Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Tỉnh Thanh Hóa.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.18 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN A

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH THANH HĨA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Nghệ An, năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN A

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH THANH HĨA

Chun ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Thái Thị Kim Oanh

Nghệ An, năm 2023




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
thông tin được sử dụng trong Luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và
được phép công bố.
Nghệ An, ngày

tháng 6 năm 2023

Học viên thực hiện

NGUYỄN VĂN A


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến quý Thầy, Cô trường Đại học Vinh đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt
thời gian qua, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cơ giáo
TS. Thái Thị Kim Oanh đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành Luận
văn này.
Trong q trình thu thập số liệu tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa,
tơi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của nhiều đồng nghiệp tại đơn vị. Vì vậy,
tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Agribank - Chi nhánh Thanh
Hóa cùng các đồng chí đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian hồn thành Luận văn của mình.

Cảm ơn gia đình, thầy cơ và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời
gian qua./.
 Nghệ An, ngày tháng 6 năm 2023
Học viên thực hiện

NGUYỄN VĂN A


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH..............................................................................ix
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...........................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu......................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
5.1. Phương pháp luận...........................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.....................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..............................................................7

6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận...................................................................................7
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn................................................................................8
7. Kết cấu của đề tài..............................................................................................8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 9
1.1. Vốn và huy động vốn của ngân hàng thương mại..........................................9
1.1.1. Khái niệm về vốn và huy động vốn của ngân hàng thương mại..................9
1.1.2. Vai trò của huy động vốn tại các chi nhánh của ngân hàng thương mại..15


iv

1.1.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại..........................17
1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn
của ngân hàng thương mại..................................................................................22
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn của ngân hàng thương mại. 22
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại....28
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về huy động vốn của một số ngân hàng thương mại
và bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh tỉnh Thanh Hóa.........................................................................................31
1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn từ một số ngân hàng trong nước...................31
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa..........................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH TỈNH THANH HĨA.........................................................................40
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam
Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa..................................................................................40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa........................................40
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa........................................42
2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa..........................................................43
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nơng thơn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa thời gian qua (2014- 30/3/2023)
.............................................................................................................................46
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa..........................................................50


v

2.2.1. Thực trạng hình thức huy động động vốn của Ngân hàng Agribank Chi
nhánh tỉnh Thanh Hóa hiện nay..........................................................................50
2.2.2. Phân tích thực trạng kết quả huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa theo các tiêu chí
.............................................................................................................................56
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa......Error! Bookmark not
defined.
2.3.1. Những ưu điểm............................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................66
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THANH HÓA.................79
3.1. Phương hướng tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nơng thơn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa...............................79

3.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương ảnh hưởng đến huy động vốn
của ngân hàng.....................................................................................................79
3.1.2. Phương hướng tăng cường huy động vốn.................................................84
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa.......................................85
3.2.1. Thiết lập chính sách cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý..........................85
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức và cơng cụ huy động vốn..............................86
3.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý.........................................................86
3.2.4. Nâng cao chất lượng phục vụ và củng cố uy tín của ngân hàng đối với
khách hàng..........................................................................................................91
3.2.5. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên...............93
3.2.6. Hồn thiện các chính sách Marketing ngân hàng.....................................94


vi

3.2.7. Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng...........................................................97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................100
1. Kết luận.........................................................................................................100
2. Một số kiến nghị............................................................................................101
2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.....................................................101
2.2. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam..............................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................104


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT


VIẾT TẮT

NGHĨA
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn

1

Agribank

2

BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển

3

Viettinbank

Ngân hàng Công Thương

4

ATM

Máy giao dịch rút tiền tự động

5


TCTD

Tổ chức tín dụng

6

CKH

Có kỳ hạn

7

KH

Khách hàng

8

GTCG

Giấy tờ có giá

9

DNTM

Doanh nghiệp thương mại

10


HĐKD

Hoạt động kinh doanh

11

KKH

Không kỳ hạn

12

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

13

NHTM

Ngân hàng thương mại

14

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

15


TD

Tín dụng

16

HĐV

Huy động vốn

17

HTX

Hợp tác xã

18

UBND

Uỷ ban nhân dân

19

VNĐ

Việt Nam đồng

Việt Nam



viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
2014 - 30/3/2023.................................................................................................47
Bảng 2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Agribank chi
nhánh tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 30/3/2023.............................................57
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn tại Agribank chi nhánh tỉnh Thanh
Hoá giai đoạn từ 2014-30/3/2023........................................................................60
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền Agribank chi nhánh tỉnh Thanh
Hoá giai đoạn 2014 – 30/3/2023.........................................................................61
Bảng 2.5. Tổng hợp chi phí trả lãi và lợi nhuận kinh doanh...............................63


