Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.59 KB, 14 trang )

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận
có văn hóa
Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn
hóa. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay,
xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Mục lục nội dung
Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 1

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 2

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 3

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 4

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 5


Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 1


* Ba yếu tố quan trọng của một cuộc tranh luận có văn hóa:


- Điều kiện tiên quyết của một cuộc tranh luận đúng nghĩa là người tham gia tranh luận phải có
tâm cầu thị. Nếu khơng có cái tâm cầu thị thì người ta sẽ tranh luận với rất nhiều mục đích khác
nhau. Khi đã khơng có cái đích chung thì cuộc tranh luận sẽ chắc chắn chẳng đi tới đâu. Khi đã
khơng có tâm cầu thị, chắc chắn người ta sẽ tham gia tranh luận với những động cơ thiếu lương
thiện, điều này khơng khó nhận ra đối với những bạn đọc tỉnh táo.
- Tranh luận phải có tính học thuật, nghĩa là người tham gia tranh luận nên/phải tôn trọng thực tế
khách quan, trình bày quan điểm có cơ sở lý luận hoặc cơ sở thực tế, có dẫn chứng minh họa.


- Tôn trọng đối phương khi tranh luận. Nếu thực sự coi mục đích của tranh luận là để phân minh
phải trái đúng sai, thì khơng có lý do gì để thiếu tơn trọng đối phương. Ngơn từ đúng mức, thể
hiện quan điểm một cách ơn hịa trong giới hạn vấn đề đang được tranh luận là điều nên có trong
tranh luận. Ở những xã hội phát triển văn minh con người ta tôn trọng nhau hơn ở những xứ cịn
lạc hậu, đó là sự khác biệt về văn hóa.

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 2
Thời gian qua, mấy cuộc tranh luận gữa hai ứng viên tổng thống Mỹ trên truyền hình khơng
chỉ có người Mỹ xem, mà hầu như cả thế giới cũng bị thu hút do tò mò về những cuộc tranh luận
có phần xấu xí này.
“Xấu xí” là từ mà một số báo Mỹ viết, bởi ba cuộc tranh luận của hai người, mà một sẽ trở
thành lãnh đạo tối cao của cường quốc số một thế giới, lại bới móc đời tư, bơi xấu nhau đủ cách.
Ở Việt Nam ta khơng có chuyện tranh luận khi tranh cử như ở Mỹ nhưng chúng ta có những
cuộc tranh luận tại… các quán cà phê, quán nhậu. Trong những cuộc tranh luận trà dư tửu hậu
này, nhiều khi kết quả là những ẩu đả u đầu sứt trán bởi thiếu văn hóa tranh luận. Những cuộc
tranh luận trên các diễn đàn mạng nhiều khi cịn đọc được khơng ít lời lẽ nặng nề, thậm chí mạt
sát nhau.
Lại nhớ đến thời những năm 30, 40 của thế kỷ trước. Những cuộc tranh luận về học thuật của
cây đại thụ hai trường phái: Nghệ thuật vị nghệ thuật của nhà thơ-nhà báo Phan Khôi và Nghệ
thuật vị nhân sinh của nhà văn hóa Hải Triều Nguyễn Khoa Văn. Hai bên mặc dù tranh luận đôi
khi gay gắt nhưng cả hai cụ vẫn dành cho nhau sự tôn trọng. Cuộc tranh luận cịn có sự tham gia
của các nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ khác nhưng khơng khí tranh luận rất học thuật và dĩ nhiên
rất văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc, cuối những năm 1940, các nhà
văn hóa Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Trương Tửu, các
họa sĩ Tô Ngọc Vân, Sỹ Ngọc… vẫn tranh luận với Tổng Bí thư Trường Chinh và nhà thơ Tố
Hữu về đường lối văn nghệ. Ngay cả sau năm 1954, Hiệp định Genève chia cắt đất nước, ở miền
Bắc vẫn còn tiếp tục nổ ra những tranh luận về tự do sáng tác của nhóm Nhân Văn Giai phẩm
với Phan Khơi, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Hoàng
Cầm, Lê Đạt… Năm 1956, cả báo Trăm Hoa (bộ mới) của Nguyễn Bính cũng tham gia tranh



