Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài thảo luận logistics nhóm 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.25 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ LOGISTICS
KINH DOANH

Đề tài: Phân tích hoạt động logistics của chuỗi
cửa hàng tiện lợi quốc tế Cricle K

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Khắc Huy
Nhóm sinh viên thực hiện: 03
Mã lớp học phần: 2230BLOG1511
2219BLOG1721

NĂM HỌC 2022 – 2023
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................4
1.1. Khái niệm, vai trị, vị trí và lợi ích của logistics..................................................4
1.1.1. Khái niệm quản trị logistics............................................................................4
1.1.2. Vai trị, vị trí và lợi ích của logistics...............................................................4
1.2. Các hoạt động logistics...........................................................................................6
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CHUỖI CỬA
HÀNG TIỆN LỢI QUỐC TẾ CRICLE K..................................................................9
2.1. Tổng quan về Chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế Circle K.....................................9
2.1.1. Lịch sử hình thành..........................................................................................9
2.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp....................................9


2.1.3. Đặc điểm sản phẩm/dịch vụ kinh doanh.......................................................10
2.1.4. Các hoạt động kinh doanh nổi bật................................................................11
2.2. Phân tích hoạt động logistics tại Chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế Circle K....11
2.2.1. Mục tiêu logistics cụ thể của doanh nghiệp..................................................11
2.2.1.1 Mục tiêu chi phí......................................................................................11
2.2.1.2 Mục tiêu dịch vụ.....................................................................................12
2.3. Chiến lược logistics của doanh nghiệp...............................................................13
2.4. Phân tích hoạt động logistics tại doanh nghiệp.................................................13
2.4.1. Dịch vụ khách hàng......................................................................................13
2.4.1.1. Thời gian...............................................................................................13
2.4.1.2. Độ tin cậy..............................................................................................14
2.4.1.3. Giá tiền..................................................................................................14
2.4.1.4. Độ linh hoạt...........................................................................................14
2.4.2. Hệ thống thông tin........................................................................................15
2.4.3. Quản lý dự trữ...............................................................................................15
2.4.4. Quản trị vận tải.............................................................................................16
2.4.5. Quản trị cung ứng và mua hàng....................................................................16
2.4.6. Quản trị kho và bao bì đóng gói...................................................................17
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG LOGIDTICS CỦA CHUỖI
CỬA HÀNG TIỆN LỢI QUỐC TẾ CIRCLE K......................................................19
3.1. Nhận xét.................................................................................................................19
3.1.1. Thành công...................................................................................................19
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................................19
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động logistics của Chuỗi cửa
hàng tiện lợi quốc tế Circle K.....................................................................................20
KẾT LUẬN..................................................................................................................21

2



MỞ ĐẦU
Nhiều năm gần đây, thị trường bán lẻ của Việt Nam đang ngày một phát triển và
thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào. Sau khi dịch bệnh được
kiểm sốt thì ngành bán lẻ Việt Nam đang có những dấu hiệu của sự hồi phục. Theo
Tổng Cục Thống kê, tính chung 7 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ
năm trước. Theo khảo sát của Nielsen, Việt Nam là một trong ba thị trường bán lẻ hấp
nhẫn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, Việt Nam là một nước có
dân số trẻ vì vậy mà rất phù hợp để phát triển các cửa hàng tiện lợi.
Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế và cửa hàng được khai trương đầu tiên
tại Việt Nam vào năm 2008. Với sự phát triển khơng ngừng thì hiện nay Circle K Việt
Nam đã có hơn 400 cửa hàng tại các thành phố lớn và nó vẫn khơng ngừng phát triển
để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Với mạng lưới cửa hàng phủ sóng khắp các thành phố lớn như vậy, thì chuỗi cửa
hàng Circle K đã có những hoạt động logistics như thế nào để đảm bảo các cửa hàng
không bị thiếu hàng, hay chở hàng,... Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động logistics của
chuỗi cửa hàng Circle K nhóm 4 đã lựa chọn phân tích đề tài: “Phân tích hoạt động
logistics của chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế Circle K”. Từ đó chỉ ra những ưu, nhược
điểm và đề xuất giải pháp hoàn thiện các hoạt động logistics của chuỗi cửa hàng.

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm, vai trò, vị trí và lợi ích của logistics
1.1.1. Khái niệm quản trị logistics
Logistic là q trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài ngun
hàng hóa từ điểm xuất phát của dây chuyền cung ứng đến tay người tiêu dùng cuối
cùng, thông qua các hoạt động kinh tế.
Quản trị Logistics là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế

hoạch, thực hiện và kiểm sốt có hiệu lực, hiệu quả tồn bộ việc di chuyển và dự trữ
các hàng hoá, dịch vụ cùng những thơng tin có hiệu lực và hiệu quả từ điểm đầu đến
điểm cuối của dây chuyền cung ứng với mục đích thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người
tiêu dùng với tổng chi phí thấp nhất.
1.1.2. Vai trị, vị trí và lợi ích của logistics
Bước sang thế kỷ 21 với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nền kinh tế toàn
cầu đã làm thay đổi hoàn tồn vị trí của logistics trong kinh doanh hiện đại. Logistics
được coi là một chức năng độc lập, đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với các chức
năng cơ bản khác như sản xuất, tài chính và marketing, phần giao diện giữa chúng có
những hoạt động khác nhau.

 Đối với nền kinh tế: 
 Liên kết nền kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên
liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Trong các nền kinh tế hiện
đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị
trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế.

