Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Những nguyên tắc sáng tạo được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu và đổi mới hệ điều hành Window

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.04 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
________________

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC


Đề tài:
NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐƯỢCỨNG DỤNG TRONG QUÁTRÌNH
NGHIÊN CỨUVÀ ĐỔI MỚI HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOW


Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Học viên thực hiện: Sẩm Bảo Vân
Mã số: 1211082


TP. HCM, năm 2012
Lời nói đầu

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển kéo với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng
phần mềm máy tính. Sự sáng tạo là điều kiện tiên quyết để giúp hãng phần mềm đứng
vững trên thị trường.
Tôi chọn đề tài nghiên cứu quá trình phát triển của hệ điều hành Window để xác định
được tại sao hệ điều hành máy tính này lại có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong vài
thập kỉ. Từ đó ta có khả năng dự đoán được các sản phẩm tiếp theo của Windows, ngoài
ra chúng ta cũng có thể đúc kết kinh nghiệm có được của Windows cho chiến lược phát
triển các sản phẩm phần mềm của mình. Trong thực tiễn bạn có thể vận dụng cách làm
của Windows để phát triển sản phẩm của riêng mình. Nhưng Windows cũng ko phải ko
có sai lầm trong quá trình tiến hóa của mình như sau một phiên bản gây tiếng vang


Window lại ra một phiên bản mà người dùng không mặn mà và đôi khi thất vọng. Vào
các thời điểm này Window đã tạo điều kiện cho các đối thủ vượt lên.Với đề tài này tôi hi
vọng rằng sẽ có nhiều người có thể áp dụng mô hình của Windows để thành công với sản
phẩm của mình.
Trước tiên, em xin cảm ơn thầy GS TSKH Hoàng Kiếm đã tạo điều kiện cho em tiếp
xúc với các phương pháp luận sáng tạo trong khoa học nói chung và trong tin học nói
riêng. Môn học đã cung cấp các kiến thức về cách sáng tạo, định hướng tư duy lập luận
đúng đắn để vận dụng tri thức vào quá trình làm việc với khoa học. Những kiến thức đó
hết sức cần thiết khi các thành viên lớp chuẩn bị quá trình làm tốt nghiệp, cũng như sau
này khi làm việc trong môi trường khoa học.

Mục lục
Lời nói đầu 6
I. Giới thiệu các nguyên lý (thủ thuật) sáng tạo trong khoa học 6
1. Nguyên tắc phân nhỏ 6
2. Nguyên tắc tách khỏi 6
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ 7
4. Nguyên tắc phản đối xứng 7
5. Nguyên tắc kết hợp 7
6. Nguyên tắc vạn năng 8
7. Nguyên tắc “chứa trong” 8
8. Nguyên tắc phản trọng lượng 8
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ 8
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 9
11. Nguyên tắc dự phòng 9
12. Nguyên tắc đẳng thế 9
13. Nguyên tắc đảo ngược 9
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá 10
15. Nguyên tắc linh động 10
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” 11

17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác 11
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học 11
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ 12
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích 12
21. Nguyên tắc “vượt nhanh” 13
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi 13
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi 13
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian 14
25. Nguyên tắc tự phục vụ 14
26. Nguyên tắc sao chép (copy) 14
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” 15
28. Thay thế sơ đồ cơ học 15
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng 15
30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng 15
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ 15
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc 15
33. Nguyên tắc đồng nhất 16
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần 16
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng 16
36. Sử dụng chuyển pha 16
37. Sử dụng sự nở nhiệt 16
38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh 16
39. Thay đổi độ trơ 17
40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) 17
II. Giới thiệu về hệ điều hành và chính sách sản phẩm của công ty 17
1. Sáng tạo sản phẩm khoa học của Window từ năm 1981 đến nay 18
i DOS (1981) 18
ii Windows 1.0 (11/1985) 20
iii Windows 2.0 (1987) 21
iv Windows 3.0 (1990) 23

v Windows 3.1 (1992) 24
vi Windows cho các nhóm làm việc (Workgroup) (1992) 25
vii Windows NT (1993) 26
viii Windows 95(8/1995) 28
ix Windows 98(1998) 29
x Windows Me (2000) 30
xi Windows 2000 (2000) 30
xii Windows XP (2001) 31
xiii Windows Vista (2007) 33
xiv Windows 7 (10/2009) 35
xv Window 8 36
III. Kết luận 39
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 39