luận được 11 số thì phải đình bản. Ở miền Nam những năm cuối 1950 đầu những năm 1960 cũng
đã nổ ra các cuộc tranh luận về thơ tự do, về văn chương dấn thân… của nhóm Sáng Tạo với các
nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp… và những người bảo vệ thơ có vần
hoặc thơ mới. Những cuộc tranh luận tuy gay gắt nhưng vẫn có cái biên độ văn hóa, khơng đi
q đà. Các cuộc tranh luận dù không đưa đến chung cuộc nhưng lại rất bổ ích cho người đọc,
giúp họ có được cái nhìn tồn cục và khắc họa được những người tranh luận.
Hiện nay Quốc hội đang khuyến khích những cuộc tranh luận của các đại biểu (chứ không chỉ
thảo luận và biểu quyết) về các chính sách, văn bản pháp luật để có thể đem lại những điều tốt
đẹp hơn cho cuộc sống người dân, các văn bản luật sẽ hồn chỉnh hơn. Muốn có được những
điều này, cần phải quen dần với việc nghe những phản biện, đa chiều. Ngày 25-6 vừa qua, GS
Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, trả lời phỏng vấn của một tờ báo đã nói: “Cần
phải quen với việc có những ý kiến đa dạng, những ý kiến khác với mình, thậm chí khác với cấp
trên”. Ơng Thuyết nói tiếp: “Khơng nên quy chụp tư tưởng, cũng không nên xúc phạm người
phát ngôn trái chiều một cách nặng nề. Bởi sự tôn trọng trong trao đổi mới là xã hội dân chủ”.
Tôi nghĩ đó mới là tranh luận có văn hóa.

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 3
Thật không cảm thấy dễ dàng hay thoải mái gì khi có một người nói trái ý bạn ở đâu đó.
Nhưng hãy khoan phiền lịng nếu thấy có người nói trái ý bạn. Bởi vì người góp ý xuất thân từ
một văn hóa khác, lớn lên trong mơi trường khác, và đơn giản hơn là anh ta hay cô ta khơng phải
là bạn, nên hẳn góc nhìn có phần khác.
Vì vậy mà tiếp nhận một ý kiến khác chiều trong tranh luận trước hết không phải là việc đồng
ý hay khơng đồng ý với người ta, mà đó là một cơ hội để hiểu thêm một góc nhìn, một quan
điểm hay cảm xúc từ người góp ý.
Nhiều bạn sẽ cho rằng nói dễ hơn làm. Đúng. Đặc biệt là khi những góp ý khơng cịn tập
trung vào đề tài thảo luận mà hướng đến các chỉ trích cá nhân. Vì vậy mà chúng ta cần phải trao
đổi với nhau về một văn hóa tranh luận.
Trước hết, tranh luận khơng phải để thắng thua, mà để hiểu nhau và hiểu rõ hơn về vấn đề. Vì
vậy hãy tập trung vào các luận điểm để giải thích và phản biện bằng các ví dụ và lập luận thay vì

hướng đến các chỉ trích cá nhân. Các chỉ trích cá nhân chỉ có làm mất thêm hịa khí và làm tệ
hơn khơng gian tranh luận.
Một xã hội khơng có tranh luận là một xã hội khơng cịn suy nghĩ. Bởi vì nếu một xã hội có
suy nghĩ thì tất nhiên các cá nhân khác nhau sẽ có những suy nghĩ khác nhau và sẽ có tranh luận
giữa các suy nghĩ khác nhau. Đừng ngại tranh luận, vì đó là cội nguồn của phát triển. Chẳng phải
các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật và xã hội mà chúng ta đạt được ngày nay là nhờ ở sự tranh luận
và cạnh tranh không ngừng giữa các ý kiến? Bằng cách đặt sự nghi ngờ và tranh luận về tính


đúng đắn hay tối ưu của các phát kiến trước mà những người đi sau ln tìm cách cải thiện nên
những điều tốt đẹp hơn.
Ở một khía cạnh vi mơ hơn, có một văn hóa tranh luận nghiêm túc sẽ giúp cho xã hội hài hòa
và phát triển. Những ai có dịp làm việc nhóm trong các tổ chức hay công ty sẽ hiểu rằng trong
một cuộc họp để đưa ra quyết định thì có tới 90 phần trăm thời gian là dùng để thảo luận và tranh
luận. Nhờ những thảo luận và tranh luận mà mọi người hiểu rõ hơn về các quyết định và chính
sách cũng như giúp các quyết định đưa ra được thảo luận kỹ hơn.
Có thể rằng quyết định được đưa ra bởi một người thì nhanh hơn là cả nhóm, nhưng về lâu về
dài, những thành tựu lớn lao đa phần đều là công sức của một tập thể, mà sự thành công của nó
sẽ khơng thể đạt được nếu thiếu một văn hóa tranh luận trong các quyết định
Nói như vậy để thấy một điều rằng kỹ năng làm việc nhóm và văn hóa tranh luận ln đi song
song với nhau. Khơng thể nào có thể làm việc nhóm cùng nhau mà giữa chúng ta khơng có một
văn hóa tranh luận đúng đắn. Và nghĩ như vậy mới thấy rằng người Việt mình chưa tự tổ chức
thành cơng các hội đồn độc lập cũng bởi vì chưa được làm quen nhiều với văn hóa tranh luận
này. Một khi chưa quen với văn hóa tranh luận, thay vì tranh luận để tìm ra hướng đi tốt đẹp hơn
cho nhóm thì các cuộc tranh luận lại diễn biến thành các chỉ trích, thù hằn cá nhân làm mất đi sự
đoàn kết và cuối cùng dẫn đến tan rã nhóm.
Bất cứ một văn hóa nào cũng cần phải học, tranh luận và làm việc nhóm cũng vậy. Ở
Singapore, hầu như học kỳ nào ở cấp đại học cũng có những dự án nhóm và thầy cơ ln bắt các
sinh viên tự chọn nhóm cho mình để làm dự án. Các buổi họp để thi hành dự án luôn luôn là các
tranh luận và tranh cãi, chỉ để cuối cùng tìm ra một giải pháp tối ưu và khả thi. Đó là cách mà

