ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG
ĐỀ TÀI:
HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI
GVHD : PGS.TS. NGUYỄN HOÀ NHÂN
LỚP : K26 TCNH.ĐN
SV THỰC HIỆN : NHÓM 2
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
Đà Nẵng, Tháng 02 - 2014
Mục Lục
Trang
Mục Lục Trang 2
1. Đặc điểm Tài chính công hiện đại, bản chất và chức năng tài chính công 3
2. Hiệu quả Pareto và điều kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất 11
2.1. Hiệu quả Pareto: 11
2.2. Điều kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất 13
3. Tối đa hóa hiệu quả xã hội trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo 13
3.1. Định lý thứ nhất kinh tế học phúc lợi 13
3.2. Thất bại thị truờng trong phân bổ nguồn lực 15
Thất bại của cạnh tranh 15
Yếu tố ngoại lai 19
Thị trường không hoàn hảo 21
Thất bại về thông tin: 24
Thất nghiệp, lạm phát, và mất cân bằng: 25
4. Công bằng, sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Tài chính công Trang 2
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
1. Đặc điểm Tài chính công hiện đại, bản chất và chức năng tài chính công.
Tài chính công hiện đại phát triển gắn liền với bối cảnh nền kinh tế thị trường
vận hành theo cơ chế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước.
1.1 Trong bối cảnh đó tài chính công hiện đại có những đặc điểm sau:
+ Quy mô tài chính công có xu hướng ngày càng tăng so với GDP
Nếu như trước năm 1914, tỷ lệ chi tiêu công ở hầu hết các nước tư bản so với
GDP vào khoảng 10%, thì sau cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất, tỷ lệ này tăng lên
rất nhanh. Ở Pháp năm 1958 chỉ tiêu công chiếm tỷ lệ 58% GDP, Anh quốc 32%
GDP.
Với sự gia tăng nhanh về quy mô, chỉ tiêu công đã khiến cho Nhà nước không
thể giải quyết các vấn đề của tài chính công biệt lập với việc giải quyết với những vấn
đề kinh tế. Điều này có nghĩa là trong nền kinh tế hiện đại tài chính công không còn
trung lập với hoạt động kinh tế như trong thời kỳ nền kinh tế tự do cạnh tranh.
Sự gia tăng quy mô chi tiêu công làm cho chính phủ gặp nhiều khó khăn trong
việc kiểm soát thâm hụt của ngân sách. Đó cũng là lí do giải thích tại sao chính phủ
phải đẩy mạnh chính sách phi tập trung hóa tài chính giữa chính quyền trung ương và
địa phương nhằm giải tỏa gánh nặng chi tiêu. Theo đó, quyền lực của các chính quyền
địa phương ngày càng lớn dần và có nhiều quyền hơn trong quyết định ngân sách.
+ Tính phi trung lập của tài chính công:
Với những vấn đề kinh tế xã hội xảy ra kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất, Nhà nước không thể đứng ngoài các hoạt động kinh tế mà phải tham gia để khắc
phục những khuyết tật của cơ chế thị trường thị do cạnh tranh nhằm bằng phẳng hóa
Tài chính công Trang 3
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
chu kỳ kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, sự can thiệp của Nhà nước
được thực hiện qua pháp luật và các công cụ.
Trong bối cảnh đó tài chính công không những là công cụ để Nhà nước huy động
các nguồn lực của xã hội để tài trợ mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà còn là công
cụ để Nhà nước can thiệp vào kinh tế- xã hội. Về phương diện kinh tế, Nhà nước thực
hiện chính sách thuế có phân biệt ưu đãi với các loại hàng hóa, ngành nghề, các địa
phương để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, ổn định giá cả thị trường, góp phần thúc đẩy
kinh tế phát triển cân đối. Đồng thời qua các khoản chi tiêu công, Nhà nước tiến hành
trợ cấp và chia sẻ những rủi ro với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong các lĩnh
vực có lợi cho nền kinh tế. Về phương diện xã hội, bằng việc phối hợp chính sách
thuế và chính sách chi tiêu công, Nhà nước hướng vào thực hiện chính sách điều tiết
và phân phối thu nhập công bằng giữa các đối tượng trong xã hội. Về phương diện
quản lý, tài chính công hiện đại không nhất thiết luôn có sự cân bằng giữa thu và chi,
mà có thể hi sinh sự cân bằng này để góp phần đều chỉnh nên kinh tế vận hành theo
định hướng Nhà nước. Theo đó, khuôn khổ quản lý thu chi ngân sách không bị giới
hạn trong 1 năm mà phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn.
+ Tài chính công sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn lực cho
Nhà nước.
Do chi tiêu công có quy mô ngày càng tăng nên Nhà nước phải sử dụng nhiều
công cụ để tạo lập nguồn lực tài chính. Thuế không còn là công cụ duy nhất như trong
thời kỳ tài chính cổ điển. Bên cạnh thuế, Nhà nước thường sử dụng công trái. Khoa
học tài chính công hiện đại đã dần dần xây dựng nền tảng mới về quy mô hoạt động
nguồn lực của Nhà nước. Khi đưa thêm các công cụ tài chính để gia tăng nguồn lực
cho Nhà nước, muốn cho hợp lý, muốn cho khoa học yêu cầu Nhà nước phải giải
quyết bài toán rất phức tạp, trong đó phải xác lập biến cố về GDP của nền kinh tế, khả
năng đóng góp của xã hội, các yếu tố động lực của tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, tài
Tài chính công Trang 4
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
chính công vừa là yếu tố chủ động vừa thụ động, có ảnh hưởng đến các hoạt động
kinh tế, nhưng ngược lại cũng bị các yếu tố kinh tế chi phối mạnh mẽ.
+ Cải cách tài chính công không xuất phát từ quốc gia riêng lẻ mà phải tính
đến các yếu tố của toàn cầu hóa.
Sự hội nhập yêu cầu các quốc gia cải cách và tổ chức lại thể chế tài chính công
ngày càng đạt được quy chuẩn của quốc tế về chính sách thuế, chính sách quản lý nợ,
chi tiêu cũng phải hướng tới kết quả- đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực khu
vực công, kế toán và sự minh bạch thông tin về ngân sách. Hơn nữa sự hội nhập sẽ tạo
điều kiện cho nền kinh tế dễ dàng tiếp cận và khai thác các khoản vay trên trường
quốc tế, nhưng đều đó cũng đặt ra là tài chính công ty gánh chịu nhiều rủi ro không
chỉ bao gồm các khoản nợ trực tiếp, rõ ràng mà còn có những khoản nợ khác.
