Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGOẠI TÁC - HÀNG HÓA CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐẾ CẦN BIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.41 KB, 24 trang )

BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
TÊN ĐỀ TÀI VÀ THÀNH VIÊN NHÓM
Bài tập môn Tài chính Công
Ngoại tác và Hàng hóa Công
 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân
 Nhóm số 3 – Lớp 2 Tài chính Ngân hàng – Cao học K26
 Thành viên nhóm: 1. Ngô Đức Chiến
2. Trần Ngọc Minh Trang
3. Nguyễn Bạch Hồng
4. Hồ Thị Tuyết
5. Trần Thanh Phương
6. Lê Thị Phương Thảo
7. Nguyễn Hồng Thái

MỤC LỤC
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 1/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Trang
Lời mở đầu 03
Phần 1: Ngoại tác 04
1.1. Khái niệm 04
1.2. Lý thuết ngoại tác 04
1.2.1. Ngoại tác sản xuất tiêu cực 04
1.2.2. Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực 07
1.2.3. Ngoại tác sản xuất tích cực 09
1.2.4. Ngoại tác tiêu dùng tích cực 10
1.3. Khu vực công giải quyết vấn đề ngoại tác 11
1.3.1. Đánh thuế điều chỉnh 11
1.3.2. Trợ cấp 13
1.3.3.Điều tiết lượng sản xuất 14
Phần 2: Hàng hóa Công 15


2.1. Khái niệm 15
2.2. Phân loại 16
2.3. Cung cấp hàng hóa công 19
Kết luận 24
Danh mục tài liệu tham khảo 25

LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 2/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập như ngày nay, Chính phủ không chỉ điều hành và
quản lý về mặt chính trị, mà còn tham gia vào trong quá trình điều hành kinh tế.
Song song với sự phát triển và tăng trưởng của Khu vực tư, Khu vực Công ngày càng
khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc đưa nền kinh tế ngày một phát triển
vững chắc hơn.
Thể hiện hơn hết, đó là việc điều chỉnh nền kinh tế khi nền kinh tế có những biến động
lớn, và một trong những vai trò không thể thiếu của khi vực công là việc cung cấp hàng
hóa công, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Đặc biệt hơn hết, khu vực công còn tham
gia giải quyết các vấn đề do ngoại tác gây ra.
Vậy, ngoại tác là gì? Hay, khi nào Chính phủ nên cung cấp hàng hóa công? Chúng ta
hãy cùng nhau tìm hiểu về những vấn đề này.
Thành phố Đà Nẵng, tháng 02 năm 2014
Phần 1: NGOẠI TÁC
Khi hoạt động của một thực thể (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp tác động đến lợi
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 3/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
ích của thực thể khác theo cách không thông qua giá thị trường, các nhà kinh tế gọi đó là
tạc động ngoại tác (externality). Khác với các tác động thông qua giá cả thị trường, ngoại
tác ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả kinh tế.
1.1. Khái niệm ngoại tác:
Một ngoại tác xảy ra bất cứ lúc nào khi hành động của một đối tác làm cho đối tác khác

tốt hơn hay xấu đi, mà đối tác ban đầu vừa không phải gánh chịu chi phí, vừa không nhận
lợi ích từ hành động đó.
Ngoại tác có thể xảy ra trong nhiều tương tác hàng ngày với những mức độ và phạm vi
khác nhau. Ngoại tác xảy ra ở mức độ nhỏ, như là bạn mở radio quá lớn, làm cho người
bạn cùng phòng học không được. Ngoại tác xảy ra ở mức độ lớn như là mưa axit hoặc trái
đất nóng dần lên. Các nhà máy nhiệt điện sẽ sử dụng than đá để sản xuất điện. Sản phẩm
phụ của nó là thải ra chất nitơ và điôxít sun phơ, từ đó tạo ra axit ni tơ rít và sun phơ rít.
Những loại axit này tạo ra mưa axit, làm phá hoại mùa màng và gia tăng bệnh hô hấp
trong công chúng. Nếu không có can thiệp của chính phủ thì những nhà máy nhiệt điện
không gánh chịu bất kỳ khoản chi phí nào từ hoạt động sản xuất của nó gây ảnh hưởng
đến ô nhiễm môi trường.
1.2. Lý thuyết ngoại tác:
Ngoại tác có thể xảy ra trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa hoặc tiêu dùng, nó có thể là
tích cực hay tiêu cực.
1.2.1. Ngoại tác sản xuất tiêu cực:
Một vài nơi ở Việt Nam có nhà máy théo được xây dựng gần dòng sông. Những nhà
máy này sản xuất ra thép, nhưng nó cũng tạo ra một chất “bùn quánh” – loại sản phẩm phũ
không có ích gì đối với người chủ nhà máy thép. Để loại bỏ sản phẩm phụ không hữu ích
này, người chủ nhà máy thép xây dựng đường ống dẫn chất bùn quánh đổ vào con sông.
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 4/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Mức bùn quánh tạo ra theo tỷ lệ sản lượng thép sản xuất. Mỗi một đơn vị thép tăng thêm
tạo ra thêm một đơn vị bùn quánh.
Tuy nhiên, nhà máy thép không chỉ đơn vị sản xuất duy nhất sử dụng dòng sông. Xuôi
theo hướng dòng sông chảy là vùng câu cá mà ở đó có nhiều người câu cá, đánh bắt cá để
sinh sống. Bởi vì nhà máy thép đổ bùn quánh vào dòng sông, nên cá ít sống ở đây, và sự
đánh bắt cá trở nên khó khăn, ít lợi nhuận.
Kịch bản này là ví dụ điển hình về vấn đề ngoại tác. Nhà máy thép tạo ra một ngoại tác
sản xuất tiêu cực cho những người đánh bắt cá. Sản xuất của nhà máy thép tạo ra tác động
nghịch đảo đến tình trạng sinh sống của những người đánh bắt cá nhưng lại không bồi