giáo dục của Singapore dạy sinh viên mình cách làm việc nhóm và tranh luận.
Giáo dục Việt Nam khơng có được điều đó, và đó là một thiệt thịi lớn cho sinh viên Việt
Nam. Vì vậy mà nhiều người Việt khơng quen với cả hai văn hóa tranh luận và làm việc nhóm.
Liệu rằng mạng xã hội có giúp hình thành nên một văn hóa tranh luận hay khơng? Mình nghĩ
là có. Hãy bắt đầu bằng việc thể hiện các quan điểm tranh luận và phản biện nghiêm túc. Từ một
người, vài người, và từ từ sẽ hình thành nên một văn hóa.

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 4


Càng ngày, những vấn đề chính trị, thời sự của xã hội đất nước càng được quần chúng nhân
dân quan tâm nhiều hơn, bàn luận nhiều hơn. Gia tăng không khí tranh biện sơi nổi có thể xem là
một tín hiệu tích cực, dân chủ trong lộ trình phát triển văn hóa xã hội. Người dân đang ngày càng


cởi mở và có trách nhiệm hơn đối với xã hội và đất nước - một thể hiện rõ nét của ý thức cơng
dân.
Nhưng văn hóa tranh biện đang bộc lộ những lỗ hổng, những khiếm khuyết, lệch lạc… khó có
thể khắc phục trong một sớm một chiều. Điều này xuất hiện không chỉ trên mạng xã hội mà ngay
cả trên báo chí và hệ thống truyền thơng chính thống.
Người Việt hiếu thắng khi tranh luận. Người Việt hăng tranh cãi để giành phần hơn, phần
thắng nhưng rất thiếu chỗ dựa, cơ sở lý tính đầy đủ và chính xác để làm sáng tỏ chân lý. Điều
này dường như trùng khít với một nhận định được đưa ra trong cuốn "Tâm lý học đám đông" của
Gustave Le Bon: "Cái đáng sợ nhất là người ta khơng nói bằng tiếng nói của bản thân, mà luôn
núp sau một tập thể, nâng cao nó thành tiếng nói của một giai tầng trong xã hội và tự cho mình là
chính nghĩa tuyệt đối".
Người ta dễ thấy rằng người Việt đang trong giai đoạn thiếu, hoặc yếu nền tảng văn hóa tranh
luận. Chúng ta chỉ có ngơn từ để cãi vã và hơn thua.
Trên mạng xã hội, người ta dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, hoặc ưa lợi dụng tâm lý đám đông
để che giấu trách nhiệm của bản thân. Tự nhiên chủ nghĩa, người ta cho rằng không cần tôn trọng

