Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Khóa luận giáo dục học tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh thpt bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 – nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.59 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÝ do chọn đề tài
Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo
dục đào tạo là một trong những trọng tâm quan trọng của sự phát triển. Nghị quyết
đại hội lần thứ X của Đảng ta đã chỉ rõ là: “Đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngò giáo viên (GV) và tăng
cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo độc lập suy nghĩ
của học sinh,...”. Điều 28 Luật Giáo dục nước ta (2005) còng nhấn mạnh: “Phương
pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tù giác, chủ động sáng tạo của
học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng líp học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thó học tập cho HS”.
Mét trong những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy đề cập đến định
hướng đổi mới công việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, từ hình thức
đến công cụ, đặc biệt chú trọng tối đa khả năng tự kiểm tra, đánh giá của người học,
bởi người học là một trung tâm quan trọng của hoạt động dạy và học ở nhà trường.
Trong vài năm gần đây, đồng thời với việc áp dụng chương trình và sách giáo
khoa mới, ở các trường phổ thông đã và đang thực hiện tích cực việc đổi mới
phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới cách thức, nội dung kiểm tra, đánh giá.
Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thực hiện theo định hướng: Tăng
cường kiểm tra đánh giá bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan
(TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu,
nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng đạt mục đích dạy học của bộ
mơn, từng líp học,... trong q trình dạy học, và đã bước đầu khuyến khích HS tìm
sách tham khảo tự củng cố kiến thức.
Cách thức thi cử hiện nay ở các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi
tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học thường sử dụng thi 100%

1



TNKQ; TNTL thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong các bài kiểm tra đánh giá.
Trên thị trường sách tham khảo về bài tập Hố học có rất nhiều, nhưng HS không
biết lùa chọn loại sách nào giúp tăng cường khả năng tự kiểm tra đánh giá kiến thức
kĩ năng thật là hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu đó, cũng như để giúp các em HS THPT cọ sát với hình
thức thi trắc nghiệm qua các đợt thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi tuyển
Đại học, chúng tôi đã chọn đề tài:
“Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS THPT bằng hệ
thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hố học líp 11 – Nâng cao” –
Phần Hố học vơ cơ.

II. Mục đích nghiên cứu
Sử dông bộ đề kiểm tra đáp ứng được mục đích, yêu cầu theo chuẩn kiến thức
kĩ năng, đặc biệt là nêu được phương pháp cho HS sử dụng bộ đề nhằm tăng cường
năng lực tự kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng học tập mơn Hố học của HS
THPT.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lÝ luận và thực tiễn đánh giá, kiểm tra kết quả học tập môn Hoá
học của HS THPT. Cụ thể:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá
kiến thức kĩ năng mơn Hố học, các yêu cầu về kĩ thuật xây dựng câu hỏi (TNKQ
và TNTL) xây dùng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng mơn Hố học.
2. Xây dùng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hố học líp 11 nâng cao phần vô cơ.
3. Sử dụng bộ đề đối với các líp thực nghiệm, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu
với các líp đối chứng để đánh giá độ tin cậy, độ khó và độ phân biệt của bộ đề, kịp
thời chỉnh sửa các câu hỏi chưa phù hợp, hoàn chỉnh bộ đề.

IV. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Từ thực tiễn sử dụng bộ đề trắc nghiệm này ở 3 chương: chương 1 (Sự điện

li), chương 2 (Nhóm nitơ), chương 3 (Nhóm cacbon) mơn Hố học líp 11 – Nâng

2


cao ở trường THPT Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội), trường THPT Nhân Chính (Hà
Nội) trong học kì I năm học 2008 – 2009 mà rót ra những kết luận của bản Luận
văn về hình thức, khả năng, kết quả tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng Hoá học ở chương
trình líp 11, nâng cao.
1. Khách thể nghiên cứu: Q trình kiểm tra kết quả dạy học hố học ở
trường THPT líp 11 (phần Hố học vơ cơ) – Nâng cao.
2. Đối tượng nghiên cứu: Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của
HS THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 –
Nâng cao (Hố học vơ cơ).

V. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng
Hoá học líp 11 đảm bảo được yêu cầu của đề kiểm tra với chất lượng tốt, nếu GV và
HS sử dông một cách triệt để, thường xuyên và tự giác thì bộ đề sẽ góp phần tăng
cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS một cách hiệu quả.

VI. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành làm đề tài này, chóng tơi đã sử dụng các nhóm phương pháp
nghiên cứu sau đây:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
– Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: như các phương pháp
kiểm tra, đánh giá, đi sâu về phương pháp kiểm tra TNKQ.
– Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình, phân phối chương trình, chuẩn
kiến thức, kĩ năng Hố học, sách giáo khoa, sách giáo viên Hố học líp 11 – THPT
cơ bản và nâng cao; đi sâu vào phần Hoá học vơ cơ nâng cao.

