Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đáp án đề thi thử môn văn năm 2014 tháng 12 của Viettel Study

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.57 KB, 4 trang )


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC TỪNG PHẦN 2014 – THÁNG 12

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Anh/chị hãy trình bày quan niệm sáng tác văn chương của nhà văn Nam Cao.
Câu 2 (3 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của
mình về lời phát biểu của một nhạc sĩ:
Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô – da”
Năm 30 tuổi, tôi nói: “Mô – da và tôi”
Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô – da”
PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương dưới ngòi bút của
nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?”.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
Phân tích ngòi bút miêu tả đặc sắc của Thạch Lam qua bức tranh phố huyện
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.


Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì
thêm
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:


ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM

PHẦN CHUNG
Câu 1: (2 điểm)
- Giới thiệu chung về tác giả Nam Cao: nhấn mạnh Nam Cao rất có ý thức về
quan điểm nghệ thuật của một nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực. (0,5 điểm)
a. Trước Cách mạng tháng Tám: Các truyện ngắn Trăng sáng và Đời thừa là
tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao, tập trung thể hiện quan điểm nghệ thuật
của tác giả:
- Phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống, làm đẹp cả những cái tầm
thường, giả dối. (0,25 điểm)
- Đánh giá cao văn chương, xem đó là một hình thái lao động cao quý, đầy trách
nhiệm xã hội. Vì thế, nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với
nghề nghiệp của mình, không được dối trá, cẩu thả, chạy theo đồng tiền. (0,25
điểm)
- Văn chương là một hoạt động sáng tạo, “nó chỉ dung nạp được những người
biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái
gì chưa có”. (0,25 điểm)
- Văn học phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống khổ cực của nhân dân
trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. (0,25 điểm)
b. Sau Cách mạng tháng Tám: tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao giai đoạn
này là truyện ngắn “Đôi mắt”, tác phẩm đặt ra vấn đề cách nhìn, vấn đề đôi mắt
của người nghệ sĩ: nhà văn không chỉ nhìn nhân dân bằng đôi mắt của tình
thương mà còn bằng đôi mắt cảm phục trước những con người có khả năng cải
tạo hoàn cảnh, những con người bất khuất, những tính cách anh hùng. (0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
1. Giải thích: 0, 5 điểm
Câu nói mang một ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc: con người càng lớn lên, càng
sống lâu càng hiểu người và hiểu mình hơn.
2. Bàn luận: 2 điểm

- Tuổi trẻ thường “ngông cuồng và dại dột”. VD: chú Dế Mèn trong truyện của
Tô Hoài.
- Càng vào đời, càng đi nhiều, sống lâu hơn ta mới thấy rõ mình là ai, mình có
những gì? Từ “ Tôi và Mô – da” đến “Mô – da và tôi” phải mất cả một quãng đời
dài. Rồi “Mô – da và tôi” đến “Chỉ có Mô – da” là người ấy đã hiểu được mình,
đã nhận ra được chính mình.
- Tuy nhiên, ngông cuồng, kiêu ngạo vừa là nhược điểm tất yếu vừa là chỗ mạnh
của tuổi trẻ: nó giúp thanh niên tự tin và hào hứng sáng tạo.
3. Bài học nhận thức: 0,5 điểm
Không nên chủ quan trong nhận thức và đánh giá vấn đề.

PHẦN RIÊNG
Câu 3.a. (5 điểm)
1. Giới thiệu nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?”. (0,5 điểm)
2. Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương
2.1. Vẻ đẹp sông Hương được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên (2 điểm)
- Sông Hương nhìn từ cội nguồn khi chảy qua rừng già: vẻ đẹp hùng tráng, dữ
dội, man dại.
- Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế: mang vẻ đẹp dịu
dàng, chung thủy.
2.2. Vẻ đẹp sông Hương nhìn từ góc độ lịch sử (1 điểm)
- Mang vẻ đẹp của một bản trường ca ghi dấu lịch sử những thế kỉ vinh quang
của đất nước.
2.3. Vẻ đẹp sông Hương trong mối quan hệ với cuộc đời và thi ca, âm nhạc (1
điểm)
- Sông Hương không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
3. Kết luận (0,5 điểm)
- Tác giả đã đem đến cho văn chương một dòng sông Hương tương xứng với vẻ
đẹp của nó ở ngoài đời.

- Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của bài văn là tình yêu say đắm với dòng sông
được thể hiện bằng tài năng của một cây bút tài hoa và giàu trí tuệ.
Câu 3.b. (5 điểm)
1. Giới thiệu nhà văn Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ. (0,5 điểm)
2. Phân tích ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn Thạch Lam qua bức tranh phố
huyện
a. Khái quát bức tranh phố huyện: phố huyện được miêu tả theo trình tự thời
gian: khi chiều xuống, lúc đêm về, lúc có chuyến tàu đêm đi qua. (0,5 điểm)
b. Cách quan sát, miêu tả: Những cảnh ấy được nhìn và cảm nhận qua tâm trạng
nhân vật Liên. (0,5 điểm)
c. Phân tích cụ thể bức tranh phố huyện: (2,5 điểm)
- Lúc chiều xuống và lúc đêm về: cảnh vật êm ả nhưng đượm buồn. > Những
hình ảnh của cuộc sống lam lũ, vất vả.
- Lúc đoàn tàu đi qua: đem theo sự náo nhiệt trong chốc lát rồi phố huyện lại
chìm vào sự im lặng cố hữu.
d. Tương ứng với mỗi cảnh là một trạng thái cảm xúc, tâm trạng nhưng cuối
cùng đều gợi lên cảm giác buồn của một cuộc sống quẩn quanh, bế tắc. (0,5
điểm)
3. Kết luận

Nhà văn đã quan sát, miêu tả một cách tỉ mỉ, tinh tế với nhiểu biến thái phong
phú, tinh vi. Điều đó góp phần làm nổi bật bức tranh đời sống phố huyện nghèo
và niềm khao khát một cuộc sống tươi sáng của “hai đứa trẻ”. (0,5 điểm)

×