4


 Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển từ hàng hóa từ nhà cung cấp tới người tiêu
dùng Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu
quả, nó tạo thuận lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ.
 Góp phần mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế, góp phần giảm chi phí, hồn
thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải
quốc tế.
 Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối mang lại hiệu
quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian
và tiền bạc cho các q trình lưu thơng phân phối trong nền kinh tế.
 Đối với doanh nghiệp:

 Tạo ra giá trị gia tăng về thời gian, địa điểm: Mỗi sản phẩm được sản xuất ra
ln mang một hình thái hữu dụng và giá trị (form utility and value) nhất định với con
người. Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần có nhiều
hơn thế. Nó cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao đổi với
khách hàng. Các giá trị này cộng thêm vào sản phẩm và vượt xa phần giá trị tạo ra
trong sản xuất được gọi là lợi ích địa điểm, lợi ích thời gian và lợi ích sở hữu (place,
time and possession utility). Lợi ích địa điểm là giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua
việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí. Lợi ích thời gian là giá trị
được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản phẩm tới đúng thời điểm mà khách
hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả của hoạt động logistics. Như vậy
Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩm, nhờ đó
mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp.
 Di chuyển hàng hóa, dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics khơng chỉ góp
phần tối ưu hóa về vị trí mà cịn tối ưu hóa các dịng hàng hóa và dịch vụ tại doanh
nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ
phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa. Hơn thế nữa, các mơ hình quản trị và phương
án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng...và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo
điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp,
cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình.
 Nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh:
Quan điểm marketing cho rằng kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu khách
hàng và cho thấy ba thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lực 
marketing, thỏa mãn nhu cầu và lợi nhuận cơng ty. Logistics đóng vai trị quan trọng
với các thành phần này theo cách thức khác nhau. Nó giúp phối hợp các biến số
marketing - mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, gián
tiếp làm tăng lợi nhuận trong dài hạn.
5


 Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh

doanh: một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ thống logistics hiệu quả và
kinh tế cũng tương tự như một tài sản vơ hình cho cơng ty. Nếu doanh nghiệp có thể
cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng với chi phí thấp
thì có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp
cho việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics hiệu quả hoặc
cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn do đó tạo ra uy tín. Mặc dù không tổ
chức nào chỉ ra phần vốn quý này trong bảng cân đối tài sản nhưng cần phải thừa nhận
rằng đây là phần tài sản vơ hình giống như bản quyền, phát minh, sáng chế, thương
hiệu.
1.2. Các hoạt động logistics 
 Dịch vụ khách hàng: Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu
là toàn bộ kết quả đầu ra, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó muốn
phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Theo quan
điểm này, dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán và bên
thứ ba là nhà thầu phụ. Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm
hay dịch vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của
một loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiện qua sự hài
lòng của khách hàng. Là thước đo chất lượng toàn bộ hệ thống logistics của doanh
nghiệp, dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra
và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tùy theo từng lĩnh vực và sản phẩm
kinh doanh mà giá trị cộng thêm vào sản phẩm và dịch vụ do hậu cần đem lại không
giống nhau. Trong các chuỗi cung cấp, yêu cầu của khách hàng được thể hiện dưới
hình thức đặt hàng. Các quá trình đặt hàng này liên quan đến mọi khía cạnh của việc
quản lý yêu cầu khách hàng từ tiếp nhân, phân chia, làm chứng từ và tập hợp hàng hóa.
Năng lực tiềm tàng về logistics của một doanh nghiệp được thể hiện qua mức độ đáp
ứng các đơn hàng hay dịch vụ khách hàng.
 Hệ thống thơng tin: Trong quản trị logistics, doanh nghiệp phải hình thành
một hệ thống thơng tin tinh vi chính xác chính xác để kết nối nhanh nhạy và chia sẻ
kịp thời thông tin trong doanh nghiệp và các đối tác chuỗi cung ứng. Trọng tâm cốt lõi
là dịng thơng tin đơn hàng kết nối giữa nhu cầu khách hàng và khả năng cung ứng của

doanh nghiệp. Ngồi ra các dịng thơng tin nội bộ từng tổ chức( doanh nghiệp, nhà
cung cấp khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp,
thông tin giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải...) và sự
phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận và cơng đoạn ở trên. Trong đó trọng tâm
là thơng tin xử lý đơn đặt hàng của khách, hoạt động này được coi là trung tâm thần
kinh của hệ thống logistics. Trong điều kiện hiện nay, những thành tựu của công nghệ
6


thơng tin với sự trợ giúp của máy vi tính sẽ giúp cho việc quản trị thơng tin nhanh
chóng, chính xác, kịp thời. Nhờ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng
đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất. Điều này giúp cho logistics thực sự trở thành một
công cụ cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp.
 Quản lý dự trữ: Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp
trong q trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo
điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt. Dự trữ
trong nền kinh tế còn cần thiết do yêu cầu cân bằng cung cầu đối với các mặt hàng
theo thời vụ, để đề phòng các rủi ro, thỏa mãn những nhu cầu bất thường của thị
trường, dự trữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Quản lý dự trữ
(Inventory management) là việc tính tốn lượng hàng hóa được tích lũy ở các vị trí
nhất định trong khoảng thời gian phù hợp để đáp ứng yêu cầu kinh doanh với chi phí
thấp nhất có thể. Vì vậy việc quản lý dự trữ tốt sẽ giúp doanh nghiệp cân đối giữa vốn
đầu tư với những cơ hội đầu tư khác.
 Quản trị vận tải: Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục
khoảng cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu
cầu khách hàng. Nếu sản phẩm được đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cầu tức là
giá trị của sản phẩm sẽ được tăng thêm. Mặt khác việc sử dụng phương thức và cách
thức tổ chức vận chuyển hợp lý sẽ giúp tạo ra giá trị tăng cao hơn cho sản phẩm đồng
thời giảm thiểu thiểu chi phí du lịch. Như vậy quản trị vận chuyển tốt sẽ góp phần đưa
sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu khách hàng. Các yêu cầu về

vận chuyển tại doanh nghiệp có thể đáp ứng bằng năng lực vận tải riêng của doanh
nghiệp, ký hợp đồng với các nhà vận tải chuyên dùng hoặc liên kết cả hai cách ở trên.
 Quản trị cung ứng và mua hàng: Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ
thống logistics thì quản trị cung ứng và mua là các hoạt động đầu vào. Mặc dù không
trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng quản trị cung ứng và mua tạo tiền đề quyết
định chất lượng tồn bộ hệ thống logistics. Hoạt động này có liên quan đến việc mua
nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, các dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của
doanh nghiệp. Quản trị cung ứng là sự phát triển ở một bước cao hơn của mua hàng,
mua hàng là các  hoạt động mang tính tác nghiệp cịn quản trị cung ứng tập trung vào
chiến lược. Các nhà quản trị logistics thực hiện những nhiệm vụ chiến lược trong cung
ứng cũng như tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, chịu trách nhiệm lựa chọn
bộ nguồn cung cấp, giữ gìn và phát triển quan hệ với các nhà cung cấp tiềm năng, các
liên minh chiến lược, ký các hợp đồng cung ứng,... nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
 Quản trị kho và bao bì đóng gói: Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho tàng
(Số lượng, vị trí và quy mơ). Tính tốn và trang bị các thiết bị nhà kho; Tổ chức các
7


nghiệp vụ kho. Quản lý hệ thống thông tin giấy tờ chứng từ; Tổ chức quản lý lao động
trong kho...Giúp cho sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết
xác định trong hệ thống logistics nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bình
thường.

