Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học huế trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. BÙI MINH HIỀN
2. PGS. TS. LÊ VÂN ANH



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án
là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân
trọng cám ơn:
PGS.TS. Bùi Minh Hiền và PGS.TS. Lê Vân Anh đã tận tình giúp đỡ, trực
tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành Luận án này;
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; quý Thầy Cô, cán bộ Trung tâm Đào tạo
và Bồi dưỡng của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu;
Lãnh đạo Đại học Huế, lãnh đạo của các trường đại học trực thuộc Đại
học Huế, cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các trường thành viên Đại học
Huế đã hỗ trợ, tư vấn, cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt
q trình thực hiện Luận án này.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, khích lệ, tạo
động lực cho tơi phấn đấu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
Luận án.


Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hà


i

MỤC LỤC
Trang

Mục lục .............................................................................................................. i
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .......................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY . 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................... 11
1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ................ 11
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống ............................... 22
1.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 26
1.2. Bối cảnh hiện nay và những tác động đến kỹ năng sống, giáo dục kỹ
năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học ............. 28
1.2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ................................... 28
1.2.2. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ......................................................... 30
1.2.3. Đổi mới giáo dục đại học ...................................................................... 31
1.3. Kĩ năng sống của sinh viên đại học....................................................... 32
1.3.1. Khái niệm kỹ năng sống........................................................................ 32
1.3.2. Mối quan hệ giữa kỹ năng sống và giá trị sống .................................... 33
1.3.3. Đặc điểm sinh viên đại học ................................................................... 35
1.3.4. Kỹ năng sống của sinh viên đại học...................................................... 39

1.4. Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học ...................................... 46
1.4.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống ......................................................... 46
1.4.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
đại học ............................................................................................................. 46
1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học ....................... 47
1.4.4. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
đại học ............................................................................................................. 49
1.4.5. Cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên đại học.............................................................................................. 51
1.4.6. Các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học..... 51
1.5. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học ........................ 52
1.5.1. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống ............................................ 52


ii

1.5.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên ở trường đại học ............................................................... 56
1.5.3. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học .......... 57
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên .......................................................................................................... 64
1.6.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 64
1.6.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 69
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 71
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ.............................................................. 73
2.1. Khái quát về Đại học Huế...................................................................... 73
2.1.1. Sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị ........................................................... 73
2.1.2. Bộ máy tổ chức ..................................................................................... 74
2.1.3. Quy mô đào tạo ..................................................................................... 77

2.1.4. Đội ngũ công chức, viên chức, lao động hợp đồng .............................. 77
2.1.5. Công tác học sinh, sinh viên ................................................................. 78
2.1.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học ..... 79
2.1.7. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Đại học Huế
trong bối cảnh hiện nay ................................................................................... 80
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng ................................................ 82
2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi ........................................................... 82
2.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử...................................................................... 83
2.2.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức .......................................................... 84
2.2.4. Giai đoạn 4: Phỏng vấn sâu................................................................... 87
2.2.5. Giai đoạn 5: Phân tích và xử lý số liệu ................................................. 87
2.3. Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Huế ......................... 88
2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế .......... 90
2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại
học Huế ........................................................................................................... 90
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống ......................... 94
2.4.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống.... 95
2.4.4. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ
năng sống....................................................................................................... 100
2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống .................... 101


iii

2.5. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế ... 102
2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống ................................. 102
2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ
năng sống....................................................................................................... 105
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống ......................... 108
2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống ....... 115

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên Đại học Huế .......................................................................... 117
2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng sống cho cho
sinh viên Đại học Huế ................................................................................. 118
2.7.1. Những mặt mạnh ................................................................................. 118
2.7.2. Những mặt yếu, hạn chế...................................................................... 119
2.7.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 121
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 123
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .. 124
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp ..................................................... 124
3.1.1. Định hướng đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam ... 124
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục của Đại học Huế............................... 125
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................. 128
3.2.1. Đảm bảo tính mục đích ....................................................................... 128
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ..................................................... 128
3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..................................................... 128
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ....................................................... 129
3.3. Các biện pháp đề xuất.......................................................................... 129
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò,
tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay ............ 129
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên .................................................................... 133
3.3.3. Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hố hình
thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên Đại
học Huế ......................................................................................................... 136
3.3.4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên qua hoạt động trải
nghiệm thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa Huế ............................ 142