I. Giới thiệu các nguyên lý (thủ thuật) sáng tạo trong khoa học
1. Nguyên tắc phân nhỏ
- Chia đối tượng thành các phần độc lập.
Để di chuyển 100 cái ghế ra khỏi phòng, đòi hỏi phải khiêng từng cái.
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Máy vi tính gồm có các thành phần như thùng máy, màn hình, ram, ổ cứng, ổ
dvd có thể tháo lắp được.
- Khi máy tính bị sự cố, chỉ cần xác định bộ phận nào bị hư, và thay thế bộ phận
đó, không cần phải thay toàn bộ máy tính.
- Hoặc nâng cấp máy tính, chỉ cần thay thế 1 số bộ phận.
- Đối với việc vận chuyển các máy tính lớn cũng dễ dàng hơn, bằng cách vận
chuyển từng bộ phận của máy tính, sau đó lắp ráp lại với nhau.
Chia một công việc lớn thành các công việc nhỏ hơn, mỗi công việc này tương
ứng với 1 chương trình con, sau đó lắp ghép các chương trình con này lại thành
chương trình lớn giải quyết công việc ban đầu.Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng ,

Miếng thịt bò được băm nhỏ ra, sẽ mềm hơn, ít dai hơn, thời gian chế biến ngắn
hơn.
2. Nguyên tắc tách khỏi
- Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần
duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.
- Trên bàn có giáo khoa và truyện tranh. Để tập trung cho việc học, người học
tách truyện tranh(phiền phức) đi chỗ khác, hoặc tách sách giáo khoa (cần
thiết) ra một nơi khác để học.
- Để tránh tiếng ồn bên ngoài, người học có thể tách tiếng ồn đi (phiền
phức) bằng cách đeo tai nghe headphone.
- Khi học bài, người học phải biết tách các ý chính (cần thiết), có như vậy việc
học bài mới nhớ lâu, dễ hiểu.
- Vào mùa hè, thời tiết nóng bức sẽ cản trở công việc, do đó người ta tách nhiệt
độ nóng (phiền phức) ra khỏi phòng bằng cách sử dụng quạt, máy điều hòa
nhiệt độ, hoặc cách tốt nhất là trồng nhiều cây xanh.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
- Thay đổi các phần của đối tượng, để đối tượng có thể hoạt động tốt hơn Bìa
sách cần được làm dày hơn các trang sách để bảo vệ các trang sách.
- Thân nhiệt người bình thường ở 37 độ, nếu thấp hoặc cao hơn nhiệt độ này là
có vấn đề. Do đó trên các cặp nhiệt độ, 37 độ được ghi bằng màu đỏ.
4. Nguyên tắc phản đối xứng
- Chuyển đối tượng có hình dạng (phẩm chất) đối xứng thành không đối xứng
(nói chung làm giảm bậc đối xứng).
- Các xe ô tô du lịch loại nhỏ có cửa mở ở cả hai phía nhưng các xe lớn (ô tô
buýt chẳng hạn), chỉ mở phía tay phải, sát với lề đường.
- Chỗ ngồi của lái xe trong ôtô không ở chính giữa mà ở bên trái hay bên phải
tùy theo luật giao thông cho phép lưu thông bên trái hay bên phải.
5. Nguyên tắc kết hợp
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động
kế cận.