8


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CHUỖI
CỬA HÀNG TIỆN LỢI QUỐC TẾ CRICLE K
2.1. Tổng quan về Chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế Circle K

2.1.1. Lịch sử hình thành 
 Năm 1951: Fed Harvey thành lập tại EL Paso, Texas, Hoa Kỳ, và đặt tên là
KAY's
 Năm 1975: Có 1000 cửa hàng tại US 
 Năm 1979: KAY’s đã chính thức đổi tên thành Circle K và xâm nhập thị trường
quốc tế và trở thành một trong những cửa hàng bán lẻ tiện lợi dẫn đầu thị trường hiện
nay.với việc thiết lập một loạt các cửa hàng Circle tại Nhật Bản. Sự phát triển của
Công ty vẫn không ngừng phát triển và đến năm 1984, doanh số đã tăng lên 1 tỷ. Qua
thời gian phát triển được đổi tên thành Circle K và trở thành một thương hiệu nổi tiếng
cho đến nay. 
 Trước năm 2003: phát triển hơn 2.100 cửa hàng tại 25 bang của HOA KỲ.
 Năm 2003: Alimentation Couche-Tard (ACT), chuỗi cửa hàng tiện dụng lớn
nhất Canada, mua lại Circle K.
 Sau thương vụ 2003, ACT điều hành 1 nhượng quyền hơn 8.000 cửa hàng
(trong đó 6.500 dưới thương hiệu Circle K .) • Ngày nay : có thể thấy Circle K hiện
diện ở Atlantic Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản, Macau, Trung Hoa đại lục, đảo
Guam, Hong Kong, Indonesia,và Việt Nam. Cơng ty Vịng Trịn Đỏ, đơn vị mua
nhượng quyền thương hiệu Circle K tại Việt Nam.
 Sáu tháng cuối năm 2008, Circle K tiếp tục khai trương 5 cửa hàng khác tại
TP.HCM và sẽ tiến vào thị trường bán lẻ Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,
Vũng Tàu....với kế hoạch đến năm 2018 sẽ có 550 cửa hàng ở 20 tỉnh, thành trong cả
nước. Circle K Việt Nam gia nhập vào thị trường tuy chỉ trong một thời gian ngắn
nhưng đã là một địa chỉ khá quen thuộc của người tiêu dùng. Không chỉ là tiện ích khi
mua hàng, ngồi việc đa dạng hàng hóa, cửa hàng cịn chú trọng việc thực hiện tốt
phong cách phục vụ của nhân viên đối với khách hàng.
 Năm 2011, Circle K Việt Nam đã phát triển lên 20 cửa hàng tập trung theo từng
khu vực. Và hiện nay, Circle K Việt Nam đã có gần 400 cửa hàng tại các thành phố
lớn như Hà Nội, Hạ Long, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương, Hải
Phịng, Long Xuyên, Biên Hòa và sẽ còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng ở khắp mọi nơ

2.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp
Cam Kết Dịch Vụ của chúng tôi đối với khách hàng được gói gọn trong 4 chữ F
(4Fs) (Tươi, Thân Thiện, Nhanh, và Đầy Đủ).
 Mục tiêu:
9


- Tìm kiếm những trải nghiệm tối ưu cho người mua sắm tiêu dùng
 - Phát triển trở thành chuỗi cửa hàng có quy mơ tồn quốc ở Việt Nam
 Tầm nhìn của chúng tơi là mong muốn trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi được
ưa chuộng nhất tại Việt Nam.
 Sứ Mệnh của chúng tôi là mang đến một không gian mua sắm thú vị, thân thiện
và đáng tin cậy cho khách hàng với những mặt hàng, dịch vụ, món ăn phong phú, đa
dạng được phục vụ nhanh chóng và niềm nở.
“Take it easy”, một trong những lý do khiến chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K
chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng chính là đảm bảo tối đa các nhu cầu của cuộc
sống bận rộn hiện đại. Khiến mọi thứ trở nên đơn giản hơn, dễ dàng hơn và nhanh
chóng hơn bằng một khơng gian vừa đủ, hàng hóa được sắp xếp để khách hàng dễ tìm
kiếm và tất nhiên, khơng thể thiếu những món ăn nhanh nóng hổi sẵn sàng cho những
con người bận rộn.
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm/dịch vụ kinh doanh
 Hàng hóa: Hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K là nơi cung ứng các mặt
hàng thiết yếu, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng:
 Các mặt hàng tổng hợp như pin, văn phòng phẩm, bột giặt, đến khẩu trang y tế,
khăn giấy… hay thậm chí là dù và áo mưa
 Các mặt hàng hóa mỹ phẩm: chăm sóc da, mỹ phẩm, bao cao su, các sản phẩm
cho trẻ em 
 Các mặt hàng thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến tại chỗ: trà, cafe,
bánh mì…