iv

3.3.5. Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên.................................................................................................. 146
3.3.6. Phối hợp với các lực lượng ngoài Đại học Huế đóng trên địa bàn trong
việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên .................... 149
3.3.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh
viên Đại học Huế ........................................................................................... 151
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................... 153
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ....... 153
3.5.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết ............................................................ 154
3.5.2. Kết quả khảo sát tính khả thi ............................................................... 155
3.6. Thử nghiệm biện pháp ......................................................................... 159
3.6.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp thử nghiệm ................................................ 159
3.6.2. Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 159
3.6.3. Giả thuyết thử nghiệm ......................................................................... 160
3.6.4. Đối tượng và phạm vi thử nghiệm ...................................................... 160
3.6.5. Phương pháp đánh giá biện pháp thử nghiệm..................................... 161
3.6.6. Tiến trình thử nghiệm.......................................................................... 162
3.6.7. Kết quả thử nghiệm và nhận định, đánh giá ....................................... 170
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 174
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 176
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 180
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 189


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Cụm từ viết tắt

CB

Cán bộ

CNH

Cơng nghiệp hóa

ĐHSP

Đại học Sư phạm

GDKNS

Giáo dục kỹ năng sống

GDGTS

Giáo dục giá trị sống

GV

Giảng viên

HĐH


Hiện đại hóa

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

KNS

Kỹ năng sống

NXB

Nhà xuất bản

SV

Sinh viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của
Liên hiệp quốc

VCQL

Viên chức quản lý

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Đại học Huế ......................................................... 76
Bảng 2.1. Độ tin cậy của thang đánh giá ....................................................... 84
Bảng 2.2. Thông tin về 276 viên chức quản lý, giảng viên, cán bộ đồn, hội
tham gia khảo sát ............................................................................................ 85
Bảng 2.3. Thơng tin về 542 sinh viên tham gia khảo sát .............................. 86

Bảng 2.4. Đánh giá thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Huế ..... 88
Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS cho
sinh viên Đại học Huế .................................................................................... 91
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội
dung cụ thể của GDKNS cho sinh viên Đại học Huế .................................... 92
Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội
dung cụ thể của GDKNS cho sinh viên Đại học Huế (theo tỷ lệ %) ............. 93
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung GDKNS cho sinh viên Đại
học Huế .......................................................................................................... 94
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS cho sinh viên Đại học Huế .............................................................. 96
Bảng 2.8. Đánh giá kết quả sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS cho sinh viên Đại học Huế .............................................................. 98
Bảng 2.9. Đánh giá cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện GDKNS cho
sinh viên Đại học Huế .................................................................................. 100
Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng các chủ thể tham gia GDKNS cho sinh viên
Đại học Huế .................................................................................................. 101
Bảng 2.11. Thực trạng lập kế hoạch GDKNS cho sinh viên Đại học Huế .. 103
Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động GDKNS
cho sinh viên Đại học Huế ........................................................................... 106


vii

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho
sinh viên Đại học Huế .................................................................................. 109
Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức GDKNS cho sinh viên Đại học Huế .................................................... 111
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật
chất phục vụ GDKNS cho sinh viên Đại học Huế ....................................... 112

Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong
GDKNS cho sinh viên Đại học Huế ............................................................ 113
Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho sinh viên
Đại học Huế .................................................................................................. 115
Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý GDKNS cho sinh
viên Đại học Huế .......................................................................................... 118
Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp giáo dục KNS cho sinh
viên Đại học Huế .......................................................................................... 155
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNS cho sinh
viên Đại học Huế .......................................................................................... 156
Biểu đồ 3.1. Tính tương quan giữa mức độ tính cấp thiết và mức độ tính khả
thi của các biện pháp giáo dục KNS cho sinh viên Đại học Huế ................. 157
Bảng 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp ...................................................................................................... 158


