Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bài viết những cơ sở khác cho sự can thiệp của chính phủ (tài chính công)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.19 KB, 3 trang )

Mối quan hệ giữa Khu vực Công và Khu vực Tư – Những vấn đề cần bàn luận
Những cơ sở khác cho sự can thiệp
của Chính phủ vào nền kinh tế
Để đạt được mục tiêu công bằng và hiệu quả, chính phủ luôn luôn mong muốn nền kinh tế hoạt
động trong thị trường cạnh tranh mà ở đó thị trường có thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức
hiệu quả xã hội. Tức là, ở đó tỷ suất chuyển đổi biên giữa hai loại hàng hóa bất kỳ phải bằng tỷ
suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân trong xã hội.
Tuy nhiên, cũng có những lúc thất bại thị trường diễn ra, đó là những trường hợp mà thị
trường cạnh tranh không thể sản xuất
ra
hàng hoá và dịch vụ ở mức hiệu quả xã
hội.
Có 2 (hai)
nguyên nhân cơ bản để giải thích vì sao cơ chế thị trường không thể phân bổ nguồn
lực
có hiệu
quả, đó là do: độc quyền và sự không tồn tại thị
trường.
 Độc quyền: Là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất 1 người bán và sản xuất ra
sản
phẩm nhưng
lại có nhiều người mua
.
 Và sự không tồn tại một số thị trường: Trong các định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi đều
đưa ra giả định là nền kinh tế tồn
tại
thị trường cho mọi loại hàng hoá. Nếu thị trường đối với
một loại hàng hoá nào đó không tồn tại
thì
ta không thể hy vọng vào một sự phân bổ nguồn lực
có hiệu quả. Tuy vậy nhưng trên thực tế,


vẫn
có 1 số thị trường hàng hoá không tồn tại do 1 số
nguyên nhân cơ bản
sau:
o
Thông tin bất cân xứng:
Nguyên nhân cơ bản ở đây là do tình trạng thông tin không cân xứng: một
bên khi tham
gia
giao dịch thì có đầy đủ thông tin trong khi đối tác còn lại thì không có đầy đủ
thông
tin.
o Ngoại tác: Là hành vi của chủ thể này tác động tốt hay xấu đến chủ thể khác mà chủ thể
bị
tác
động không nhận được bất kì sự hoàn trả hay bồi thường
nào.
Những nguyên nhân trên đây về các dạng thất bại của thị trường cho thấy, bản thân
thị
trường có thể đưa đến những kết cụ phi hiệu quả nếu không có sự can thiệp của Chính
phủ.
Nhưng ngay cả khi nền kinh tế đã vận hành có hiệu quả thì vẫn có những lý do khác nữa để
chính
phủ can thiệp vào nền kinh
tế:
 Bất ổn định kinh tế: sự vận hành mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế khiến lạm phát

thất
Ngô Đức Chiến Trang 1
Mối quan hệ giữa Khu vực Công và Khu vực Tư – Những vấn đề cần bàn luận

nghiệp trở thành những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường và gây ra nhiều tổn
thất
cho
xã hội. Việc chính phủ chủ động sử dụng các chính sách tài khoá và tiền tệ để cố gắng
ổn
định hoá nền kinh tế chính là những nổ lực để đạt đến trạng thái toàn dụng nhân công. Mặc dù
các
chính sách ổn định hoá của chính phủ nhiều khi làm tiêu hao nhiều nguồn lực của xã hội nhưng
đó
lại là sự trợ giúp rất đắc lực để giúp thị trường hoạt động hiệu quả
hơn.
 Phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người. Nhiều người cho rằng, sự
không
hoàn hảo
của thị trường thường dẫn đến những kết cục thiếu công bằng. Chính phủ phải có
trách
nhiệm
phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giúp cho các đối tượng dễ
tổn
thương
như người già, người nghèo, trẻ em, người tàn tật. Thông thường, chính phủ có thể
tiến
hành
các chương trình trợ cấp trực tiếp cho từng cá nhân để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo
đói.
Nhiều
khi, các chương trình phân phối lại còn được thực hiện dưới dạng cung cấp các
phương
tiện,
dịch vụ cho cả cộng đồng như chương trình xây dựng điện, đường, trường, trạm ở nông

thôn,
góp
phần xoá đói giảm
nghèo.
Tương tự, việc sử dụng quyền lực của chính phủ để tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho
mọi
công dân, không phân biệt tình trạng cá nhân, có thế làm lợi cho xã hội nói chung vì nó sẽ
giúp
các cá nhân có nhiều cơ hội hơn để đặt năng lực của mình vào công việc phù hợp nhất, có
năng
suất cao
nhất.
 Hàng hoá khuyến dụng: Lý do tiếp theo để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế có hiệu
quả
Pareto
nảy sinh từ việc cá nhân có thể không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình. Nhiều
nhà
kinh tế
cho rằng, cá nhân nói chung đôi khi khá thiển cận, không nhận thức được đầy đủ lợi
ích
hoặc
tác hại của việc tiêu dùng một hàng hoá hay dịch vụ nào đó, ngay cả khi họ có đầy đủ
thông
tin.
Chẳng hạn, ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ nhưng rất nhiều người vẫn tiếp
tục
hút thuốc. Nhiều người biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy sẽ giảm bớt nguy cơ tử vong
khi
không may gặp tai nạn, nhưng không thiếu người vẫn tiếp tục lái xe đầu trần. Vậy, hàng
hoá

khuyến dụng là gì? Đây là những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi
cho

nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến chính phủ phải bắt buộc
họ
sử
dụng gọi là hàng hoá khuyến dụng (merit
goods).
Ngô Đức Chiến Trang 2
Mối quan hệ giữa Khu vực Công và Khu vực Tư – Những vấn đề cần bàn luận
Cơ sở ủng hộ sự can thiệp của Chính phủ trong trường hợp hàng hoá khuyến dụng bắt
nguồn
từ một chức năng được gọi là chức năng phụ quyền của chính phủ. Nhiều người cho rằng, vai
trò
của chính phủ ở đây giống như vai trò của người cha trong gia đình. Khi người cha thấy con
cái
mình chỉ hành động vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ gì đến tương lai lâu dài, thì người
cha
phải can thiệp để điều chỉnh hành vi của con cái. Sự can thiệp này có thể chỉ ở mức độ giáo
dục,
giải thích, nhưng nếu cần thì có thể biến thành mệnh lệnh bắt
buộc.
Mặc dù vai trò phụ quyền của chính phủ trong một số trường hợp tỏ ra hoạt động tốt như
đối
với thị trường dược phẩm hay giáo dục, nhưng việc lạm dụng chức năng này có thể khiến
chính
phủ trở thành độc đoán hoặc vi phạm thô bạo vào quyền tự do cá nhân. Vì thế, nhiều nhà
kinh
tế
cho rằng, cần giới hạn phạm vi thực hành vai trò phụ quyền của chính

phủ.
THE END
Ngô Đức Chiến Trang 3

×