thường mức tổn thất cho những người đánh bắt cá.
Pt (giá thép) B SMC = PMC + MD
P2 C S = PMC
P1 A
MD = 100
D = PMB = SMB
0 Q2 Q1 Qt (sản lượng thép)
Hình minh họa: Ngoại tác sản xuất tiêu cực
Hình trên minh họa thị trường thép được sản xuất bởi nhà máy này và so sánh lợi ích tư
nhân và chi phí sản xuất với chi phí và lợi ích xã hội. Lợi ích và chi phí tư nhân là lợi ích
và chi phí mà các chủ thể trong thị trường thép phải gánh chịu trực tiếp (người mua và
người bán). Lợi ích và chi phí xã hội là lợi ích và chi phí tư nhân cộng với lợi ích và chi phí
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 5/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
đối với bất kỳ các chủ thể bên ngoài thị trường thép – những chủ thể chịu tác động bởi tiến
trình sản xuất của nhà máy thép (người đánh cá).
Chúng ta đã biết cách xác định mỗi điểm trên đường cung phản ánh chi phí biên của thị
trường để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa – đó là chi phí biên tư nhân (PMC) của đơn vị
hàng hóa thép. Tuy nhiên, yếu tố quyết định kết quả phúc lợi của sản xuất là chi phí biên
xã hội (SMC), bằng chi phí biên tư nhân đối với người sản xuất để sản xuất thêm một đơn
vị hàng hóa cộng cho bất kỳ chi phí nào có liên quan đến sản xuất hàng hóa đó mà các chủ
thể khác phải gánh chịu. Nếu như không có thất bại thị trường thì PMC = SMC: Chi phí xã
hội của sản xuất thép bằng với chi phí của người sản xuất thép.
Tuy nhiên cách tiếp cận này không đúng trong điều kiện có ngoại tác. Khi có ngoại tác
thì SMC = PMC + MD, trong đó MD là mức tổn hại biên đối với các chủ thể bên ngoài thị
trường thép (người đánh bắt cá), từ mỗi đơn vị sản xuất.
Giả sử mỗi đơn vị thép sản xuất tạo ra chất bùn quánh giết chết cá với giá là 100 đôla.
Trong hình trên, đường cong SMC chính là đường cong PMC, được di chuyển theo hướng
đi lên bằng với chi phí tổn hại biên 100 đôla. Ở tại đơn vị thép Q1 (điểm A), chi phí biên
xã hội là chi phí biên tư nhân ở tại điểm đó (bằng với P1), cộng với 100 đôla (điểm B).

Ứng với mỗi mức độ sản xuất, chi phí xã hội là cao hơn 100 đôla so với chi phí tư nhân,
bởi vì cứ mỗi một đơn vị sản xuất thép tạo ra 100 đôla chi phí cho những người đánh cá
nhưng không được bồi thường.
Mỗi một điểm trên đường cầu thị trường thép phản ánh tổng cộng mức sẵn lòng của các
cá nhân trong việc tiêu thụ thép hoặc là lợi ích biên tư nhân (PMB) của đơn vị thép. Kết
quả phúc lợi của tiêu dùng được xác định bằng lợi ích biên xã hội (SMB), đó là lợi ích biên
tư nhân của người tiêu dùng cộng với chi phí biên liên quan đến tiêu dùng hàng hóa đó mà
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 6/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
người tiêu dùng phải gánh chịu. Trong ví dụ này, do không có chi phí liên quan đến tiêu
dùng thép, nên SMB = PMB.
Cân bằng thị trường tư nhân là điểm A với mức sản lượng sản xuất Q1 và giá cả P1.
Đây cũng là mức tiêu dùng tối đa hóa xã hội. Thế nhưng trong điều kiện có ngoại tác, điều
này lại không phù hợp. Hiệu quả xã hội đã được xác định liên quan đến đường cong chi phí
và lợi ích biên xã hội, chứ không phải là đường cong chi phí và lợi ích biên tư nhân. Khi có
ngoại tác tiêu cực, các đường cong xã hội (SMB và SMC) cắt nhau tại điểm C, với mức
tiêu dùng là điểm Q2. Do người sản xuất thép không quan tâm đến sự kiện là cứ mỗi đơn vị
thép sản xuất giết chết cá trong dòng sông, nên đường cung không phản ánh đúng chi phí
sản xuất Q1 ứng với điểm A mà đúng ra là điểm B. Kết quá là quá nhiều thép được sản
xuất (Q1 > Q2), và cân bằng thị trường tư nhân không còn tối đa hóa hiệu quả xã hội.
Nếu di chuyển ra xa số lượng tối đa hóa hiệu quả xã hội, thì chúng ta tạo ra tổn thất xã
hội, bởi vì khi đó những đơn vị hàng hóa được sản xuất và tiêu dùng đều làm cho chi phí
xã hội (SMC) vượt quá lợi ích biên xã hội (SMB). Trong ví dụ của chúng ta, tổn thất xã
hội được đo lường bằng diện tích tam giác ABC. Chiều rộng của tam giác được xác định
bằng Q1 – Q2. Chiều cao của tam giác là chênh lệch giữa chi phí xã hội biên và lợi ích
biên, tổn hại biên xã hội.
1.2.2. Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực:
Ngoại tác không chỉ xảy ra ở khía cạnh sản xuất mà còn ở khía cạnh tiêu dùng. Hãy
xem xét trường hợp hút thuốc lá . Trong một nhà hàng cho phép bạn hút thuốc lá. Sự tiêu
dùng thuốc lá của bạn gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự thưởng thức bữa ăn của tôi trong