1.2 Bản chất và chức năng tài chính công:
1.2.1. Bản chất tài chính công:
Như đã phân tích trên ta thấy, với triết lý Nhà nước can thiệp vào kinh tế đã thay
đổi quan điểm về tài chính công. Cho nên, khi nhận thức tài chính công cần xem xét
trên 2 gốc độ:
-Bản chất kinh tế
Tài chính công phản ánh tổng thể mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội
trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. Bản chất kinh tế của tài chính công
bắt nguồn từ sự quan tâm của Chính phủ đến quy mô chiếc bánh kinh tế. Hoạt động
thu, chi của Chính phủ phải hướng tới làm tối đa hóa hiệu quả của nền kinh tế.
Thật vậy, tài chính công, xét về hiện tượng phản ánh hoạt động thu chi bằng tiền
của Nhà nước. Nhưng đằng sau hiện tượng đó là ẩn dấu mâu thuẫn về lợi ích kinh tế
giữa Nhà nước và xã hội trong mối quan hệ phân phối nguồn lực tài chính biểu hiện ra
Tài chính công Trang 5
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
là mâu thuẫn giữa khả năng đóng góp nguồn lực tài chính của xã hội cho Nhà nước
thông qua nộp thuế với nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về tổng thể, nguồn lực tài
chính biểu hiện dưới 2 dạng: Khối lượng tiền tệ hiện hữu mà các chủ thể kinh tế- xã
hội đang nắm giữ và khối lượng tài sản tiềm năng có thể chuyển hóa thành tiền của
chủ thể đó. Trong một nền kinh tế, nguồn lực kinh tế luôn có sự giới hạn nhất định về
quy mô và khả năng tạo lập. Đều này cũng có nghĩa là khu vực tư cũng không có
nhiều khả năng để cung cấp nguồn lực tài chính dồi dào cho Nhà nước. Bản thân khu
vực này luôn cần có nguồn lực tài chính ở quy mô nhất định để trang trải cho các nhu
cầu tiêu thường xuyên vào đầu tư. Vả lại, đây là những nhu cầu rất cần thiết để tạo ra
sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, trong chính sách huy động nguồn lực của mình,
Nhà nước cần chú trọng sử dụng những công cụ của tài chính công ở chừng mực sao
cho tạo lập nguồn lực tài chính với quy mô thích hợp trong sự cân bằng về lợi ích kinh
tế với khu vực tư để nhằm tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu vì nhu cầu
chi tiêu công ngày càng tăng, Nhà nước lại thực hiện chính sách tập trung cao độ
nguồn lực tài chính của xã hội, thì đều này không những làm triệt tiêu động lực kinh tế
của khu vực tư mà còn tăng thêm gánh nặng cho xã hội. Cũng cần thấy rằng, việc khu
vực tư đóng nộp thuế cho Nhà nước thể hiện một sự hy sinh, một phần thu nhập của
họ trong tiêu dùng hay đầu tư. Vì vậy, chi tiêu công và sự can thiệp của Nhà nước vào
kinh tế cần phải tạo ra những lợi ích nhất định và ít ra là phải đủ để bù lại sự hy sinh
của khu vực này.
-Bản chất chính trị
Bản chất chính trị của tài chính công bắt nguồn từ sự quan tâm của chính phủ đến
sự phân phối chiếc bánh kinh tế và các mục tiêu nâng cao phúc lợi, xã hội: an sinh xã
hội, giáo dục, y tế….
Tài chính công từ cội nguồn xa xưa đã gắn bó chặt chẽ với quyền lực chính trị
của Nhà nước. Thực tiễn hệ thống chính trị là yếu tố cơ bản và chi phối toàn bộ hoạt
Tài chính công Trang 6
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
động tài chính công. Tài chính công không thể vận hành bên ngoài khuôn khổ chính
trị, vì không có chính trị thì không thể nào thỏa mãn được các mục tiêu có tính xã hội.
Nói khác đi, với quyền lực chính trị giúp cho Chính phủ có được nguồn lực tài chính
công, qua đó trạng thái các nhu cầu chi tiêu công nhằm đảm bảo thực hiện các mục
tiêu xã hội. Nhưng quyền lực đó phải thống nhất với sở thích của xã hội. Khó khăn
lớn nhất đặt ra ở đây là làm thế nào để Chính phủ có thể tổng hợp sở thích của các cá
nhân chuyển thành chính sách cung cấp công. Đôi khi cũng có những thất bại của
Chính phủ.
Tài chính công thuộc sở hữu của Nhà nước và là công cụ để thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế- xã hội mà Nhà nước đã nhận, trong đó tái phân phối và đảm bảo công bằng
là nhiệm vụ trọng tâm. Trong nền kinh tế hiện đại, các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của
Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển bở cơ quan quyền lực cao nhất- đó là Quốc hội
(nền dân chủ đại diện). Quốc hội là chủ thể duy nhất phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, quyết định cơ cấu, nội dung, mất độ các khoản thu chi của tài chính công tương
ứng với các nhiệm vụ của Nhà nước theo chiến lược đã hoạch định nhằm đảm bảo
thực hiện có hiệu quả nhất các nhiệm vụ đó.
Như vậy, chính trị là nền tảng tổ chức các mặt hoạt động của xã hội, cho nên khi
nghiên cứu tài chính công, phải chú trọng mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ hệ thống
quyền lực quốc gia. Tuy nhiên, do vừa mang tính chất tương tác và lan tỏa đôi khi có
tính định đoạt đối với việc hình thành các thể chế, tài chính công tạo thành một tập thể
rất phong phú và phản ánh đầy đủ mối quan hệ kinh tế- xã hội.
1.2.2. Chức năng của tài chính công.
Tài chính công có các chức năng sau đây:
- Huy động nguồn lực;
- Phân phối nguồn lực tài chính công;
Tài chính công Trang 7
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
- Tái phân phối thu nhập;
- Giám sát.
a. Chức năng huy động nguồn lực tài chính
Sự tồn tại khu vực công yêu cầu cần có một nguồn lực tài chính tương ứng nhằm
trang trải các nhu cầu chi tiêu và phát triển của khu vực này. Do vậy, tài chính công
phải có chức năng tổ chức huy động nguồn lực. Thực hiện chức năng này, Nhà nước
thiết lập các công cụ tài chính với nhiều hình thức huy động khác nhau: huy động
cưỡng chế, huy động tự nguyện….từ các chủ thể kinh tế- xã hội để tập trung nguồn
lực tài chính tài trợ cho nhu cầu chi tiêu công.