đối thủ tranh biện, tha hồ xỉ vả, văng tục, “chụp mũ” người đối thoại... Đó là cách tự hạ mình,
lưu manh hóa khi tranh luận. Dữ kiện đưa ra khơng giúp trở thành lập luận làm sáng tỏ vấn đề,
chỉ thỏa mãn việc trút bức xúc của bản thân và chà đạp đối thủ. Tinh thần cao cả, trong sáng,
hướng thượng trong tranh luận biến mất.
Đặc trưng của mạng xã hội là tính tương tác thuận lợi và nhanh chóng. Trên mạng xã hội,
người ta dễ dàng gặp những người cùng sở thích, cùng yêu hoặc ghét những thứ như nhau. Mỗi
người tham gia mạng xã hội đều có xu hướng xích lại gần nhau trong một nhóm có cùng khuynh
hướng suy nghĩ, đồng dạng lập luận và phù hợp sở thích. Tương tác trên mạng xã hội dễ bị ảnh
hưởng bởi chính ý kiến mà người chủ trang nêu ra.
Phản ứng xã hội mang tính nhị nguyên: hoặc đồng thuận, hoặc phản đối. Lâu dần, người tham
gia mạng xã hội sẽ có xu hướng loại bớt khỏi danh sách bạn bè thường xun giao tiếp những
người có chính kiến hoặc cách nhìn khơng phù hợp và tụ họp thành nhóm những người đồng
tình.
Rốt cục, sau một quá trình tương tác lâu dài, người ta chỉ được cung cấp những thông tin một
chiều, được đọc những lời vừa ý. Theo thời gian, vì thiếu tỉnh táo, người ta sẽ hồn tồn khơng
hiểu được các quan điểm khác mình.
Điểm thiếu hụt chính là nhận thức. Hạn hẹp hiểu biết cộng với niềm tin ngây thơ, bị lôi kéo
vào hội chứng đám đông đang đẩy đa số người phát ngôn trên mạng sa vào vũng lầy dân túy chủ
nghĩa, có xu hướng đả phá, truy tận gốc, “bức tử” giới mà họ coi là có quyền chức, là lớp tinh
hoa, nhiều đặc quyền đặc lợi.
Và họ chính là "đám đơng" mà đám dân chủ cơ hội (tơi khơng nói những người mang tư tưởng
dân chủ thực sự) muốn lợi dụng, kích động để tạo "hậu thuẫn". Các KOLs (Key opinion leaders -


những người có ảnh hưởng đối với cộng đồng ở trên mạng) đều có một lượng lớn người hâm mộ
(fans) đông đảo dạng này.
Người hâm mộ luôn tung hô, ủng hộ điên cuồng các “thần tượng” nhưng chưa chắc đã biết là
đang ủng hộ cái gì, đúng hay sai. Các bài viết lợi dụng đám đông, sặc mùi dân túy đó cũng
thường chẳng có nội dung gì hay ho, chỉ đơn giản là chửi chế độ, chửi nhà nước - chính quyền
hoặc nói lấy được, thậm chí bịa đặt và nói càn...

Tuy đơng đảo, nhưng lượng người hâm mộ khơng thể thành một lực lượng xã hội thật sự. Họ
chỉ là tập hợp một số đông thiếu chủ kiến, dễ bị lung lay và bị lợi dụng, kích động. Họ rất dễ
cùng cơng kích thóa mạ một chủ trương, một chính sách, một hiện tượng, một vụ việc khiến họ
bất mãn, để rồi ngay sau đó quay sang cơng kích, mạ lị lẫn nhau. Họ mang sẵn trong óc tinh thần
hư vơ chủ nghĩa, khơng có mấy ý thức chính trị rõ ràng. Họ chỉ áp đảo dư luận bằng số đông.
Ngay cả các “hot KOLs” cũng rất dễ sa lầy vào cái bẫy do chính mình tạo ra. Sự tung hô của
đám đông khiến họ ngày càng lún sâu vào việc viết, trình bày sao cho hợp khẩu vị đám đơng, để
rồi chính họ sẽ rơi tõm vào vũng bùn tha hóa. Họ trở nên ảo tưởng độc tài truyền thông, một
dạng cá nhân ảo tưởng vĩ cuồng khi được đám đông dại dột và thiếu tỉnh táo sùng bái, tung hơ
thành thần tượng.
Trong bài viết khá dài có tựa "Narrative Techniques of Fear Mongering" (Kỹ thuật thổi phồng
nỗi ám ảnh sợ hãi), nhà báo Mỹ Barry Glassner đã từng nhận định: "Lúc tốt nhất, mạng xã hội
đem lại tiếng nói cho những người yếm thế, đưa bất cơng ra ánh sáng; cịn lúc tệ nhất, nó là vũ
khí hủy diệt thanh danh hàng loạt, khuếch đại những phỉ báng, bắt nạt sự ngu ngốc vơ tình của
con người. Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi. Chọn cách kiểm sốt và sử dụng nó như một
người đầy tớ tốt hay chấp nhận nó chi phối như một ơng chủ xấu của chính ta, điều đó hồn tồn
phụ thuộc và sự sáng suốt của mỗi cư dân mạng".
Chọn sự tỉnh táo, có trách nhiệm với bản thân và xã hội hay cảm tính thả mình trơi theo sự vơ
trách nhiệm, dạt dần về phía hư vơ chủ nghĩa, đó vừa là phẩm chất, vừa thể hiện năng lực của
mỗi cá nhân. Tuy nhiên, cần nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh hay trường hợp nào, một lập luận
tốt là một lập luận dựa trên lý lẽ và bằng chứng. Nó phải thỏa mãn hai điều kiện là tính hiệu lực
và tính đúng đắn.
Hồ Chủ tịch từng nhấn mạnh: “Muốn xây dựng CNXH, phải có con người XHCN”. Theo
cương lĩnh mới của Đảng, muốn xây dựng một đất nước “cơng bằng, dân chủ, văn minh” cần
phải có một dân tộc “văn minh, công bằng, dân chủ”.
Trên phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có nhiều bài viết bảo vệ Đảng, chế độ. Khơng
ít bài viết đã bám sát thực tiễn, lập luận sắc bén, thẳng thắn, mang tính thuyết phục cao. Đáng
tiếc, cũng khơng ít phát biểu, nhận xét tồn đi “trên mây”, ca ngợi thành tích một chiều và cường
điệu, hô vang các khẩu hiệu. Cách làm ấy khơng những khơng thuyết phục mà cịn làm cho độc
giả cảm thấy chán nản. Nguy hiểm hơn, nó đẩy mọi thứ tới trước bờ vực hoài nghi và phản đối.