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã và
đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Bên cạnh những thành tựu to lớn
như sự phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ, đặc biệt là
cơng nghệ tin học và truyền thơng thì hiện nay nhân loại phải đối diện với
nhiều thách thức: hoà nhập hay hồ tan; xung đột sắc tộc, tơn giáo và khủng
bố quốc tế; sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo; hạn hán, lụt lội, thiên tai,
biến đổi khí hậu; thế giới phẳng... Những thách thức ấy đòi hỏi thế hệ trẻ cần
phải trang bị cho mình những KNS cần thiết để có thể chủ động sống và ứng
phó một cách tích cực, hiệu quả trước những tình huống bất thường của cuộc

sống. KNS chính là cơng cụ giúp con người biến kiến thức thành thái độ,
hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
SV là một lực lượng tiên tiến ở độ tuổi thanh niên, đang được học tập,
đào tạo trong môi trường nhà trường đại học để trở thành những người lao
động có trình độ cao trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp, đóng góp quan trọng
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bối cảnh phát triển của xã hội
hiện đại đang có nhiều tác động đa chiều đến tầng lớp học sinh, SV và đặt
nhà trường trước yêu cầu phải tăng cường GDKNS để chuẩn bị tốt hành
trang cho các em bước vào cuộc sống tự chủ, độc lập sau khi ra trường và
ứng phó một cách chủ động với các tình huống bất thường của cuộc sống.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thành công trong cuộc sống và công việc,
kiến thức chun mơn chỉ đóng vai trị khoảng 25%, cịn những kỹ năng
mềm (tức là KNS) được trang bị quyết định đến 75% [3]. Trong diễn đàn thế
giới về giáo dục cho mọi người tại Senegan (2000), Chương trình hành động
Darkar đã được đề xuất với 06 mục tiêu cơ bản, trong đó mục tiêu 03 khẳng


2

định: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương
trình giáo dục KNS phù hợp”; cịn mục tiêu 06 yêu cầu khi đánh giá chất
lượng giáo dục cần phải đánh giá KNS của người học. Như vậy, học KNS
trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả
trong KNS của người học [5, tr.9].
Quản lý GDKNS cho SV vì vậy trở thành một nội dung và nhiệm vụ
quan trọng trong tổng thể công tác quản lý của các trường đại học, bên cạnh
các nhiệm vụ giáo dục và quản lý giáo dục đã thực hiện. Quản lý GDKNS cho
SV là vấn đề mới mẻ, cần phải được các chủ thể quản lý của nhà trường nhận
thức đầy đủ, từ đó có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đảm bảo các điều kiện triển
khai các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm của SV và điều kiện cụ thể

của mỗi nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho SV.
Đại học Huế là trung tâm giáo dục đại học của khu vực miền trung, là
một trong ba đại học vùng lớn của đất nước có sứ mạng đào tạo nhân lực chất
lượng cao và cung cấp các sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong
những năm qua, SV Đại học Huế sau khi tốt nghiệp đã trở thành lực lượng lao
động có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, đóng góp khơng nhỏ
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã
hội có nhiều biến đổi mau lẹ về kinh tế, khoa học, công nghệ do ảnh hưởng
tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, sự va đập văn hóa của tồn cầu hóa,
u cầu ngày càng cao về mục tiêu giáo dục đại học,… có rất nhiều thách
thức đang được đặt ra đối với việc giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức, giá
trị sống nói chung và quản lý GDKNS nói riêng cho SV Đại học Huế - một cơ
sở giáo dục đại học nằm trên mảnh đất cố đơ vốn có truyền thống và bề dày
về văn hóa, lịch sử.
Mặt khác, trên thực tế, GDKNS và quản lý GDKNS cũng chưa được các
chủ thể quản lý nhận thức đầy đủ và thực hiện thường xuyên, thậm chí ở một


3

số trường đại học thành viên chưa được tiến hành. Ở những trường đã thực
hiện, quản lý GDKNS chỉ được xem là một nhiệm vụ quản lý lồng ghép vào
các nhiệm vụ quản lý khác của Phịng Cơng tác SV hoặc của tổ chức Đoàn,
Hội SV. Quản lý GDKNS cũng chưa được đưa vào trong các chương trình
hành động và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cũng như kế hoạch
giáo dục SV trong mỗi năm học.
Trong các nghiên cứu đã có phần nhiều tập trung nghiên cứu về KNS,
GDKNS, còn quản lý GDKNS còn là một mảnh đất chưa được khai thác sâu.
Đã có một vài cơng trình nghiên cứu về quản lý GDKNS ở trình độ luận án

tiến sĩ, nhưng phạm vi giới hạn chỉ ở cấp phổ thông (tiểu học, trung học cơ
sở). Nghiên cứu quản lý GDKNS cho SV đại học, cụ thể là SV Đại học Huế
là một chủ đề chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài:
“Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh
hiện nay” để nghiên cứu ở trình độ luận án tiến sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục và quản lý GDKNS
cho SV ở Đại học Huế, luận án đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện SV, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà
trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
GDKNS cho SV trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý GDKNS là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể công tác
quản lý giáo dục SV của nhà trường đại học. Tuy nhiên, quản lý GDKNS cho


