viết có cái nhìn khái
qt, tồn diện về nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các tác phẩm truyện ngắn
của Tơ Hồi.
5.3. Phương pháp khảo sát – thống kê:
Phương pháp này hỗ trợ chúng tôi khảo sát và thống kê các tài liệu đã tham
khảo, các tác phẩm truyện ngắn của Tơ Hồi có sự tham gia của nhân vật trẻ em và
nhân vật loài vật. Từ đó xác định được tầm quan trọng và vị trí của từng kiểu nhân vật
trẻ em và lồi vật trong truyện ngắn của Tơ Hồi.
Ngồi ra để phân loại nhân vật, chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp phân loại
những nét đặc trưng của đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện

ngắn của Tơ Hồi.
6


6. Đóng góp của khóa luận
Từ việc phân tích đặc điểm của thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật lồi vật trong
các truyện ngắn của Tơ Hồi, chúng tôi làm rõ hơn giá trị của tác phẩm Tô Hồi, góp
phần giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất truyện ngắn của Tơ Hồi.
Nếu thành công đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên và cho giáo
viên và sinh viên ngành giáo dục Tiểu học.
7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của
khóa luận gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật trong tác phẩm của Tơ
Hồi.
Chương 2: Tên gọi, ngoại hình, tính cách, hành động và diễn biến tâm lí của nhân
vật trẻ em và nhân vật lồi vật trong truyện ngắn của Tơ Hồi.
Chương 3: Ngơn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong tác phẩm truyện
ngắn của Tơ Hồi

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TƠ HỒI.
Tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn trước
tiên phải tìm hiểu quan niệm về nhân vật văn học, chức năng cũng như cách phân loại
về nhân vật của các nhà nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu về thế giới nhân
vật loài vật và nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Tô Hồi được cụ thể và chính

xác hơn.
1.1. Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học
1.1.1. Nhân vật văn học
Nhân vật văn học là phương tiện, là công cụ tinh vi sắc bén nhất để khái quát hiện
thực. Việc xây dựng thành bại yếu tố này gắn liền với sự thành bại của tác phẩm văn học.
Cũng nhờ nó mà tác phẩm văn học và tên tuổi tác giả trở nên bất hủ. Theo “Từ điển thuật
ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử thì nhân vật văn học là con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học. Còn theo Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học”
thì nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự
tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Như vậy, nhân vật văn học là hình
tượng nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, khơng bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả
khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật là sản
phẩm của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn nhằm thể hiện một tư tưởng nghệ
thuật cụ thể. Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong những tác phẩm
bằng phương tiện nghệ thuật.
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương
tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trị quan
trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có
thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...),
có thể là những người khơng có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay
có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tơi trong các truyện
ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này
cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác
8


phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con
người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho
nó những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được

sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong
Chiến tranh và hịa bình của L. Tônxtôi, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm
Chiếc quan tài của Nguyễn Cơng Hoan...Tơ Hồi nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong
truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người
mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự
thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan
tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của
con người trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm
riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự
phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc
giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của
mỗi người sau này. Hay việc giới thiệu Hoạn Thư
gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong q trình phát triển về sau của
nhân vật.Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ
thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngơn từ. Vì
vậy, nhân vật văn học địi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để
dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật văn học được tác giả xây dựng trong mỗi tác phẩm văn học ln mang
những chức năng nhất định, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự thành công cho
tác phẩm văn học. Đó là đứa con tinh thần mà các tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm
văn học. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò nhân vật ở mỗi chức năng khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã thấy rõ nhất một số chức năng của nhân
vật như: Chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội; chức năng tương tự
chức năng của một chìa khóa; chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn
về thế giới; chức năng tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm.
9