2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Điều tra cơ bản: Tìm hiểu thực tiễn dạy học mơn Hố học líp 11 nhằm phát
hiện những khó khăn của việc kiểm tra đánh giá. Trao đổi kinh nghiệm với các thầy
cơ có nhiều kinh nghiệm trong dạy học Hoá học.

3


– Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi,
hiệu quả và chất lượng của bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học.
Đánh giá tác dụng của việc áp dụng của bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ
năng hoá học.
3. Phương pháp sử dụng Toán Thống kê
Áp dụng một số tham số đặc trưng trong Toán Thống kê để xử lí kết quả thực
nghiệm sư phạm.

VII. Điểm mới của luận văn
1. Hệ thống hố cơ sở lí luận về phương pháp kiểm tra đánh giá và vấn đề đổi
mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. Tuyển chọn và xây dựng bộ đề kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng hố
học líp 11 – nâng cao phần Hố học vô cơ để HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ
năng hoá học sau mỗi bài học, mỗi chương.
3. Tuyển chọn và xây dựng ngân hàng đÒ (đề nguồn).

VIII. Cấu tróc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, luận văn gồm Nội dung nghiên cứu với 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hệ thống bộ đề tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng mơn Hố
học líp 11, nâng cao (phần Hố học Vơ cơ)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

4


Nội dung nghiên cứu
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh
1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là giai đoạn kết thóc của một quá trình dạy học, nhằm xác
định khi kết thúc một giai đoạn trọn vẹn của một quá trình dạy học, mục đích dạy
học đã đạt được đến mức độ nào, kết quả học tập của HS đạt đến đâu so với mong
muốn. Qua kiểm tra, đánh giá, người GV nhận biết được mình đã thành cơng hay
chưa thành cơng ở chỗ nào; người học cũng nhận biết được mình đã thu hoạch được
gì, mức thu hoạch trong quá trình học tập ra sao (từ nhận biết, thông hiểu đến vận
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng biết làm và làm một cách thành thạo
những điều đã học [18].
Vị trí của kiểm tra – đánh giá trong q trình dạy học:

1.1. Kiểm tra
Kiểm tra là theo dõi sự tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm
thu được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
Trong lí luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của quá trình dạy học,
đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu khơng thể thiếu được của
q trình này. Kiểm tra có vai trị liên hệ nghịch trong q trình dạy học, nhằm mục
đích biết những thơng tin, kết quả về q trình dạy của thầy và q trình học của
trị, từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thầy và trò. Kiểm tra


5


– đánh giá nhằm khảo sát khả năng của người học về môn học mà điểm số các bài
khảo sát là những số đo đo lường khả năng học tập của HS. Nếu việc kiểm tra và
đánh giá một cách nghiêm túc, thường xuyên và công bằng với kĩ thuật cao và đạt
kết quả tốt thì người học sẽ học tốt hơn.
1.2. Đánh giá
Đánh giá kết quả học tập là đo lường mức độ đạt được của người học về các
mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học. Mơ tả một cách định tính và định
lượng: tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, tính đầy đủ, mối
liên hệ của kiến thức với đời sống, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức
độ thơng hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết, bằng chính ngơn ngữ
chun mơn của người học,… và thái độ của người học trên cơ sở phân tích các
thơng tin phản hồi từ việc quan sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
được giao, đối chiếu với các chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của
môn học.
Đánh giá kết quả học tập của người học là một quá trình phức tạp và công
phu. Nếu thực hiện chu đáo, chuẩn xác thì việc đánh giá càng có nhiều thuận lợi và
có độ tin cậy cao.
Quy trình đánh giá: gồm 5 bước:
1) Phân tích mục tiêu học tập thành các kiến thức, kĩ năng.
2) Đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được các kiến thức, kĩ năng dùa trên
những dấu hiệu có thể đo lường hoặc quan sát được.
3) Tiến hành đo lường các dấu hiệu đó để đánh giá mức độ đạt được về các
yêu cầu đặt ra, biểu thị bằng điểm số.
4) Thu thập số liệu đánh giá: Phân tích, so sánh các thơng tin nhận được với
các yêu cầu đề ra rồi đánh giá, xem xét kết quả học tập của người học, mức
độ thành công của phương pháp giảng dạy của thầy,… để từ đó có thể cải

tiến, khắc phục nhược điểm.
5) Trong đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc: chính xác, vừa sức, bám sát yêu
cầu của chương trình học.
6