- Loại búa có một đầu để đóng đinh, đầu kia dùng để nhổ đinh. (đóng đinh và
nhổ đinh là 2 hoạt động kế cận)
- Nhiều chìa khóa kết hợp lại thành chùm chìa khóa tránh thất lạc. (các đối
tượng đồng nhất)
- Trong thư viện những quyển sách cùng loại (đối tượng đồng nhất) được xếp
cùng với nhau để người đọc dễ tìm kiếm, tra cứu.
- Để học từ vựng hiệu quả, khi học một từ nào đó, người học cần học thêm các
từ đồng nghĩa.
6. Nguyên tắc vạn năng
- Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia
của các đối tượng khác.
- Bút thử điện đồng thời là tuốc nơ vít
- Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước
- Đào tạo người học theo hướng phát triển toàn diện, vừa giỏi về kiến thức lẫn kĩ
năng, phương pháp, có sức khỏe tốt, thông thạo nhiều ngoại ngữ, biết cách tự
học
7. Nguyên tắc “chứa trong”
 Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối
tượng thứ ba
 Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
- Loại ăngten, dùng cho các máy thu thanh, thu hình, khi cần có thể kéo dài
hoặc thu ngắn lại nhờ những ống kim loại đặt bên trong nhau.
- Vận chuyển vật liệu trong các đường ống
8. Nguyên tắc phản trọng lượng
- Nếu đối tượng có nhược điểm, cần liên kết đối tượng với một đối tượng khác
có ưu điểm nhằm bù trừ nhược điểm của nó.
- Nhảy dù, hãm máy bay bằng dù.
- Loại hàng hóa có bao bì, hình thức đẹp, nhằm bù trừ cho chất lượng hàng
không cao.
- Mỏ neo giữ tàu khỏi trôi.

9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
- Nếu theo điều kiện bài toán cần thực hiện tác động nào đó, yêu cầu thực hiện
phản tác động trước.
- Loại đồ chơi phải lên dây cót trước.
- Trước khi phẫu thuật phải gây tê, gây mê bệnh nhân.
- Học và đào tạo trước khi làm việc.
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
- Tem, biên lai đã tạo lỗ trước, khi cần xé ra dễ dàng, nhanh chóng
- Tem, nhãn bôi keo trước, khi dùng chỉ việc dán
- Thực phẩm làm sẵn, mua về có thể nấu ngay được.
11. Nguyên tắc dự phòng
- Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
- Các phương tiện báo cháy, phòng cháy, chữa cháy
- Các loại chuông, đèn báo sự nguy hiểm
- Các biện pháp phòng bệnh
12. Nguyên tắc đẳng thế
- Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối
tượng.
- Tại các nhà ga, người ta làm sân ga bằng với chiều cao của sàn tàu, hành khách
dễ dàng ra vào các toa tàu.
- Các bảng điện, bảng đồng hồ điều khiển, bảng thông báo đặt đúng với tầm
nhìn.
13. Nguyên tắc đảo ngược
- Thay vì hành động như bình thường, hãy hành động ngược lại
- Chứng minh phản chứng trong toán học.Trong kiểm tra trắc nghiệm, thay vì
lựa chọn các đáp án đúng, hãy làm ngược lại bằng cách loại trừ các đáp án sai.
Trong việc tiếp thu kiến thức, người học sẽ thay cho câu hỏi Tại sao? bằng Tại

sao không?. Ví dụ, quan sát giáo viên giải bài tập, người học sẽ đặt câu hỏi Tại
sao thầy lại không giải bằng cách khác?
- Thay vì mua hàng người ta phải ra chợ hoặc cửa hàng, có cách phục vụ ngược
lại là mang hàng đến bán tận nhà.
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá
- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu,
kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
- Chuyển từ cách tiếp cận thông thường (thẳng) sang cách tiếp cận khác (vòng).
Khi thông báo những tin buồn, người nói thường không nói ngay (thẳng) vào
vấn đề, mà có thể nói theo cách khác (vòng) nhằm giảm nhẹ đi.
- Có nhiều cách để giải 1 bài toán, 1 vấn đề. Bàn hình chữ nhật, hình vuông
chuyển thành hình ôvan, hình tròn.Dây nối ống nghe với máy điện thoại bàn có
dạng lò xo xoắn.
- Để thành công trên con đường học vấn có nhiều cách: Tự nghiên cứu, Du học,
Tham gia các hội thi
- Nhà văn thường ít khi viết trực tiếp (thẳng) mà thường viết theo cách gián
tiếp (vòng) để tăng tính bất ngờ và hấp dẫn độc giả.

15. Nguyên tắc linh động
- Chuyển đối tượng từ trạng thái không thay đổi trong suốt quá trình hoạt
động sang thay đổi để phù hợp tốt nhất với từng giai đoạn khác nhau của quá
trình đó.
- Ô, dù có thể bung ra lúc trời mưa, và có thể xếp gọn dễ dàng khi trời không
mưa
- Sau khi ăn kẹo (giai đoạn 1), còn lại giấy bọc kẹo có thể gây ô nhiễm môi
trường (giai đoạn 2). Người ta tạo ra kẹo có giấy bọc ăn được, từ đó hạn chế
việc gây ô nhiễm môi trường
- Các loại bàn ghế có thể mở ra dễ dàng khi cần, và có thể thu gọn lại.
Khai báo biến tĩnh (bộ nhớ cố định) gặp nhiều hạn chế, do đó người ta nghĩ ra
việc khai báo biến động (bộ nhớ thay đổi).

