Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.24 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

LÊ VĂN NAM

QUẢN LÝ CHO VAY LẠI VỐN HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


1

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

LÊ VĂN NAM

QUẢN LÝ CHO VAY LẠI VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – SỞ GIAO DỊCH 1

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ


MÃ SỐ

: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. DOÃN KẾ BÔN


HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa sau đại học, các thầy cô giáo giảng dạy
tại trường Đại học Thương mại đã giúp đỡ Tôi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Dỗn Kế Bơn – người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn Tơi hồn thành luận văn này thơng qua đóng góp các ý kiến q
báu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam – Sở giao dịch 1 và toàn thể cán bộ nhân viên trong Sở giao dịch 1 đã tạo điều
kiện cung cấp các thơng tin phục vụ cho bài viết.
Qua q trình học tập và thực hiện đề tài Tôi luôn nhận được sự động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, tháng ….. năm 2022
Tác giả luận văn


Lê Văn Nam


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển
chính thức tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Sở Giao dịch 1” là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
và được trích nguồn cụ thể trong luận văn./.
Hà Nội, tháng ….. năm 2022
Tác giả luận văn

Lê Văn Nam


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU.....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1:..............................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHO VAY LẠI VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

CHÍNH THỨC CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG................................................8
1.1 Tổng quan về cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức tín
dụng.............................................................................................................................8
1.1.1. Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức.................................................8
1.1.2. Cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức tín dụng..........13
1.2. Khái niệm, mục tiêu quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của
các tổ chức tín dụng..................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ
chức tín dụng.............................................................................................................14
1.2.2. Mục tiêu quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức
tín dụng.....................................................................................................................15
1.3. Nội dung quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức
tín dụng.....................................................................................................................16
1.3.1. Hoạch định chính sách cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức..............16
1.3.2. Lập kế hoạch cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức.............................17
1.3.3. Tổ chức thực hiện cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức.....................19
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức....................24
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính
thức của các tổ chức tín dụng....................................................................................25


iv

1.4.1. Những yếu tố chủ quan...................................................................................25
1.4.2. Những yếu tố khách quan...............................................................................27
CHƯƠNG 2:............................................................................................................29
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY LẠI VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – SỞ GIAO
DỊCH 1.....................................................................................................................29
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở

giao dịch 1.................................................................................................................29
2.1.1. Quá trình phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.........................29
2.1.2. Một số kết quả trong hoạt động......................................................................35
2.1.3 Kết quả cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức.......................................40
2.2. Phân tích thực trạng quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1......................................................43
2.2.1. Thực trạng hoạch định chính sách cho vay lại................................................43
2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch cho vay lại...............................................................46
2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện cho vay lại........................................................50
2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra cho vay lại........................................................62
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính
thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1.......................................67
2.3.1. Ưu điểm..........................................................................................................67
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................................69
CHƯƠNG 3:............................................................................................................72
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHO VAY LẠI HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – SỞ GIAO
DỊCH 1.....................................................................................................................72
3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính
thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1.......................................72
3.1.1 Phương hướng hoạt động chung của Sở giao dịch 1.......................................72
3.1.2 Phương hướng cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức............................73


v

3.1.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1...............................................74
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1......................................................75

3.2.1. Hoàn thiện lập kế hoạch cho vay lại...............................................................75
3.2.2. Hoàn thiện hoạt động tổ chức thực hiện cho vay lại.......................................76
3.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra cho vay lại....................................................83
3.2.4. Một số giải pháp khác.....................................................................................85
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................86
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ................................................................86
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng phát triển Việt Nam...............................................87
KẾT LUẬN..............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................89
PHỤ LỤC.................................................................................................................90
PHIẾU KHẢO SÁT...................................................................................................90

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ĐTPT

Diễn giải
Đầu tư phát triển


vi

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

HĐUQ

Hợp đồng ủy quyền


NHPTVN

Ngân hàng phát triển Việt Nam

NSNN

Ngân sách Nhà nước

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

SGD

Sở giao dịch

TDĐT

Tín dụng đầu tư

TDXK

Tín dụng xuất khẩu

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của SGD1 giai đoạn 2019-2021................................34
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động của Sở giao dịch 1 giai đoạn 2019-2021..............37