2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra gồm 3 chức năng: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.
Ba chức năng này liên kết thống nhất với nhau, thâm nhập vào nhau và bổ
sung cho nhau trong quá trình kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học.
Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học là phát hiện, củng cố, đào
sâu và làm chính xác thêm kiến thức, đồng thời có liên hệ chẽ và phục vụ trực tiếp
cho việc học bài mới.
Đánh giá với 2 chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi
độ tin cậy. Điều khiển địi hỏi tính hiệu lực, phát hiện và điều chỉnh lệch lạc, để từ
đó đề ra được các biện pháp xử lí.
3. Những yêu cầu về khối lượng và chất lượng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo cần
kiểm tra, đánh giá mơn Hố học
– Việc kiểm tra kết quả học tập về Hoá học của HS cần chú ý đến:
+ Khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
+ Chất lượng kiểm tra kiến thức.
+ Cách trình bày kiến thức.
Khối lượng kiến thức được xác định trong chương trình quốc gia. Các SGK
đạt tiêu chuẩn giúp cho việc cụ thể hoá các yêu cầu này.
– Các kiến thức kĩ năng, kĩ xảo hoá họcđược kết hợp lại thành các nhóm
sau đây:
+ Các khái niệm, định luật hố học cơ bản.
+ Các lí thuyết hố học.
+ Ngơn ngữ hố học.
+ Kiến thức về các chất.

+ Kiến thức về các nguyên tè hoá học.
+ Kĩ năng và kĩ xảo giải các bài tập.
+ Kĩ năng và kĩ xảo làm thí nghiệm.
+ Kĩ xảo nói và viết.

7


– Khi đánh giá chất lượng về kiến thức cần chú ý đến tính chính xác khả năng
nhận thức, tính hệ thống, tính cụ thể, tính vững chắc, khuynh hướng tư tưởng chính
trị, mối liên hệ với đời sống và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
+ Tính chính xác và khả năng nhận thức: HS không chỉ biết tính chất các chất,
các định luật và lí thuyết hố học, mà cịn có thĨ giải thích được các hiện tượng đã
học, biết minh họa các định luật và lí thuyết bằng tư liệu cụ thể.
+ Tính hệ thống: các kiến thức đó ở HS gắn bó khơng tách rời nhau.
+ Tính cụ thể: HS phải hình dung được rõ ràng những tính chất lí và hố học
của các chất đã học và sự phụ thuộc tính chất của chúng vào cấu tạo.
+ Khi kiểm tra tính vững chắc của kiến thức cần chó ý đến kiến thức của HS
về cái cơ bản đã học gắn hữu cơ với kiến thức đang học.
+ Khuynh hướng tư tưởng chính trị của kiến thức là cơ sở thế giới quan cộng
sản chủ nghĩa của HS, khi trả lời các bài tập phải giải thích một cách duy vật những
hiện tượng và quá trình được học, giải thích vai trị của hố học trong việc xây dựng
chủ nghĩa cộng sản.
– Việc chuẩn bị cho kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
Việc kiểm tra kiến thức kĩ năng kĩ xảo là một bộ phận của quá trình dạy học,
nên tất nhiên GV chuẩn bị các giê học phải bao gồm việc chuẩn bị kiểm tra kiến
thức. Khi lập kế hoạch hàng năm, GV cần lập kế hoạch cho tiến độ bài mới và cả kế
hoạch kiểm tra và bài thực hành, xemina,…
Kĩ năng, kĩ xảo HS cần lĩnh hội trong quá trình học các mục như:
– Kĩ năng nhận biết các chất

– Kĩ năng thực hành
– Kĩ năng sử dụng sơ đồ và mơ hình
– Kĩ năng giải các bài tập tính tốn:
+ Tính lượng chất có thể điều chế được từ chất ban đầu có chứa tạp chất.
+ Tính hiệu suất phần trăm chất thu được sau phản ứng so với lí thuyết.
+ Tính lượng một trong các sản phẩm của phản ứng nếu một trong các
chất ban đầu lấy dư.
– Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá: Phải đảm bảo về tính tồn diện, độ tin
cậy, tính khả thi, u cầu phân hoá, và phải đảm bảo hiệu quả cao.
8


4. Hình thức kiểm tra đánh giá
– Theo lí luận dạy học, việc kiểm tra kiến thức được phân chia thành các
dạng: kiểm tra sơ bộ; kiểm tra hàng ngày; kiểm tra định kì; kiểm tra kết thúc.
– Về hình thức kiểm tra có: kiểm tra miệng; kiểm tra viết (15 phót, 45 phót);
kiểm tra thực hành thí nghiệm.
Tóm tắt các hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá theo các bảng 1 và 2 [18].
Bảng 1.1: Những công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

9


Bảng 1.2: Phân loại các kiểu test kiểm tra

Kiểm tra viết thường dùng hai loại câu hái:
+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ): dùng cho cả hình thức kiểm tra
15 phót và 45 phót.
+ Câu hỏi trắc nghiệm tự luận (TNTL): thích hợp cho các bài kiểm tra 45
phót.

