Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN LÝ LUẬN DẠY HỌC TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.69 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN LÝ LUẬN DẠY HỌC TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
(Đánh giá kết thúc học phần)

SINH VIÊN: LƯU QUỐC CƯỜNG
MÃ SV:
LỚP: DHGDTH
KÝ TÊN……………………………..

ĐỒNG THÁP, THÁNG 01 NĂM 2022


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Nội dung
Mở đầu

(0,25đ)

Câu 1

(3,0đ)

Câu 2

(3,0đ)

Câu 3



(3,0đ)

Giảng viên 1

Giảng viên 2

Sửa điểm (nếu có)

Kết luận (0,25đ)
Hình thức (0,5đ)
Cộng:
Điểm bài thi

Giảng viên chấm 2
(ký và ghi rõ họ tên)

Đồng Tháp, ngày tháng năm 202
Giảng viên chấm 1
(ký và ghi rõ họ tên)


Mở đầu
Trong chương trình đào tạo ngành GDTH và trong dạy học ở trường Tiểu học.
Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ
bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối
quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học,
cùng với Tốn, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinh
những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách
toàn diện của con người.

Học phần Lý luận dạy học môn TNXH cung cấp cho sinh viên những kiến thức
chương trình các mơn TNXH hiện hành, CTGDPT 2018. Các Phương pháp dạy
học, hình thức dạy học, Phương tiện dạy học của các môn TNXH, cũng như
cách đánh giá học sinh…Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục
nước nhà, chương trình giáo dục bậc Tiểu học thực hiện đổi mới Sách giáo khoa
và nội dung chương trình dạy học ở các lớp Tiểu học.
Nội dung
1. Chương trình 2018 các mơn TN - XH
Câu 1.2. So sánh những điểm cơ bản của CT 2018 và CT hiện hành môn TN và
XH hoặc môn Khoa học hoặc môn LS và ĐL (cấp tiểu học). Minh họa cho định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất trong CT 2018.
Chương trình GDPT 2018
Đặc điểm mơn học
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa
trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội.
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học
sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên
và xã hội.
Mục tiêu chương trình


Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học
sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ
của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh
thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa
học.
Yêu cầu cần đạt
1. Về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở học sinh phẩm chất chủ yếu và

năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy
định tại Chương trình tổng thể.
2. Về năng lực đặc thù
Mơn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học,
bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu mơi trường tự nhiên và
xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
So sánh CT hiện hành
+ Quan điểm xây dựng chương trình mơn Tự nhiên và xã hội năm
2018:
Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội quán triệt các quan điểm, mục tiêu,
yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định
hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo
dục được nêu trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của
môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:
- Dạy học tích hợp: Coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh
thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối
giữa tự nhiên và xã hội. Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo
dục sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục tài chính được tích hợp vào mơn
Tự nhiên và Xã hội ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Dạy học theo chủ đề: Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội
được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực
vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này


được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Mỗi chủ đề
đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên
và xã hội.
- Tích cực hố hoạt động của học sinh: Chương trình mơn Tự nhiên
và Xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập,
nhất là những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám

phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập;
khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.
BẢNG SO SÁNH Chương trình TNXH 2018 với Chương trình TNXH
Hiện hành
Tiêu chí

Chương trình TNXH Hiện Chương trình TNXH 2018
hành

Mục tiêu

Theo chuẩn kiến thức kĩ
năng

Phát triển phẩm chất năng lực cho
người học

Nội dung

- Chia 3 chủ đề

- Chia 6 chủ đề

- Nội dung cụ thể

- Mang tính mở: Tinh giản nội
dung về đơn vị hành chính, hoạt
động văn hóa, GD, y tế,… ở tỉnh,
thành phố.