4

SV ở Đại học Huế chưa thật sự được nhận thức và thực hiện tốt, dẫn đến sự
hạn chế và thiếu hụt về KNS của SV. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng các biện
pháp quản lý GDKNS cho SV theo tiếp cận các chức năng quản lý cơ bản, tác
động vào các khâu yếu đã phát hiện từ thực trạng, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi SV và các điều kiện thực tế của nhà trường, sẽ thúc đẩy các hoạt động
GDKNS được triển khai hiệu quả, từ đó nâng cao KNS của SV Đại học Huế
trong bối cảnh hiện nay.

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV trường đại học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng KNS của SV, GDKNS và quản lý
GDKNS cho SV ở các trường đại học thành viên Đại học Huế.
- Đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS cho SV các trường đại học
thành viên Đại học Huế.
- Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và thực
nghiệm hai biện pháp cụ thể.
5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Giới hạn về nội dung
- Các KNS của SV tập trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội giúp SV
đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
- Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các hoạt động quản lý GDKNS theo tiếp
cận các chức năng quản lý.
- Biện pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý trong nhà trường đại
học theo yêu cầu phân cấp quản lý.
5.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn tại 08 trường đại học thành viên trực thuộc
Đại học Huế (Trường ĐHSP, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Y


5

Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường
Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Trường Đại học Luật).
5.2.3. Giới hạn đối tượng khảo sát
- VCQL Cơ quan Đại học Huế, các trường đại học thành viên, Đại học Huế.
- GV các trường đại học thành viên, Đại học Huế.
- CB Đoàn thanh niên, hội SV các trường đại học thành viên Đại học Huế.

- SV các trường đại học thành viên, Đại học Huế.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Tiếp cận giá trị
Tiếp cận này đòi hỏi xem xét quản lý GDKNS trong quan hệ biện chứng
với quản lý giáo dục giá trị sống, bởi vì giá trị sống là các giá trị bản chất tồn
tại mô ̣t cách khách quan, quyết định đến sự hình thành và thể hiện KNS của
cá nhân. KNS là hình thức thể hiện bên ngoài giá trị sống. Tiếp cận này giúp
cho việc luận giải mối quan hệ giữa giá trị sống và KNS trên bình diện lý
thuyết được sáng tỏ hơn. Đồng thời, việc xác định mục tiêu, xây dựng nội
dung, cách thức thực hiện các biện pháp quản lý GDKNS cũng cần phải thể
hiện được mối quan hệ gắn bó giữa nội dung và hình thức thể hiện này giữa
giá trị sống và KNS.
6.1.2. Tiếp cận chức năng quản lý
Tiếp cận chức năng quản lý (4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch; tổ chức;
chỉ đạo/ lãnh đạo; kiểm tra, đánh giá) sẽ là tiếp cận chính để xác định khung
lý thuyết và nội dung quản lý GDKNS cho SV; trong đó, chức năng lãnh đạo/
chỉ đạo sẽ tập trung vào các nội dung chỉ đạo để vận hành các thành tố của
quá trình GDKNS (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục, các điều kiện, mơi trường giáo dục,…); các chức năng quản lý khác vừa
là tiền đề, vừa là phương thức hành động của các chủ thể quản lý của trường
đại học nhằm quản lý tốt quá trình GDKNS cho SV.