nhà hàng, nhưng bạn lại không bồi thường cho tôi để bù lại ảnh hưởng tiêu cực này. Đây là
ví dụ về ngoại tác tiêu dùng tiêu cực, nghĩa là sự tiêu dùng hàng hóa làm giảm đi tình trạng
tiêu dùng của người khác, sự tổn thất này không được bồi thường. Khi có ngoại tác tiêu
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 7/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
dùng tiêu cực, SMB – MD, trong đó MD là tổn thất biên mà người khác phải gánh chịu do
tiêu dùng một đơn vị hàng hóa của bạn. Giả sử hút một gói thuốc gây ra MD là 40 đôla.
Hình dưới biểu thị cung, cầu thuốc lá. Cung và cầu phản ánh PMC và PMB. Cân bằng
thị trường là ở điểm A, trong đó cung (PMC) bằng với cầu (PMB) tương ứng mức tiêu
dùng Q1 và giả sử P1. SMC bằng với PMC bởi vì không có ngoại tác liên quan đến sản
xuất thuốc lá. Tuy nhiên, khi có ngoại tác, SMB bây giờ nhỏ hơn PMB bằng 40 đôla/gói
thuốc. Đó là, ở những đơn vị sản xuất Q1 (điểm A), lợi ích biên xã hội bằng lợi ích biên tư
nhân ở tại mức giá P1 trừ đi 40 đôla (điểm B). Đối với một bao thuốc lá, lợi ích xã hội thấp
hơn 40 đôla so với lợi ích tư nhân, bởi vì cứ mỗi bao thuốc lá tiêu dùng gây ra 40 đôla chi
phí cho người khác mà họ không được bồi thường.
Pt (giá thuốc lá)
S = PMC= SMC
P1 A
P2 C MD
B SMB = PMB – MD
0 Q2 Q1 Qt (số lượng bao thuốc lá)
Hình minh họa: Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực
Mức độ tiêu dùng tối đa hóa phúc lợi xã hội, Q2, được xác định bởi điểm C, ở đó SMB
= SMC. Sự tiêu dùng thuốc lá quá mức bằng Q1 – Q2: chi phí xã hội (điểm A trên đường
cong SMC) vượt quá lợi ích xã hội (trên đường cong SMB) cho tất cả các đơn vị bao thuốc
lá nằm ở giữa Q1 và Q2. Kết quả là, có sự tổn thất xã hội trong thị trường thuốc lá bằng
diện tích tam giac ACB.
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 8/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
1.2.3. Ngoại tác sản xuất tích cực:

Tất cả ngoại tác không phải là xấu cả, cũng có những ngoại tác tích cực liên quan đến
một thị trường, mà ở đó các chủ thể hưởng thụ lợi ích sản xuất lớn hơn nhiều so với người
sản xuất, nhưng người sản xuất không được bồi thường. Ví dụ, các cảnh sát thích bánh cam
khi làm nhiệm vụ. Càng có nhiều bánh cám được sản xuất gần nhà bạn, thì càng nhiều cảnh
sát chung quanh nhà bạn. Điều này tạo ra ngoại tác tích cực làm cho những người hàng
xóm của bạn được an ninh. Vì vậy, việc sản xuất bánh cam tạo ra ngoại tác sản xuất tích
cực đối với bạn: cứ mỗi một bánh cam được sản xuất làm gia tăng cơ hội một người cảnh
sát ở gần nhà bạn khi bạn cần ông ta.
Pt (giá bánh cam)
S = PMC
P1 A SMC = PMC - EMB
P2 B EMB
D = PMB = SMB
C
0 Q1 Q2 Qt (số lượng bánh cam)
Hình minh họa: Ngoại tác sản xuất tích cực
Hình trên mô tả thị trường bánh cam và ngoại tác sản xuất tích cực đối với sản xuất
bánh cam: chi phí biên xã hội sản xuất bánh cam thực tế là thấp hơn chi phí biên tư nhân
bởi vì sản xuất bánh cam có tác động tích cực đến sự an toàn của người hàng xóm. Giả sử
lợi ích biên đối với người hàng xóm cho mỗi đơn vị bánh cam được sản xuất (thông qua
gia tăng sự hiện diện của cảnh sát và cải thiện tình hình an ninh), là một hằng số EMB. Kết
quả là SMC thấp hơn PMC với một mức là EMB. Vì thế, cân bằng tư nhân trong thị trường
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 9/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
bánh cam là điểm A, tương ứng với số lượng Q1 là cân bằng sản xuất dưới mức khả năng
so với mức tối ưu xã hội ở điểm B và số lượng Q2. Điều này do bởi người chủ cửa hàng
bán bánh cam không nhận được lợi ích tạo ra cho những người hàng xóm (vì ông ta không
được bồi thường một khoản lợi ích nào từ người hàng xóm).
1.2.4. Ngoại tác tiêu dùng tích cực:
Bên cạnh ngoại tác sản xuất tích cực cũng có ngoại tác tiêu dùng tích cực. Hãy hình

