Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 015 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.79 KB, 13 trang )


BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 15
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH KINH TẾ TRANG TRẠI

NỘI DUNG CHÍNH
I. KHÁI NIỆM VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ VỀ KINH TẾ
TRANG TRẠI
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ
sản.

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ
sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008
của Chính phủ.

Căn cứ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn.

Ngày 13 tháng 04 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
đưa ra Thông tư hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại như sau:


I. KHÁI NIỆM VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ VỀ KINH
TẾ TRANG TRẠI

-
Cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản đạt tiêu chí xác định kinh tế trang trại theo quy định của
Thông tư này.
-
Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi
giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Đối tượng áp dụng

Phân loại trang trại
-
Trang trại chuyên ngành:
+ Trang trại trồng trọt
+ Trang trại chăn nuôi
+ Trang trại lâm nghiệp
+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Trang trại tổng hợp.

Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang
trại

Chủ trang trại được hưởng các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển.
+ Chính sách về đất đai
+ Chính sách về tín dụng
+ Chính sách về lao động
+ Chính sách tiêu thụ sản phẩm
+ Chính sách về thuế

+ Chính sách về khoa học công nghệ

Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định hiện hành.
+ Trongquá trình sản xuất phải thực hiện các quy trình kỹ thuật về bảo vệ đất và
làm giàu đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai;
+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn
hoá, danh lam thắng cảnh.

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH KINH TẾ TRANG TRẠI
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
-
Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
-
Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên.

Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển
khai thực hiện Thông tư này.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống Kê các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hàng năm tổng hợp tình hình
phát triển kinh tế trang trại của địa phương báo cáo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống Kê.

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư
liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 13/6/2000 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê về hướng dẫn tiêu
chí xác định kinh tế trang trại

III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Những tồn tại

Tiêu chí mới về kinh tế trang trại: Đầu xuôi nhưng đuôi… chưa lọt vì
Thông tư 27 rất khó áp dụng trên diện rộng, đặc biệt là vùng đồng bằng
Bắc bộ.

Việc áp dụng tiêu chí quá cao khiến cho nhiều hộ dân gặp khó khăn khi
tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

Việc nắm bắt thông tin thị trường, vấn đề ô nhiểm môi trường, kiến thức
quản lý ở một số chủ trang trại còn hạn chế.


Dịch bệnh luôn có nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.

Người chăn nuôi chưa thật sự an tâm do giá cả đầu ra nhiều biến động,
nhưng giá thức ăn ngày càng tăng cao.

Thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra.

Định hướng phát triển

Nhà nước cần có quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng
nguyên liệu, tạo sự liên kết gắn kết giữa doanh nghiệp chế biến và hộ trang
trại

Quy hoạch vùng phát triển trang trại

Tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho diện tích đất chưa được cấp.

Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ ở các trang trại.

Hỗ trợ trang trại tiếp cận thị trường, tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá

Nâng cao năng lực quản lý của chủ trang trại và nâng cao tay nghề của
người lao động.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế
trang trại.

Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn lương thực, thực phẩm

đạt tiêu chuẩn VietGAP để chủ động hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

/>1/4/438.html

/>nhung-duoi-chua-lot_t77c562n24459tn.aspx

/>0/6/365.html

/>the/138-kinh-t-trang-tri-huyn-m-cay-nam-thc-trng-va-tng-
lai.html

NHÓM 15
1. Ngô Thanh Châu
2. Phan Trung Dũng
3. Nguyễn Tấn Lợi
4. Phạm Ngọc lâm
5. Hoàng Anh Sơn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×