Đầu tiên, có thể kể đến chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã
hội: chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật cuộc sống của con người, thể
hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo ra nhân
vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói
cách khác nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận của con người và
các quan niêm về chúng. Tính cách, trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, là sự thể hiện
các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với
phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính,
và cái chung xã hội lịch sử. Nhưng người ta chỉ gọi là tính cách mà sự thống nhất kia
biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất xã hội lịch sử của nó. Tính cách ấy là hiện
tượng nổi bật đời sống của con người. Trong nghệ thuật thi ca, Aristơt viết: “ Tơi hiểu
tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó”. Như vậy, tính
cách được hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội và là quy luật
hành động của nhân vật. Đó là nhận thức chung nhất về tính cách như là nội dung của
mọi nhân vật văn học.
Thứ hai là chức năng tương tự chức năng của một chìa khóa: Chức năng này giúp
nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới
mẻ. Tuy nhiên, tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực
khách quan. Do đó, chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử. Ví
dụ trong thời cổ đại xa xưa, khi nhiệm vụ xã hội của con người là chinh phục thiên
nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc, chống ngoại xâm thì xuất hiện các
nhân vật thần thoại như Nữ oa vác đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm
trứng, hoặc các anh hùng mang tầm cỡ địa phương hay quốc gia. Thánh Gióng cưỡi
ngựa sắt phun lửa giết giặc Ân lại là nhân vật của thời đại muộn hơn. Đó là các nhân
vật cổ tích với các tính cách kẻ giàu, người nghèo, kẻ ác người thiện, có ý nghĩa xác
định những chuẩn mực giá trị trong quan hệ xã hội giữa người với người.
Chức năng thứ ba của nhân vật là chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của
nhà văn về thế giới, nội dung khái quát của nhân vật khơng chỉ là cái tính cách xã hội

lịch sử và mảng đời sống gắn liền với nó mà cịn là quan niệm về tính cách và cái tư
tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Sẽ rất ấu trĩ nếu hiểu nhân vật văn học như những con
người thật, u mến và phán xét nó như những kẻ ngồi đời. Chẳng hạn, đọc truyện
Thạch Sanh không nên chê trách chàng thiếu cảnh giác để đến nổi bị mẹ con Lí Thơng
10


lừa dối mấy lần, hoặc đọc Tấm Cám chớ trách Tấm khờ khạo để mẹ con Cám lừa gạt,
hãm hại,…
Nhân vật văn học có chức năng khái qt những tính cách, hiện thực cuộc sống
và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có
mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm.
Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách
của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật
muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính,
người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là
thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn
đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để
thực hiện khát vọng tự do, cơng lí...Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo
thể hiện q trình lưu manh hóa của một bộ phận nơng dân trong xã hội thực dân nửa
phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa
thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người...
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong q trình mơ tả nhân vật,
nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được
quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất
nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật,
việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những
nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị
Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng

tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên
những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác
phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà
là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".
1.2. Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây
dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp
lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả..., có thể thấy
những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt
11


được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều
góc độ khác nhau.
Thứ nhất xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật. Có thể nói
đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu
cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội,
cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất
hồn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời
đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống...có thể được coi là nhân vật lí
tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Loại
nhân vật sau là loại nhân vật được tơ hồng, hồn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ở
đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện. Nhân vật phản diện là nhân
vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án.
Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây
dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân
biệt rạch rịi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích,
các truyện thơ Nơm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt có tính
chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức
tính tốt đẹp cịn nhân vật phản diện thì hồn tồn ngược lại. Trong văn học hiện đại,

nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc
miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói
riêng khơng phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm
mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ khơng
đơn điệu...Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nỡ, Tám Bính, Năm Sài Gịn...là những
nhân vật có bản chất tốt nhưng đó khơng phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật. Khi
đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó
đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai
đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du
miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ khơng phải chỉ có một
phẩm chất chính diện hoặc phản diện.
Thứ hai xét từ góc độ kết cấu, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật
chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trị quan
trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu
12


tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, q trình phát triển tính cách của nhân vật.
Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản
trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ.
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề
đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật
chính quan trọng nhất xun suốt tồn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm.
Trong khơng ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác
phẩm. Ví dụ: Ðơng Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tơnxtơi, A.Q chính
truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du... Trừ một hoặc một số nhân vật
chính, những nhân vật cịn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó
là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong q trình diễn biến của
cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật phụ phải góp
phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng khơng được làm mờ nhạt nhân vật

chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và
tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh
động và hoàn chỉnh.
Thứ ba, xét từ góc độ thể loại: Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ
tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. (sẽ nói rõ trong phần các loại thể)
Thứ tư, xét từ góc độ chất lượng miêu tả: Có thể phân thành các loại: nhân
vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong
tác phẩm. Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngơn ngữ, cử chỉ,
hành động...cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét. Tính cách là nhân vật được khắc họa
với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được
mọi biểu hiện mn màu, mn vẻ sinh động bên ngồi của nhân vật. Ðiển hình là tính
cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái
quát và cái cá thể...Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ
nghĩa hiện thực phê phán trở về sau. Ngồi những loại nhân vật được trình bày, có thể
nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng
hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vậtcon vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn
học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây.. Như vậy, từ mỗi góc độ, các nhà lý luận đã có
sự phân chia khác nhau về loại hình nhân vật. Tuy nhiên, khi khảo sát tác phẩm của Tô
13


Hồi từ góc độ nội dung, chúng tơi nhận thấy việc phân loại nên theo một hướng cụ
thể.
1.3. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Tơ Hồi
Tơ Hồi quan niệm chỉ viết về những điều mà ơng nhìn thấy ở quanh
mình, ở chính mình, viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng quanh
mình. Ngịi bút Tơ Hồi hướng đến những con người, những câu chuyện của làng q
ơng. Viết về người dân q, nhà văn có cái nhìn giản dị và xác thực về họ. Theo ơng,
con người trước khi là một ai đó thì trước hết phải là chính mình, phải là mình với tất
cả những gì mà tạo hố đã sinh ra chúng ta. Có xấu, có tốt, có dở, có những thói tật

của riêng mình. Con người khơng phải là thánh nhân cũng khơng phải là các gì đó
siêu phàm. Bên cạnh những tính tốt con người, con người cịn có những hạn chế, thậm
chí những thói xấu. Con người có những phần cao cả nhưng cũng có nhiều khuất lấp
ẩn sâu trong tâm hồn. Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn của ơng không xa lạ, họ là
những người nông dân, người thợ thủ cơng, những người trí thức sống ở làng Nghĩa
Đơ, ngay cả đến lồi vật cũng hết sức bình thường, gần gũi trong cuộc sống hàng
ngày.
1.3.1. Nhân vật nông dân, thợ thủ công
Nhân vật chiếm đa số trong những trang truyện ngắn của Tơ Hồi trước Cách
mạng là những người nơng dân thợ thủ cơng. Họ là hình ảnh người dân làng Nghĩa
Đơ, là người chính người thân trong gia đình Tơ Hồi. Khơng giống như Ngơ Tất Tố,
Nguyễn Cơng Hoan, Tơ Hồi viết về người nơng dân, người thợ thủ công, ông không
đi vào những sự kiện quan trọng, những tình huống gây bất ngờ, hay những cuộc đấu
tranh giai cấp. Dưới con mắt của Tơ Hồi, những người nông dân, những người thợ
thủ công đều là con người bình thường, có suy nghĩ, tâm trạng vận động theo quy luật
đời thường. Có lẽ vì vậy, nhân vật của ông không phải là những con người hành động
kiên cường giống như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, những kẻ quá ngờ
nghệch dốt nát như con mẹ ni trong Đồng hào có ma của tác giả Nguyễn Cơng
Hoan. Thực sự, nhân vật của Tơ Hồi là những con người đời thường. Họ phải chịu
cảnh đói nghèo, thất nghiệp vì những biến động của xã hội. Họ có mặt tốt mặt xấu, có
những suy nghĩ hết sức vụn vặt, những lo toan tính tốn trong cuộc sống thường nhật.
Thời ấy, làng Nghĩa Đô, người dân sống chủ yếu bằng nghề dệt cửi, sự sống loanh
quanh buộc vào mấy khung cửi mọt. Xung quanh Tơ Hồi là cảnh sống khó khăn túng
14