dung người hàng xóm của bạn đang nỗ lực cải thiện cảnh quang chung quanh của nhà ông
ta. Chi phí cải thiện cảnh quanh tốn kém khoảng 1.000 đôla, nhưng đối với ông ta chỉ đánh
giá (lợi ích) là 800 đôla. Phòng ngủ của bạn đối diện với nhà của người hàng xóm và bạn
muốn cảnh quang đẹp hơn để ngắm nhìn và thư giãn. Đối với bạn, cảnh quang tốt hơn
mang lại cho bạn một giá trị là 300 đôla, điều này nghĩa là, tổng cộng lợi ích biên của xã
hội về việc cải thiện cảnh quang của người hàng xóm là 1.100 đôla (800 + 300). Bởi vì lợi
ích biên xã hội 1.100 đôla lớn hơn chi phí biên xã hội 1.000 đôla, nên đó là hiệu quả xã hội
của việc cải thiện cảnh quang của người hàng xóm. Thế nhưng, người hàng xóm của bạn
có thể sẽ không cải thiện cảnh quang chung quanh nhà của ông ta, vì chi phí tư nhân 1.000
đôla lớn hơn lợi ích tư nhân 800 đôla. Sự cải thiện cảnh quang có tác động tích cực đến
điều kiện sống của bạn, nhưng trái lại người hàng xóm không được bồi thường một khoảng
chi phí nào từ bạn, kết quả dẫn đến một sự tiêu dùng hay thưởng thức cảnh quang dưới
mức khả năng.
Pt (giá)
S = PMC
C
P1 A SMB = PMB + EMB
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 10/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
P2 B EMB
D = PMB

0 Q1 Q2 Qt (số lượng cây xanh)
Hình minh họa: Ngoại tác tiêu dùng tích cực
1.3. Khu vực Công giải quyết vấn đề ngoại tác:
Những người hoạch định chính sách công có thể thực hiện 3 loại giải pháp để giải quyết
vấn đề ngoại tác tiêu cực. Đó là:
- Đánh thuế để điều chỉnh
- Tiến hành trợ cấp
- Điều tiết lượng sản xuất

1.3.1. Đánh thuế để điều chỉnh:
Pt (giá cả) SMC = PMC2 = PMC1 + MD
P2 B MD = thuế S = PMC1
P1 A

D = PMB = SMB

0 Q2 Q1 Qt (số lượng thép)
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 11/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Hình minh họa: Đánh thuế để giải quyết vấn đề ngoại tác
Chúng ta đã thấy rằng mục tiêu nội hóa ngoại tác của Coase có lẽ rất khó để đạt được
trong thực tiễn của thị trường tư nhân. Chính phủ có thể đạt được kết quả tương tự bằng
cách đánh thuế vào nhà máy thép với giá trị MD cho mỗi đơn vị thép được sản xuất.
Hình vẽ bên trên chứng minh sự tác động của một chính sách thuế như vậy. Thị trường
thép ban đầu cân bằng ở điểm A, ở đó cung (PMC
1
) bằng với cầu (PMB = SMB) và Q
1
đơn vị thép được sản xuất ở mức giá P
1
. Xét ngoại tác với mức chi phí MD, thì sản xuất tối
ưu xã hội ở tại điểm B, ở đó chi phí và lợi ích biên xã hội bằng nhau. Giả sử chính phủ
đánh thuế trên một đơn vị thép sản xuất với mức thuế là MD. Thuế này được xem như là
một khoản chi phí đối với người sản xuất thép và như vậy sẽ làm dịch chuyển đường chi
phí biên tư nhân lên bằng MD cho mỗi đơn vị thép được sản xuất. Điều này tạo ra đường
cong PMC mới, đó là PMC
2
, bằng với đường cong SMC. Kết quả là, thuế đã làm nội hóa
ngoại tác một cách hiệu quả và dẫn đến kết quả tối ưu hóa xã hội (điểm B, số lượng Q

2
).
Thuế đơn vị mà chính phủ đánh trên mỗi đơn vị thép giống như là trường hợp những
người đánh cá sở hữu dòng sông. Mô hình này được gọi là thuế điều chỉnh. A.C.Pigou là
nhà kinh tế đầu tiên đưa ra giải pháp này để giải quyết vần đề ngoại tác.
1.3.2. Trợ cấp:
Như đã đề cập trước đây, không phải tất cả ngoại tác đều là tiêu cực. Trong nhiều
trường hợp chẳng hạn như: cửa hàng bán bánh cam hoặc cảnh quang đẹp của người hàng
xóm là những ngoại tác tiêu cực.
Giải pháp của Coase đới với những trường hợp như là cửa hàng bán bánh cam là thu
một khoản tiền của người hàng xóm để thanh toán cho cửa hàng bánh cam để sản xuất
nhiều bánh cam hơn nữa (để thu hút nhiều cảnh sát hơn), nhưng điều này không khả thi.
Chính phủ có thể đạt được kết quả tương tự bằng chính sách trợ cấp cho chủ cửa hàng để
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 12/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
giảm bớt chi phí, qua đó sản xuất nhiều bánh cam hơn. Số tiền trợ cấp chính xác bằng với
lợi ích của những người hàng xóm.
Pt (giá bánh cam)
S = PMC1
P1 A SMC = PMC2 = PMC1 – MD
P2 B
PMC = trợ cấp D = PMB = SMB