16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
- Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều
hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản và dễ giải hơn.
- Phép tính làm tròn số, tính gần đúng trong toán học. Phương pháp heuristic
trong Tin học.
- Trong ôn thi kiểm tra, thường người học không biết chính xác phần kiểm tra
rơi vào những nội dung nào, do đó tốt nhất là ôn tập toàn bộ (tránh học tủ).
- Khi làm kiểm tra, câu nào không làm được thì không nên bỏ trống, mà nên
chọn 1 đáp án của câu đó.
- Phương pháp vét cạn (nếu không biết chính xác cách giải thì duyệt toàn bộ,
bài toán sẽ đơn giản hơn nhiều), phương pháp heuristic (kết quả "tối ưu chính
xác" tốn nhiều thời gian, nên nhận kết quả "gần tối ưu" chấp nhận được, khi đó
thời gian sẽ nhanh hơn rất nhiều).

17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
- Thay vì nhìn (sử dụng) đối tượng theo cách thông thường, hãy nhìn (sử dụng)
đối tượng từ những góc độ, "chiều" khác nhau có trong đối tượng và môi
trường.
- Các loại quần áo có thể mặc được cả 2 mặt, do đó không mất nhiều thời gian
chọn lựa.
- Nhà ở một tầng, 2 tầng, , nhiều tầng. Chứng minh phản chứng là cách xem
xét theo chiều ngược lại. Hệ quy chiếu trong vật lý là một cách xem xét chiều
dựa vào các đối tượng tham gia trong bài toán (bằng cách giả sử một đối
tượng, một tính chất nào đó đứng yên).
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
- Làm đối tượng dao động.Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng
số siêu âm).
- Sử dụng tầng số cộng hưởng.Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ
rung áp điện.Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
- Dao động hiểu theo nghĩa: Đối tượng có thể dễ dàng thay đổi xung quanh trạng

thái cân bằng của mình. Những đối tượng có khả năng đó thường có sức sống
cao, dễ thích nghi với môi trường. Ví dụ như : Xích đu dành cho trẻ em. Con
lật đật có khả năng dao động, con lắc đồng hồ.
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
- Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
- Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
- Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động
khác.Khi tác động liên tục gặp vấn đề khó khăn, người ta sẽ giải quyết chúng
bằng cách chuyển sang tác động theo chu kỳ (ngắt quãng, rời rạc). Đèn xinhan
quẹo phải (trái), đèn trên các xe cứu thương có dạng nhấp nháy để báo hiệu
cho các xe khác. Thay vì học bài liên tục từ sáng đến tối sẽ gây mệt mỏi, hiệu
quả không cao, nên chia thành các khoảng thời gian (45 phút đến 1 tiếng), kết
hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý (10 phút). Khi thuyết trình, đọc liên tục sẽ
gây mệt mỏi cho người đọc lẫn người nghe. Do đó cần phải biết lên giọng,
xuống giọng một cách hợp lý, có thời gian dừng khi chuyển từ ý này sang ý
khác.
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
- Thực hiện công việc một cách liên tục.
- Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.Nguyên tắc này
đòi hỏi các tác động có ích phải xảy ra liên tục (không có thời gian chết) và
tính có ích của các tác động phải càng ngày, càng tăng.Trong khoảng thời gian
nghỉ ngơi giữa các giờ học, học sinh nên đi bộ hoặc tập thể dục, vận động nhẹ
nhàng nhằm thư giãn đầu óc, tăng cường sức khỏe Tàu đánh cá kết hợp với
chế biến, đóng hộp trên đường về. Khi giải quyết một vấn đề, không nên chỉ
ngồi yên suy nghĩ, mà nên vẽ hình ra.
21. Nguyên tắc “vượt nhanh”
- Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. Trong khi làm bài thi, câu nào cảm
thấy làm chưa ra thì nên chuyển sang câu khác. Khi nào có thời gian thì quay
lại giải các câu này. Trong những tình huống nguy cấp đòi hỏi phải xử lý