Nội dung của luận văn sử dụng cho hình thức tự kiểm tra đánh giá kiến thức
kĩ năng của HS nên sử dụng các bài kiểm tra viết là hợp lí.
II. Cơ sở lí luận về việc xây dựng các câu hỏi TNKQ và TNTL
1. Câu hái TNKQ
1.1. Khái niệm
TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bằng hệ
thống những câu hỏi trắc nghiệm mà hệ thống cho điểm hồn tồn khách quan,
khơng phụ thuộc vào người chấm. Bài trắc nghiệm được chấm điểm bằng cách đếm

10


số lần người làm trắc nghiệm đã chọn được những câu trả lời đúng trong sè các câu
trả lời đã được cung cấp.
1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp TNKQ
1.2.1. Ưu điểm

– Có thể kiểm tra được nhiều kiến thức đối với nhiều HS trong một thời gian
ngắn; đề thi bao quát được phần lớn nội dung học tập buộc HS phải nắm được tất cả
các nội dung kiến thức đã học, tránh được tình trạng học tủ, học lệch và HS không
thể chuẩn bị tài liệu để quay cóp.
– Giúp GV tiết kiệm thời gian và cơng sức chấm bài. Việc tính điểm rõ ràng,
cụ thể nên thể hiện tính khách quan, minh bạch.
– Khuyến khích khả năng phân tích, hiểu đúng ý người khác; gây hứng thó và
tích cực học tập của HS.
– Áp dụng được công nghệ mới vào việc soạn thảo các đề thi, trong chấm thi
và kết quả bài thi, hạn chế hiện tượng quay cóp và trao đổi bài. Sử dụng được nhiều
lần. Việc chấm điểm khách quan.
– Phù hợp với cuộc sống hiện đại: Cần quyết đốn nhanh, chính xác.
1.2.2. Nhược điểm


– TNKQ chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của HS mà khơng cho biết q trình suy
nghĩ, sự nhiệt tình, hứng thó của HS đối với nội dung kiểm tra.
– HS có thể chọn đúng ngẫu nhiên.
– TNKQ khơng cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt (viết hoặc dùng lời); tư duy
sáng tạo và khả năng lập luận của HS. Vì vậy với cấp học càng cao thì khả năng áp
dụng của hình thức này càng bị hạn chế.
– Việc soạn thảo các câu hái TNKQ tèn thời gian, công sức.
– TNKQ không thể kiểm tra được kĩ năng thực hành thí nghiệm mà chỉ kiểm tra
được kiến thức về kĩ năng thực hành thí nghiệm.
– Phương pháp TNKQ vẫn khơng hồn tồn khách quan vì phụ thuộc vào việc
soạn thảo và định điểm cho câu hỏi của người soạn.
1.3. Phân loại các phương pháp TNKQ. Câu hỏi TNKQ có nhiều câu để lùa chọn
11


Hiện nay đa số các nhà giáo dục thống nhất chia các câu hỏi TNKQ làm 5
dạng chính sau:
+ Dạng nhiều lùa chọn
+ Dạng câu đúng – sai
+ Dạng ghép đôi
+ Dạng câu điền khuyết hay trả lời ngắn
+ Câu hỏi bằng hình vẽ
Trong tình hình thực tế hiện nay, việc kiểm tra và thi chủ yếu sử dụng hình
thức TNKQ dạng nhiều lùa chọn, vì vậy trong phạm vi đề tài này chúng tơi chỉ đi
sâu phân tích dạng câu hỏi TNKQ dạng nhiều lùa chọn.
1.3.1. Khái niệm câu hái TNKQ có nhiều câu để lùa chọn

Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả
nhất. Nó cho phép kiểm tra những trình độ cao hơn về nhận thức, thuận lợi hơn so

với các loại câu hỏi trắc nghiệm khác.
Câu trắc nghiệm nhiều lùa chọn gồm 2 phần: phần đầu là phần dẫn (có thể là
một câu hỏi hay một câu dẫn), phần sau là từ 3 đến 5, thường là 4 hoặc 5 phương án
trả lời với kí hiệu là các chữ cái A, B, C, D, E. Trong các phương án đó chỉ có duy
nhất một phương án là đúng nhất – gọi là đáp án. Các phương án khác gọi là
phương án nhiễu.
1.3.2. Tác dông, ưu điểm và hạn chế

– Khi làm bài, HS chỉ việc đánh dấu vào câu trả lời được chọn. Vì vậy có thể
kiểm tra nhanh nhiều vấn đề trong một thời gian ngắn; việc chấm bài cũng nhanh.
– Độ tin cậy cao hơn khả năng đốn mị hay may rủi Ýt hơn so với các loại
câu hái TNKQ khác khi số phương án lùa chọn tăng lên, buộc HS phải xét đoán,
phân biệt kĩ trước khi trả lời câu hỏi.
– Có tính giá trị tốt vì có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng ngun lí,
định luật, tổng qt hố của HS hiệu quả.
– Việc chấm bài thực sự khách quan. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc
vào chủ quan của người chấm, chữ viết và khả năng diễn đạt của HS.