- Lớp 1, 2 thời lượng 35
tiết/năm

- Cả 3 lớp thời lượng học đều 70
tiết/ năm

Thời
lượng

- Lớp 3: 70 tiết/năm
Sách giáo
khoa

1 chương trình 1 bộ SGK

- Chương trình có nhiều bộ SGK

Đánh giá

Căn cứ vào mục tiêu kiến
thức, kĩ năng, thái độ để
đánh giá.

- Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về
phẩm chất và năng lực.


Minh họa cho định hướng phát triển năng lực, phẩm chất trong CT 2018.
Bài 32:


Ôn tập chủ đề: Trái Đất và bầu trời.

TN&XH 1 theo SGK mới (Cùng học để phát triển)
*Qua bài học, HS:
- Hệ thống được các kiến thức về chủ đề:
- Bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm.
- Một số hiện tượng thời tiết và sủ dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
* Bài học góp phần hình thành cho HS năng lực phẩm chất:
- Phân biệt, đánh giá, xử lí được các tình huống liên quan đến chủ đề.
- Sắp xếp được các hình ảnh chính của chủ đề vào sơ đồ.
- Tự đánh giá được việc đã làm liên quan đến tìm hiểu thời tiết và sử dụng trang
phục phù hợp với thời tiết.
2. Phương pháp dạy học (PPDH)
Câu 2.1. Lựa chọn, sử dụng PPDH cho bài TN và XH (tự chọn bài). Vì sao
chọn những PPDH đó cho bài học?

Chọn Bài 2: “Nghề nghiệp của người thân trong gia đình” (Tiết 1), môn
TNXH lớp 2 sách Chân trời sáng tạo.
Sử dụng PPDH cho hoạt động hình thành kiến thức của bài: PP quan sát, PP
thảo luận.

CHỌN HOẠT ĐỘNG 2 : Hoạt động hình thành kiến thức
Học sinh:
- Tìm hiểu thơng tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong
gia đình
- Thu thập được một số thơng tin về những công việc của mọi người.


- Thảo luận với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp u thích sau
này.

Chuẩn bị:
- GV: tranh tình huống ( Photo lớn hoặc
trình chiếu), thước hoặc gậy chỉ bảng.
- HS: SGK.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận về
nghề của các thành viên gia đình bạn
Lan.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: Bố
và mẹ Lan làm nghề gì? Nói về ý nghĩa của nghề đó? ( Quan sát theo nhóm 4
Hs)
- GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận.
- Kết luận: Bố Lan làm thợ điện, mẹ Lan làm thợ may. Các chú, bác thợ điện
giúp lắp đặt, sữa chữa,... đường dây điện để
chúng ta có điện sử dụng trong sinh hoạt hằng
ngày; Cơ, bác thợ may giúp chúng ta có quần áo
để mặc, góp phần làm đẹp cho mọi người.
Hoạt động 2: Quan sát hình và thảo luận
nhóm đơi
GV treo các hình 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong SGK trang
13 (hình phóng to) hoặc trình chiếu hình và u
cầu của hoạt động lên bảng.
HS thảo luận nhóm đơi, hỏi - đáp theo
các câu hỏi:
+ Người trong hình làm nghề gì?
+ Cơng việc của họ có ý nghĩa như thế
nào với mọi người xung quanh?


GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình ( dùng gậy chỉ bảng) và hỏi đáp trước lớp.

GV và Hs Kết luận: Mỗi nghề nghiệp đều mang lại những lợi ích khác nhau cho
gia đình và xã hội xung quanh.
Vì sao sử dụng Phương pháp quan sát và phương thảo luận cho bài học
Quan sát là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cho HS sử dụng các
giác quan khác nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có kế hoạch, có
trọng tâm nhằm rút ra các đặc điểm, tính chất của chúng, trong bài là kết luận về
nghề nghiệp của thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của những người xung
quanh.
Đối tượng quan sát có thể là vật thật, tranh ảnh, mơ hình,...Trong bài là tranh về
các nghề nghiệp của những người xung quanh Hs.
Thảo luận trong bài là phương pháp dạy học giúp trao đổi ý kiến giữa GV
và HS, giữa HS với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề của cuộc sống
để rút ra kết luận khoa học. Trong bài là kết luận về nghề nghiệp của mọi người,
Mỗi nghề nghiệp đều mang lại những lợi ích khác nhau cho gia đình và xã hội
xung quanh.