vii


Bảng 2.3: Cơ cấu vốn tín dụng của Sở giao dịch 1 giai đoạn 2019-2021................39
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn ODA cho vay lại theo lĩnh vực, ngành kinh tế....................42
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu cho vay lại vốn ODA tại SGD1 giai đoạn 2019-2021 43
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện kế hoạch thu nợ của SGD1 giai đoạn 2019-2021. .48
Bảng 2.7: Thống kê về đối tượng khảo sát..............................................................49
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về công tác lập kế hoạch cho vay lại
vốn ODA tại SGD1...................................................................................................49
Bảng 2.9: Tình hình nhân sự bộ máy quản lý cho vay lại vốn ODA tại SGD1 giai
đoạn 2019-2021.........................................................................................................51
Bảng 2.10: Tình hình thẩm định lại các dự án ODA..............................................55
Bảng 2.11: Tình hình giải ngân cho vay lại vốn ODA tại SGD1............................57
Bảng 2.12: Phân loại nợ vốn ODA cho vay lại........................................................59
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về công tác tổ chức thực hiện kế
hoạch cho vay lại vốn ODA tại SGD1.....................................................................61
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra trước khi cho vay của SGD1....................................64
Bảng 2.15: Kết quả thanh tra, kiểm tra trong khi cho vay của SGD1...................65
Bảng 2.16: Kết quả kiểm tra sau khi cho vay của SGD1.......................................66
Bảng 2.17: Kết quả thanh tra cho vay lại vốn ODA tại SGD1...............................66
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về công tác kiểm tra, giám sát cho
vay lại vốn ODA tại SGD1.......................................................................................67


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng phát triển Việt Nam – SGD 1..............31
Hình 2.2: Quy mô vốn huy động tại NHPTVN –SGD1 giai đoạn 2019-2021........36
Hình 2.3: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lại vốn ODA tại SGD1.....41
Hình 2.4: Đối tượng vay vốn ODA tại SGD1 giai đoạn 2019-2021........................42

Hình 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch giải ngân vốn ODA cho vay lại tại SGD1
giai đoạn 2019-2021..................................................................................................47
Hình 2.6: Bộ máy quản lý cho vay vốn ODA tại SGD1..........................................50
Hình 2.7: Quy trình cho vay lại vốn ODA tại SGD1...................................................53


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng phát triển Việt Nam là ngân hàng được Chính phủ giao thực hiện
chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước. Trải qua 15 năm hoạt động, Ngân hàng
Phát triển Việt Nam (VDB) đã có nhiều nỗ lực, đoàn kết vượt qua thách thức, hoàn
thành nhiệm vụ được giao, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, theo hướng bền
vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng
xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước trong từng thời kỳ. VDB quản lý cho vay có hiệu quả các nguồn vốn theo các
Chương trình: Kiên cố hóa kênh mương, giao thơng nơng thơn, năng lượng nông
thôn, tôn nền vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trồng rừng phủ xanh đồi núi
trọc, đầu tư nâng cấp và xây mới các bệnh viện công lớn tuyến Trung ương và hệ
thống trường học các cấp trên cả nước, quản lý vốn ủy thác từ các Quỹ Đầu tư phát
triển của các địa phương… có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện các
mục tiêu Quốc gia về: xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội các khu
vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Một
trong những nội dung quan trọng đó là thực hiện cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển
chính thức.
Cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là biện pháp bổ trợ cho
phương thức cấp phát từ ngân sách nhà nước truyền thống khi mức bội chi ngân
sách trung ương cho đầu tư phát triển bị giới hạn và không đủ đáp ứng nhu cầu chi

đầu tư phát triển của Chính phủ. Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là
khoản vay nước ngồi có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều
kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà
tài trợ nước ngồi hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay khơng có điều kiện ràng
buộc. Cho vay lại vốn ODA là phương thức hỗ trợ vốn của Chính phủ cho các đối
tượng được vay lại (chính quyền địa phương cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp) để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.


2

Thực hiện chức năng của mình, những năm qua, Ngân hàng Phát triển Việt
Nam - Sở giao dịch 1 đã thực hiện cho vay lại vốn ODA trên địa bàn quản lý. Ngân
hàng đã kiểm soát chi vốn ODA cho vay lại trên địa bàn. Nguồn vốn nước ngoài
được đầu tư vào dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích của Chính phủ: cơ sở hạ tầng,
năng lượng, sản xuất cơng nghiệp, nông nghiệp của địa phương. Các dự án trọng
điểm như Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (vốn ADB 1.087 triệu
USD) ; Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (vốn Hàn Quốc 200 triệu USD) ;….
Mặc dù vậy, công tác tổ chức quản lý cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1 thời gian qua vẫn còn một số tồn tại khó khăn.
Điển hình như, tổ chức bộ máy quản lý cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam - Sở giao dịch 1 cịn chưa có sự phối hợp, trao đổi thơng tin chặt
chẽ. Nhân sự trong bộ máy chưa thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ
chun mơn. Ngân hàng cũng chưa có kiến nghị cho cấp trên trong hồn thiện chính
sách quản lý cho vay lại vốn ODA,….
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý cho vay
lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao
dịch 1” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Ở Việt Nam và nước ngồi có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề tài về quản

lý đối với các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, đề tài quản lý cho vay lại vốn ODA
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ngô Minh Tuấn (2008), Phân cấp quản lý
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam - Chính sách thực ở địa
phương, NXB Tài Chính, Hà Nội. Lê Xuân Bá và cộng sự (2008) cũng đã đề cập
đến cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án ODA của Việt Nam, các tác giả cho
rằng bên cạnh cơ chế cấp phát từ NSNN, cho vay lại ODA sẽ đảm bảo tính minh
bạch của nguồn vốn, tăng trách nhiệm của địa phương vay vốn với cơ chế có hồn
trả, tăng cường hiệu quả của dự án ODA và khả năng thu hồi vốn ODA của nhà
nước để trả nợ nước ngoài