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
SƠ ĐỒ 2.1. BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK CHI
NHÁNH TỈNH THANH HỐ................................................................................................ 44
HÌNH 2.1- BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG TỔNG NGUỒN VỐN, NGUỒN
DÂN CƯ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH THANH HOÁ GIAI
ĐOẠN 2014 - 30/3/2023............................................................................................................... 58
HÌNH 2.2. BIỂU ĐỒ CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA
AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2014 –
30/3/2023............................................................................................................................................... 64
HÌNH 2.3. THỊ PHẦN NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH
TỈNH THANH HOÁ ĐẾN 30/3/2023..................................................................................65



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế,
chuyển đổi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp
sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước
định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và
có ý nghĩa, được dư luận trong và ngồi nước đánh giá là hết sức đúng đắn. Để
thực hiện được cơng nghiệp hố hiện đại hố, “ vốn” là một nhân tố được đặt lên
hàng đầu.
Thực tế, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều chủ thể, thơng
qua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp dẫn vốn đáp ứng nhu cầu về
vốn. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là trong nền kinh tế huy
động vốn qua các trung gian tài chính thì Ngân hàng thương mại là kênh quan
trọng nhất, có hiệu quả nhất. Nền kinh tế của một nước chỉ phát triển với tốc độ
cao và ổn định khi có chính sách tài chính, tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân
hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, có khả năng thu hút, tập trung các
nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn vào các ngành sản xuất.
Nguồn vốn là cơ sở để Ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Nguồn vốn quyết định quy mơ hoạt động
khác, quyết định năng lực thanh tốn, năng lực cạnh tranh và uy tín của Ngân
hàng thương mại trên thị trường; nguồn vốn là điều kiện tiên quyết quyết định
sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng thương mại.
Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đặt ra mục tiêu phải tìm ra được những
phương án tối ưu nhất trong công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sử dụng
vốn và phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, không ngừng nâng cao khả
năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời kỳ hội nhập. Tuy
nhiên, hiện nay tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và



2

Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu cấp tín dụng.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều tổ chức tín
dụng và phi tín dụng tham gia thị trường huy động vốn tạo nên sự cạnh tranh
gay gắt giữa các tổ chức huy động vốn. Do đó, muốn đạt được mục tiêu cao
trong công tác huy động vốn cần phải xây dựng được một hệ thống các giải pháp
thiết thực kích thích và thu hút các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế, mọi
tổ chức, dân cư gửi vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa để có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư cho
nền kinh tế, tạo tiền đề cho việc mở rộng kinh doanh và đẩy mạnh việc phát
triển các dịch vụ ngân hàng, đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, với cương
vị là cán bộ tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, tơi chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh
Thanh Hóa” làm luận văn thạc sỹ của mình, góp phần đẩy mạnh cơng tác huy
động vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Với vị trí, vai trị của công tác huy động vốn trong hoạt động của Ngân
hàng thương mại nên có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
này dưới nhiều hình thức khác nhau như giáo trình, sách tham khảo, luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sỹ, các bài báo khoa học.... Trong quá trình nghiên cứu luận
văn này tác giả đã tìm hiểu và tổng quan tinh hình nghiên cứu như sau:
Luận văn thạc sỹ “Huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương Lạng Sơn” của tác giả Nguyễn Thị Hường – Khoa Tài chính
Ngân hàng – Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012. Trong luận văn này tác giả

tiếp cận phân tích chủ yếu về các quy mơ, hình thức huy động vốn của ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Lạng Sơn để nhận thấy được những hạn chế