Chức năng huy động nguồn lực của tài chính công được thực hiện dựa trên một
tiến trình phân tích các yếu tố chính sách:
- Đánh giá nguồn lực tài chính tiềm năng của nền kinh tế.
- Tính toán nhu cầu về chi tiêu công và mối quan hệ giứa chính sách thu công
với các biến vĩ mô.
- Lựa chọn những công cụ tài chính đưa vào sử dụng để huy động nguồn lực tài
chính.
- Đánh giá hiệu quả của chính sách huy động nguồn lực tài chính.
- Đánh giá phản ứng của thị trường đối với chính sách thu công.
Tuy nhiên, chính sách huy động nguồn lực của tài chính công cần có sự giới hạn
nhất định về quy mô, bởi lẽ:
Lý thuyết tài chính đã khẳng định: cơ sở kinh tế cho việc hình thành nguồn thi tài
chính công chủ yếu là bắt nguồn từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền
kinh tế. Cho nên, một sự tăng lên nguồn thu từ thuế chỉ là kết quả trực tiếp của quá
trình tăng trưởng kinh tế, biểu hiện ra là thu nhập bình quân đầu người tăng. Nếu thu
Tài chính công Trang 8
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
thuế không tính đến mức độ tăng GDP thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tiết
kiệm đầu tư của doanh nghiệp và dân cư, do đó gây kìm hãm đến sự phát triển và phát
triển nền kinh tế- xã hội.
b. Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính
Tiếp liền theo chức năng huy động là chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính
công. Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính của tài chính công thể hiện qua việc sắp
xếp, lựa chọn và đánh đổi giữa các nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước trong sự giới
hạn của nguồn lực tài chính công để hướng vào thực hiện theo những ưu tiên phát
triển kinh tế xã hội đã được hoạch định. Nói khác đi, qua chức năng phân bổ nguồn
lực của tài chính công, các quỹ tiền tệ chuyên dùng được hình thành với những quy
mô nhất định tương ứng với nhu cầu chi tiêu công. Mức phân bổ theo chi tiêu được
phản ánh trong dự toán ngân sách hàng năm và khuôn khổ ngân sách trung hạn.
Về khía cạnh kỹ thuật, chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công thể hiện
qua việc lập kế hoạch chiến lược chi tiêu. Kế hoạch này gồm 2 phần:
(i) quyết định phân bổ cơ bản, bao gồm lựa chọn các danh mục chi tiêu để
tài trợ.
(ii) xác lập các khoản mục ưu tiên, lựa chọn và đánh đổi các mục tiêu trong
sự so sánh các nguồn lực sẵn có.
c. Chức năng tái phân phối thu nhập
Trên cơ sở thực hiện chức năng huy động và chức năng phân bổ nguồn lực, tài
chính công có chức năng phân phối thu nhập. Chức năng này của tài chính công được
thể hiện qua 2 chương trình:
(i) Chính phủ thu thuế từ các chủ thể trong xã hội;
Tài chính công Trang 9
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
(ii) Sau đó, thực hiện phân bổ và chuyển giao nguồn thu này theo xã hội theo
cơ chế:
- Cung cấp hàng hóa dịch vụ cho mọi đối tượng cho xã hội. Cơ chế này không
phân biệt đối tượng có nộp thuế hay không có nộp thuế; mọi đối tượng trong xã hội
đều có cơ hội như nhau trong việc hưởng thụ những lợi ích từ hàng hóa công do Nhà
nước cung cấp.
- Hỗ trợ để ổn định giá cả của những mặc hàng hóa thiết yêu trong đời sống
kinh tế- xã hội.
- Hỗ trợ có chọn lọc cho một số đối tượng đặc biệt thông qua các chương trình
tín dụng chỉ định của Nhà nước, bảo hiểm y tế.
d. Chức năng giám sát
Chức năng này bắt nguồn từ nhận thức bản chất kinh tế và bản chất chính trị của
tài chính công. Mục đích của chức năng giám sát tài chính là để nâng cao hiệu quả
hoạt động của tài chính công, qua đó thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế- xã hội
của Nhà nước, chức năng giám sát của tài chính công được thực hiện xuyên suốt trong
quá trình huy động nguồn lực và phân bổ nguồn lực. Nội dung kiểm tra của tài chính
công bao gồm:
- Kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nguồn lực tài chính công,
bao gồm kiểm tra tính tuân thủ, chấp hành pháp luật và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động.
- Cung cấp thông tin cho người quản lý để đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoạt
động của tài chính công.
- Đo lường hành vi phản ứng của thị trường đối với các chính sách can thiệp và
tái phân phối của chính phủ.
Tài chính công Trang 10
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
2. Hiệu quả Pareto và điều kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất.
2.1. Hiệu quả Pareto:
Khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện đại
thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia Wilfredo
Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909.
Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả (được gọi là hiệu quả
Pareto) nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái khác sao
cho một nhóm người nào đó có thể trở nên khá giả hơn, đồng thời những người còn lại
ít nhất cũng không bị thiệt hại gì. Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả
Pareto, người ta không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ
trở nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại.
Ta có thể minh hoạ định nghĩa trên bằng cách sử dụng hình 1, mô tả các giới hạn
phân bổ hàng hóa giữa các nhóm xã hội. Giả sử trong xã hội có hai nhóm người X và
Y. Đường giới hạn AB cho biết số lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể tạo ra
được cho một nhóm khi một số lượng hàng hóa nhất định đã được sản xuất và phân bổ
cho nhóm kia. Những điểm nằm trên đường giới hạn AB đều là những điểm hiệu quả
Pareto. Chẳng hạn, xét một điểm E bất kỳ nằm trên đường giới hạn AB. Từ E, chúng
ta không thể dành nhiều hàng hóa hơn cho X mà lại không giảm số hàng hóa dành cho
Y và ngược lại. Trong khi đó, những điểm nằm phía trong đường giới hạn lại không
phải là điểm hiệu quả. Từ một điểm như điểm F (nằm trong đường giới hạn), bằng
cách dịch chuyển lên trên hoặc sang phải hoặc vừa sang phải lẫn lên trên song chưa đi
ra ngoài đường giới hạn, ta hoàn toàn có thể cải thiện lợi ích của X (hoặc của Y) mà
không buộc Y (hoặc X) phải nghèo đi.