6

6.1.3. Tiếp cận năng lực
Kỹ năng thực chất là những biểu hiện thành phần cu ̣ thể của năng lực.
Năng lực sống của cá nhân được thể hiện qua các KNS cụ thể. Tiếp cận năng
lực tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải về một số các vấ n đề lý luâ ̣n cơ

bản như khái niệm (KNS), xác định các KNS cụ thể của SV dựa trên các năng
lực cốt lõi, xác định các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, đồ ng thời
đề xuất nội dung, cách thức tác động của các biện pháp quản lý GDKNS cho
SV theo định hướng hình thành và phát triển năng lực.
6.1.4. Tiếp cận quá trình giáo dục
Xem xét vấn đề GDKNS cho SV trường đại học theo tiếp cận các thành tố
của quá trình giáo dục, bao gồm từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, các điều kiện cơ sở vật
chất phục vụ,… cho quá trình GDKNS đạt hiệu quả. Các thành tố này có mối
quan hệ gắn bó, hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. Việc quản lý GDKNS cho SV ở Đại
học Huế sẽ tác động quản lý trực tiếp các thành tố này của quá trình giáo dục.
Tiếp cận quá trình giáo dục định hướng cho việc xác định nội dung chỉ đạo
của chủ thể quản lý nhà trường đại học đối với thực hiện mục tiêu, nguyên tắc,
nội dung, phương pháp, hệ thống tổ chức giáo dục, chuẩn bị các điều kiện, cơ sở
vật chất, phối hợp các lực lượng giáo dục,… với tư cách là các thành tố của quá
trình GDKNS. Tiếp cận quá trình cũng định hướng cho việc đề xuất các biện
pháp quản lý tác động vào một số thành tố của quá trình giáo dục được coi là
khâu yếu phát hiện từ thực trạng chỉ đạo GDKNS ở Đại học Huế.
6.1.5. Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể
Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể xem xét GDKNS và quản lý GDKNS của
trường đại học có mối quan hệ tương tác với các nội dung giáo dục toàn diện
khác nhằm đạt được mục đích của hệ thống là phát triển tồn diện nhân cách
và năng lực của SV, chuẩn bị hành trang cho SV bước vào cuộc sống xã hội
sau khi ra trường. Đồng thời, tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể cũng xem xét các
hoạt động quản lý GDKNS cho SV trong các đại học thành viên Đại học


7

Huế trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách quan (môi

trường sống, môi trường sư phạm của trường đại học, mơi trường giáo dục
gia đình) và các yếu tố chủ quan thuộc về các trường đại học (nhận thức và
năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên các trường đại học,
phương pháp dạy và học trong nhà trường đại học, sự tự giáo dục, tự rèn
luyện của SV).
6.1.6. Tiếp cận phức hợp liên ngành
Cách tiếp cận này đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động GDKNS và quản lý
GDKNS cho SV trong các trường đại học thành viên Đại học Huế trong bối
cảnh ngày nay dựa trên nhiều quan điểm, lý thuyết khác nhau, sử dụng tri
thức khoa học liên ngành như Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học, Khoa
học quản lý giáo dục, các lý thuyết quản lý giáo dục trong nhà trường đại học.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến GDKNS,
quản lý GDKNS cho SV trường đại học; phân tích, tổng hợp, hệ thống hố
các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước, những tư liệu, tài liệu lý luận
về quản lý giáo dục, quản lý GDKNS cho SV đại học, những kết quả nghiên
cứu lý thuyết về GDKNS, quản lý GDKNS cho SV các trường đại học để xây
dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
- Tham khảo các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước được đăng tải trong các chuyên khảo, các bài báo khoa học, các tạp chí
chuyên ngành,… liên quan đến đề tài nghiên cứu để hình thành tổng quan
nghiên cứu vấn đề, hồn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra viết
Lập các phiếu hỏi với những nội dung cần khảo sát về thực trạng KNS,
GDKNS và quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế nhằm xác định, thu thập


8


thông tin về thực trạng KNS, GDKNS và quản lý GDKNS cho SV đại học.
Các đối tượng điều tra gồm GV, SV và CB quản lý, CB đoàn thể các trường
đại học thành viên Đại học Huế.
* Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động dạy và học KNS; các hoạt động của chủ thể quản
lý khi tổ chức các hoạt động GDKNS thơng qua đó đánh giá trình độ và năng
lực GDKNS, quản lý GDKNS của các chủ thể có liên quan ở các trường đại
học thành viên Đại học Huế.
* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trao đổi, tọa đàm với một số chuyên gia (các nhà quản lý giáo dục, các
nhà nghiên cứu, các nhà khoa học am hiểu về đề tài nghiên cứu) nhằm làm
sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Phương pháp cũng được sử dụng
để trưng cầu ý kiến, đánh giá nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi của các
biêṇ pháp đề xuất.
* Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu và bổ sung đánh giá thực
trạng, nguyên nhân về thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV và tìm
hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về GDKNS, quản lý
GDKNS cho SV.
Phương pháp được thực hiện chủ yếu với các nhà quản lý và SV ở Đại
học Huế.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của các trường đại học thành viên Đại học Huế
trong thực tiễn giáo dục và quản lý GDKNS cho SV trong những năm qua
nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp thử nghiệm
Thử nghiệm hai biêṇ pháp để minh chứng khẳ ng đinh
̣ tính khoa ho ̣c, phù
hợp và khả thi của các giải pháp đề tài luâ ̣n án đã đề xuất.