3

trong cơng tác huy động vốn và từ đó để xuất các giải pháp tăng cường huy động
vốn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Lạng Sơn.
Luận văn thạc sỹ “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Cơng
thương Việt Nam Chi nhánh Hồn Kiếm” của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy –
Khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2009. Luận văn
tiếp cận phân tích theo góc độ các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn tại
Ngân hàng Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hồn Kiếm để nhận thấy được
những hạn chế trong hiệu quả huy động vốn và từ đó để xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh
Hoàn Kiếm
Luận văn thạc sỹ “Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ
phần Bắc Á” của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc – Khoa Tài chính Ngân hàng –
Đại học Đà Nẵng,năm 2012. Luận văn đi sâu phân tích các giải pháp mà Ngân
hàng thương mại cổ phần Bắc Á đã và đang sử dụng, đánh giá các giải pháp này
thực tế có cịn hiệu quả hay không và hiệu quả như thế nào. Từ đó tác giả đề
xuất và kiến nghị một số giải pháp hữu hiệu và phù hợp hơn cho Ngân hàng
thương mại cổ phần Bắc Á thời gian tới
Luận văn thạc sĩ “Ngân hàng thương mại và những vấn đề về công tác
huy động vốn của Ngân hàng thương mại” của tác giả Triệu Ngọc Nguyên –
Khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2004. Luận văn
nghiên cứu một cách tổng quát về ngân hàng thương mại và huy động vốn của
ngân hàng thương mại nói chung.
Dưới hình thức bài báo khoa học thì tác giả Nguyễn Đức Tuấn đã nghiên
cứu bài viết “ Nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng” trên trang

www.vietinbank.vn. Bài báo tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng chất
lượng của các dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng trong đó có dịch vụ huy động
vốn trong ngân hàng thương mại. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao
chất lượng dịch vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại


4

Dưới hình thức luận án tiến sĩ có các nghiên cứu của các tác giả như:
Luận án tiến sĩ “Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng
khoán ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Tú, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân,
năm 2014. Luận án đã đưa ra cách tiếp cận mới trong quá trình huy động vốn
của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, theo đó để tăng cường huy
động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khốn cần phải gắn bó
chặt chẽ huy động vốn với sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được, coi
đây là yếu tố tạo nên tính bền vững trong hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp; Luận án cũng mơ hình hóa q trình huy động vốn của các doanh
nghiệp trên thị trường chứng khoán, làm rõ vai trò của 3 chủ thể quan trọng: (1)
Người mua bao gồm nhà đầu tư tổ chức và cá nhân; (2) Người bán là các tổ
chức phát hành; (3) Tổ chức trung gian là các cơng ty chứng khốn;
Luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Phương, Trường ĐH Kinh tế
quốc dân, năm 2012. Luận án đã đưa ra cách nhìn mới về phát triển bền vững
của ngân hàng thương mại. Theo đó, phát triển bền vững ngân hàng thương mại
là đảm bảo sự cân bằng trong một thời gian dài giữa tính sinh lời theo yêu cầu
của các chủ sở hữu ngân hàng với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng và
sự cân bằng giữa lợi ích của ngân hàng và lợi ích của khách hàng. Luận án cũng
đề xuất các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại
bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mơ, tốc độ tăng
trưởng, cơ cấu, thị phần nguồn vốn và tài sản; (2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả

năng tiếp cận của ngân hàng; (3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính an tồn trong hoạt
động của ngân hàng; (4) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân
hàng. Luận án đã phân tích và chỉ ra các nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng
đến khả năng phát triển bền vững của ngân hàng thương mại là: (1) Nguồn nhân
lực; (2) Năng lực quản trị; (3) Sự đa dạng hóa của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng;
(4) Mức độ hiện đại hóa của cơng nghệ thơng tin.


5

Các nghiên cứu trên có nội dung, phương pháp nghiên cứu khác với đề tài
luận văn thạc sĩ của tác giả. Đặc biệt các đề tài trên chủ yếu phân tích những
năm kinh tế phát triển nóng, nền kinh tế chưa rơi vào tình trạng chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ khủng hoảng kinh tế toàn cầu sâu và rộng như các năm trở lại đây.
Trong luận văn này tác giả sẽ tiếp cận theo các vấn đề một cách chi tiết và
có hệ thống các vấn đề của huy động vốn từ việc xác định nguồn vốn huy động,
hình thức, cơng cụ huy động, phân tích kết quả huy động dựa trên các tiêu chí
đánh giá kết quả huy động vốn cũng như phân tích đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa để xác định được đâu là nguyên nhân dẫn
tới thành công cũng như hạn chế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa thời gian qua. Từ đó tác giả đề
xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn cho Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa thời gian tới. Các giải
pháp sẽ được đề xuất một cách có căn cứ thơng qua việc dự báo tình hình trong
nước, quốc tế và địa phương có ảnh hưởng tới huy động vốn của ngân hàng
cũng như phương hướng huy động vốn của ngân hàng. Mặt khác, cho đến thời
điểm hiện nay với tìm hiểu của tác giả thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu
về vấn đề huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường

huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh tỉnh Thanh Hóa. Với những lý do trên để cho thấy được những khoảng
trống của vấn đề nghiên cứu mà tác giả đã lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động
vốn của Ngân hàng thương mại cũng như đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng
huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi


6

nhánh tỉnh Thanh Hóa, đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh
Thanh Hóa thời gian tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn của
Ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nơng thơn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa
- Phương hướng và giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam Chi nhánh tỉnh
Thanh Hóa từ năm 2014 đến năm 2016.
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về công tác huy động vốn của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa
tập trung vào các nội dung: xác định nguồn vốn huy động; hình thức huy động
vốn; các cơng cụ huy động vốn; phân tích và đánh giá kết quả huy động vốn
thơng qua các chỉ tiêu; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động
vốn cả trên phương diện bên trong và bên ngoài.


7

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp trừu
tượng hóa khoa học, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh, phương
pháp mơ hình hóa các quá trình được nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp khảo sát thực tế: Qua thời gian hơn 10 năm công tác tại các
chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh tỉnh Thanh Hóa, đã được trải qua một số nghiệp vụ của Ngân hàng
thương mại như: Giao dịch viên, Chun viên Tín dụng, Cán bộ Quản lý phịng
Kế hoạch Kinh doanh, tác giả đã có điều kiện để tiếp cận khách hàng, tổ chức
triển khai công tác huy động vốn và cung cấp sản phẩm huy động vốn của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến khách hàng. Từ đó, tác
giả nắm bắt được thực trạng các sản phẩm tiền gửi mà chi nhánh đang cung cấp
cho khách hàng cũng như tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và xu hướng phát
triển của chúng trong thời gian tới để từng bước thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu

cầu của khách hàng gửi tiền.
- Phương pháp điều tra: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu
thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến khách hàng với sự hỗ trợ của đội
ngũ cán bộ nhân viên các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam trên khắp vùng miền trong tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng mẫu
điều tra khách hàng chia làm hai nhóm: khách hàng cá nhân gồm 50 phiếu và
khách hàng tổ chức 20 phiếu.
- Phương pháp xử lý số liệu: Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi
khảo sát, tác giả sẽ phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 2.0
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác huy động
vốn của Ngân hàng thương mại.


8

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa thời
gian qua (2014-2016) để thấy được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của
những điểm yếu trong cơng tác huy động vốn. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành
phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến cơng
tác huy động vốn của ngân hàng, xác định phương hướng tăng cường huy động
vốn để làm căn cứ cho việc đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn
cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh
Thanh Hóa thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngân hàng.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về huy
động vốn tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa.


9

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Vốn và huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về vốn và huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về vốn của ngân thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước phát
triển hầu như khơng có một cơng dân nào là khơng có quan hệ giao dịch với một
Ngân hàng thương mại nhất định nào đó. NHTM được coi như là một định chế
tài chính quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì
hoạt động dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của
nền kinh tế và đời sống con người. Mọi công dân đều chịu tác động từ các hoạt
động của Ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn
giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các
dịnh vụ Ngân hàng.
Thuật ngữ “Ngân hàng thương mại” đã được chỉ rõ tại Nghị định số
49/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/09/2000 như sau: “Ngân hàng thương
mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động

kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục
tiêu kinh tế của nhà nước”. Ngân hàng thương mại có các hoạt động cơ bản sau:
Huy động vốn; Cho vay, tài trợ dự án; Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực
hiện thanh toán; Cung cấp dịch vụ mơi giới và đầu tư chứng khốn; Cho th thiết
bị trung và dài hạn; Kinh doanh ngoại tệ; Bảo quản vật có giá; Bảo lãnh; Cung
cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn; Cung cấp các dịch vụ đại lý; Tài trợ các hoạt
động của chính phủ;Quản lý ngân quỹ.



×