nhanh. Ghế ngồi phi công bật ra khỏi buồng lái rất nhanh khi máy bay bị cháy,
có nguy cơ nổ.
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
- Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu
được hiệu ứng có lợi.
- Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
Học sinh nghèo hiếu học đã biến hoàn cảnh không thuận lợi thành động lực
học tập.
- Sau mỗi lần thất bại, nếu biết rút kinh nghiệm, thành công sẽ rực rỡ. Tiêm vắc
xin (vi trùng yếu) vào cơ thể để tạo miễn dịch. Thất bại là mẹ thành công.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
- Thiết lập quan hệ phản hồi nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi (hoàn
thiện) nó.
- Phản hồi hiểu theo nghĩa: đối tượng (chức năng) A tác động lên đối tượng
(chức năng) B, sau đó đối tượng (chức năng) B cũng có tác động ngược trở lại
đối tượng (chức năng) A. Học sinh chơi game nhằm mục đích thư giãn đầu óc
(quan hệ thuận), tuy nhiên sau đó học sinh lại cảm thấy căng thẳng đầu óc hơn,
suy nghĩ chậm chạp hơn, điều này đã tác động ngược trở lại (quan hệ nghịch)
việc chơi game, yêu cầu học sinh phải giảm thời gian chơi game lại.
- Học sinh nỗ lực học tập để đạt được thành tích cao (quan hệ thuận), sau một
thời gian kết quả học kì của học sinh đó đạt loại GIỎI, kết quả này đã tác động
ngược trở lại (quan hệ nghịch) sự nỗ lực học tập của học sinh, giúp học sinh tự
tin hơn và không ngừng phấn đấu trong học tập
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
- Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.Phích cắm điện dẹt không cắm được
vào cắm tròn. Người ta phải dùng thêm cái đổi từ “dẹt” sang “tròn”.
- Các loại biến thế dùng để chuyển đổi điện thế cho phù hợp với từng loại thiết
bị.
- Các loại dịch vụ trong xã hội mang tính trung gian.

- Các chất xúc tác hóa học.
- Trong tính toán, để tiết kiêm thời gian, nhiều khi, người ta chuyển các số thực
hành số phức rồi dùng những “công cụ mạnh” của số phức để biến đổi, đến kết
quả cuối cùng mới chuyển lại về số thực.
- Các con vật trung gian truyền một số loại bệnh như muỗi, ruồi, chuột Để
phòng bệnh có hiệu quả cần diệt những con vật trung gian.
- Khi trình bày một vấn đề phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn hẹp, để dễ
hiểu, có thể trình bày thông qua những cái tương tự, gần gũi.
25. Nguyên tắc tự phục vụ
- Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa
- Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư
26. Nguyên tắc sao chép (copy)
- Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
- Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình
vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng
nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng bản sao hồng ngoại
hoặc tử ngoại.
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn
(thí dụ như về tuổi thọ).
28. Thay thế sơ đồ cơ học
- Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng
.
- Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay
đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định .Sử dụng
các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng

- Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp
khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
- Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
- Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
- Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ
(miếng đệm, tấm phủ )
- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
- Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
- Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các
chất phụ gia màu, hùynh quang.
- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33. Nguyên tắc đồng nhất
- Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng
một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối
tượng cho trước.

34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải tự
phân hủy (hoà tan, bay hơi ) hoặc phải biến dạng.
- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình
làm việc.
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
- Thay đổi trạng thái đối tượng.
- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
- Thay đổi độ dẻo

- Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36. Sử dụng chuyển pha
- Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể
tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng
37. Sử dụng sự nở nhiệt
- Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu
- Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng vài vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh
- Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
- Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
- Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy.
- Thay oxy giàu ozon (hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon.
39. Thay đổi độ trơ
- Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
- Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
- Thực hiện quá trình trong chân không
40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)
- Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite). Hay nói chung, sử dụng các loại vật liệu mới.
II.
Giới
thiu v h điu hành và chính sách sn phm ca công ty
Hệ điều hành Windows đã có một lịch sử phát triển khá dài, phiên bản đầu tiên của
hệ điều hành này đã được phát hành cách đây khoảng 27 năm và quãng thời gian
mà Windows chiếm được ưu thế đối với các máy tính cá nhân cũng vào khoảng
trên 15 năm. Rõ ràng, qua rất nhiều thay đổi về kỹ thuật trong 27 năm qua, phiên
bản ngày nay của Windows đã được phát triển hơn rất nhiều so với phiên bản
Windows 1.0.
Phiên bản đầu tiên của Windows này (Windows 1.0) khá sơ đẳng.Sơ đẳng hơn cả
hệ điều hành DOS trước đó, tuy nhiên nhược điểm phát sinh là ở chỗ rất khó sử