quẫn của gia đình, của làng xóm nghề dệt thủ cơng dần dần phá sản. Tơ Hồi đã ghi lại
cảnh gia đình trong Tự truyện. Những ngày chợ phiên hàng ế hàng, khơng khí gia đình
càng trở nên nặng nề: “Nhà tơi, ngày chợ khơng sinh chuyện này thì chuyện khác.
Hàng ít lại xấu, khơng đều, khơng ai mua. Thế là xảy ra xô xát giữa bà ngoại tôi và các

dì tơi. Ơng ngoại tơi ngồi uống rượu. Cuối cùng, bao giờ ông tôi cũng vác gậy đuổi
đánh tất cả. Mọi người chạy toán loạn đêm mới về (...) Sáng hơm sau, lại vẫn cãi vã,
làm ầm cả xóm”... Những kí ức ấy đã ăn sâu trong tâm trí của cậu bé Tơ Hồi. Vì vậy,
chúng ta hiểu tại sao những nhân vật nông dân và thợ thủ công trong truyện ngắn của
ông đựơc quan tâm nhiều nhất và đều là những con người nghèo đói, khốn khổ, cùng
cực. Chẳng hạn trong Nhà nghèo cái nghèo cũng ám ảnh gia đình anh Duỵên trong
Nhà nghèo. Suốt đời hai vợ chồng anh Duyện chỉ biết cắm mặt làm lụng tối ngày mà
gia đình anh vẫn nghèo chẳng đủ ăn. Nhà nghèo đến mức chẳng có một cái gì đáng
giá, thậm chí khơng có một chút lửa. “Mỗi bận thổi cơm, cái Gái vẫn phải ra tận đầu
xóm xin lửa. Và tối thì mọi người trong nhà đi ngủ cùng với mặt trời, không cần đèn.”.
Cơn mưa mùa hạ xối xả, rào rào, trắng xoá gợi bao sung sướng. Họ nghĩ đến bữa cơm
“có thịt nhái nướng thơm phức chấm với muối ớt, nhai ròn rau ráu, ngon tuyệt.” Kết
thúc truyện bất ngờ khiến người đọc vơ cùng đau xót, cái Gái đứa con gái đầu của hai
vợ chồng anh Duyện đã bị rắn cắn chết trong tư thế “hai tay ôm khư khư cái giỏ nhái.
Lưng nó trần xám ngắt. Chân nó co queo lại”. Phải chăng ngay trong lúc nguy hiểm,
nó vẫn mơ tưởng đến món thịt nhái nướng, đến cảnh gia đình đầm ấm quanh món ăn
này. Anh Duyện đau đớn và nghĩ đến cái khổ của con gái mình: “bấy lâu nó vào cửa
vợ chồng anh, cực khổ trăm đường. Người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết cả ra”.
Cái nghèo đeo đẳng cuộc sống của dân quê, đe doạ đến hạnh phúc của của họ. Trong
Chớp bể mưa nguồn, anh Mi vì q nghèo mà khơng đủ tiền lấy vợ. Cuối cùng một
ngừơi phụ nữ đã theo về nhà, làm vợ anh. Bà Móm vơ cùng phản đối vì bà cho rằng đó
là người đàn bà đốn mạt, khơng cưới xin, lại đàng hồng đến nằm vạ nhà bà. Nhưng bà
cũng xót xa vì nhận ra hồn cảnh gia đình mình: “Bà khơng có tiền ấy vợ cho nó à?
Đâu bà có muốn thế. Chẳng qua là cái ông trời cay đắng kia chưa muốn cho bà khá...
Ngày xưa, bà đi lấy chồng, nghèo khó lắm. Vậy mà hàng xóm cũng được nhai bỏm
bẻm miếng trầu. Làng nước cũng nhận được năm chục viên gạch thay tiền cheo...”
Tình huống “nhặt” vợ cũng đựơc đề cập trong truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Anh Tràng cũng không đủ tiền cưới vợ, một người phụ nữ cũng vì đói kém q mà
15




×