9

6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học, phần mềm SPSS để nhâ ̣p và xử lý số liệu,
lập bảng, biểu để phân tích và đưa ra kế t luâ ̣n của các kết quả nghiên cứu.
7. Luận điểm bảo vệ
7.1. GDKNS, QLGDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của
các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường đại học
nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách tồn diện cho SV trong bối cảnh
xã hội khơng ngừng phát triển hiện nay. Tiếp cận theo chức năng quản lý cơ
bản sẽ xác định được nội dung lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh
giá các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và hoạt động học
tập của SV đại học.
7.2. Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế đã được quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên còn nhiều bất cập về nhận thức, về tổ chức bộ máy và cơ chế phối
hợp, về chỉ đạo thực hiện và điều kiện hỗ trợ dẫn đến chất lượng và hiệu quả
GDKNS chưa cao. Nghiên cứu phát hiện ra các hạn chế này và nhận diện rõ
nguyên nhân sẽ tạo cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp.
7.3. Các biện pháp quản lý GDKNS cho SV hướng vào giải quyết các
bất cập từ thực trạng, tác động vào các mặt: tổ chức nâng cao nhận thức, hoàn
thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý, chỉ đạo đổi mới
và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho SV
qua trải nghiệm thực tiễn, phát triển các điều kiện hỗ trợ, phối hợp với các lực
lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ có tác động quyết định đến kết quả
GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
8. Đóng góp mới của luận án
- Bổ sung và cụ thể hóa lý luận về GDKNS, quản lý GDKNS áp dụng đối
với các chủ thể trong hệ thống phân cấp quản lý của trường đại học, là cơ sở giáo

dục trình độ cao có những đă ̣c trưng riêng so với các cơ sở giáo dục khác.
- Xác định được khung 12 KNS cần thiết, phù hợp với đặc điểm SV và mơi
trường học tập ở đại học. Cụ thể hóa những nội dung về lập kế hoạch, tổ


10

chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS dựa trên tiếp cận chức
năng quản lý cơ bản phù hợp với chủ thể quản lý nhà trường đại học và đối
tượng quản lý là SV.
- Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu thơng qua khảo sát, phân tích
thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV của Đại học Huế, rõ nhất là một
số điểm yếu về nhận thức, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh
giá hoạt động GDKNS.
- Đề xuất được 07 biện pháp dành cho các chủ thể trong hệ thống phân
cấp quản lý GDKNS của Đại học Huế, có phân tích cụ thể về mục tiêu, nội
dung, cách thức, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện
trong thực tiễn quản lý GDKNS cho SV.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
đại học trong bối cảnh hiện nay.
Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại
học Huế.
Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại
học Huế trong bối cảnh hiện nay.


11


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG BỐI
CẢNH HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở các nước phương Tây, KNS đã sớm nhận được sự quan tâm của xã
hội. Tuy nhiên, thuật ngữ KNS chính thức xuất hiện vào thập niên 60 của thế
kỉ XX khi được Winthrop sử dụng trong chương trình đào tạo nghề với tên
gọi “The Adkins Life Skills Programme: Employability” (Chương trình KNS
Adkins: Khả năng tìm việc). Sau này, nhất là từ những năm 90 của thế kỉ XX,
thuật ngữ “Kĩ năng sống” thường xuyên xuất hiện trong một số chương trình
giáo dục của các tổ chức như WHO, UNICEF, UNESCO. Những nghiên cứu
về lý luận và thực tiễn về KNS đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức
và các nhà khoa học. Nhìn chung có thể khái qt các nghiên cứu về vấn đề
này thành các xu hướng sau.
Xu hướng thứ nhất là những nghiên cứu lý luận về KNS
Trong hướng nghiên cứu này, các nhà khoa học tập trung làm rõ các vấn đề
như: khái niệm KNS, vai trò của KNS, hệ thống các KNS cho con người, bản
chất của quá trình hình thành KNS, nội dung, phương pháp giáo dục KNS…
Chương trình hành động Dakar tại Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi
người ở Senegan (2000) đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó nhấn mạnh: Mỗi quốc
gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình GDKNS phù hợp
và yêu cầu khi đánh giá chất lượng GD cần phải đánh giá KNS của người học
[89]. UNESCO ủng hộ nguyên tắc quyền được học KNS, khi cho rằng tất cả
các thế hệ có quyền hưởng lợi từ một nền giáo dục chứa đựng các hợp phần
học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người và học để khẳng
định mình [103]. Hiện nay, ở các nước, KNS là một nội dung quan trọng
trong chương trình giáo dục từ bậc học mầm non cho đến đại học.