0 Q1 Q2 Qt (số lượng bánh cam)
Hình minh họa: Trợ cấp để giải quyết ngoại tác
Sự tác động của trợ cấp được mình họa trong hình vẽ trên. Trong thị trường bánh cam,
ban đầu điểm cân bằng ở tại điểm A, ở đó PMC
1
bằng với PMB, và Q
1

bánh cam được sản
xuất với mức giá P
1
. Xét ngoại tác tích cực với lợi ích MD, thì sản xuất tối ưu xã hội ở
điểm B, ở đó chi phí biên xã hội bằng với lợi ích biên xã hội. Giả sử chính phủ trợ cấp trên
đơn vị bánh cam được sản xuất là S = MD. Mức trợ cấp này làm giảm đi chi phí biên sản
xuất bánh cam, theo đó làm dịch chuyển đường cong chi phí biên tư nhân xuống bằng MD
cho mỗi đơn vị được sản xuất. Kết quả là tạo ra đường cong PMC mới, PMC
2
bằng với
đường cong SMC. Trợ cấp đã khiến cho chủ cửa hàng nội hóa ngoại tác tích cực và thị
trường di chuyển từ một tình trạng sản xuất dưới mức tiềm năng đến mức sản xuất tối ưu.
1.3.3. Điều tiết lượng sản xuất:
Đánh thuế, trợ cấp là các công cụ giải quyết vấn đề ngoại tác theo cơ chế giá. Bên cạnh
đó, chính phủ có thể điều tiết lượng sản xuất để giải quyết ngoại tác. Trở lại nhà máy thép,
chính phủ có thể yêu cầu nhà máy thép không được sản xuất ở mức nhiều hơn Q
2
.
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 13/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Pt (giá cả) SMC = PMC + MD
P2 B S = PMC
P1 A

D = PMB = SMB

0 Q2 Q1 Qt (số lượng thép)
Hình minh họa: Quy định số lượng để giải quyết vấn đề ngoại tác
Trong một thế giới lý tưởng, đánh thuế Pigou và điều tiết lượng sản xuất có tác động
như nhau. Thế nhưng trong thực tế, thuế chưa phải là phương tiện có hiệu quả để giải quyết

vấn đề ngoại tác. Còn điều tiết lượng sản xuất thường là sự lựa chọn truyền thống của
nhiều quốc gia trên thế giới.

Phần2: HÀNG HÓA CÔNG VÀ CHI TIÊU CÔNG
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều loại hàng hóa khác nhau,
được cung cấp bởi khu vực công và khu vực tư. Những hàng hóa được cung cấp bởi khu
vực công được gọi là hàng hóa công, những hàng hóa được khu vực tư cung cấp được gọi
là hàng hóa tư nhân và có những hàng hóa được cung cấp bởi cả hai khu vực công và khu
vực tư. Vậy câu hỏi đặt ra là: hàng hoá công là gì? Hàng hóa tư là gì? Khu vực nào nên
cung cấp hàng hoá công sẽ đạt được
hiệu
quả nhất
?
2.1. Khái niệm hàng hóa công:
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 14/25
Chính phủ có thể yêu
cầu sản xuất không
nhiều hơn Q2
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Những hàng hoá và dịch vụ (gọi chung là hàng hoá) được sản xuất và cung cấp
trong

hội có thể được chia làm 2 loại chính: hàng hoá công cộng và hàng hoá cá
nhân. Ta xét 2 ví
dụ
sau
đây:
- Hàng hoá cá nhân: ví dụ: xe máy Honda
Lead
Xe Lead xuất hiện đầu 2009, số lượng xe cung cấp tại các cửa hàng là có giới hạn

trong
khi
nhu cầu mua là rất lớn. Giả sử, còn 1 chiếc xe mà có 2 người muốn mua thì
sẽ có 1
người
không mua được xe. Rõ ràng, chỉ có 1 người có được lợi ích tăng thêm từ
việc có được xe
máy.
Vậy, hàng hóa cá nhân có tính cạnh tranh và tính loại trừ trong tiêu
dùng.
- Hàng hoá công: ví dụ: dịch vụ an
ninh
Một ông cảnh sát khu vực cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh cho 1 khu phố. Giả
định có
1
người đến tạm trú tại khu phố đó
thì:
Những người trong khu phố không vì thế mà giảm đi mức độ được bảo vệ an
ninh.
Người mới đến cũng được hưởng dịch vụ bảo vệ như những người
khác.
Ông cảnh sát cũng không mất thêm chi phí (thời gian hay tiền bạc) để đảm bảo mức
độ
cung cấp an ninh không giảm
đi.
Vậy, hàng hóa công là những hàng hoá không có tính cạnh tranh và không có tính
loại trừ trong tiêu dùng; việc một cá
nhân
này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo
ra không ngăn cản những người khác cùng