 Nước uống khơng cồn: Nước khống, nước ép trái cây, nước ngọt, nước dừa
 Nước uống chứa cồn: Các loại bia, rượu nhập khẩu hoặc được sản xuất trong
nước
 Các mặt hàng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến tại chỗ,...
 Dịch vụ: Ngoài cung cấp những mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, Circle K
còn rất quan tâm và hỗ trợ khách hàng bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể như:
 Thanh toán bằng thẻ: Circle K hỗ trợ hình thức thanh tốn bằng thẻ với đa dạng
các loại thẻ như thẻ tín dụng (Visa, Mastercard, Dinner club, Amex, JCB…) cùng các
loại thẻ ghi nợ nội địa khác giúp việc mua sắm của khách hàng trở nên đơn giản hơn
bao giờ hết
 Thẻ cào điện thoại: Các loại thẻ cào của Vinaphone, Viettel, Vietnamobile,
Mobifone, Gmobile với tất cả mức giá đều được bán tại các gian hàng của Circle K.
Mệnh giá của chúng cũng rất đa dạng từ mệnh giá nhỏ 10.000, 20.000 đến mệnh giá
lớn như 500.000.
10


 Thẻ game: các loại thẻ game Circle K cung cấp là các loại thẻ trả trước với
nhiều mệnh giá khác nhau của các thương hiệu game phổ biến như: VNG, Garena,
Vcoin, OnCash, Gate FPT.
 Dịch vụ giặt ủi: Chuỗi cửa hàng tiện lợi này cịn có dịch vụ giặt ủi linh hoạt
24/7 tuy không phổ biến tại tất cả các gian hàng. Bạn bận bịu và không thể đến lấy đồ
sau khi giặt? Circle K có sẵn dịch vụ giao đồ tận nhà hết sức tiện ích cho những con
người hiện đại khơng có nhiều thời gian.
2.1.4. Các hoạt động kinh doanh nổi bật
Circle K hiện chính là tay chơi lớn nhất thị trường với gần 400 cửa hàng, tập trung
tại hai thành phố là Hà Nội và HCM.
Năm 2018, Circle K đạt quy mô doanh thu hơn 2.300 tỷ đồng sau 10 năm có mặt
tại Việt Nam. Con số này tăng trưởng 33% so với trước đó một năm. Biên lợi nhuận
gộp cho thấy sự cải thiện đáng kể, vượt 31%, đây cũng là mức hết sức ấn tượng trong

ngành bán lẻ. Chúng ta đều biết rằng, giá các mặt hàng bày bán trong Circle K là
tương đối đắt đỏ nếu so với các chuỗi cửa hàng thông thường.
Cũng chính vì cải thiện được tỷ suất lợi nhuận nên Circle K tỏ ra hiệu quả hơn,
nhưng công ty này vẫn lỗ tới 130 tỷ đồng trong năm 2018, nâng tổng số lỗ lũy kế lên
đến gần 800 tỷ đồng. Kể từ thời điểm chốt báo cáo tài chính 2018 cho đến nay, chuỗi
tiện lợi tăng thêm 100 cửa hàng. Điều này để ngỏ doanh thu vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng
mạnh.
2.2. Phân tích hoạt động logistics tại Chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế Circle K
2.2.1. Mục tiêu logistics cụ thể của doanh nghiệp
2.2.1.1 Mục tiêu chi phí
Tổng chi phí Logistics = Chi phí dịch vụ khách hàng + Chi phí vận tải + Chi phí
kho bãi + Chi phí quản lý đơn hàng và thơng tin + Chi phí mua + Chi phí dự trữ
Các chi phí Logistics có sự hốn đổi với nhau, giảm chi phí ở khâu này có thể làm
tăng chi phí ở một hay nhiều khâu khác. Tổng chi phí logistics có thể giảm bằng cách
phối hợp một loạt các hoạt động logistics có liên quan như dịch vụ khách hàng, vận
chuyển, nhà kho, dự trữ…
Circle K đặt mục tiêu tối thiểu hóa logistics kinh doanh. Công ty đã thực hiện mục
tiêu này thơng qua các hoạt động:
 Do dịng sản phẩm tại Circle vô cùng đa dạng và nhiều chủng loại, do đó, hệ
thống chia ra từng nhánh sản phẩm lớn để tiện cho việc theo dõi, quản lý lượng hàng
bán ra, lượng hàng tiêu thụ nhiều, mặt hàng khó tiêu thụ và những ngày lượng hàng
bán ra là cao điểm. Phân loại hàng theo từng loại mặt hàng riêng để quản lý. Hàng hóa
được phân chia hợp lý đến từng kệ để dễ dàng vận chuyển ra từng cửa
11


 Circle K áp dụng phần mềm quản lý số lượng sản phẩm trong kho, quản lý hàng
tồn kho, điểm lưu trữ đặt hàng để giảm thiểu chi phí kiểm sốt, quản lý dễ dàng vì đối
với một cửa hàng Circle K có khá nhiều mặt hàng, nhiều dịng sản phẩm với các nhà
cung cấp đa dạng khác nhau, do đó, nếu khơng kiểm sốt được điều này dễ dẫn đến

thiếu hàng, thất thốt khơng lường trước được.
 Cơng ty hợp tác với các nhà cung cấp lớn như Unilever, Vinamilk, Pepsi… Họ
có thể cung cấp cho cơng ty nhiều hàng hóa, sản phẩm khác nhau cùng lúc. Việc này
giúp công ty giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian và loại bỏ các chi phí vận chuyển
khơng cần thiết. Đơn hàng sau khi gửi nhà cung cấp, họ sẽ căn cứ theo yêu cầu sắp xếp
gửi hàng đến từng cửa hàng.
 Công ty hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp, họ
sẽ hiểu về các thủ tục giấy tờ, tiết kiệm chi phí giao nhận cho doanh nghiệp. Khách
hàng có thể đặt hàng online các sản phẩm của Circle K thông qua app NOW,
GOVIET, Shopee Food.
2.2.1.2 Mục tiêu dịch vụ
- Sự sẵn sàng của hàng hóa tại các điểm bán và nơi cung cấp
Với gần 400 cửa hàng tại Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, Hà
Nội, Hạ Long, Hải Phòng, Long Xun và Biên Hịa. Bạn sẽ ln dễ dàng tìm được
cửa hàng Circle K gần nhất. Tùy từng địa điểm mà khách hàng có những nhu cầu khác
nhau về số lượng sản phẩm bán ra cũng khác nhau vì vậy Circle K lập kế hoạch theo
ngày theo tháng để điều chỉnh số lượng mặt hàng cho phù hợp, luôn duy trì một lượng
hàng đủ lớn và sẵn có cho khách hàng.
- Hiệu suất nghiệp vụ
+ Đối với khách hàng mua các sản phẩm qua app, Circle K sẽ xử lý đơn hàng,
chuẩn bị hàng hóa theo đơn, làm vận đơn và giao hàng cho đơn vị vận chuyển với tốc
độ phù hợp nhất theo địa chỉ của khách hàng.
+ Circle K ln duy trì một lượng hàng đủ lớn và sẵn có khi khách hàng đặt hàng
thì ln sẵn sàng vận chuyển ngay, kết hợp với đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp sẽ
tạo nên độ ổn định thời gian giao hàng.
+ Tính linh hoạt: Circle k thiết kế các phương án để ứng phó sự thay đổi như thay
đổi địa điểm giao hàng hay khắc phục những khả năng xấu như sản phẩm bị hư hỏng,
nhầm lẫn về mặt hàng, chứng từ khơng chính xác…
- Độ tin cậy dịch vụ
+ Sự an tồn cho hàng hóa: Circle K hợp tác với những đơn vị vận chuyển chuyên