dụng.Vì thực tế khi đó nếu bạn không có chuột thì việc sử dụng sẽ khó khăn hơn
rất nhiều so với giao diện dòng lệnh của DOS.
Tuy nhiên Windows được phát triển ngày một tốt hơn và cũng được phổ biến rộng
rãi hơn.Microsoft đã nâng cấp Windows trên một cơ sở nhất quán qua hai thập kỷ
qua.Phát hành một phiên bản Windows mới sau một vài năm; đôi khi phiên bản
mới chỉ là một nâng cấp nhỏ nhưng đôi khi lại là quá trình đại tu toàn bộ.
Cho ví dụ, Windows 95 (phát hành năm 1995), phiên bản được viết lại toàn bộ từ
Windows 3.X trước đó nhưng trong khi đó phiên bản kế tiếp, Windows 98, lại là
một nâng cấp và phiên bản Windows 98 thứ hai (năm 1999) thực sự không khác gì
một bản vá lỗi nhỏ.
Phiên bản Windows 7 (phát hành năm 2009), Windows Vista, phiên bản trước đó,
là một sự đại tu triệt để đối với hệ điều hành này thì Win7 cũng có vẻ giống như
Windows 98 – một nâng cấp bổ sung thứ thiệt.
Windows 8 được phát triển để có thể làm việc trên bất kì thiết bị nào, từ tablet đến
MTXT và máy tính để bàn.
Đó là việc dõi theo lịch sử phát triển của Windows, rõ ràng, các nâng cấp thứ yếu
thường được phát hành sau những nâng cấp chủ đạo. Ở đây Windows Vista là chủ
đạo, Windows 7 là thứ yếu, và đó cũng chính là chu trình phát triển hệ điều hành
của Microsoft.
Với những giới thiệu tổng quan trên, chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn về mỗi một
phiên bản liên tiếp của Windows – bắt đầu với hình thức sơ khai nhất của nó, hệ
điều hành được biết đến với tên DOS.
1. Sáng to sn phm khoa hc ca Window t năm 1981 đn nay
i DOS (1981)
Windows được phát triển từ hệ điều hành DOS ban đầu của Microsoft, đây là
hệ điều hành được phát hành năm 1981. Hệ điều hành mới này đã được Bill Gates và
Paul Allen phát triển để chạy trên máy tính cá nhân IBM, với giao diện hoàn toàn
bằng văn bản và các lệnh người dùng giản đơn.