3

Trần Cảnh Toàn (2013), Dấu hiệu rủi ro trong giải ngân ODA ở Ngân hàng
Phát triển Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế tốn, số 5/2013. Tác giả đã
đưa ra những dấu hiệu rủi ro trong giải ngân vốn ODA tại VDB, theo tác giả dấu
hiệu tăng trưởng về số dự án và quy mô vốn ODA cho vay lại có tính hai mặt, một
mặt thể hiện tính tích cực trong hoạt động của VDB, nhu cầu đầu tư của nền kinh tế
nhưng mặt khác đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, có thể dẫn dến tăng nợ quá hạn
Đặng Vũ Hùng (2013), Quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội. Tác giả đã
phân tích thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của VDB
giai đoạn 2006-2012, từ đó đề xuất tám nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực
quản lý rủi ro đối với cho vay lại ODA. Tác giả cho rằng, hoạt động cho vay lại chủ
yếu theo phương thức VDB khơng chịu rủi ro tín dụng, VDB chủ yếu thực hiện việc
“ghi chi, thu” thông qua tài khoản đặc biệt mà hầu như không phải thẩm định dự án
và kiểm sốt tình hình sử dụng vốn vay. Vì vậy, nhiều dự án sử dụng vốn ODA cho
vay lại vẫn chưa hiệu quả.
Lê Ngọc Lâm (2015), BIDV với vai trò là ngân hàng phục vụ các dự án ODA

trong 20 năm, Hội thảo quốc gia 2015. Tác giả khi nghiên cứu vai trò của BIDV
trong tài trợ vốn cho các dự án ODA cũng đã nhấn mạnh đến hiệu quả sử dụng
ODA thông qua kênh cho vay lại vốn ODA của các NHTM nói chung và BIDV nói
riêng. Tác giả cho rằng cung ứng vốn ODA cho các dự án thông qua các TCTD sẽ
đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, tăng trách nhiệm của chủ đầu tư, tăng
hiệu quả dự án ODA, hạn chế rủi ro cũng như khả năng thu hồi nợ vay để đảm bảo
nguồn trả nợ nước ngoài
Nguyễn Anh Tuấn (2020), Thực trạng và giải pháp cho vay lại vốn ODA, Tạp
chí Tài chính. Cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là việc Chính phủ
nhận viện trợ hoặc đi vay vốn ODA từ nhà tài trợ nước ngoài, sau đó cho các tổ
chức, địa phương, doanh nghiệp vay lại để thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Bài viết nghiên cứu thực trạng cho vay lại vốn ODA; những tác động tiêu cực, rủi


4

ro có thể xảy ra trong q trình sử dụng vốn ODA ở Việt Nam, trên cơ sở đó, bài
viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý hoạt động
cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam.
Những đề tài trên hầu như mới chỉ nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề cho
vay lại vốn ODA tại NHTM hay Ngân hàng phát triển. Hiện chưa có cơng trình nào
nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính
thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1. Do đó, cơng trình nghiên
cứu của tác giả hồn tồn khơng trùng lắp với các cơng trình khác có liên quan.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý cho vay lại vốn
hỗ trợ phát triển chính thức tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Sở giao dịch 1, đề
tài đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển
chính thức tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Sở giao dịch 1 nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong thời gian tới.

4. Mục tiêu nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát
triển chính thức của của các tổ chức tín dụng.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển
chính thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1.
Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát
triển chính thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác quản lý cho vay lại vốn
hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức tín dụng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý cho vay lại vốn hỗ
trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1. Trong
đó, chú trọng vào các nội dung chủ yếu là: Hoạch định chính sách; Lập kế hoạch;


5

Tổ chức thực hiện; Thanh tra, giám sát cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
của Ngân hàng Phát triển.
- Phạm vi không gian: Tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2019-2021. Đề xuất giải
pháp định hướng đến năm 2025.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Đối với dữ liệu sơ cấp:
Tác giả tiến hành khảo sát 50 cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác
cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở
giao dịch 1 theo phương pháp chọn mẫu không xác suất. Mẫu nghiên cứu bao gồm