Ngược lại, rất nhiều bài viết tuy nhân danh mục đích phản biện xã hội, nhân danh học thuyết
này, quan điểm nọ lại quên mất rằng chẳng có thứ chủ nghĩa học thuyết nào là độc quyền chân


lý, cũng chẳng có phương pháp nào, lập luận nào là bất biến. Tất cả chỉ là phương tiện để đạt
mục đích trong tranh luận. Chúng chỉ giúp nhìn nhận vấn đề hợp lý, sát thực tiễn và tích cực hay
không mà thôi.
Trong xã hội chúng ta, di sản văn hóa Nho giáo vẫn cịn rất đậm nét. Ta vẫn cịn mang mầm tư
duy độc đốn ngay trong tâm thức của mình và thường bê ngun sự độc đốn đó vào để áp đảo
người đối thoại.
Về mặt khoa học, một lập luận có hiệu lực khi sự thật của các tiền đề đảm bảo sự thật của kết
luận, hay việc các tiền đề đúng đảm bảo việc kết luận đúng. Tính hiệu lực của một lập luận
khơng quan trọng ở sự đúng sai của từng tiền đề. Tính hiệu lực chỉ đề cập đến việc lập luận của
tác giả có theo quy luật của logic hay không.
Trong phần nhiều các lỗi ngụy biện thường gặp của người Việt, có một tâm lý cơ bản hiện rõ
khi tham gia tranh luận, đó chính là tâm thế hiếu thắng, khơng tơn trọng người đối thoại. Ðể hoạt
động phản biện xã hội với ý nghĩa tích cực, trước hết có một ngun tắc cần tuân thủ là phải dựa
trên nền tảng tri thức, thái độ khách quan, lấy lợi ích của cộng đồng, quốc gia làm mục đích.
Suy cho cùng, các phản biện xã hội hay tham gia tranh luận cũng chỉ nhằm mục đích được nói
lên tiếng nói của người dân. Nguyện vọng của người dân chỉ có thể được thể hiện đúng, thông
qua một cá nhân hay tập thể hiểu biết, được cung cấp đầy đủ thông tin. Mọi cuộc tranh luận vì
vậy cần được diễn ra trên cơ sở đối thoại hiểu biết, cảm thơng và tơn trọng lẫn nhau.
Ngồi các chuẩn mực về pháp lý và đạo lý, hành vi của một cá nhân, nhất là hành vi của quan
chức và những người có ảnh hưởng xã hội lớn (văn nghệ sĩ, người nổi tiếng, giới doanh nhân
thành đạt…) còn bị đánh giá theo các chuẩn mực về văn hóa chính trị. Theo các chuẩn mực này,
hành vi của một người có vị trí xã hội có thể phân định ra thành: đúng đắn về chính trị và khơng
đúng đắn về chính trị. Một hành vi gây bất bình hoặc làm tổn thương cho cơng chúng thì bị coi là
khơng đúng đắn về chính trị.
Để tranh luận và phản biện không dẫn đến tổn thương xã hội, chúng ta cần phải có văn hóa phê
bình thật sự. Ý thức văn hóa phải bắt đầu từ dạy và học cơ bản, bằng những quy ước xã hội được

