Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

đáp án đề thi thử môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.09 KB, 3 trang )

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
Đợt 1– năm 2013
Môn thi Địa lí - Khối C

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu I.
(2,0 đ)

1/ Giải thích nguyên nhân ngập lụt ở đồng bằng Sông Hồng. 1,0 đ
- Do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn.
- Địa hình mặt đất thấp.
- Xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc.
- Nguyên nhân khác: mức độ đô thị hoá cao, triều cường
0,25
0,25
0,25
0,25
2/ Trình bày tác động tích cực của đô thi hoá tới sự phát triển kinh tế - xã
hội nước ta.
1,0 đ
- Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
nước ta.
- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương,
các vùng trong nước (dẫn chứng).
- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn, là nơi sử dụng đông đảo
lực lượng lao động có chuyên môn kỉ thuật cao, cơ sở vật chất - kĩ thuật
hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự
tăng trưởng kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao
động.
0,25



0,25

0,25



0,25

Câu II.
(3,0 đ)
1/ Phân tích những xu hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp
nước ta trong thời gian tới. Xu hướng nào quan trọng nhất. Giải thích tại
sao?
1,5 đ

* Xu hướng:
- Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt thích nghi với cơ chế thị
trường, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước cũng như của thế giới.
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung phát triển công nghiệp khai thác
và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước, các ngành
công nghiệp khác điều chỉnh theo nhu cầu thị trường.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao
chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
* Xu hướng quan trọng nhất: Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh
hoạt thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình thực tế của đất
nước cũng như của thế giới.
* Giải thích:
- Sự tồn tại và phát triển các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố,

trong đó thị trường đóng vai trò quan trọng nhất bởi nó điều tiết sản xuất.
- Tuy nhiên thị trường luôn biến động, vì vậy sản xuất công nghiệp phải
linh hoạt nhằn đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh sản xuất những mặt hàng

0,25

0,25



0,25

0,25



0,25

0,25
www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com
không phù hợp với nhu cầu thị trường.


2/ Hãy nêu tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm
qua.
1,5 đ
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng nhanh (dẫn chứng)
- Cơ cấu mùa vụ có nhiếu thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng
địa phương, nhiều nơi đã làm được từ 2 đến 3 vụ.

- Năng suất lúa tăng mạnh (dẫn chứng)
- Sản lượng lúa tăng mạnh (dẫn chứng).
- Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới trung bình
từ 3 đến 4 triệu tấn/ năm. Bình quân lương thực đạt 470 kg/ người/ năm.
Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.
- Phân bố Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất
chiếm 50% diện tích và hơn 50% sản lượng lương thực cả nước. Đồng bằng
sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất
lúa cao nhất cả nước.
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25


0,25


Câu III
(3,0 đ)
1/ Vẽ biểu đồ 2,0 đ
a/ Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành
vận tải của nước ta
(Đơn vị: %)
Năm
Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
1990 100 100 100 100

1998 212,6 226,8 140,5 270,5
2000 267,3 258,3 158,9 356,8
2003 358,2 316,3 204,1 629,7
2008 377,5 388,5 232,7 759,8

0,5 đ









b/ Vẽ biểu đồ - Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường biểu diễn.
- Chính xác khoảng cách năm.
- Có chú giải và tên biểu đồ.
- Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
(Thiếu, sai sót những ý trên trừ 0,25 điểm)
1,5 đ
2/ Nhận xét và giải thích: 1,0 đ
a/ Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của bốn ngành vận
tải trong thời kì 1990 - 2008 đều tăng (dẫn chứng).
- Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các ngành vận tải:
Đứng đầu là vận tải đường biển, chậm nhất là vận tải đường sông (dẫn
chứng)
0,5 đ






www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com
b/ Giải thích:
- Công cuộc Đổi mới tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế làm tăng
nhu cầu đối với tất cả các ngành vận tải (sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước).
- Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và nhu cầu
vận tải từng ngành (Vận tải đường biển gắn với thế giới bên ngoài theo xu
thế mở của và hội nhập. Còn vận tải đường sông gặp khó khăn hơn chủ yếu
do các nhân tố tự nhiên )
0,5 đ

Câu IV
(2,0 đ)
1/ Trình bày thế mạnh thuỷ điện ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ nước
ta.
1,0 đ
- Các sông suối ở đây có trữ lượng thuỷ điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng
chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6
nghìn MW.
- Các nhà máy thuỷ điện của vùng: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW),
Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Sơn La trên sông Đà (2400 MW)
- Ngoài ra còn có nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên
phụ lưu của các sông.
- Việc phát triển thuỷ điện đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển của

vùng, nhưng cần chú ý đến sự thay đổi không nhỏ của môi trường.
0,25


0,25

0,25

0,25
2/ Tại sao ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ nước ta có thể phát triển cây
cận nhiệt và ôn đới?
1,0 đ
- Vùng có đất feralit trên đá phiến, đá vôi, đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất
phù sa cổ.
- Khí hậu có một mùa đông lạnh thực sự, có sự phân hoá theo độ cao.
Nguồn nước khá dồi dào.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường rộng lớn.
- Cơ sở vật chất khá hoàn thiện, thu hút được các nguồn vốn đầu tư, được
nhà nước quan tâm.
0,25

0,25

0,25
0,25







Hết

www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com

×