Tài chính công Trang 11
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
Có thể mở rộng cách hiểu "khá giả hơn", hoặc "nghèo đi". Chẳng hạn, trong phân
bổ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa X và Y, khi sản lượng X tăng lên ta coi
điều đó tương đương với X trở nên "khá giả hơn", còn nếu sản lượng X giảm được coi
tương đương với X trở nên "nghèo đi". Với cách hiểu quy ước như vậy, ta dễ dàng
thấy các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cũng là những điểm hiệu
quả Pareto.
Từ khái niệm hiệu quả nói trên, có thể thấy điểm hiệu quả có thể không phải là
một điểm duy nhất. Trên các đường giới hạn chúng ta vừa nêu, tồn tại cùng một lúc
một loạt điểm hiệu quả - những điểm nằm trên đường giới hạn. Mặt khác, hiệu quả và
công bằng là những khái niệm khác nhau. Xã hội có đang ở một trạng thái hiệu quả
song đó có thể không phải là trạng thái công bằng được chấp nhận. Một điểm nằm
trên đường giới hạn AB ở hình 1 là một điểm hiệu quả, nhưng nếu đó là điểm D có
hoành độ gần sát 0, thì đó là một trạng thái mà X được phân phối quá ít hàng hóa,
trong khi Y lại có quá nhiều hàng hóa. Một điểm khác như điểm M chẳng hạn lại được
xem là công bằng hơn.
Tài chính công Trang 12
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
Như vậy, hiệu quả Pareto là một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả
Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một
người được lợi hơn mà không làm thiệt hai đến bất kỳ ai khác.
2.2. Điều kiện đạt hiệu quả trong tiêu dùng, sản xuất.
Cạnh tranh dẫn đến hiệu quả bởi vì khi quyết định mua bao nhiêu hàng hóa nào
đó, người ta thường so sánh lợi ích cận biên (tăng thêm) mà họ sẽ nhận được từ việc
tiêu dùng thêm một đơn vị có chi phí cận biên do mua thêm đơn vị hàng hóa đó, mà
đó chính là giá mà họ phải trả. Các hãng, khi quyết định bán bao nhiêu hàng hóa,
thường cân nhắc giữa giá mà họ sẽ nhận được với chi phí cận biên của việc sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm. Do đó, lợi ích tăng thêm của việc tiêu dùng thêm một đơn
vị được đo bằng chi phí cận biên.
Hiệu quả đòi hỏi lợi ích cận biên phù hợp với việc sản xuất thêm 1 đơn vị của bất
kỳ hàng hóa nào (lợi ích tăng thêm do sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa) phải ngang
bằng với chi phí của nó – như vậy có nghĩa là chi phí tăng thêm phù hợp với việc sản
xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa. Vì nếu lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên, xã hội
sẽ được lợi nhờ sản xuất thêm hàng hóa; và nếu lợi ích cận biên thấp hơn chi phí cận
biên, xã hội sẽ được lợi nếu giảm sản xuất.
3. Tối đa hóa hiệu quả xã hội trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo
3.1. Định lý thứ nhất kinh tế học phúc lợi
Kinh tế học phúc lợi khẳng định rằng các điểm cân bằng thị trường là hiệu quả
Pareto. Trong một nền kinh tế trao đổi , điều kiện đủ để định lý thứ nhất đúng đó là ý
thích được thỏa mãn với mọi mức độ. Định lý thứ nhất của kinh tế học phúc lợi cũng
đúng đối với mọi nền kinh tế sản xuất với những hàm sản xuất có tính chất khác nhau.
Định lý cũng giả sử thị trường và thông tin hoàn hảo. Đối với các thị trường chịu ảnh
hưởng bởi ngoại tác, vẫn đạt điểm cân bằng nhưng điểm này không hiệu quả.
Tài chính công Trang 13
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
Định lý này mang đến thông tin hữu ích cho các tác nhân kinh tế vì nó chỉ ra các
nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả của các thị trường. Với các giả thiết ở trên, bất
cứ điểm cân bằng thị trường nào cũng hiệu quả. Điểm cân bằng nào không hiệu quả là
do thất bại thị trường.
Định lý thứ nhất cho rằng, với những điều kiện nhất định, thị trường cạnh tranh
dẫn đến phân bổ các nguồn lực với một đặc tính rất đặc biệt: không có sự bố trí lại
nguồn lực (không thể thay đổi trong sản xuất và tiêu dùng), cho nên ai đó có thể có
lợi, đồng thời lại làm cho ai đó bị thiệt. Chắc chắn là có nhiều cách phân bổ nguồn lực
khác mà chúng có thể làm cho một hoặc nhiều người hơn có lợi. Nhưng trong mỗi
một trường hợp đó có một số người vẫn có thể bị thiệt. Các phân bổ nguồn lực có đặc
tính không làm cho ai được lợi hơn, cũng không có ai bị thiệt, được gọi là hiệu quả
Pareto (hay tối ưu Pareto), mang tên nhà kinh tế xã hội học Vilfredo Pareto (1848-
1923). Hiệu quả Pareto là cái mà các nhà kinh tế thường ngụ ý khi họ bàn về hiệu quả.
Có một cách trình bày hiệu quả Pareto của nền kinh tế bằng biểu đồ. Hãy cho một nền
kinh tế đơn giản với hai người mà chúng ta gọi là Robinson Crusoe và Friday. Giả sử
rằng chúng ta xác định rõ một người khá giả ở mức nào đó và gọi mức đó là độ hữu
dụng, vậy thì chúng ta hãy đặt câu hỏi: với độ hữu dụng đã xác định của một người,
chúng ta có thểlàm cho người kia cũng khá giả được không? Có thể đạt độ hữu dụng
cao đến mức nào? Đường cong cho thấy mức độ hữu dụng tối đa mà một người có thể
đạt được với mức độ hữu dụng của người kia đã xác định, được gọi là đường khả năng
hữu dụng.
Định lý cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng: trong các điều
kiện nhất định, các cơ chế thị trường cạnh tranh dẫn đến các kết quả hiệu quả Pareto.
Định lý cơ bản thứ hai của kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng xã hội có thể đạt
bất kỳ phân bổ nguồn lực hiệu quả pareto nào bằng cách thực hiện phân phối một
Tài chính công Trang 14
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
cách phù hợp các cung cấp ban đầu và sau đó để người ta tự do trao đổi buôn bán với
nhau theo mô hình hộp Edgeworth.
3.2. Thất bại thị truờng trong phân bổ nguồn lực.
Thất bại của thị trường là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả tình trạng thị truờng
không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực. Các nhà kinh tế chính thức sử dụng thuật
ngữ này từ năm 1958. Tuy nhiên, nhà triết học thời Victoria Henry Sidgwick là người
đầu tiên phát triển khái niệm của thuật ngữ này.