3. Phương tiện dạy học (PTDH)
Câu 3.1. Phân tích việc sử dụng PTDH cho bài TN và XH (tự chọn bài). PTDH
liên hệ thế nào với các thành tố dạy học khác ?
Bài minh họa
Sử dụng phương tiện dạy học trực quan: Tranh ảnh
Bài 43: RỄ CÂY
(Tự nhiên và xã hội lớp 3, trang 82; 83)
Hoạt động 1: Nhận biết rễ cọc và rễ chùm
 Tổ chức nhóm học tập:


- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 hs/nhóm)
- Các nhóm phân cơng nhóm trưởng, thư ký.
 Giao nhiệm vụ học tập:

- Thế nào là rễ cọc? Thế nào là rễ chùm?
- Hình 1. Rễ cọc – Hình 2. Rễ chùm (SGK trang 82)

- Phiếu học tập
Tìm hiểu về rễ cọc, rễ chùm

Đặc điểm Rễ cọc

Đặc điểm

Đặc điểm Rễ chùm

Có 1 rễ lớn từ thân đi thẳng
Có nhiều rễ đều mọc ra từ
xuống, giáp với thân thì lớn đi gốc
xa nhỏ dần
Xung quanh rễ lớn có rễ nhỏ
hơn nối ra từ rễ lớn

Các rễ này mọc theo 1
chiều

Rễ mọc ra từ rễ lớn có nhiều
rễ nhỏ hơn nữa.

Những rễ này có độ dài
xấp xỉ nhau, trên những
sợi rễ dài có những rễ nhỏ
hơn.


 Tổ chức học tập:
- GV hướng dẫn nội dung học tập:


+ HS quan sát Hình 1 – Hình 2 SGK, trang 82
+ Tìm đặc điểm của rễ cọc và đặc điểm của rễ chùm (rễ chính, rễ
bên rễ phụ, cách mọc của mỗi loại rễ,…)
+ HS thảo luận, thống nhất, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- GV quy định thời gian thảo luận
 Báo cáo kết quả:
- Đại diện nhóm treo Phiếu học tập và trình bày kết quả thảo luận của
nhóm (do cùng nhiệm vụ nên chọn 1 vài nhóm trình bày)
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
 Kết luận:
- GV kết luận:
+ Rễ cọc là loại mà bộ rễ gồm rễ chính phát triển đâm sâu xuống
dưới lịng đất và rễ bên nhỏ khơng đáng kể được mọc ở xung
quanh.
+ Rễ chùm là loại rễ mà bộ rễ chỉ có cấu tạo từ rễ phụ và các rễ bên
mọc toả từ gốc thân thành một chùm 
PTDH liên hệ thế nào với các thành tố dạy học khác: Quan hệ của PTDH
với mục đích dạy học giúp học sinh hình thành khái niệm về rể cọc rể chùm,
Quan hệ của PTDH với nội dung dạy học góp phần chuyển tải nội dung chính
của bài học về rể cây, Quan hệ của PTDH và phương pháp dạy học quan sát,
thảo luận nhóm rút ra kết luận.
Kết luận
Học phần Lý luận dạy học môn TNXH hiểu biết hơn về chương trình các mơn
TNXH hiện hành, CTGDPT 2018. Các Phương pháp dạy học, hình thức dạy
học, Phương tiện dạy học của các môn TNXH…Đặc biệt tâm đắc về hình thức
dạy học, Phương tiện dạy học nhằm vận dụng kiến thức học phần ở 2 nội dung

này trong học tập và trong dạy học ở trường Tiểu học./.




×