12


– GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu dạy
học khác nhau như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả.
+ Nhận biết các điều sai lầm.
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau.
+ Định nghĩa các khái niệm.
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa 2 hay nhiều vật.
+ Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện.

+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật.
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
Hạn chế của hình thức kiểm tra này:
– Đối với người soạn: Loại câu này khó soạn, tèn thời gian soạn đề, soạn câu
hỏi và phải tìm được câu trả lời đúng nhất, cịn các câu nhiễu thì cũng phải hợp lí.
Đặc biệt, phải soạn câu hỏi sao cho có thể đo được các mức nâng cao hơn mức độ
biết, nhớ và hiểu. u cầu người soạn phải có độ tính tốn chính xác cao để đưa ra
các đáp án nhiễu phải tương đối sát với đáp án đúng, tránh hiện tượng HS khơng
cần tính tốn hoặc khơng cần tư duy nhiều vẫn có thể lùa chọn được đáp án đúng.
– Đối với HS: Với những HS thơng minh, có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm
ra những câu trả lời hay hơn đáp án.
– Câu hỏi nhiều lùa chọn có thể khơng đo được khả năng phán đốn tinh vi và
khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu
TNTL.
– Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi.
1.3.3. Những lưu ý khi soạn câu hỏi nhiều lùa chọn

Câu hỏi nhiều lùa chọn có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, vận
dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đốn cao hơn. Vì vậy khi soạn
loại câu hỏi này cần lưu ý lùa chọn những ý tưởng quan trọng và viết ra những ý

13


tưởng Êy một cách rõ ràng để làm căn bản cho việc soạn thảo các câu hỏi trắc
nghiệm.
Cách thiết kế câu có nhiều lùa chọn:
Cấu tạo của câu gồm:
– Phần câu viết chưa đầy đủ.
– Phần chọn: Gồm 4 phương án. Trong đó chỉ có một phương án đáp ứng yêu

cầu đề ra, thường là phương án đúng (có thể có chọn câu sai). Các phương án khác
được gọi là nhiễu. Trước mỗi phương án thường là các chữ A, B, C, D.
– Phần yêu cầu: Nêu ngắn gọn yêu cầu đặt ra.
Yêu cầu trả lời: Chỉ chọn một phương án phù hợp để có câu đúng hoặc đúng
nhất (hoặc câu sai) trong sè 4 phương án chọn bằng cách đánh dấu, khoanh trịn
hoặc tơ trịn vào một chữ đứng trước phương án trả lời.
– Yêu cầu của phần dẫn: Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa và
được diễn đạt rõ ràng. Câu hỏi hoặc cách đặt vấn đề phải rõ ràng, chính xác. Khơng
nên dùng từ phủ định, nếu khơng tránh được thì phải được nhấn mạnh để HS không
bị nhầm. Câu dẫn cũng phải là câu hỏi trọn vẹn để HS hiểu rõ mình đang được hỏi
vấn đề gì. Câu chọn cũng phải rõ ràng, dƠ hiểu và có cùng loại quan hệ với câu dẫn,
phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn. Không đưa q nhiều thơng tin khơng thích
hợp vào trong phần dẫn tạo nên sự hiểu lệch yêu cầu.
Mỗi khi soạn xong câu trắc nghiệm loại này, cần phải đọc lại toàn bộ câu trắc
nghiệm (cả phần dẫn và phần lùa chọn) để xem các phần Êy có kế tiếp nhau theo
đúng cấu trúc văn phạm hay không.
– Yêu cầu của các phương án trả lời:
+ Mỗi câu hỏi nên có 4 – 5 phương án để chọn. Số phương án trả lời Ýt hơn
thì khả năng đốn mị, may rủi sẽ tăng lên. Độ tin cậy của câu hỏi thấp. Nhưng nếu
có q nhiều phương án để chọn thì GV khó soạn và HS mất nhiều thời gian để đọc
câu hỏi.
Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên soạn
một nội dung kiến thức nào đó.
14


Các phương án đúng phải được đặt ở các vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự
ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D phải gần như nhau.
+ Phương án đúng phải chính xác, rõ ràng và đầy đủ nhất (đóng một cách
khơng tranh cãi được).