Hình 1: Hệ điều hành đầu tiên của Microsoft - PC-DOS 1.0

Những cải tiến tiếp tục được thực hiện, IBM đã liên hệ với công ty
Microsoft để cung cấp hệ điều hành cho các máy tính IBM vào thời điểm ban đầu
này.Khi đó Gates và Allen đã mua QDOS (quick and dirty operating system) từ
Seattle Computer Products và đã điều chỉnh những cần thiết cho hệ thống máy tính
mới.
Hệ điều khi đó được gọi là DOS, viết tắt cho cụm từ disk operating system.
DOS là một tên chung cho hai hệ điều hành khác nhau. Khi được đóng gói với các
máy tính cá nhân IBM, DOS được gọi là PC DOS.Còn khi được bán dưới dạng
một gói riêng bởi Microsoft, DOS được gọi là MS-DOS.Tuy nhiên cả hai phiên
bản đều có chức năng tương tự nhau.
Hầu hết người dùng PC thế hệ đầu tiên đều phải học để điều hành máy tính
của họ bằng DOS. Nhưng hệ điều hành này không thân thiện một chút nào; nó yêu
cầu người dùng phải nhớ tất cả các lệnh và sử dụng các lệnh đó để thực hiện hầu
hết các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như việc copy các file, thay đổi thư
mục,…Ưu điểm chính của DOS là tốc độ và tiêu tốn ít bộ nhớ, đây là hai vấn đề
quan trọng khi hầu hết các máy tính chỉ có 640K bộ nhớ.
Nguyên lí sáng tạo:
Nguyên lí đẳng thể: rõ ràng ta nhận thấy với bộ nhớ ít, chỉ 640K thì không thể
thiết kế một phần mềm sử dụng nhiều bộ nhớ.
Nguyên lí rẻ thay cho mắc: Khi thiết kế hệ điều hành Dos, rõ ràng nếu muốn giảm
chi phí máy tính thì phải giảm khả năng của hệ điều hành.
ii Windows 1.0 (11/1985)
Microsoft tin rằng các máy tính các nhân sẽ trở thành xu thế chủ đạo, chúng phải
dễ dàng hơn trong sử dụng, bảo vệ cho sự tin tưởng đó chính là giao diện đồ họa người
dùng (GUI) thay cho giao diện dòng lệnh của DOS. Với quan điểm đó, Microsoft đã bắt
tay vào thực hiện phiên bản mở đầu của Windows vào năm 1983, và sản phẩm cuối cùng
được phát hành ra thị trường vào tháng 11 năm 1985.


Hình 2: Phiên bản đầu tiên của Windows - Windows 1.0

Windows ban đầu được gọi là Interface Manager, và không có gì ngoài một lớp
vỏ đồ họa đặt trên hệ điều hành DOS đang tồn tại. Trong khi DOS chỉ là một hệ điều
hành sử dụng các lệnh bằng văn bản và gắn chặt với bàn phím thì Windows 1.0 đã hỗ trợ
hoạt động kích vào thả của chuột.Tuy nhiên các cửa sổ trong giao diện hoàn toàn cứng
nhắc và không mang tính xếp chồng.
Không giống các hệ điều hành sau này, phiên bản đầu tiên của Windows này chỉ
có một vài tiện ích sơ đẳng.Nó chỉ có chương trình đồ họa Windows Paint, bộ soạn thảo
văn bản Windows Write, bộ lịch biểu, notepad và một đồng hồ. Tuy nhiên thời đó
Windows 1.0 cũng có Control Panel, đây là thành phần được sử dụng để cấu hình các
tính năng khác cho môi trường, và MS-DOS Executive - kẻ tiền nhiệm cho bộ quản lý
file Windows Explorer ngày nay.
Không hề ngạc nhiên vì Windows 1.0 không thành công như mong đợi. Do lúc đó
không có nhiều nhu cầu cho một giao diện đồ họa người dùng cho các ứng dụng văn bản
cho các máy tính PC của IBM và đây cũng là phiên bản Windows đầu tiên yêu cầu nhiều
công xuất hơn các máy tính vào thời đại đó.
Nguyên lí sáng tạo:
Nguyên tắc sử dụng trung gian:thay vì thao tác với kí tự để ra lệnh cho máy tính,
ta sử dụng đồ họa để ra lệnh cho máy tính.
Nguyên tắc kết hợp: kết hợp bàn phím và chuột để thao tác với máy tính. Tạo ra sự
thuận tiện về khả năng giao tiếp của con người với máy tính.
iii Windows 2.0 (1987)
Phiên bản thứ hai của Windows được phát hành vào năm 1987, đây là phiên bản
được cải tiến dựa trên phiên bản Windows 1.0. Phiên bản mới này đã bổ sung thêm các
cửa sổ có khả năng xếp chồng nhau và cho phép tối thiểu hóa các cửa sổ để chuyển qua
lại trong desktop bằng chuột.