đưa vào các cấp giáo dục, các hoạt động văn hóa - xã hội. Chúng ta khơng hy vọng sẽ có được
văn hóa phê bình trong ngày một ngày hai. Có thể phải trải qua vài thế hệ, những đánh giá, nhận
xét mới có thể ổn định trong văn hóa phê bình.
Mark Elliot Zuckerberg từng phát biểu: “Bạn có trang cá nhân của bạn, và nếu bạn khơng có ý
định hãm hại người khác thì có thể đăng tải nội dung bất kỳ lên trang của mình, thậm chí khi
người khác khơng đồng ý hoặc cảm thấy phản cảm”. Ngay từ đầu, người sáng lập ra mạng xã hội
Facebook đã nhấn mạnh cả hai mặt: quyền tự do bày tỏ của cá nhân và trách nhiệm xã hội của
người sử dụng mạng xã hội như phương tiện và công cụ giao tiếp.
Thiếu ý thức về cả hai quyền và trách nhiệm đó, phản biện xã hội sẽ dễ chỉ là ý kiến chủ quan,
cảm tính và phiến diện, thậm chí cực đoan, khơng đóng góp với tiến trình phát triển xã hội mà
cịn cản trở. Đó là khi cá nhân nêu quan điểm không đặt quyền lợi cộng đồng xã hội lên ý thích
hay mục đích cá nhân. Tham gia mạng xã hội như vậy là vô trách nhiệm


Tiếp nhận các quan điểm từ mạng xã hội cũng cần có ý thức rõ ràng, trên cơ sở xác định rõ vị
trí và mục đích của bản thân. Trong xã hội ln có sự phân chia giai cấp, tín ngưỡng, tơn giáo,
gần hơn là quan điểm, ý thích. Chúng đều gắn với quyền lợi cá nhân. Chừng nào chúng ta chưa
biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác, qua những câu nói, lời tun
bố và những lời hứa hẹn có tính chất đạo đức, tơn giáo, chính trị - xã hội, thì trước sau, bao giờ
chúng ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa dối và tự lừa dối chính mình về chính trị.
Trong một thời gian dài, xã hội chúng ta vẫn đề cao nền văn hóa đặc trưng theo chủ nghĩa tập
thể, lấy số đông làm chuẩn, coi chân lý thuộc về số đông. Phần nào nghiễm nhiên yếu tố cá nhân
sẽ bị coi nhẹ. Tuy nhiên, hầu hết các phát kiến, sự sáng tạo, sự thay đổi đều mang dấu ấn cá
nhân, đánh dấu vị thế tiên phong của người phát kiến.
Ủng hộ nó thường chỉ là một thiểu số. Khi xuất hiện, bao giờ nó cũng gây hồi nghi, tranh cãi,
thậm chí sẽ bị cơng kích dữ dội bởi đa số đã quen thuộc với một thực tế được định dạng. Bởi
vậy, việc thiếu suy xét khách quan khơng thể tạo ra văn hóa tranh luận được.
Các xã hội Âu - Mỹ người ta dùng tư duy duy lý. Để trình bày ý kiến về một vấn đề, người ta
sẽ phải dùng khái niệm, thậm chí phải trên cơ sở thống nhất khái niệm, sau đó lựa chọn phương
pháp để tranh luận. Tranh luận sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Khi chưa có được sự tranh luận

đúng nghĩa, cởi mở thì sự phát triển sẽ vẫn có những rào cản. Chúng ta chỉ mới bắt đầu vào xã
hội hiện đại nên vẫn mang tàn dư của một xã hội tiểu nơng, thậm chí cả xã hội phong kiến khi
hành xử. Muốn có một nền văn hóa tranh luận, chúng ta phải tự tháo dỡ những rào cản tư tưởng
này.
Một chiếc tách đã đựng đầy nước thì khơng thể rót thêm trà. Cảm xúc cịn chốn hết tâm trí thì
sẽ khơng có chỗ cho trí tuệ và giải pháp nảy sinh. Tơi nghĩ, đó là điều tối kỵ trong văn hóa tranh
luận. Suy cho cùng, tranh luận là để làm sáng tỏ vấn đề hơn là để tranh thắng bại. Một khi bước
vào tranh luận với một đầu óc mang sẵn những định kiến cá nhân cực đoan, chúng ta sẽ khơng
cịn đủ tỉnh táo để nhìn nhận sự hợp lý trong ý kiến, lập luận của người đối thoại. Lúc đó, ta chỉ
cịn cuộc cãi vã. Tính chất phản biện xã hội biến mất.
Những ồn ào quanh phát biểu của đôi vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh - nhạc sĩ Anh Quân vừa qua là
một ví dụ. Xã hội tưởng chừng như đã bị gây phiền nhiễu, không dẫn tới sự hiểu biết tích cực.
Trong chuyện cơng kích phát ngơn của vợ chồng Mỹ Linh - Anh Quân quanh chuyện nên hay
không xây Nhà hát Giao hưởng, cả hai phía chủ thể phát ngôn đều nhầm lẫn trong cùng một vấn
đề. Nhầm lẫn trong nhận thức xã hội dẫn đường đồng thời kéo theo những ngụy biện, thậm chí
dẫn đến sự dối trá.
Tơi nghĩ, vợ chồng nghệ sĩ Mỹ Linh - Anh Quân không sai khi đề cao âm nhạc, cũng như bày
tỏ mong muốn và ủng hộ việc nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển âm nhạc. Điểm thiếu
khôn ngoan của họ là lựa chọn không đúng thời điểm và vụ việc để nêu quan điểm. Họ mơ hồ và
thiếu nhạy cảm chính trị, dẫn đến xác định sai tâm thế khi phát ngôn, tuyên bố.
Ca sĩ Mỹ Linh phát biểu không đúng lúc, đưa vấn đề lợi ích hàn lâm của âm nhạc ra khi dư
luận đang có nhiều bức xúc đời sống, quyền lợi chưa được giải quyết minh bạch. Nhạc sĩ Anh


