Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài viết mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư (tài chính công)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.25 KB, 5 trang )

Mối quan hệ giữa Khu vực Công và Khu vực Tư – Những vấn đề cần bàn luận
Mối quan hệ của Khu vực Công và Khu vực Tư
Những vấn đề cần bàn luận
Trong bối cảnh của sự phát triển kinh tế, khu vực tư ngày càng được mở rộng nhằm hỗ
trợ cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người dân. Tuy nhiên, Khu vực Công cũng cần được
tồn tại nhằm thực hiện các vai trò cần thiết của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành
nền kinh tế.
Từ khi Nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội được chia thành hai khu vực chính là: Khu
vực Công và Khu vực Tư nhân. Trong quá trình tồn tại và hoạt động, hai khu vực này đã
cho thấy được vai trò cũng như mối quan hệ mật thiết của chúng.
Bài viết này xin được đề cập đến mối quan hệ của Khu vực Công và Khu vực Tư nhân
và những vấn đề cần bàn luận.
Khu vực Công là khu vực phản ánh hoạt động kinh tế chính trị, xã hội do Nhà nước
quyết định, Khu vực Tư nhân phản ánh các hoạt động do tư nhân quyết định.
Và vai trò của khu vực Công cũng như khu vực Tư thể hiện rất rõ qua việc cung ứng
hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Nhìn chung, khu vực Công cung cấp hàng hóa công thuần
túy và sửa chữa những thất bại của thị trường, cùng với việc làm giảm bất bình đẳng trong
xã hội.
Ví dụ: Dịch vụ an ninh tại mỗi quốc gia, tất cả mọi người dân đều được đảm bảo an ninh
và không thay đổi, dù số lượng người dân của quốc gia đó ngày một gia tăng.
Trong khi đó, khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa tư thuần túy, với mục đích chính là
đem lại lợi ích cho chính nhà cung cấp và chỉ đáp ứng một phần nhỏ người tiêu dùng trong
xã hội khi họ đáp ứng đủ điều kiện.
Ngô Đức Chiến Trang 1
Mối quan hệ giữa Khu vực Công và Khu vực Tư – Những vấn đề cần bàn luận
Ví dụ: Xe ô tô hiệu Lexus, chỉ có những người có đủ điều kiện về tài chính mới có khả
năng mua được.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế phát triển như hiện nay, việc cung ứng hàng hóa và
dịch vụ không còn phân biệt một cách rõ nét giữa hai khu vực Công và khu vực Tư như
trước đây. Mà thay vào đó, là sự hợp tác, hỗ trợ và bổ trợ cho nhau giữa hai khu vực này
trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Có thể, khu vực công cũng cung cấp hàng hóa và


dịch vụ tư nhân, khi hàng hóa ấy có tính chất giống hàng hóa công nhưng gắn liền với nhu
cầu trực tiếp của con người cho nên họ sẵn sàng trả tiền theo giá thị trường.
Ví dụ: Nhà ở cho người nghèo, phòng dịch vụ trong các cơ sở y tế…
Và cùng với đó, hàng hóa công không nhất thiết phải do khu vực Công cung cấp mà có
thể được thực hiện bởi khu vực tư, đó là những hàng hóa và dịch vụ gắn liền trực tiếp với
quyền lợi của người tiêu dùng và tất cả mọi người vì quyền lợi của mình sẵn sàng trả một
khoản tiền nhất định.
Ví dụ: Các đội thu gom gác dân lập do tư nhân thực hiện, một người hiến đất để làm nhà
hay công viên, các trường học dân lập,…
Nhưng thực tế cho thấy, vai trò của hai khu vực tư và khu vực công còn được thể hiện
rất chặt chẽ trong quá trình thể hiện vai trò của mình. Đó là:
 Khu vực công thuê khu vực tư phụ trách hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ cho mình
Sau khi sản xuất, khu vực công có thể phân phối và chuyển hàng hóa đến các công ty,
các đại lý và các nhà phân phối, đó hầu hết là các tổ chức tư hoạt động trong nền kinh tế,
nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
 Khu vực công hợp đồng với khu vực tư để vận hành hoạt động quản lý, cung ứng dịch
vụ công.
Ngô Đức Chiến Trang 2
Mối quan hệ giữa Khu vực Công và Khu vực Tư – Những vấn đề cần bàn luận
Hợp đồng giữa Khu vực công và đối tác tư nhân
1
trong việc cung cấp hàng hóa và dịch
vụ mà theo nguyên tắc trách nhiệm thuộc về khu vực Công cần đáp ứng các điều kiện sau:
Mang hình thức hợp đồng, tạo khuyến khích giúp nâng cao hiệu quả, góp phần chia sẻ rủi ro
và lợi ích, phân định trách nhiệm các bên.
 Hợp đồng nhượng quyền khai thác kinh doanh.
Do nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế quá lớn, nhưng nguồn vốn của Khu vực Công là có
hạn, do đó, cần chia sẻ cho Khu vực Tư, góp phần cung ứng đầy đủ hàng hóa dịch vụ và
đảm đảm chất lượng cũng như quy trình quản lý.
Ví dụ: Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 1994 – 2006 ở Việt Nam rất lớn, có 18