nghiệp giúp vận chuyển hàng hóa an tồn, khơng gây thiệt hại, khơng ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
12


+ Cung cấp thơng tin nhanh chóng chính xác: Circle K điều hành một trang web là
www.circlek.com. Thơng qua nó cung cấp thông tin trên cơ sở tự phục vụ; bao gồm
thông tin liên quan đến địa điểm hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Circle K cũng vận hành một số tài khoản mạng xã hội bao gồm: Facebook, Twitter
và Instagram; qua đó nó tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, cung cấp thông tin
cập nhật và xử lý các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.
+ Ngoài những đội ngũ bán hàng, quản lý cửa hàng, quản lý khu vực hay quản lý
chuỗi cửa hàng thì ln song hành là đội ngũ chăm sóc khách hàng túc trực 24/7 để có
thể giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm cũng như xử lý phản ánh của
khách hàng nếu như có nhân viên thái độ không đúng chuẩn mực.
2.3. Chiến lược logistics của doanh nghiệp
- Circle K chọn “Chiến lược giảm vốn đầu tư” giúp doanh nghiệp trực tiếp tối
thiểu hóa mức đầu tư cho hệ thống Logistics.
+ Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi, bày bán các sản phẩm thức ăn, đồ ăn nhanh,
đồ dùng cá nhân, văn phòng phẩm và nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu. Cung
cấp các dịch vụ như thẻ cào điện thoại, thẻ game, thanh tốn bằng thẻ, ở đây cịn có cả
không gian để khách hàng nghỉ ngơi và học tập. Công ty tập trung vào hoạt động bán
hàng, marketing nên khả năng logistics của Circle K khơng cao.
+ Th ngồi logistics giúp Circle K có nhiều thời gian tập trung vào những thế
mạnh của cơng ty hơn thay vì phải mất thêm nhiều chi phí để nghiên cứu phát triển,
hoạt động hay hạn chế sai sót trong q trình thực hiện các hoạt động logistics do
khơng có nhiều kinh nghiệm.
2.4. Phân tích hoạt động logistics tại doanh nghiệp
2.4.1. Dịch vụ khách hàng
2.4.1.1. Thời gian

Đặc biệt hơn, cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Circle K là kinh doanh 24/7,
tức là mở đều đặn các ngày trong tuần suốt 24 giờ đồng hồ thậm chí cả dịp lễ, Tết. Đây
chính là điểm tạo nên sự khác biệt khi Circle K xuất hiện và phát triển ở khắp thế giới.
Thông thường những cửa hàng tạp hoá nhỏ hay siêu thị lớn chỉ mở cửa tối đa đến 23h,
Circle K xuất hiện đã giúp khách hàng thuận tiện mua sắm ở bất cứ thời điểm nào
trong ngày và điều này đã đem đến một thành công lớn cho Circle K.
Với chiến lược cung cấp sản phẩm nhanh và ngon, Thực đơn đa dạng luôn sẵn
sàng mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn hấp dẫn vào bất cứ thời điểm nào trong
ngày. Bên cạnh đó thời gian phục vụ cũng là điểm mạnh của chuỗi cửa hàng tiện lợi
này, chỉ cần vài phút là bạn đã có thể có những món ăn phù hợp với yêu cầu của bản
thân và ở bất kì thời điểm nào trong ngày.
13


2.4.1.2. Độ tin cậy
Độ tin cậy đến từ thương hiệu uy tín:
Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế, được thành lập năm 1951 tại El Paso,
Texas, Hoa Kỳ. Tới nay, Circle K đã trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng
tiện lợi uy tín rộng khắp, nổi tiếng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Circle K có gần
400 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hạ Long, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,
Cần Thơ và sẽ cịn tiếp tục mở rộng quy mơ trong thời gian tới. Điều đó chứng tỏ
Circle K được đông đảo người dân Việt Nam tin tưởng sử dụng sản phẩm và dịch vụ
của chuỗi cửa hàng tiện lợi này.
Độ tin cậy đến từ chất lượng sản phẩm và dịch vụ:
Khách hàng lựa chọn Circle K vì nơi đây cung cấp sản phẩm đa dạng,phù hợp và
đảm bảo an tồn. Circle K ln cung cấp sản phẩm đến với khách hàng với những
phương châm: Kịp thời cung cấp sản phẩm đúng thời điểm mà khách hàng mong
muốn, chất lượng sản phẩm ln đảm bảo an tồn, các đơn vị đối tác cung cấp sản
phẩm uy tín trên thị trường, khi xảy ra những bất cập khó khăn với khách hàng luôn
giải quyết với thái độ chân thành.