Quân xác định có phần sai vị thế khi cắt và dẫn một đoạn viết của người khác để nói thay tun
bố của chính mình, nhằm bênh vực, thanh minh, giải thích cho quan điểm của người bạn đời ca
sĩ.
Anh Quân không nhận ra rằng khi tách đoạn ra khỏi ngữ cảnh tồn bài viết, nội dung đoạn
trích sẽ mang một tinh thần khác hẳn. Vơ tình, suy nghĩ và trình bày của cặp vợ chồng ca sĩ nhạc sĩ đã bị hiểu nhầm là “tàn dư thực dân chủ nghĩa” còn rơi rớt trong tư duy của họ. Số đông
quần chúng tiếp nhận dễ cho rằng họ tự coi mình thuộc đẳng cấp “quý tộc”, văn minh, tinh túy

hơn, coi số đông quần chúng như một tập hợp văn minh thua kém, cần được họ khai hóa. Nó
kích hoạt cho sự giận dữ mang tính xã hội.
Phản bác bằng thái độ bất bình, số đơng cư dân mạng khơng ngần ngại lôi cả chuyện vợ chồng
nghệ sĩ “phá rừng xây biệt phủ” ở Sóc Sơn, dù rằng chuyện sai đúng này, nếu có, chẳng liên
quan gì đến phát ngơn đang bị phê phán. Đó là một cách đánh tráo khái niệm, đánh tráo chủ đề
tranh luận. Nó thể hiện một khuynh hướng dân túy áp đảo. Hàng loạt ý kiến trên mạng xã hội tự
xếp Mỹ Linh - Anh Quân vào “lớp trên” trong điều kiện sống, điều kiện vật chất để lấy đó đả phá
họ về cái tơi khinh người, kẻ cả và vô cảm của kẻ giàu.
Thật ra, trong xã hội hiện tại, chỉ có tinh thần q tộc, giá trị tinh hoa chứ khơng làm gì có giới
quý tộc hay tầng lớp tinh hoa. Sự nhầm lẫn đã khiến nhà giàu, người có chức vụ cao, người có
học thức, bằng cấp... đang được đám đơng vơ vào thành giới hoặc lớp tinh hoa, quý tộc. Là ca sĩ,
nhạc sĩ đình đám trong giới showbiz, Mỹ Linh và Anh Quân mắc phải sự nhầm lẫn này nặng hơn
so với người bình thường. Phát ngơn, dù khơng sai, nhưng đứng trên tâm thế đó, họ dễ dàng thổi
bùng sự giận dữ của đám đơng, tự biến mình thành mục tiêu cho những cơng kích đơi khi khơng
đúng đắn và thiếu cơng bằng.
Cơng kích cá nhân và đánh tráo khái niệm là hai lỗi ngụy biện người Việt thường gặp, nhất là
trên mạng xã hội. Tôi nghĩ, đây là điều mà mỗi chúng ta nên thận trọng và phòng tránh cho chính
bản thân mình.

Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Bài mẫu 5
Những năm gần đây, khi mạng xã hội trở thành một kênh giao tiếp quan trọng trong đời sống,
chúng ta thường xuyên chứng kiến những cuộc tranh luận khơng có hồi kết của nhiều nhóm cư
dân trên cộng đồng mạng.
Đó có thể là những tranh luận xoay quanh chủ trương của một bộ, ngành, tổ chức nào đó. Như
vụ tích hợp mơn Sử của ngành giáo dục, vụ đại học Kinh công mở đào tạo ngành Y, vụ thay cây
xanh của Hà Nội, hay gần đây nhất là cuộc tranh luận về chủ trương xây dựng đường phố kiểu
mẫu ở thủ đô, việc ông Bob Kerrey đứng đầu đại học Fulbrihgt…


Đó cũng có thể là những cuộc tranh luận xoay quanh các danh hiệu, giải thưởng… của Nhà

nước, của các hội nghề nghiệp như Hội Nhà văn, Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Âm nhạc… thậm
chí cả những cuộc tranh luận diễn ra như cơm bữa về những chuyện như hành xử xấc lấc của ca
sĩ A với nhạc sĩ già B, hay chuyện đi với chồng người khác của ngôi sao C v.v. và v.v.
Chúng ta đều hiểu, tranh luận, theo cách đơn giản nhất là dùng những lý lẽ, quan điểm cá
nhân để cùng nhau làm sáng tỏ sự thật, đúng sai về một vấn đề, một sự việc… Nó là một sinh
hoạt bình thường trong cuộc sống. Những cuộc tranh luận lành mạnh tạo ra những góc nhìn,
tiếng nói đa chiều, thúc đẩy sự tiến bộ.
Tuy nhiên điều thường thấy trong cuộc sống chúng ta, đặc biệt là trên báo chí và trên các
trang mạng xã hội, các cuộc tranh luận thường nhanh chóng biến thành những cuộc cãi vã, thậm
chí thành những xung đột.
Cuộc thì người tranh luận thiếu nhất quán trong lập trường quan điểm, đánh tráo khái niệm,
khi không đủ lý lẽ để chiến thắng thì quay sang quy kết đối phương, nhân danh uy tín cá nhân
người khác, nhân danh quyền lực tinh thần cộng đồng chụp mũ, quy kết biến những cuộc tranh
luận trở thành những cuộc chỉ trích, đấu tố.
Cuộc thì thay vì việc nhằm vào lý lẽ của nhau để tranh luận, người ta lại nhằm vào nhau, dùng
ngôn từ cơng kích, chì chiết, miệt thị nhau nhằm hạ thấp quan điểm của người đang tranh luận
với mình, “Cả vú lấp miệng em”, biến cuộc tranh luận thành cuộc cãi vã, đụng độ cá nhân.
Thậm chí có cuộc, người tham gia tranh luận khơng thực sự hiểu vấn đề mình đang tranh
luận, lý lẽ mơ hồ, “Ơng nói gà bà nói vịt” dần dần dẫn đến xuyên tạc, bóp méo, vu khống người
đang tranh luận với mình.
Khơng ít cuộc tranh luận đã trở thành những cuộc ẩu đả ngôn từ, gây “sát thương” cho người
trong cuộc. Hậu quả là không những khơng làm sáng tỏ được vấn đề mà cịn đem đến sự thù hận,
những cuộc chia rẽ, tẩy chay nhau.
Một chủ trương gây tranh cãi xuất hiện, thay vì dùng lý lẽ, kiến thức để chỉ ra những thiếu
sót, bất cập của nó, người ta lại quay ra chửi bới, miệt thị không chỉ những người đưa ra hoặc
thực hiện chủ trương mà cả những người đang cùng tranh luận, kiểu “Cùng loài ăn hại thuế của
dân nên mới nói thế!” .
Một vấn đề liên quan đến một cá nhân gây tranh luận, thay vì tìm lý lẽ riêng mà bàn luận một
cách logic để làm sáng tỏ vấn đề, người ta lại quay sang suy luận cảm tính, chế diễu, mỉa mai,
thậm chí bới móc q khứ đời tư, những điều không liên quan đến chủ đề tranh luận, nhằm hạ

thấp nhân cách, làm lu mờ quan điểm của đối tượng và của nhau.
Những kiểu tranh luận “ăn gian”, “đánh tráo” như khi người này nói “Tham nhũng là mặt trái
của quyền lực”, lập tức người kia nói “nghĩa là theo ơng làm quan thì được phép tham nhũng?”;
Hay những câu nói kiểu “phán như Thánh!”, “Lại một anh hùng bàn phím!”, “Làm gì được cho
đất nước mà to mồm thế?”, “Đừng nói nữa, cứ đi mà làm xem có được khơng!”… nhan nhản
trong các cuộc tranh luận.


T
op

Tư duy cảm tính, ngụy biện, thói quen chỉ trích người khác, ln mặc định là mình đúng…
hay sự thiếu thiện chí, khơng đủ tơn trọng đối với người cùng tranh luận, khơng có khả năng lắng
nghe và chấp nhận những ý kiến bất đồng với mình… Tất cả, đang làm nên một thứ văn hóa
tranh luận đáng báo động hiện nay.
---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa do
lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể
hồn thiện bài văn của mình tốt nhất!



×