12

Trong những vấn đề lý luận về KNS, khái niệm và phân loại KNS là các
vấn đề được nhiều tổ chức quan tâm, bàn luận nhiều nhất và đồng thời cũng
có nhiều tranh luận trái chiều nhất. Chẳng hạn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
coi KNS là những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng giao tiếp được
vận dụng để giải quyết nó một cách hiệu quả trong các tình huống thường
nhật [88]. Trong khi đó, UNESCO cho rằng KNS có nội hàm rộng hơn, nó
bao gồm những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng, tham gia vào
cuộc sống hàng ngày như kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính tốn và những kĩ
năng tâm lý – xã hội thuộc phạm vi hẹp hơn trong số những kĩ năng cần thiết
trong cuộc sống hàng ngày.
Tại những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này, các học giả mong
muốn thống nhất được một định nghĩa về KNS cũng như đưa ra một bảng
danh mục các KNS cơ bản như là những tiêu chí mà thế hệ trẻ cần phải có.
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu về KNS ở thời điểm đó có sự chia sẻ
tương đồng với định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là coi KNS đồng
nhất với các kĩ năng xã hội [75, tr. 497-506], [77, tr. 204-215], [78, tr. 411426], [79], [80, tr. 405-410], [81]. Dự án do Tổ chức Văn hoá - Khoa học và
Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) tiến hành tại một số nước trong đó
có các quốc gia Đơng Nam Á cũng là một trong những nghiên cứu có tính hệ
thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về KNS nêu trên [6].
Về hệ thống các KNS: theo UNICEF, hệ thống KNS gồm 3 nhóm kỹ năng
được nhìn nhận dưới góc độ tồn tại và phát triển cá nhân bao gồm: (1) Nhóm
kỹ năng nhận thức và sống với chính mình (kỹ năng nhận thức và đánh giá bản
thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kỹ năng bảo vệ bản thân,…), (2)
Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác (kỹ năng thiết lập quan hệ,
kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…), và (3) Nhóm
kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả (kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng

nhận thức thực tế, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết
vấn đề,…) [10]. Theo quan niệm của UNESCO, hệ thống KNS bao gồm 2
nhóm kỹ năng: (1) Nhóm kỹ năng chung (kỹ năng nhận thức, kỹ năng đương


13

đầu với cảm xúc, kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác) và (2) Nhóm kỹ năng
trong từng vấn đề cụ thể (các vấn đề về giới, phòng chống bạo lực, gia đình và
cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên và môi trường) [10].
Dựa trên các nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, một xu hướng nghiên
cứu mang tính thiết thực nhất được nhiều nhà khoa học quan tâm nhiều, đó là
xây dựng và đánh giá hiệu quả các chương trình GDKNS.
Với mục đích đánh giá được năng lực KNS của người học, các nhà khoa
học đã tập trung xây dựng các cơng cụ, theo đó nhiều bảng hỏi, thang đo đánh
giá KNS đã ra đời. Chẳng hạn như, bảng hỏi KNS do Trường Đại học
Pretoria ở Nam Phi xây dựng (Hội đồng nghiên cứu khoa học nhân văn xuấ t
bản). Bảng hỏi bao gồm 150 câu hỏi nhằm đánh giá 06 nhóm lĩnh vực cơ bản:
(1) phát triển xã hội và cộng đồng, (2) phát triển bản thân, (3) tự quản lý thời
gian, (4) phát triển giới tính và thể chất, (5) xây dựng kế hoạch nghề nghiệp,
(6) định hướng công việc và cuộc sống [105].
Sarmah (2003) đã phát triển thang đo đánh giá KNS cho trẻ vị thành niên
ở trường THCS ở Kathmandu. Thang đo này nhằm đánh giá các kỹ năng: tự
nhận thức, đồng cảm, thiết lập quan hệ, giao tiếp, tư duy phê phán, tư duy
sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, ứng phó với stress và ứng phó với
cảm xúc [99, tr.170-176].
Dựa trên những công cụ này, những nghiên cứu đánh giá thực trạng KNS
trên các đối tượng khác nhau đã được tiến hành. Sarmah (2003) đã khảo sát
347 trẻ vị thành niên, kết quả cho thấy có 51% trẻ có KNS ở mức độ cao, 49%
trẻ có KNS ở mức độ thấp và giáo dục của bố mẹ, đặc biệt là của người mẹ có