Độ tin cậy của Circle K còn đến từ tiêu chuẩn 4Fs trong cung cấp dịch vu:
Cam Kết Dịch Vụ của chúng tôi đối với khách hàng được gói gọn trong 4 chữ F
(4Fs) (Fresh- Tươi, Friendly-Thân Thiện, Fast -Nhanh, và Full- Đầy Đủ).
2.4.1.3. Giá tiền
Phải thừa nhận rằng Circle K là nơi có khá nhiều món ăn vặt "độc quyền", lại cịn
có giá rẻ. Bên cạnh hàng loạt món như mì, bánh bao, há cảo... thì món được nhiều bạn
trẻ u thích nhất chính là kem. Các loại kem ở Circle K thường có giá khá rẻ, lại có
những hương vị ấn tượng, đều quá thích hợp để các tín đồ ăn uống khám phá. Cũng
chính bởi vậy mà mỗi khi ra mắt một loại kem mới, kem của Circle K lại tạo nên một
cơn sốt trong các hội nhóm về ăn uống.
2.4.1.4. Độ linh hoạt
Có thể nói, mọi thứ khách hàng cần đều có thể tìm thấy trong Circle K. Từ các sản
phẩm sử dụng hàng ngày, văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm, bánh kẹo,
thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp… đều được phân phối tại đây. Ngồi ra, Circle K
cịn phục vụ những món ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn đến những món đồ uống
bình dân, đơn giản phục vụ cho người tiêu dùng.
Bên cạnh việc cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày, Circle K cịn mở rộng sự
tiện lợi của mình với dịch vụ giặt ủi, thẻ cào điện thoại, thẻ game, đóng hộ tiền điện,
tiền nước… phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Ngoài cung cấp những mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, Circle K còn rất quan
tâm và hỗ trợ khách hàng bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể như: Thanh toán bằng
14


thẻ: Circle K hỗ trợ hình thức thanh tốn bằng thẻ với đa dạng các loại thẻ như thẻ tín
dụng (Visa, Mastercard, Dinner club, Amex, JCB…) cùng các loại thẻ ghi nợ nội địa
khác giúp việc mua sắm của khách hàng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết
2.4.2. Hệ thống thông tin
Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng. Để có thể quản
lý được mạng lưới cửa hàng rộng khắp tại nhiều tỉnh thành khơng thể thiếu sự đóng

góp đắc lực của hệ thống cơng nghệ thơng tin. Đó là các phần mềm quản lý bán hàng,
phần mềm quản lý hàng tồn kho, điểm
lưu trữ đặt hàng hay đơn giản như phần mềm thu ngân thu tiền về.
Ngay từ khi mở rộng hệ thống cửa hàng trên các tỉnh thành, Circle đã
phải nghĩ ra phần mềm thật tinh gọn để có thể quản lý dễ dàng vì thực sự đối với
một cửa hàng thì khá nhiều mặt hàng, nhiều dịng sản phẩm với các nhà cung cấp đa
dạng khác nhau, do đó, nếu khơng kiểm sốt được điều này dễ dẫn đến thiếu hàng, thất
thốt khơng lường trước được. Với Circle, phần mềm quản lý đóng vai trị hỗ trợ như
người trợ lý giúp Quản lý kiểm soát tốt hơn mặt hàng tại cửa hàng mình.
Phần mềm mà Circle thực hiện, trong đó, người quản lý có thể theo dõi được
lượng bán ra hàng ngày, báo cáo thu chi, tồn kho hiện tại trong cửa hàng. Thêm vào
đó, hệ thống mạng nội bộ cũng được bảo mật. Mỗi thu ngân đều có mật kkhaaru riêng
để truy cập hệ thống quản lý xuất nhập hàng tại ca họ làm việc., dữ liệu trên hệ thống
bán hàng trên đều được lưu lại mỗi ngày để quản lý tổng hợp. Do đó, nếu có bất kỳ sự
cố về hệ thống mạng dữ liệu hoặc do mất điện thì khi hoạt động lại, dữ liệu vẫn được
lưu và người quản lý dễ dàng lấy lại được dữ liệu.
2.4.3. Quản lý dự trữ
Sản phẩm đầu vào của Cricle rất phong phú và đa dạng được cung ứng bởi những
thương hiệu có uy tín trên thị trường. Do có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh, trong khi
sản phẩm thì khá tương đồng và được tiêu chuẩn hóa, hệ thống chia ra từng nhánh sản
phẩm lớn để tiện cho việc theo dõi, quản lý lượng hàng bán ra, lượng hàng tiêu thụ
nhiều, mặt hàng khó tiêu thụ và những ngày lượng hàng bán ra là cao điểm.
Vì đây là mặt hàng bán lẻ, được người tiêu dùng mua hàng ngày với tần suất lớn
nên mỗi cửa hàng của Cricle K đều lập kế hoạch theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo
quý. Và sau mỗi kế hoạch đều điều chỉnh lại cho phù hợp, để không bị thiếu hàng. Tùy
từng địa điểm mà khách hàng có những nhu cầu khác nhau và lượng sản phẩm bán ra
cũng khác nhau, quy trình xây dựng kế hoạch dự trữ tại một cửa hàng Cricle K nói
chung là:
+ Dựa trên báo cáo bán ra từng cửa hàng, bộ phận lập kế hoạch sẽ tổng hợp, theo
dõi lượng sản phẩm yêu cầu cần nhập bao nhiêu, chủng loại nào.

15


+ Sau đó sẽ dựa trên những phân tích để xây dựng lên báo cáo ngày, từ đó lập lên
báo cáo tuần, báo cáo tháng. Sau báo cáo tuần, từng cửa hàng sẽ thực hiện điều chỉnh,
kiểm tra lượng hàng trong kho và lượng hàng hóa trên kệ để xem hàng có sản phẩm
cận date, sản phẩm nào hết date sẽ tiến hành tiêu hủy.
+ Ngoài báo cáo số lượng bán ra, quản lý từng cửa hàng đều phải gửi báo cáo số
lượng tồn tại kho hiện tại của cửa hàng, căn cứ vào đó, xác định điểm tồn kho an tồn
và có kế hoạch đặt hàng cho hợp lý, sản phẩm khơng bị nhập q nhiều tránh lãng phí
diện tích kho bãi và tránh sản phẩm bị hết hạn sử dụng. Điều này nên sử dụng mơ hình
EOQ để tính tốn.
2.4.4. Quản trị vận tải
Tại Cricle, hàng tháng các cửa hàng phải gửi báo doanh số tổng lượng hàng bán,
số lượng bán của các loại mặt hàng nhằm tìm ra những sản phẩm bán chạy, những sản
phẩm không bán được hoặc tiêu thụ chậm tại mỗi cửa hàng. Do nhu cầu từng vùng tại
các cửa hàng khác nên số lượng mua từng sản phẩm khác.
Hàng ngày, với lịch đặt hàng cụ thể, các cửa hàng đặt hàng về kho và bộ phận
quản lý chuỗi cung ứng sẽ tiến hành điều phối phương thức vận chuyển phù hợp. Công
nghệ vận tải: phát triển kênh mua sắm trực tuyến để tiếp cận nhiều tập khách hàng hơn
thông qua các ứng dụng giao hàng như Now, Goviet…hay ứng dụng giao hàng mới
của Circle K là CK Go giúp tiết kiệm chi phí trung gian.
2.4.5. Quản trị cung ứng và mua hàng
Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế có mặt tại các thành phố lớn ở Việt
Nam. Circle K mở cửa 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần với phương châm cung
cấp sự tiện lợi nhất cho khách hàng.
Chuỗi cửa hàng Circle K là nơi cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo chất
lượng và hợp vệ sinh an toàn sử dụng cho người tiêu dùng. Sản phẩm ở Circle K đa
dạng và tiện dụng, nằm trong các nhóm sản phẩm:
 Tạp hóa: sữa đặc, cà phê đóng gói, bim bim, bánh ngọt, kem,...