+ Các đáp án “nhiễu” phải có độ dài tương đương với đáp án đúng.
+ Không tạo các phương án nhiễu ở mức độ cao hơn phương án đúng.
+ Phương án nhiễu đều phải có vẻ hợp lí, phải có tác động gây nhiễu với các
HS có năng lực tốt và tác động thu hót các HS kém hơn, gồm các đáp án: 1) Phải
được xây dựng dùa trên những sai lầm từ cách phân tích của HS để đưa ra cách giải
sai hoặc lùa chọn sai. 2) Có thể dùa trên những suy luận logic, đúng nhưng tính tốn
sai: ví dụ giải phương trình sai. Hoặc dùa trên những suy luận đúng nhưng có một
yếu tố sai. 3) Có thể là sai trật tự con sè.
+ Đáp án “nhiễu” lí thuyết thường gồm các dạng: 1) Câu trả lời đúng nhưng
thiếu. 2) Hoặc câu trả lời đúng nhưng không bao quát hết các trường hợp. 3) Câu trả
lời sai hẳn hoặc khơng liên quan gì đến lời dẫn.
Một số điểm nên tránh khi soạn câu có nhiều lùa chọn:
+ Trong các phương án chọn có 2 – 3 câu trả lời đúng (mặc dù chưa đủ).
+ Trong các phương án chọn khơng có phương án đúng.
+ Nội dung trong các câu chọn có chỗ chưa phù hợp với câu dẫn.
+ Cần có Ýt nhất 4 phương án để chọn, khơng nên chỉ có 2 – 3 phương án.
+ Nếu chọn câu sai, phải có in đậm hoặc gạch chân chữ sai.
+ Nội dung của các câu nhiễu phải chú ý đến những sai lầm của HS khi chưa
học kĩ bài, chưa hiểu khái niệm... hoặc do thiếu cẩn thận trong tính tốn. Khơng nên
để câu nhiễu có nội dung sai quá lé liễu để HS nhận thấy ngay.
+ Nếu là câu nhiều lùa chọn có nội dung định lượng, cần chú ý số liệu dễ
nhẩm, tính nhanh được kết quả, bài tốn có cách giải nhanh gọn để đảm bảo tính
chất TNKQ. Tránh trường hợp chuyển nội dung bài tốn tự luận hồn tồn thành
câu trắc nghiệm khơng đảm bảo tính chất giải nhanh của câu hỏi lùa chọn.
2. Câu hái TNTL
15


2.1. Khái niệm
– TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS bằng việc sử dụng

công cụ đo lường là các câu hỏi, bài tập; khi làm bài, HS phải tự trả lời bằng các
hình thức lập luận (như suy luận, biện luận, lí giải, chứng minh) theo ngơn ngữ của
chính mình dưới dạng bài viết trong một khoảng thời gian đã định trước.
– TNLT không những có thể kiểm tra được kết quả mà cịn có thể kiểm tra
được quá trình tư duy của HS để đi đến kết quả đó. Trong TNTL, HS có thể phát
triển được tư duy theo hướng sáng tạo; GV rút ngắn được thời gian ra đề; câu hỏi
khai thác được chiều sâu của kiến thức. Tuy nhiên, TNTL không tránh khỏi được sự
chủ quan của người chấm, thang điểm khó có thể chung cho nhiều cách giải vì cịn
phụ thuộc rất nhiều vào người chấm. Thời gian chấm bài lâu, chưa kiểm tra được
nhiều câu hỏi trong cùng một thời gian.
Đây là cách kiểm tra đánh giá truyền thống trong quá trình dạy học.
2.2. Phân loại
Câu hái TNTL gồm các dạng:
a. Câu hái tự luận có sự trả lời mở rộng: Loại câu này có phạm vi tương đối
rộng và khái quát. HS được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong câu trả lời
nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy luận. Loại câu trả lời này được gọi là tiểu
luận.
b. Câu tù luận với sự trả lời có giới hạn: Loại này thường có nhiều câu hỏi
với nội dung tương đối hẹp. Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn nên việc chấm điểm
dễ hơn.
Có 3 loại câu trả lời có giới hạn:
+ Điền thêm và trả lời đơn giản: Đó là một nhận định viết dưới dạng mệnh đề
không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà HS phải trả lời bằng một câu hay một
từ (trong TNKQ được gọi là câu điền khuyết).
+ Trả lời đoạn ngắn trong đó HS có thể trả lời bằng 2 hoặc 3 câu trong giới
hạn của GV.