Hình 3: Các cửa sổ xếp chồng của Windows 2.0
Trong phiên bản này, Windows 2.0 đã có trong nó các ứng dụng Word và Excel
của Microsoft. Lúc này Word và Excel là các ứng dụng đồ họa cạnh tranh với các đối thủ
khi đó WordPerfect và Lotus 1-2-3; các ứng dụng của Microsoft cần một giao diện đồ

họa để có thể chạy hợp thức, do đó Microsoft đã tích hợp chúng vào với Windows.
Lúc này không có nhiều ứng dụng tương thích với Windows.Chỉ có một ngoại lệ
đáng lưu ý đó là chương trình Aldus PageMaker.
Nguyên lý sáng tạo:
Nguyên lí chứa trong: một cửa sổ có nhiều cửa sổ bên trong nó. Trong nguyên lí
này màn hình desktop là một cửa sổ lớn cho phép chứa nhiều cửa sổ khác. Trong
Window 1.0 chúng ta có một màn hình máy tính và một cửa sổ được phép hiện thị nên
chúng ta không thể xem như nguyên lí này đã được sử dụng trong Window 1.0.
Nguyên lí kết hợp: thêm vào ứng dụng Word và Excel.
iv Windows 3.0 (1990)
Lần thứ ba có tiến bộ hơn các phiên bản trước rất nhiều và đánh dấu một mốc
quan trọng trong thương mại. Windows 3.0, phát hành năm 1990, là phiên bản thương
mại thành công đầu tiên của hệ điều hành, Microsoft đã bán được khoảng 10 triệu copy
trong hai năm trước khi nâng cấp lên 3.1. Đây là phiên bản hệ điều hành đa nhiệm đích
thực đầu tiên. Sau sự thành công với Macintosh của Apple, thế giới máy tính cá nhân đã
sẵn sàng cho một hệ điều hành đa nhiệm cùng với giao diện đồ họa người dùng.

Hình 4: Phiên bản Windows 3.0
Windows 3.0 là một cải thiện lớn so với các phiên bản trước đây.Giao diện của nó
đẹp hơn nhiều với các nút 3D và người dùng có thể thay đổi màu của desktop (tuy nhiên
thời điểm này chưa có các ảnh nền - wallpaper). Các chương trình được khởi chạy thông
qua chương trình Program Manager mới, và chương trình File Manager mới đã thay thế
cho chương trình MS-DOS Executive cũ trong vấn đề quản lý file. Đây cũng là phiên bản
đầu tiên của Windows có trò chơi Solitaire trong đó.Một điều quan trọng nữa là Windows
3.0 có một chế độ Protected/Enhanced cho phép các ứng dụng Windows nguyên bản có
thể sử dụng bộ nhớ nhiều hơn hệ điều hành DOS của nó.
Sau phát hành Windows 3.0, các ứng dụng được viết cho Windows được phát
triển rất rộng rãi trong khi đó các ứng dụng không cho Windows (non-Windows) thì
ngược lại.Windows 3.0 đã làm cho các ứng dụng Word và Excel đã đánh bại các đối thủ
cạnh tranh khác như WordPerfect, 1-2-3.

Nguyên lí sáng tạo:
Nguyên lí phẩm chất cục bộ: thay đổi ảnh giao diện, cải tiến khả năng dễ sử dụng.
Nguyên lí linh động: từ hệ điều hành không có nhiều ứng dụng của hãng thứ ba
sang hệ điều hành được nhiều hãng thứ ba phát triển các ứng dụng trên nó.
v Windows 3.1 (1992)
Windows 3.1, phát hành năm 1992, có thể coi là một nâng cấp cho phiên bản 3.0.
Phiên bản này không chỉ có các bản vá lỗi cần thiết mà nó còn là phiên bản đầu tiên mà
Windows hiển thị các font TrueType –làm cho Windows trở thành một nền tảng quan
trọng cho các máy desktop.Một điểm mới nữa trong Windows 3.1 là bộ bảo vệ màn hình
(screensaver) và hoạt động kéo và thả.

Hình 5: Các font TrueType của Windows 3.1
Nguyên lí sáng tạo:
Nguyên tắc kết hợp: ở phiên bản này Microsoft nâng cấp từng phần như bổ sung
thêm khả năng nhận biết font, khả năng kéo thả và cơ chế bảo vệ màn hình.
vi Windows cho các nhóm làm việc (Workgroup) (1992)
Cũng được phát hành vào năm 1992, Windows cho các nhóm làm việc (viết tắt là
WFW), là phiên bản dùng để kết nối đầu tiên của Windows. Ban đầu được phát triển như
một add-on của Windows 3.0, tuy nhiên WFW đã bổ sung thêm các driver và các giao
thức cần thiết (TCP/IP) cho việc kết nối mạng ngang hàng. Đây chính là phiên bản WFW
của Windows thích hợp với môi trường công ty.

×