mối quan hệ có ý nghĩa với sự gia tăng mức độ KNS của trẻ vị thành niên.
Những trẻ hiểu biết càng nhiều về các yếu tố nguy cơ của các hành vi có vấn đề
thì có mức độ KNS cao hơn [107, tr.170-176]. Kết quả cuộc tổng điều tra quốc
gia của Tổ chức UNICEF ở Sri Lanka cũng cho thấy, 33% trẻ có hạn chế về
KNS. Điều này sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những đòi
hỏi của xã hội hiện đại [95]. Nhìn chung, các nghiên cứu về vấn đề này đều cho
thấy rằng, KNS hiện nay của trẻ vị thành niên hay thanh niên đều có những hạn


14

chế. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho học sinh là hết sức cần thiết. Chương trình
GDKNS cho các đối tượng có nguy cơ thường được chú trọng hơn các đối
tượng khác. Chẳng hạn, “Chương trình giảng dạy KNS cho học sinh khó học”
(1996) của Mary E. Cronin [93, tr.53-68] hay “Đào tạo kỹ năng xã hội cho trẻ
vị thành niên có vấn đề về khả năng học tập” (2004) của Ursula Cornish và
Fiona [85],… đã tập trung nghiên cứu sâu về các kĩ năng xã hội, trong đó nêu
bật những kĩ năng thiết yếu cho người khuyết tật. Chương trình nghiên cứu về
GDKNS cho lứa tuổi vị thành niên cũng được nhấn mạnh. Chẳng hạn, tác giả
Irina Zverepna với “Nghiên cứu và ứng dụng chương trình dạy các KNS – các
cách tiếp cận quốc tế và trong nước” (2005); hay G. Botvin, K.Grinphin với
“Hình thành KNS: lý luận, phương pháp, cách phòng ngừa hiệu quả đối với
việc lạm dụng ma túy”,… đều khẳng định, GDKNS là yêu cầu có tính chất bắt
buộc đối với giáo dục phổ thơng và tối cần thiết đối với học sinh trước giai
đoạn khủng hoảng tâm lý lứa tuổi thiếu niên,… [23].
Pushpakumara (2013) đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả
của chương trình giáo dục KNS trong việc ngăn chặn các hành vi có vấn đề
thường xảy ra ở trẻ vị thành niên [95].
Có thể nói, vấn đề nghiên cứu giáo dục KNS cho nhiều đối tượng đã
được quan tâm. Tuy nhiên, giáo dục KNS cho đối tượng SV các trường ĐH

chưa được nghiên cứu nhiều. Đáng kể có hai cơng trình nghiên cứu khá
quan trọng:
- Schultz, Chweu (2012) đã đánh giá giá trị của các chương trình KNS ở
Viê ̣n Nghiên cứu Giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c của Nam Phi (Higher Education Institution
in South Africa). Kết quả đã chỉ ra rằng, SV thu nhận được nhiều lợi ích từ
chương trình KNS ở bậc đại học, có thể hỗ trợ SV trong học tập và cuộc sống
[98, tr. 190-199].
- Rasnack (2011) đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá sự tác động của
chương trình KNS đến thành tích học tập và xã hội của các SV năm thứ nhất.
Thông qua những khóa seminar về KNS, SV thu nhận được nhiều lợi ích cho
kiến thức chung của họ [96].


×