Nguyên nhân tồn tại những thất bại của thị trường là các tiền đề để cho cơ chế thị
truờng vận hành trơn tru không được thỏa mãn. Các nguyên nhân hay thấy nhất là:
độc quyền, ảnh hưởng ngoại lai, hàng hóa công cộng, tài nguyên thuộc sở hữu chung,
thông tin phi đối xứng, chi phí giao dịch, vấn đề principle-agency.
Thất bại của thị trường thể hiện dưới các dạng lựa chọn ngược, thất nghiệp, hiện
tượng kẻ đi xe không trả tiền, rủi ro đạo đức v.v
- Thất bại của cạnh tranh
Để bàn tay vô hình hoạt động được, cần phải có cạnh tranh. Trong một số ngành
như ô tô, nhôm, phim chụp ảnh, chỉ có rất ít hãng hoặc một hai hãng chiếm tỷ trọng
thị trường khá lớn. (Khi chỉ có một người cung cấp trên thị trường, chúng ta nói rằng
người đó độc quyền). Đó là thiếu cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ có một số ít
hãng trong một ngành không nhất thiết có nghĩa là các hãng không cạnh tranh với
nhau. Nếu có nhiều hãng có tiềm năng tham gia (trong nước hoặc nước ngoài) thì
những hãng hiện hữu không thể độc quyền; chừng nào các hãng hiện hữu cố gắng
chiếm lợi nhuận độc quyền, thì một hãng có tiềm năng có thể tham gia vào thị truờng
và làm cho giá hạ xuống. Khó khăn thứ hai trong việc xác định xem thị trường có
cạnh tranh hay không, nảy sinh từ vấn đề xác định thị trường. Hãng Dupont có thể
chiếm độc quyền về giấy bóng kính, hay nói rộng ra là các loại chất liệu bóng trong.
Tài chính công Trang 15
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
Nhưng có các loại giấy gói khác, như giấy mầu nâu có thể thay thế được và bắt buộc
Dupont phải cạnh tranh. Khi chi phí vận tải cao thì thị trường tương ứng có thể bị hạn
chế về mặt địa lý. Đồng thời, hệ thống quyền sáng chế cho các nhà sáng tạo độc quyền
đối với những phát minh của họ trong một thời gian nhất định. Trong những trường
hợp khác, có những hàng rào hạn chế tham gia, nảy sinh từ cái mà các nhà kinh tế quy
cho là tăng lợi nhuận theo quy mô. Đó là những trường hợp khi chi phí sản xuất (cho
một đơn vị sản phẩm) giảm theo quy mô sản xuất. Sẽ ít đắt hơn nếu có máy phát điện
lớn hơn phục vụ một quận, hơn là cho mỗi phường một máy nhỏ. Do đó, có thể sẽ
hiệu quả hơn nếu chỉ có một máy phát điện phục vụ cho cả một thị trường địa phương.
Tương tự, có thể sẽ hiệu quả hơn nếu chỉ có một công ty điện thoại phục vụ cho một
thị trường, hay một công ty cấp nước (hãy hình dung là việc tăng gấp đôi đường dây
điện, dây điện thoại, đường ống nước, nếu mỗi gia đình sử dụng điện thoại, điện, nước
của các công ty điện, nước, điện thoại khác nhau). Trong những ngành hiệu quả tăng
quy mô, những hãng mới, có sản lượng thấp, sẽ gặp tình trạng chi phí cao hơn các
hãng có công suất lớn. Khi một hãng chiếm được độc quyền do tăng hiệu quả theo quy
mô, chúng ta gọi đó là độc quyền tự nhiên. Việc thị trường có đặc điểm độc quyền tự
nhiên hay không, phụ thuộc vào các điều kiện. Do đó, việc phát triển các công nghệ
viễn thông mới đã dẫn đến giảm độc quyền tự nhiên của hãng AT&T đối với các dịch
vụ điện thoại từ xa. Nếu việc tham gia và ra khỏi thị trường là vô giá, thì ngay cả các
hãng độc quyền tự nhiên cũng có hãng khác sẽ tham gia. Nhưng Chính phủ ít khi dựa
vào điều đó. Ở Hoa Kỳ, một số hãng độc quyền tự nhiên đã bị quản lý, đó là các hãng
dịch vụ điện thoại và điện. Một số hãng độc quyền tự nhiên khác do chính Chính phủ
điều hành trực tiếp. Các công ty cấp nước thường do Nhà nước làm chủ và có một sô
công ty điện dân dụng (bao gồm cả Tennessee Valley Authorrity). Ở tất cả các nước,
bưu điện là công cộng (mặc dù việc tư nhân hóa một số dịch vụ của bưu điện đang
phát triển nhanh chóng, chẳng hạn như dịch vụ chuyển bưu phẩm qua đêm). Tuy
Tài chính công Trang 16
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
nhiên, Hoa Kỳ là trường hợp ngoại lệ, hệ thống điện thoại do tư nhân cung cấp. Ở hầu
hết các nước, dịch vụ điện thoại do Nhà nước cung cấp.
Định giá độc quyền và mất mát phúc lợi do độc quyền
Chúng ta đã ghi nhận rằng trong một số điều kiện nhất định, việc chỉ có một hãng
sản xuất có thể có hiệu quả hơn nhiều so với có nhiều hãng. Vậy thì tại sao độc quyền
thường bị coi là điều xấu? Lý do là nếu không được quản lý, độc quyền (dù là độc
quyền tự nhiên hay không) sẽ hạn chế sản lượng để đạt được giá cao hơn. Vì chủ hãng
tìm cách tăng tối đa lợi nhuận, nên chỉ sản xuất tới điểm mà thu nhập tăng thêm mà
ông ta sẽ nhận được do sản xuất thêm 1 đơn vị đúng vừa bằng chi phí tăng thêm do
sản xuất ra đơn vị tăng thêm đó (tức là chi phí cận biên). Thu tăng thêm mà ông ta
nhận được gọi là thu nhập cận biên. Đối với địch thủ cạnh tranh hoàn hảo, thu nhập
cận biên chính là giá bán. Nhưng đối với nhà độc quyền thì thu nhập cận biên ít hơn
giá bán. Chừng nào nhà độc quyền tăng doanh số, ông ta biết rằng ông ta sẽ phải hạ
giá xuống. Thu nhập mà ông ta nhận được do bán thêm 1 đơn vị bằng giá đơn vị đó sẽ
ít hơn thu nhập trước, vì việc tăng doanh số làm hạ giá bán tất cả các đơn vị hàng hóa.