Ban Giám đốc (06 người); Trưởng, phó phịng chức năng và chun mơn (28
người); Nhân viên phịng quản lý vốn ODA (13 người); Nhân viên phòng Kế hoạch
- Nguồn vốn, phịng Tài chính - Kế tốn, phịng Hành chính – Nhân sự có liên quan
đến quản lý cho vay lại vốn ODA, mỗi phòng 1 người (tổng 03 người).
Nội dung khảo sát nhằm đánh giá các nội dung chủ yếu là: Hoạch định chính
sách; Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Thanh tra, giám sát cho vay lại vốn ODA
của Ngân hàng Phát triển - Sở giao dịch 1.
Phương pháp điều tra, khảo sát: sử dụng bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế
theo 4 nội dung khảo sát như đã nêu ở trên và sử dụng thang đánh giá Likert với 5
mức đánh giá là: 1-Hồn tồn khơng đồng ý; 2-Khơng đồng ý; 3-Bình thường; 4Đồng ý; 5-Hồn toàn đồng ý.
Thời gian khảo sát: Tiến hành vào tháng 3/2021 bằng hình thức phát phiếu
điều tra khảo sát qua email và thực hiện gọi điện thoại nếu cần thiết để đảm bảo tỷ
lệ phản hồi cao nhất.
- Đối với dữ liệu thứ cấp
Luận văn thu thập, phân loại tài liệu về quản lý cho vay lại vốn ODA của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được công bố và ban hành như: Luật, Nghị định,
Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư,…..


6

Luận văn còn khai thác và sử dụng các số liệu trực tuyến trên Internet của
Chính phủ, Bộ Tài chính,… đồng thời sử dụng các quan điểm, đánh giá, nhận định
của các chuyên gia về quản lý cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam đã công bố.
Luận văn khai thác dữ liệu thứ cấp từ các văn bản quy định của Ngân hàng
phát triển Việt Nam có liên quan tới quản lý cho vay lại vốn ODA.
Đặc biệt, luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp thu được từ nguồn bên trong là các
báo cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1 về kết quả hoạt động, về
cho vay lại vốn ODA, về công tác nhân sự của SGD1.

6.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Đối với dữ liệu sơ cấp:
Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả tổng hợp xử lý bằng phương pháp tính phần
trăm và các phần mềm đơn giản như Exel, SPSS…
- Đối với dữ liệu thứ cấp:
Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: Phương pháp phân tích định lượng,
so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mơ tả... từ đó đưa ra kết luận chung nhất.
6.3. Các phương pháp nghiên cứu
Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp; luận văn sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: Phương pháp phân tích
định lượng, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mơ tả... từ đó đưa ra kết luận
chung nhất.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về khoa học: Nghiên cứu nêu ra những cơ sở lý luận khoa học về quản lý
cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng phát triển.
Về thực tiễn: Luận văn đưa ra bức tranh toàn cảnh về quản lý cho vay lại vốn
hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức tín dụng. Từ đó, luận văn giúp người đọc
hình dung những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển
chính thức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1.


7

Luận văn cũng cung cấp các kiến nghị để các cán bộ lãnh đạo của SGD1 cũng
như các đơn vị khác tăng cường quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch 1.
Việc nghiên cứu vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến quản lý kinh tế.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính
thức của tổ chức tín dụng
Chương 2: Thực trạng quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Sở giao dịch 1
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển
chính thức tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Sở giao dịch 1


8

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHO
VAY LẠI VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.1 Tổng quan về cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức của
các tổ chức tín dụng
1.1.1. Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức
1.1.1.1. Khái niệm vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Có rất nhiều khái niệm về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cụ thể
như:
Khái niệm ODA được Ủy ban Hỗ trợ phát triển của OECD đề cập vào năm
1969: “ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngồi bao gồm các khoản viện
trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi”. (OECD, 1969). Theo đó, ODA được hiểu
là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính
thức của các Chính phủ hoặc các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên
Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các
khoản viện trợ khơng hồn lại cộng với các khoản vay có thời gian dài và lãi suất
thấp hơn so với mức lãi suất thị trường. Mức độ ưu đãi của một khoản vay được đo

lường bằng yếu tố cho không. Một khoản tài trợ khơng phải hồn trả sẽ có yếu tố
cho khơng 100%, gọi là các khoản viện trợ khơng hồn lại. Một khoản vay ưu đãi
được coi là ODA phải có yếu tố cho khơng ít nhất là 25%.
Theo Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cũng đã đưa ra quan
điểm: “ODA bao gồm các khoản cho không và các khoản vay đối với các nước
đang phát triển, đó là nguồn vốn do các bộ phận chính thức cam kết (nhà tài trợ
chính thức), nhằm mục đích cơ bản là phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội và được
cung cấp bằng các điều khoản tài chính ưu đãi”. (UNDP, 2001)
Theo Việt Nam, ODA được định nghĩa là: “ODA là nguồn vốn của nhà tài
trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ



×