đồng
thời hưởng thụ lợi ích của
nó.
2.2. Phân loại hàng hóa công:
Để phân loại hàng hóa công, người ta dựa vào đặc tính của nó, cụ thể hàng hóa công có
2 đặc tính sau:
- Tính tiêu dùng chung hay tính không cạnh tranh (ví dụ trên). Tuy nhiên, với mỗi hàng
hoá
công nhất định, mỗi người có thể nhận định khác nhau về giá trị của nó: lợi ích
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 15/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
nhiều hay ít,
tích
cực hay tiêu
cực.
Ví dụ 1: một con đường quốc lộ được trải nhựa đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng
cấp 1,
đi
trên con đường
đó:
Người chạy xe SH sẽ có thể chạy với tốc độ lớn hơn, êm ái
hơn, nên
họ sẽ đánh giá giá
trị
của
con đường
cao.
Người đi xe đạp đang chạy: có rất ít sự khác biệt giữa đi trên con đường này với
đi
trên

những con đường
khác, nên
họ sẽ đánh giá thấp hơn về giá trị của con
đường.
Ví dụ 2: Xét 1 tên lửa mang đầu đạt hạt nhân do bộ quốc phòng chế tạo
thì:
Đối với những người xem hệ thống tên lửa như là sự tăng cường an ninh của họ, thì họ
cho
rằng tên lửa có giá trị tích cực. Còn đối với những người xem tên lửa làm leo thang
cuộc chạy
đua
vũ trang, làm giảm đi sự an toàn cho an ninh quốc gia, thì họ xem tên lửa
có giá trị tiêu cực.
(CH
DCND Triều
Tiên).
- Tính không loại trừ trong tiêu dùng; hoặc chi phí loại trừ rất tốn kém. Có nghĩa là,
sẽ
rất
tốn kém hay hoàn toàn không thực hiện được việc ngăn cản người khác sử dụng
hàng hoá
công cộng.
Ví dụ 3: các chương trình phát thanh và truyền hình của đài truyền hình: VTV1,
VTV2,…
khi đã phát thì rất khó có thể ngăn cấm họ không thưởng thức những chương
trình đó, không
thể
cấm được 1 người không được hưởng dịch vụ an
ninh,…
Ví dụ 4 : Một công viên, để loại trừ những người không trả tiền cần: thuê người

bảo
vệ,
người bán vé, xây dựng tường rào,…tốn kém, mất mỹ quan (tốn kém phi tiền tệ).
Vậy nên để
sử
dụng miễn
phí.
Căn cứ vào các đặc tính trên, người ta chia hàng hóa công thành:
- Hàng hoá công thuần tuý: là nhóm hàng hoá mang đầy đủ hai thuộc tính: tính không
cạnh
tranh trong tiêu dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng. Ví dụ: các chương trình
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 16/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
truyền
hình
miễn phí VTV1, VTV2,3, quốc
phòng,…
- Hàng hoá công không thuần tuý: là những hàng hoá mang một trong hai thuộc
tính
của
hàng hoá công. Ví dụ: đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu: có tính cạnh tranh
(nhiều người cùng
đi
sẽ làm giảm đi sự thưởng thức của bạn) nhưng không thể loại
trừ, truyền hình cáp Huế
HTC
không có tính cạnh tranh nhưng vẫn có thể có tính loại
trừ (HTC có thể từ chối lắp cáp cho
bạn



hết cáp),…
1
Mức độ . B
Loại trừ
. C
. A
0 Mức tiêu dùng chung 1
Chú ý: Mức 0 (hoàn toàn không thể), mức 1 (hoàn toàn có thể)
Tại A: Không thể loại trừ và hoàn toàn có thể tiêu dùng chung. A là hàng hóa công thuần
túy
Tại B: Hoàn toàn có thể loại trừ và hoàn toàn không thể tiêu dùng chung. B là hàng hóa tư
nhân thuần túy
Tại C: Có thể loại trừ với 1 chi phí nào đó. Có thể tiêu dùng chung, C là hàng hóa công
không thuần túy
Đối với hàng hoá tư nhân thì để tiêu dùng người ta sẵn sàng trả tiền và trả theo giá thị
trường
nhưng đối với hàng hoá công thuần tuý thì người ta sẽ không trả tiền khi tiêu dùng.
Còn đối
với
hàng hoá công không thuần tuý thì người ta sẽ trả tiền theo một mức độ nào
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 17/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
đó mà thôi và giá
cả
của nó không phải là giá cả thị trường mà chỉ mang ý nghĩa: (1)
bù đắp 1 phần chi phí sản
xuất
hàng hoá công đó (2) là cơ sở để loại trừ một số trường
hợp ra khỏi việc sử

dụng.
Trên thực tế, việc phân loại HHC thuần tuý và HHC không thuần tuý không có tính
tuyệt
đối.
Có những trường hợp hàng hoá công thuần tuý trở thành hàng hoá công không
thuần tuý và

những trường hợp hàng hoá công sẽ trở thành hàng hoá tư nhân. Chẳng
hạn:
(1) Phòng đọc sách của thư viện tổng hợp quốc gia là một loại hàng hoá công thuần
tuý
khi
số người đọc sách có mặt vừa đủ trên diện tích của phòng. Nhưng khi số lượng
người đọc
sách
tăng lên thì sẽ gây ra vấn đề tắc nghẽn. Điều này sẽ ảnh hưởng không
tốt đến những người
đọc
sách tại thư viện nên giá trị của nó sẽ giảm. Tính không cạnh
tranh không còn đúng 1 cách
tuyệt đối nữa, do đó là hàng hóa công không thuần túy.
(2) Chương trình truyền hình phát đó là HHCC thuần tuý, nhưng khi truyền hình bằng
cáp

thể dễ dàng buộc những gia đình nào muốn sử dụng dịch vụ này phải trả
tiền,
do đó là hàng hóa công không
thuần
tuý.
2.3. Cung cấp hàng hóa công:

Cả hàng hoá công và hàng hoá cá nhân đều được sử dụng để thoả mãn lợi ích của con
người.
Khi tiêu dùng nó thì cái mà người ta nhận được là lợi ích tăng thêm và cái giá
mà người ta
sẵn
lòng trả để có được hàng hoá phụ thuộc lợi ích tăng thêm mà người ta
nhận được. Khi khối
lượng
hàng hoá tăng thêm thì lợi ích tăng thêm của mỗi đơn vị
hàng hoá giảm đi, do vậy cái giá

người ta sẵn lòng trả cũng giảm đi. Điều này lý giải
quan hệ nghịch biến giá cả và sản lượng
(quy
luật
cầu).
- Đối với hàng hoá công thuần tuý thì chính phủ nên cung cấp cho xã hội hơn là để
cho

nhân cung cấp mặc dù vì lợi ích của mình thì người tiêu dùng vẫn sẵn sàng trả tiền
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 18/25
Tổn thất Phúc lợi
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
do bởi: nếu

nhân cung cấp hàng hoá công thì hiệu quả xã hội đạt được là nhỏ hơn so
với việc chính phủ
cung
cấp vả lại những người nghèo nhất trong xã hội là những người
cần sử dụng hàng hoá công

nhiều
hơn nhưng lại có khả năng chi trả ít hơn,chính phủ
cung cấp làm cho họ có cơ hội sử
dụng
hàng hoá công để cải thiện cuộc sống của
mình.
- Đối với hàng hoá công không thuần
tuý
Xét



d ụ

: trên 1 con đường có một con sông chạy ngang → phải xây dựng cầu. Câu hỏi
đặt
ra ở đây là ai nên xây dựng
?
P
E Đường cầu về đi lại Khả năng cung cấp
P A
O Q2 Q1 Q
Trường hợp 1: Nếu để cho tư nhân cung cấp thì họ sẽ bán dịch vụ qua cầu và mỗi
người
qua cầu phải trả một mức phí. Giả sử đường cầu của dân chúng là EQ
1
; với mức
giá P thì
điểm
cân bằng là điểm A và sẽ có Q

2
người qua cầu. Thu nhập của khu vực tư
nhân (thu nhập được
coi
là lợi ích) là P*Q
2
= diện tích OPAQ
2
; thặng dư tiêu dùng
trong trường hợp này là diện tích
PEA

→ tổng lợi ích kinh tế đạt được chính là diện tích
OEAQ
2
.
Nhắc lại: mục đích của tiêu dùng là hữu dụng (cái gì mang lại lợi ích cho người sử
dụng
thì
sẽ được tiêu dùng). Thặng dư tiêu dùng là sự biểu thị của hữu dụng được đo bằng
mức chênh
lệch
giữa mức giá sẵn lòng trả và mức giá phải trả. Kinh tế công gọi đây là
phúc lợi xã
hội.
Trường hợp 2: Nếu để chính phủ cung
cấp
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 19/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Nếu khả năng chịu tải của cây cầu lớn hơn nhu cầu đi lại thì chính phủ sẽ cung cấp

miễn
phí (tức là để dân chúng qua lại tự do). Trong trường hợp này, lượng qua cầu là
Q
1
, lợi ích
kinh
tế = thặng dư tiêu dùng = diện tích
OEQ
1
.
So sánh với trường hợp tư nhân cung cấp ta có: lợi ích kinh tế tăng thêm một
lượng
bằng
diện tích AQ
1
Q
2
. Hay nói cách khác: nếu so sánh tư nhân so với chính phủ
thì diện tích
AQ
1
Q
2
chính là phúc lợi kinh tế bị mất đi và người ta còn gọi là tổn thất
kinh
tế.
Vậy, trong trường hợp này chính phủ cung cấp hàng hoá công làm cho hàng hoá công
được
khai thác hiệu quả hơn và không gây ra tổn thất phúc lợi kinh
tế.

Nếu năng lực cung cấp của hàng hoá công nhỏ hơn nhu cầu tối đa của việc sử dụng
hàng
hoá công khi đó chính phủ sẽ tiến hành thu phí sử
dụng.
Giả sử khả năng chịu tải của cây cầu chỉ cho phép tại mức Q
2
lượng người qua lại.
Khi
đó,
chính phủ sẽ tiến hành thu phí với mức phí là P được xác định bởi điểm cân bằng
giữa nhu cầu

đường chi phí
biên.
Mức phí P này bao gồm 2 ý
nghĩa:
 P mang tính chất hạn chế để việc cung cấp hàng hoá công được hiệu quả chứ
không
mang
ý nghĩa thu hồi chi phí cung cấp hàng hoá công (P bằng 1 chi phí biên
nào đó, tương đối
nhỏ).
 Trong nhiều trường hợp mức thu phí mang ý nghĩa khuyến khích tiết kiệm sử
dụng
hàng hoá công để việc cung cấp trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhiều đối tượng trong cộng
đồng hơn.
Giá cả E
Khả năng cung cấp
MC
P

O Q2 Q1 Số lượng
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 20/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Lưu ý: Nếu tư nhân cung cấp hàng hoá công thì chi phí cung cấp của khu vực tư
nhân
sẽ
tăng lên do bởi tư nhân phải tốn thêm một khoản chi phí gọi là chi phí giao
dịch.
Chi phí giao dịch là chi phí cần thiết để hoàn thành một giao dịch kinh tế, đó là các
khoản
chi phí công khai hoặc chi phí
ẩn.
Để giành được đặc quyền cung cấp hàng hoá công thì các cá nhân (trong khu vực

nhân)
phải cạnh tranh với nhau nhưng sự cạnh tranh này đôi khi là không công bằng.
Thường thì các

nhân phải bỏ ra những khoản chi phí ẩn rất lớn để có được đặc
quyền.
Chi phí giao dịch được khu vực tư nhân cộng vào giá cả của việc cung cấp hàng
hoá
công
làm cho giá cả này tăng lên (lớn hơn giá cung cấp của chính
phủ).
Giá cả
Công suất thiết kế
MC
P B C F
A D E