Hình 3.2 miêu tả đường thu nhập cận biên và dường cầu mà nhà độc quyền gặp
phải. Hình 3.2A, chúng ta giả định rằng chi phí cận biên sản xuất là có định tại tất cả
các mức sản lượng. Nhà độc quyền sản xuất ở mức Q*, ở đó thu nhập cận biên bằng
chi phí cận biên. Rõ ràng sản lượng ở Q* thấp hơn ở mức Q1, khi giá bằng chi phí cận
biên. Lưu ý rằng tại Q*, mức giá do việc cá nhân đánh giá đơn vị hàng hóa tăng thêm
cao hơn chi phí cận biên. Vì thế chúng ta nói có sự mất mát phúc lợi do hạn chế sản
lượng do độc quyền gây ra.
Tài chính công Trang 17
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
Hình 3.2A
Hình 3.2.B
Hình 3.2 Định giá độc quyền.
Sản lượng độc quyền thấp hơn sản lượng cạnh tranh, hoặc sản lượng mà tại đó
lợi nhuận bằng 0.
Đó là mất mát phúc lợi.
Tài chính công Trang 18
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
Ở hình 3.2B, chúng ta giả định rằng chi phí sản xuất cận biên giảm xuống khi sản
lượng tăng; đó chính là điều chúng tôi muốn ngụ ý tăng lợi nhuận theo quy mô. Do
chi phí cận biên thấp hơn chi phí trung bình, cho nên giá được định bằng với chi phí
cận biên, tại Q2, và có thể làm cho hãng bị lỗ. Q1 là sản lượng cao nhất, tại mức đó
hãng hòa vốn, vì tại mức sản lượng này, chi phí trung bình bằng thu nhập trung bình
trên 1 đơn vị sản phẩm (là giá). Việc sản lượng có hiệu quả Pareto hay không khi sản
lượng là Q2, hay ở mức nào đó thấp hơn, phụ thuộc vào việc lỗ của hãng sẽ được bù
đắp như thế nào. Nói chung, chúng ta chỉ có thể nói rằng sản lượng hiệu quả sẽ nằm ở
khoảng giữa Q1 và Q2. Tuy nhiên, nhà độc quyền sẽ tiếp tục hạn chế sản lượng,
xuống tới mức Q*. Một lần nữa lại bị mất phúc lợi do sự hạn chế này.
- Yếu tố ngoại lai
Có nhiều trường hợp hành động của một người hay một hãng có ảnh hưởng đến
người khác hay hãng khác, khi một hãng gây ra thiệt hại cho hãng khác nhưng lại
không bồi thường cho hãng đó, hoặc ngược lại, một hãng đem lại lợi cho hãng khác
nhưng lại không nhận được sự trọng thưởng vì đã đem lại lợi ích đó. Có lẽ ví dụ được
bàn đến nhiều trong những năm vừa qua là ô nhiễm không khí và nước. Khi tôi lái
một chiếc xe không trang bị phương tiện kiểm soát ô nhiễm, tôi đã làm giảm chất
lượng không khí. (Tất nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng không khí do một người gây
ra có thể rất nhỏ, nhưng khi nhiều người gây ra thì ảnh hưởng đó sẽ rất lớn). Như vậy,
tôi đã gây hại cho những người khác. Tương tự, nhà máy hóa chất nằm trên thượng
nguồn thải chất hóa học ra dòng sông đã gây tác hại cho những người sử dụng nước
dưới hạ nguồn. Họ có thể phải bỏ ra một số tiền lớn để làm sách nước khi dùng.
Những ví dụ về việc hàng động của một người gây tác hại cho những người khác gọi
là yếu tố ngoại lai tiêu cực. Nhưng không phải tất cả yếu tố ngoại lai đều tiêu cực. Có
nhiều ví dụ về yếu tố ngoại lai tích cực, khi hành động của một người đem lại lợi ích
cho những người khác. Nếu tôi trồng 1 vườn hoa đẹp trước cửa nhà mình, hàng xóm
Tài chính công Trang 19
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
của tôi có thể được lợi là ngắm nhìn. Vườn táo có thể đem lại tác động tích cực cho
hàng xóm nuôi ong. Một người làm lại nhà trong một phường đang bị xuống cấp có
thể đem lại lợi ích cho hàng xóm của anh ta. Còn có nhiều ví dụ khác về yếu tố ngoại
lai: ví dụ việc có thêm xe hơi trên một đường cao tốc đông xe cộ có thể làm tăng tắc
nghẽn đường, và tăng khả năng xảy ra tai nạn. Khi có thêm một người câu trong một
cái cao, người này sẽ làm giảm lượng cá mà những người khác có thể câu được. Nếu
có một giếng dầu được khoan trong cùng một khu vực, việc lấy đi một lượng dầu lớn
của một giếng có thể làm giảm lượng dầu có thể hút lên từ các giếng khác. Khi nào có
những yếu tố ngoại lai như vậy, việc phân bổ các nguồn lực của thị trường có thể
không có hiệu quả. Do các cá nhân không chịu toàn bộ chi phí của các yếu tối ngoại
lai tiêu cực mà họ gây ra, họ sẽ tham gia vào nhiều hoạt động như vậy. Ngược lại, do
các cá nhân không hưởng trọn vẹn lợi ích của các hoạt động đem lại các yêu tố ngoại
lai tích cực, họ sẽ tham gia vào rất ít các hoạt động này. Do đó, người ta cho rằng nếu
không có sự can thiệp như vậy của Chính phủ thì mức độ ô nhiễm sẽ rất cao. Nói một
cách khác, kiểm soát ô nhiễm là yếu tố ngoại lai tích cực, do đó thiếu sự can thiệp của
Chính phủ thì việc kiểm soát ô nhiễm không thực hiện được.
Các Chính phủ giải quyết vấn đề yếu tố ngoại lại theo những cách khác
nhau.Trong một số trường hợp (mà chủ yếu liên quan đến yếu tố tiêu cực) Chính phủ
cố gắng điều hành hoạt động này. Ví dụ, Chính phủ đề ra những tiêu chuấn đối với ô
tô và áp dụng các quy chế ô nhiễm không khí và nước của hãng. Chính phủ có thể sử
dụng hệ thống giá cả, bằng cách áp đặt hình phạt đối với yếu tố ngoại lai tiêu cực và
thưởng đối với yếu tố ngoại lai tích cực; các cá nhân phải nhận thấy lợi và hại mà họ
đã đem lại và gây ra cho người khác. Do đó, Chính phủ có thể áp dụng hình thức phạt
theo tỷ lệ gây ra ô nhiễm hơn là điều tiết mức sản xuất ô tô. Bằng cách bắt nộp lệ phí
sử dụng đường, ít nhất là vào giờ cao điểm, Chính phủ có thể bắt người sử dụng
đường ý thức được về chi phí tắc nghẽn mà họ đã gây ra cho người khác.