16



+ Giải bài tốn có liên quan tới trị số có tính tốn số học để ra một kết quả
đúng theo yêu cầu của đề bài.
2.3. Cách viết câu hái TNTL
2.3.1. Yêu cầu của dạng TNTL

Để phát huy ưu điểm của loại trắc nghiệm này và hạn chế độ thiên lệch của
việc chấm bài tự luận cần đảm bảo được:
– Đảm bảo đề thi phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung giảng dạy.
– Yêu cầu cần rõ ràng và xác định. HS cần được hiểu rõ họ phải trả lời cái gì.
– Cần sử dụng những từ, các câu khuyến khích tư duy sáng tạo, tư duy trừu
tượng, bộc lé khả năng phê phán và ý tưởng cá nhân.
– Nêu những tài liệu chính cần tham khảo; cho giới hạn độ dài bài làm và
đảm bảo đủ thời gian để HS hoàn thành làm bài.
– Nên quy định tỉ lệ điểm cho mỗi phần và khi chấm bài nên chấm theo từng phần.
2.3.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp TNTL

TNTL có thể khai thác được tối đa khả năng tư duy của HS, phát huy được
khả năng tư duy sáng tạo và trí thơng minh của HS, TNTL khơng những có thể
đánh giá được kết quả của tư duy mà cịn có thể kiểm sốt được quá trình tư duy của
HS để đi đến kết quả đó, từ đó dễ sửa chữa, uốn nắn cho HS, việc ra đề TNTL cũng
dễ và tiết kiệm được thời gian, câu hỏi khai thác được chiều sâu của kiến thức. Tuy
nhiên, TNTL cũng có nhiều hạn chế, đó là chỉ kiểm tra được lượng kiến thức không
nhiều trong một thời gian, việc ra chấm bài của GV tốn khá nhiều thời gian, việc
chấm bài cũng không tránh khỏi ý chủ quan của người chấm,...
3. So sánh 2 loại câu hỏi TNKQ và TNTL
Phương pháp TNTL và TNKQ đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất
định, thể hiện qua bảng so sánh sau:
Đặc điểm
Việc chuẩn bị
câu hỏi

Phạm vi
kiến thức

TNTL
Ýt tốn công ra đề

TNKQ
Tốn nhiều thời gian soạn thảo đề
(u cầu có chun mơn cao)
Trả lời Ýt câu hỏi, câu hỏi bao Trong một thời gian nhất định
quát phạm vi kiến thức sâu
trả lời nhanh nhiều câu hỏi bao
quát phạm vi kiến thức rộng

17


Kĩ năng hiệu
quả đối với
học tập

– HS dễ học tủ, học lệch.
– Ghi nhớ, hiểu áp dụng phân
tích, tổng hợp, phê phán, suy
luận, đánh giá được khả năng
diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt tư
duy hình tượng, khuyến khích
sự suy nghĩ độc lập, sự sáng tạo
của cá nhân.


– Ýt mang rủi ro tróng tủ, lệch
tủ.
– Ghi nhớ hiểu biết, lùa chọn,
ứng dụng, phân tích.
– Khuyến khích khả năng phân
tích và hiểu đúng ý người khác,
khả năng bật nhanh

Đặc điểm

TNTL

TNKQ

Đánh giá

Những yếu tố
làm sai lệch
điểm
Khả năng
phản hồi

– Chủ quan trong việc chấm – Khách quan, đơn giản và ổn
điểm, độ tin cậy không cao.
định, độ tin cậy cao.
– HS tự chủ khi trả lời.
– HS chỉ được lùa chọn câu hỏi
đúng trong số các phương án đã
nêu.
– Áp dụng được công nghệ mới

trong chấm thi
Khả năng viết, các cách thể hiện Khả năng đọc hiểu, phán đốn

Ýt thơng tin

Nhiều thơng tin

Qua bảng so sánh trên ta thấy sự khác nhau rõ rệt giữa 2 phương pháp là tính
khách quan cơng bằng và chính xác, đặc biệt là tính khách quan.
TNKQ và TNTL đều là các phương tiện khảo sát khả năng, kết quả học tập
của HS; mỗi hình thức có sức hấp dẫn riêng, để khích lệ người học nâng cao sự hiểu
biết, ứng dụng kiến thức giải quyết một vấn đề nào đó của chun mơn. Vì vậy,
phối hợp cả 2 hình thức TNKQ và TNTL với tỉ trọng hợp lí sẽ đem lại hiệu quả tốt
trong đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
III. Tự kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hố học
1. Vai trị của tự kiểm tra, đánh giá