O Q2 Qc Q0 Q1 Số lượng
(Trở lại ví dụ) Việc đi lại trên cầu có thể gây tắc nghẽn, tức là chi phí biên của việc
cung
cấp
sẽ lớn hơn 0 trước khi đạt mức tiêu dùng tối đa. Điều này được mô tả bằng
việc Q
c
(công
suất
thiết kế của cây cầu) nhỏ hơn Q
1
(mức tiêu dùng tối đa khi việc đi
lại trên cầu là miễn phí).
Như
vậy, lượng tiêu dùng hiệu quả nhất nên dừng lại ở mức Q
0
khi chi phí biên bằng lợi ích biên.
Mức
lệ phí sử dụng tối ưu là
OA.
Nếu chính phủ cung cấp miễn phí (P=0) thì sản lượng cung cấp sẽ là Q
1
và lúc này xã
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 21/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
hội
sẽ
phải gánh chịu một khoản tổn thất do tiêu dùng quá mức bằng diện tích EFQ
1
.

Để tránh tổn
thất
này, cần áp dụng một cơ chế loại trừ nào đó bằng giá, chẳng hạn đặt các
trạm thu phí tại 2 đầu
cây
cầu. Tuy nhiên, chi phí giao dịch để làm điều đó rất cao (AB),
làm mức lệ phí tăng lên thành
OB
(OB=P= OA+AB) và số lượt đi lại trên cây cầu sẽ giảm
xuống đến
Q
2
.
Việc loại trừ bằng lệ phí sử dụng đã áp đặt thêm cho xã hội một khoản tổn thất. Đó

diện
tích CEQ
c
Q
2
. Đây là phần lợi ích xã hội có thể tăng thêm nếu tiêu dùng tăng từ
Q
2
lên Q
0

chi
phí biên đối với xã hội vẫn còn thấp hơn lợi ích biên mà người tiêu
dùng nhận
được.

Như vậy, để quyết định xem nên cung cấp HHCC này theo hình thức nào, cung cấp
miễn
phí
(cung cấp công cộng) hay thu phí (cung cấp tư nhân), đòi hỏi phải so sánh giữa
những tổn thất
khi
cung cấp công cộng (diện tích EFQ
1
) và tổn thất khi cung cấp tư nhân
(CEQ
c
Q
2
). Nếu EFQ
1
nhỏ
hơn thì với HHCC này, cung cấp công cộng có thể là một
hình thức cung cấp hiệu quả
hơn.
* Tư nhân có cung cấp hàng hoá công hay không?
Hàng hoá công không nhất thiết là chỉ do chính phủ cung
cấp.
Ví dụ: các đội thu gom rác dân lập do tư nhân thực hiện, một người hiến đất để làm
nhà
hay
công viên, các trường học dân lập, tư
thục…
Tư nhân thực hiện dịch vụ công khi dịch vụ đó gắn trực tiếp với quyền lợi của
người
tiêu dùng và tất cả mọi người vì quyền lợi của mình sẵn lòng trả một số tiền nhất định

(họ
không
né tránh việc trả
tiền).
Chính phủ cũng cung cấp hàng hoá tư nhân: trong một số trường hợp chính phủ cũng
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 22/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
cung
cấp hàng hoá tư nhân khi hàng hoá ấy có tính chất giống hàng hoá công nhưng
gắn liền với
nhu
cầu trực tiếp của con người cho nên họ sẵn sàng trả tiền theo giá thị
trường. Ví dụ: nhà ở
cho
người nghèo, phòng dịch vụ trong các cơ sở y
tế,…

KẾT LUẬN
Môn học Tài chính Công là môn học còn hết sức mới mẻ đối với các thành viên trong
nhóm nên khi thực hiện bài tập này sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, nhóm chúng em
rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của Thầy PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân và tất cả
các bạn học viên lớp cao học Tài chính - Ngân hàng khóa 26 để bài tập này được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Đà Nẵng, tháng 02 năm 2014
Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 23/25
BÀI TẬP TÀI CHÍNH CÔNG GVHD: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh mục các giáo trình tham khảo
 Giáo trình Tài chính Công và Phân tích chính sách thuế – Chủ biên: PGS.TS Sử Đình

Thành, TS. Bùi Thị Mai Hoài – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Nhà xuất bản Lao
động 2010.
 Giáo trình Tài chính Công – Chủ biên: GS.TS. Dương Thị Bình Minh – Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM – Nhà xuất bản Tài chính 2005.
 Giáo trình Quản lý Tài chính Công – Chủ biên: PGS.TS Dương Đăng Chinh, TS. Phạm
Văn Khoan – Học viện Tài chính – Nhà xuất bản Tài chính 2009.
2. Danh mục các trang web tham khảo
 www.google.com.vn
 www.vneconomy.com.vn
 www.chinhphu.vn
 www.mpi.gov.vn

Nhóm 3 – Lớp 2 – K26 – Tài chính Ngân hàng Trang 24/25

×