Tài chính công Trang 20
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
- Thị trường không hoàn hảo
Hàng hóa và dịch vụ công cộng thuần túy không chỉ là những hàng hóa và dịch
vụ thị trường không thể cung cấp một cách đầy đủ. Chừng nào các thị trường tư nhân
không thể đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ, mặc dù chi phí cung cấp thấp hơn
chi phí mà các cá nhân có thể trả, thì có sự thất bại của thị trường mà chúng tôi gọi là
thị trường không hoàn hảo. (Một thị trường hoàn hảo có thể cung cấp tất cả hàng hóa
và dịch vụ mà chi phí của chúng thấp hơn giá mà mọi người sẵn sàng trả). Một số nhà
kinh tế cho rằng, thị trường tư nhân đã được thực hiện một công việc rất kém trong
việc cung cấp bảo hiểm và cho vay, và đây chính là cơ sở để có các hoạt động của
Chính phủ.
Thị trường bảo hiểm
Thị trường tư nhân không cung cấp bảo hiểm cho nhiều rủi ro quan trọng mà mọi
người gặp phải, mặc dù thị trường bảo hiểm ngày nay đã tốt hơn rất nhiều so với 75
năm trước đây. Chính phủ đã phải thực hiện nhiều chương trình bảo hiểm, mà ít ra
cũng là do sự thất bại của thị trường. Năm 1933, tiếp theo sự thất bại của hệ thống
ngân hàng trong cuộc đại suy thoái, Chính phủ đã thành lập Công ty bảo hiểm Tiền
gửi liên bang. Ngân hàng trả tiền đóng bảo hiểm cho công ty hàng năm và tiền này
dùng để bảo hiểm tiền gửi bị lỗ do ngân hàng không trả được nợ. Chính phủ cũng rất
tích cực trong việc bảo hiểm lũ lụt. Sau cuộc náo loạn mùa hè năm 1967, hầu hết các
công ty bảo hiểm tư nhân đều từ chối bảo hiểm hỏa hoạn trong một số vùng nội thành,
và Chính phủ lại phải đứng ra làm việc này.
Mặc dù việc thiếu thị trường bảo hiểm tư nhân thích hợp có thể là luận cứ chính
trị để có chương trình bảo hiểm công cộng, một số chương trình bảo hiểm công được
xây dựng nhằm chuyển các nguồn lực (một cách trá hình) cho những đối tượng được
hưởng lợi chương trình. Nếu mục tiêu duy nhất và chủ yếu của chương trình là bảo
Tài chính công Trang 21
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
hiểm, thì chương trình sẽ được xây dựng và được trả theo cách rất khác. Ví dụ,
chương trình sẽ được xây dựng và được trả theo cách rất khác. Ví dụ, một luận cứ để
có chương trình nông nghiệp của Chính phủ là nông dân gặp những rủi ro lớn do dao
động lên xuống của giá cả, mà họ thì không thể mua bảo hiểm những rủi ro này.
Chương trình trợ giá của Chính phủ sẽ giúp nông dân giảm được những rủi ro đó.
Nhưng những chương trình nông nghiệp của chúng ta không chỉ trợ giá cho nông dân,
mà còn là tăng thu nhập trung bình một cách đáng kể cho nông dân. Chỉ một phần của
món quà này được phản ánh trong ngân sách Chính phủ. Phần còn lại được phản ánh
trong giá cả cao hơn mà người tiêu dùng phải trả để mua nông sản. Nếu mục tiêu thực
của chương trình trợ giá là trợ cấp thu nhập cho nông dân nhằm giúp họ giảm thiểu rủi
ro, thì có những cách để làm việc đó có hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn. Ví dụ, Chính
phủ có thể bảo hiểm giá cá, theo mức phản ánh chính xác chi phí cung cấp bảo hiểm
đó.
Thị trường vốn:
Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã đóng vai trò tích cực không chỉ trong
việc tìm cách khắc phục những khiếm khuyết của thị trường rủi ro, mà còn cải thiện
ảnh hưởng của thị trường vốn không hoàn hảo. Trước năm 1965, các cá nhân đã gặp
khó khăn trong việc vay tiền để trang trải chi phí cho cao học. Vào năm đó, Chính phủ
đã thông qua quy định cấp bảo lãnh cho tiền vay của sinh viên. Khi chương trình được
mở rộng vào những năm 1970, mục tiêu ban đầu là cho sinh viên vay tiền đã nhập vào
mục tiêu thứ hai là trợ cấp giáo dục: tiền lãi thường thấp hơn nhiều so với lãi suất thị
trường. Nhưng đấy chỉ là một trong một số chương trình cho vay của Chính phủ. Hiệp
hội thế chấp quốc gia liên bang cấp vốn để thế chấp nhà (gọi là Fanny Maes); Chính
phủ cấp vốn cho nông dân vay; Ngân hàng xuất nhập khẩu cấp vốn vay cho các doanh
nghiệp tham gia thương mại quốc tế; cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ cấp vốn vay
cho các doanh nghiệp nhỏ,v.v… Trong mỗi trường hợp đó đều có những lý do là việc
Tài chính công Trang 22
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
vay được ở thị trường tín dụng bị hạn chế trước khi áp dụng các chương trình của
Chính phủ.
Thị trường phụ trợ:
Cuối cùng, chúng tôi tở lại vấn đề thiếu thị trường phụ trợ. Giả sử tất cả mọi
người đều thích uống cà phê có đường, không có đường thì cà phê sẽ đắng và không
thể uống được. Hơn nữa, giả định rằng không có thị trường đường nếu không có cà
phê. Do đó, một nhà kinh doanh dự định sản xuất cà phê, nhưng vì đường không được
sản xuất, nên đã qyết định không sản xuất cà phê nữa, vì sẽ không bán được. Và một
người kinh doanh khác cũng tính xem có sản xuất đường không, nhưng do không sản
xuất cà phê nên anh ta cũng sẽ không sản xuất đường nữa, vì biết rằng sẽ không bán
được. Tuy nhiên, nếu hai nhà kinh doah kết hợp lại thì sẽ có một thị trường tốt cho cà
phê và đường. Mỗi một hành vi đơn độc có thể không theo đuổi được lợi ích công
cộng, nhưng nếu cùng hành động thì có thể được.