18


Tự kiểm tra, đánh giá là một khâu trong quá trình tự học của HS khi đọc và
nghiên cứu tài liệu ở nhà. HS cần phải có thơng tin về những gì đã thu nhận, lĩnh
hội được sau khi đọc và nghiên cứu, vì vậy HS thường tự kiểm tra mình bằng cách
trả lời những câu hỏi tóm tắt sau chương hoặc sau mỗi vấn đề. Trên cơ sở so sánh
với chuẩn kiến thức, kĩ năng, HS có thể kiểm tra kiến thức mình đã lĩnh hội, tù giải
đáp và giải đáp một cách chính xác các câu hỏi mà mình cịn băn khoăn hoặc phát
sinh trong q trình học. Như vậy HS đã đạt được mục đích của việc tự học.
HS có thể tự lên kế hoạch tìm kiếm được những thông tin cần thiết để bổ sung
kịp thời những thiếu sót hoặc sai sót khi tự kiểm tra kiến thức, qua đó tự mình điều
chỉnh được kịp thời những khiếm khuyết trong nhận thức.

2. Thực trạng của tự kiểm tra, đánh giá
Hiện nay HS THPT khi học tập mơn Hóa học Ýt có khả năng chủ động, sáng
tạo tiếp thu kiến thức; tuy việc giảng dạy và kiểm tra đã có những đổi mới, nhưng đổi
mới và vận dụng có hiệu quả thì vẫn cịn đang trong q trình nghiên cứu và thử
nghiệm. HS chưa được thực sự khắc sâu kiến thức và chưa phát huy được tối đa khả
năng để đạt kết quả cao nhất trong việc chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
Từ thực trạng đó, chúng ta cần phải có biện pháp để nâng cao quá trình đánh
giá kiến thức kĩ năng cho HS, để từ đó khơng chỉ GV điều chỉnh q trình dạy của
mình, mà cịn giúp HS xây dựng thãi quen tìm hiểu một vấn đề một cách sâu sắc, có
hệ thống, có mục đích và tự đánh giá được kiến thức của mình. HS cần được tăng
cường khả năng cho HS tù đặt câu hỏi trước những vấn đề được học, rồi tự trả
lời, để từ đó HS hiểu được mình đã nắm được kiến thức đến đâu. Thực tiễn Êy
làm xuất hiện một nhu cầu là rất cần một bộ đề trắc nghiệm (test) để giúp các
em HS tù kiểm tra kiến thức, kĩ năng của bản thân và đánh giá lẫn nhau; đồng thời,
gợi cho các em một nếp tự đặt câu hỏi cho mình để rồi tự trả lời những câu hỏi Êy.
Đây cũng là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới đánh giá
đang được sử dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
3. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá mơn Hố học ở THPT
3.1. Định hướng chung
19


3.1.1. Về mục tiêu kiểm tra, đánh giá

Cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng ở mỗi líp, mỗi chương, phần để đảm bảo
thực hiện đúng yêu cầu của chương trình Hố học THPT.
– Đánh giá được mục tiêu giáo dục của mơn Hố học ở cấp học THPT nói
chung và mỗi líp, mỗi chương nói riêng.
– Đánh giá được mức độ nắm kiến thức kĩ năng hoá học ở mỗi bài, mỗi
chương, học kì, năm học, cấp học,…

– Tuỳ loại đánh giá, việc đánh giá kết quả học tập của HS có những mục tiêu
khác nhau, v.v...
+ Đánh giá tổng kết: Đánh giá sản phẩm đầu ra nhằm xác nhận một trình độ
nhất định sau mét giai đoạn học tập hố học nhất định, thí dụ như sau một chương,
sau một học kì, cuối năm, sau một cấp học (tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, thi
HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, tuyển sinh đại học v.v...).
+ Đánh giá quá trình: Đánh giá trong quá trình dạy học các mơn học ở
trường THCS, thí dụ như đánh giá trong tiết học, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra
miệng,v.v... Đánh giá này vừa giúp GV biết được mức độ nắm kiến thức, kĩ năng
một bài, một nội dung hay một phần nội dung như thế nào đồng thời biết được sự
nắm kiến thức kĩ năng của HS còn yếu ở chỗ nào và cần bổ sung điều chỉnh nội
dung và phương pháp dạy của thày hoặc phương pháp học tập của HS cho phù hợp.
3.1.2. Về nội dung đánh giá
a. Nội dung mơn Hố học khơng chỉ gồm những kiến thức về chất và những biến
đổi của chúng, một số ứng dụng và phương pháp điều chế các chất mà còn bao gồm
cả những kiến thức về phương pháp để chiếm lĩnh kiến thức đó.
Nội dung kiểm tra, đánh giá cần đa dạng nhằm thực hiện mục tiêu môn học
thể hiện trong chuẩn kiến thức và kĩ năng: bài tập TNKQ, bài tập tự luận, bài tập
định tính, bài tập định lượng, bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm, chú ý phát triển
năng lực tư duy hoá học và năng lực giải quyết vấn đề.

20



×