hợp đồng BOT và hợp đồng kinh doanh, trong đó, Nhà nước chiếm tỷ lệ 85% và Khu vực
Tư nhân chiếm 15%.
Việc liên kết giữa khu vực công và khu vực tư như vậy đã đem đến những lợi ích nhất
định cho khu vực công. Và ngày nay, đối tác công tư
2
đang được phát huy mạnh mẽ trên thị
trường. Đó là việc huy động vốn của khu vực tư vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho
xã hội, đẩy mạnh dịch vụ có thu phí, góp phần đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước,
giúp Nhà nước giảm được nguồn chi tiêu công, ổn định và cân đối ngân sách Nhà nước. Và
như vậy, Nhà nước sẽ giảm chi đầu tư và thường xuyên cho khu vực công, tiết kiệm chi phí
để thực hiện việc chi tiêu công cho các lĩnh vực xã hội khác. Đồng thời, nâng cao tính cạnh
tranh trong dịch vụ cung cấp, nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận cũng như nhu cầu
1 Một số lĩnh vực thí điểm theo hình thức đối tác công – tư: Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường
bộ, bến phà đường bộ, Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt, Giao thông đô thị, Cảng hàng
không, cảng biển, cảng song, Hệ thống cung cấp nước sạch, Nhà máy điện, Y tế (bệnh viện), Môi
trường (nhà máy xử lý chất thải), Các Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công
khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2 Đối tác công tư (PPP) là việc chuyển giao cho khu vực tư nhân các dự án đầu tư mà theo truyền
thống thì đó là các dự án mà Nhà nước phải đầu tư và vận hành.
Ngô Đức Chiến Trang 3
Mối quan hệ giữa Khu vực Công và Khu vực Tư – Những vấn đề cần bàn luận
sử dụng dịch vụ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Và điều đáng đề cập đó là việc cải thiện hoạt
động quản trị và quản lý của khu vực Công, chia sẻ bớt rủi ro của khu vực Công cho các
bên có khả năng quản lý tốt hơn nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, góp phần tăng tính
minh bạch, hạn chế tình trạng tham nhũng.
Tuy nhiên khi tham gia vào các dự án đâu tư công để phối hợp cùng với khu vực công,
thì những điều cần quan tâm và thách thức đối với khu vực tư là không thể tránh khỏi.
Đó là việc công khai thông tin về các dự án “đối tác đâu tư công”
Để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, công khai và minh bạch của việc lựa chọn đối tác
ở khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ, công trình cho khu vực công thông qua “đối

tác công tư”, pháp luật có quy định các hoạt động đó phải được thực hiện thông qua phương
thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh. Nhưng thực tế, thông tin về các dự án này thương
không công khai tại một đầu mối mà nhà đầu tư phải kiếm tìm tại nhiều cơ quan khác nhau
mới có được thông tin đầy đủ.
Một số nhà đầu tư lựa chọn các dự án “đối tác công tư” thông qua hình thức tự đề xuất
dự án. Trong những trường hợp này, nhà đầu tư có thể thuận lợi về thông tin của dự án do
tự tìm kiếm từ trước nhưng họ vẫn thường gặp những khó khăn khi được sự chấp nhận về
các số liệu, thông tin mình có được với cơ quan Nhà nước.
Đàm phán và xây dựng hợp đồng thực hiện dự án “đối tác công tư”
Xét về lý thuyết hoặc mô hình tại các quốc gia khác nhau, nhà đầu tư tham gia các dự án
“đối tác công tư” phải thực hiện việc đàm phán và đạt được thỏa thuận với acc1 bên liên
quan đến dự án “đối tác công tư” đó, như chính quyền, cộng đồng dân cư bị ảnh
hưởng/được ảnh hưởng… Nhưng ở Việt Nam, việc đàm phán đối với các hợp động của dự
án “đối tác công tư” chủ yếu giữa chính quyền với nhà đầu tư.
Ngô Đức Chiến Trang 4
Mối quan hệ giữa Khu vực Công và Khu vực Tư – Những vấn đề cần bàn luận
Năng lực đàm phán và xây dựng hợp đồng của khu vực công lẫn khu vực tư ở Việt Nam
còn nhiều hạn chế. Các bên phần lớn chỉ tập trung vào việc xây dựng và hoàn thành một bản
hợp đồng ngắn gọn với các phụ lục về thông số kỹ thuật để ký kết và đã không chú ý tới
việc tạo lập các biên bản, thư từ giao dịch nhằm thể hiện rõ hơn ý chí của từng bên đối với
từng điều khoản cụ thể. Trong khi một dự án “đối tác công tư” thường kéo dài hàng chục
năm, những người thực thi sau này sẽ gặp khó khăn nếu như các hợp đồng, phụ lục không
giải thích rõ ràng về ý chí xác lập từng quy định của hợp đồng của các bên.
Do đó, việc kết hợp giữa khu vực công và khu vực tư cần được phát huy, nhằm tạo điều
kiện và phát huy tối đa nguồn lực của nền kinh tế, tuy nhiên, cần phải được chú trọng, phân
định trách nhiệm và vai trò đúng mức đối với mỗi bộ phận, khu vực để đem lại hiệu quả tốt
nhất.
THE END
Ngô Đức Chiến Trang 5

×