Ví dụ cụ thể đó rất đơn giản, và trong trường hợp này, sự phối hợp (giữa người
có khả năng sản xuất đường và người sản xuất cà phê) có thể thực hiện giữa các cá
nhân mà không cần đến sự can thiệp của Chính phủ. Song, cũng có nhiều trường hợp
cần phối hợp trên quy mô lớn, đặt biệt là ở các nước kém phát triển, và việc này có thể
đòi hỏi kế hoạch của Chính phủ. Những lý do tương tự cũng được đưa ra làm cơ sở
cho các chương trình đổi mới nông thôn của Nhà nước. Để tái thiết những khu vực lớn
của thành phố, đòi hỏi sự phối hợp giữa các nhà máy, các nhà buôn bán lẻ, các chủ
nhà cho thuê và các doanh nghiệp khác. Một trong những mục tiêu của các cơ quan
phát triển của Chính phủ là đảm bảo sự phối hợp (nếu thị trường hoàn hảo, thì giá cả
thị trường có thể thực hiện chức năng “phối hợp” này).
Cần phải rất thận trọng trong việc phân tích sự đáp ứng thích hợp của Chính phủ
với thị trường không hoàn hảo. Có thể có những lý do tốt là các nhà sản xuất tư nhân
Tài chính công Trang 23
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
không thể cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Có thể có những chi phí giao dịch
lớn khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Ngân hàng có thể không cấp một số loại
tiền vay, vì có khả năng không trả được nợ, và khả năng đó cao đến mức để thu được
số lợi nhuận tương tự trên các vốn cho vay khác, ngân hàng phải tăng tỷ suất lãi rất
cao, làm cho nhu cầu vay giảm đi.
- Thất bại về thông tin:
Nhiều hoạt động của Chính phủ được thúc đẩy bởi thông tin không hoàn hảo về
người tiêu dùng và cho rằng bản thân thị trường cung cấp quá ít thông tin. Ví dụ năm
1968, Chính phủ đã thông qua Đạo luật cho vay trên cơ sở tín chấp (Truth-in-Lending
Bill) đòi hỏi những người cho vay về lãi suất thực trên số tiền vay của họ. Ủy ban
Thương mại Liên bang và Cục Quản lý Thực phẩm và Tân dược đều đã thực hiện
nhiều quy chế về nhãn mác, công bố thành phần sản phẩm,v.v Đồng thời, Ủy ban
Thương mại Liên bang đã đề nghị những người bán lẻ xe hơi đã dùng rồi phải công bố
xem họ đã kiểm tra những bộ phận khác nhau của xe chưa, và nếu đã thì kết quả kiểm
tra là gì. Những quy chế này đã gây ra nhiều tranh cãi, và dưới sức ép của Quốc hội,
Ủy ban Thương mại Liên bang đã buộc phải ngừng việc này.
Những người phản đối các quy chế về công bố thông tin này đồng ý rằng chúng
không cần thiết (thị trường hoàn hảo cung cấp đủ động cơ để các hãng công khai
những thông tin thích hợp), không phù hợp (người tiêu dùng đòi hỏi rất ít thông tin mà
luật pháp quy định phải công khai), và tốn kém cho cả Chính phủ là người quản lý lẫn
cho các hãng là người phải thực hiện luật pháp. Những người ủng hộ cho rằng, mặc dù
khó quản lý một cách có hiệu quả, nhưng những quy chế này vẫn rất hữu dụng.Tuy
vậy, vai trò của Chính phủ trong việc bù đắp những thất bại về thông tin còn vượt quá
những biện pháp thông thường đó để bảo vệ người tiêu dùng. Về nhiều khía cạnh,
thông tin là hàng hóa công cộng. Việc cung cấp thông tin cho thêm một người không
làm giảm lượng thông tin mà những người khác nhận được. Hiệu quả đòi hỏi thông tin
Tài chính công Trang 24
Hiệu quả và công bằng trong phân phối Nhóm 2
phải được phổ biến không mất tiền hoặc, chính xác hơn, là chỉ phải trả tiền cho việc
chuyển thông tin đó. Thị trường tư nhân thường cung cấp thông tin một cách không
hợp lý, cũng giống như khi nó cung cấp những hàng hóa công cộng khác. Ví dụ dễ
nhận thấy nhất về hoạt động của Chính phủ trong lĩnh vực này là Cục Thời tiết của
Hoa Kỳ. Một ví dụ nữa là việc cơ quan giám sát bờ biển Hoa Kỳ cung cấp thông tin
cho tầu biển.
- Thất nghiệp, lạm phát, và mất cân bằng:
Có thể, những triệu chứng được công nhận rộng rãi nhất về “thất bại của thị
trường” là những cảnh thất nghiệp cao định kỳ, của cả công nhân lẫn máy móc, là
bệnh dịch của các nền kinh tế tư bản trong vòng hai thế kỷ qua. Mặc dầu những suy
thoái và trì trệ này đã trở nên rất khiêm tốn kể từ sau Thế chiến thứ hai, và có thể là do
các chính sách của Chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn trên 10% năm 1982; tuy
nhiên, vẫn là thấp so với thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ là 24%.Hầu hết các nhà kinh tế
đều lấy tỷ lệ thất nghiệp cao này làm bằng chứng hiển nhiên là trong thị trường có một
cái gì đó làm việc không tốt. Đối với một số nhà kinh tế, thất nghiệp cao là bằng
chứng năng động và có tính thuyết phục nhất về thất bại của thị trường.
Việc thị trường không thể tạo ra toàn dụng nhân công, một thất bại nghiêm trọng
của thị trường, không tự nói lên rằng có vai trò của Chính phủ. Cần phải nói thêm
rằng, có các chính sách để Chính phủ cải thiện hoạt động của nền kinh tế. Vấn đề này
là chủ đề tranh luận từ lâu nay.
4. Công bằng, sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng.
Chúng ta đã định nghĩa hiệu quả Pareto là trường hợp không ai có thể được lợi
mà không làm cho người khác bị thiệt, và chúng ta đã chứng minh rằng một nền kinh
tế thị trường sẽ có hiệu quả Pareto trong điều kiện thị trường không có các trục trặc.
Tuy nhiên, cho dù nền kinh tế cạnh tranh là một nền kinh tế hiệu quả đi chăng nữa, thì
Tài chính công Trang 25