 Nước uống đóng chai: nước ngọt, các loại sữa đóng chai, bia, rượu nhập khẩu
nước ngoài,...
 Các dịch vụ tại quầy: Trà sữa, cà phê, đồ ăn nóng (cơm nắm, mì hộp,...), sim,
thẻ điện thoại,...
 Các mặt hàng dịch vụ khác: đồ chơi, văn phòng phẩm, thuốc lá,....
Như vậy, các sản phẩm ở Circle K đa dạng, phong phú, được cung cấp bởi các
thương hiệu có tiếng trên thị trường như:
 Bia, rượu: Bia 333, bia Heineken, bia Sài Gòn, rượu Soju,...

16


 Nước giải khát: nước lọc Lavie, Aquafina,... nước ngọt có ga như Cocacola,
Pepsi,... các loại nước giải khát của tập đoàn TH, hay thương hiệu Hàn Quốc
Woongjin,... các loại sữa đến từ Vinamilk, TH, Dalat Milk,...
 Các loại cà phê, trà đóng hộp đến từ các thương hiệu Nestle, Trung Nguyên,...
Các nhà quản trị của chuỗi cửa hàng Circle K luôn đảm bảo các sản phẩm được
đưa vào cửa hàng đều đến từ các thương hiệu uy tín, nổi tiếng và luôn đảm bảo được
chất lượng sản phẩm của mình. Do có nhiều nhà cung ứng cạnh tranh và các sản phẩm
thì tương đối đồng đều, Circle K có lợi thế đàm phán về giá cả, chất lượng và các yếu
tố khác với các nhà cung ứng.
Hàng ngày, sau khi kiểm tra số lượng sản phẩm đã tiêu thụ, các cửa hàng sẽ báo
số lượng sản phẩm cần bổ sung về tổng kho và bộ phận quản lý chuỗi cung ứng, từ đó
sẽ đưa ra số lượng các sản phẩm cần bổ sung và phương thức vận chuyển phù hợp đối
với từng cửa hàng.
Các sản phẩm sau khi được bổ sung về các cửa hàng, nhân viên sẽ có nhiệm vụ
kiểm tra số lượng, chất lượng của các sản phẩm, sắp xếp vào kho và bày lên kệ hàng.
Các kệ hàng được thiết kế theo các khu vực và các loại sản phẩm nhằm giúp cho khách
hàng thuận tiện trong việc mua hàng. Khi khách hàng đến mua hàng, dựa trên vị trí của
từng khu vực sản phẩm, khách hàng dễ dàng tìm kiếm, tham khảo các sản phẩm trước

khi mua hàng.
Có thể thấy, nhiệm vụ của các nhà quản trị cung ứng và mua hàng là phải tính
tốn số lượng các sản phẩm cần có của mỗi cửa hàng, các bố trí các khu vực nhóm sản
phẩm để tạo nên sự tiện lợi trong cửa hàng, kiểm tra số lượng sản phẩm bán được mỗi
ngày và tính tốn số lượng sản phẩm cần nhập thêm, phương thức vận chuyển hàng
hóa đến các cửa hàng. Ngồi ra, các nhà quản trị cung ứng và mua hàng cần liên hệ,
đàm phán với các nhà cung ứng nhằm đạt được các lợi ích tối ưu nhất về hàng hóa, số
lượng, chất lượng và giá cả nằm đa dạng sản phẩm cho cửa hàng, đảm bảo chất lượng
của sản phẩm khi đến với người tiêu dùng.
Ngoài việc giúp cho các cửa hàng Circle K đảm bảo được nguồn hàng, chất
lượng và tiện ích của khách hàng khi mua hàng tại Circle K. Các nhà quản trị cung
ứng và mua hàng còn phải tính tốn các vị trí đặt cửa hàng sao cho khách hàng có thể
dễ dàng tìm thấy, thuận tiện di chuyển đến cửa hàng để mua sắm. Bởi vậy ở địa bàn
thành phố Hà Nội, các cửa hàng Circle K thường được đặt ở gần các trường đại học,
cao đẳng hay ở trên các con đường lớn, các ngã ba đường,... đây đều là những vị trí có
nhiều khách hàng qua lại hoặc là khu dân cư đông đúc.
2.4.6. Quản trị kho và bao bì đóng gói
Các tổng kho là nơi bảo quản, cung cấp hàng hóa tới các cửa hàng để đảm bảo
được nguồn hàng trong các cửa hàng của Circle K, các nhà quản trị luôn phải đảm bảo
17


kho đủ rộng, đủ sức chứa cho hàng hóa và các phương thức vận chuyển đến các cửa
hàng. 
Quản lý kho hàng nguyên vật liệu: đây là những kho hàng chứa toàn bộ
nguyên liệu để sản xuất thành phẩm, chứa toàn bộ vật liệu sản xuất cho các công đoạn.
Với Circle K, kho hàng nguyên vật liệu chính là nơi chứa hàng hóa của các nhà cung
ứng như các sản phẩm sẵn có như cà phê, nước đóng chai, các sản phẩm dịch vụ như
văn phòng phẩm, áo mưa,... hay các nguyên liệu sản xuất đồ ăn sẵn như bột sữa, trà,
trân châu làm trà sữa, đá lạnh,...

Quản lý kho hàng thành phẩm: đây là những kho hàng quản lý toàn bộ thành
phẩm của quá trình sản xuất. Các kho này cũng được sử dụng để làm các kho phân
phối, lưu trữ trung gian của chuỗi cung ứng. Chuỗi cửa hàng tiện ích Circle K cung
cấp nhiều sản phẩm đến từ nhiều nhãn hàng và chủ yếu là các sản phẩm có sẵn, có thể
sử dụng ln hoặc là các sản phẩm đóng gói, vì vậy việc bảo quản thành phẩm dễ dàng
hơn so với các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng phải chế biến. Tuy nhiên các nhà
quản lý kho luôn phải để ý đến hạn sử dụng, các điều kiện bảo quản để luôn đảm bảo
được các sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, các tác nhân kích thích,
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Quản lý kho hàng vật tư: đây là những kho chứa các vật tư như bao bì,
pallet,... Những vật tư này hỗ trợ cho quá trình sản xuất thành phẩm (khơng phải
ngun vật liệu chính). Bao bì các sản phẩm chế biến tại chỗ của Circle K như trà sữa,
cà phê, các loại đồ uống sẵn,... sẽ được bảo quản ở kho hàng vật tư này. Nhưng các
nhà quản lý ln phải kiểm sốt số lượng và chất lượng của bao bì (vỏ hộp, ống
hút,...).
Có thể thấy, dù có nhiều loại kho nhưng với chuỗi cửa hàng Circle K thì các
kho hàng có thể gộp lại thành 1 tổng kho, quan trọng là phải đảm bảo điều kiện bảo
quản các sản phẩm, nguyên vật liệu và luôn chú ý đến hạn sử dụng của các sản phẩm.

18


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG LOGIDTICS CỦA
CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI QUỐC TẾ CIRCLE K
3.1. Nhận xét
3.1.1. Thành công
Trang thiết bị được đầu tư, giảm thiểu được thất thoát hao hụt hàng hoá
Mạng lưới tiện lợi rộng khắp, phân bố ở những nơi đông dân cư, các tỉnh thành có
nhu cầu mua sắm cao.
Phong cách phục vụ mới, hiện đại, trẻ trung, thân thiện và đặc biệt tiện lợi đáp ứng

tốt các nhu cầu của khách hàng đề ra.
Hoạt động quản lý chăm sóc khách hàng tốt, đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình,
năng động.
Cung ứng hàng hố liên tục, khơng lo thiếu hàng và hàng hố thường là sẵn có.
Quản lý hàng hóa bằng phần mềm nên tránh rủi ro trong quá trình hoạt động của
cửa hàng.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
 Hạn chế
Khó quản lý về chất lượng khác biệt của từng sản phẩm trong cùng dòng sản
phẩm.
Kế hoạch thu mua còn khá bị động.
Nhiều nhân viên vẫn chưa thành thạo phần mềm nên chưa khai thác được tối đa
tính năng quản lý phần mềm.
Hệ thống dự trữ hàng hoá và quản lý hàng tồn kho cịn kém, nhiều khi khơng đủ
lượng hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Việc điều phối xe giao hàng đúng loại, đúng nơi quy định, đúng thời điểm vẫn còn
điều hành khá đơn giản. Điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh và gia tăng
chi phí lao động cũng như quản lý.
Với xu hướng hiện nay, Circle K chưa thực hiện bán hàng online và dịch vụ giao
hàng vẫn chưa có kiểm sốt.
 Ngun nhân
Do cửa hàng đang kinh doanh khá nhiều mặt hàng
Cịn sử dụng tính tốn thủ cơng
Vào những ngày mua bán cao điểm thì lượt mua hàng tăng đột biến hay giảm đột
biến, khiến khó thể kiểm soát được sản phẩm.
Nhu cầu mua sắm của khách hàng biến động từng ngày nên việc dự đoán, kiểm
sốt hàng hố cũng gây khó khăn cho người quản lý.

19



Chưa có kế hoạch đào tạo và trau dồi kiến thức, kỹ năng bán hàng và phục vụ cho
nhân viên cụ thể. Nhân viên chủ yếu là các bạn trẻ, làm part time nên đơi khi cịn chưa
chú tâm trong cơng việc.
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động logistics của Chuỗi cửa
hàng tiện lợi quốc tế Circle K
Tích hợp các nghiệp vụ quản lý trực tuyến và chăm sóc khách hàng trên cùng một
phần mềm quản lý thống nhất
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là nguồn
tạo ra thu nhập chính và quyết định sự thành bại của Circle K. Để phát triển và nâng
cao khả năng cạnh tranh, cảng cần tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực giàu kinh
nghiệm cũng như kỹ thuật chuyên môn, đáp ứng được sự phát triển của dịch vụ
logistics cũng như yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Vì vậy, cảng cần có kế
hoạch đầu tư, phát triển nguồn nhân lực toàn diện. Thường xuyên tổ chức các lớp học
ngắn ngày để nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ nhân viên về hoạt động kinh
doanh của cảng cũng như về dịch vụ logistics. Đánh giá, phân bổ lại nguồn nhân lực,
sắp xếp lại vị trí làm việc để cho mỗi cá nhân phát huy hết năng lực cũng như điểm
mạnh của mình. Cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ logistics
chuyên nghiệp.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Nhu cầu khách hàng ngày một tăng, vì vậy cần
đầu tư mở hệ thống kho bãi và kho hàng. Cần trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, hỗ trợ
hoạt động xếp dỡ hàng hóa để tiết kiệm thời gian, sức lao động.
Thay đổi tư duy về dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp
trong các hoạt động cung ứng hàng hóa; chú trọng việc th ngồi dịch vụ logistics để
tối ưu hóa chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng các phương án dự phòng: Một số yếu tố khơng mong muốn có thể làm
chậm tiến độ và sự linh động trong việc thu mua.

20




×