Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hội chưng cổ vai cánh tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.31 KB, 10 trang )

VẬT LÝ TRỊ LIỆU
HỘI CHỨNG CỔ - VAI – CÁNH TAY

Đau vùng cổ-vai là một chứng bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi người,
nhất là ở độ tuổi từ 40 đến 60
Triệu chứng thường gặp là đau mỏi cổ, co thắt cơ vùng cổ vai 1 bên làm hạn
chế vận động cột sống cổ, đôi khi người bệnh có cảm giác tê lan xuống cánh tay
và bàn tay, bệnh có thể xảy ra đột ngột sau khi cử động nhanh vùng cổ, sau khi
ngủ dậy…Hoặc xảy ra từ từ tái phát nhiều lần và ngày càng nặng làm ảnh hưởng
đến chức năng sinh họat và công tác của người bệnh.
Các dấu hiệu trên là kết quả của những tác động trên các cấu trúc nhận cảm
giác đau ở vùng cổ như: dây chằng, gân cơ, các bề mặt khớp, mạch máu, các rể
thần kinh đi ra từ tủy sống.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau này như:
1. Tư thế xấu trong sinh hoạt và khi làm việc thường gặp ở những người
hay cúi cổ quá lâu, nằm gối quá cao hoặc có thói quen nghiêng cổ qua 1 bên
quá mức khiến các cơ cổ bị căng dãn và các khớp xương bị sai vị trí sinh lý
gây đau, mõi và cứng cột sống cổ
2. Chấn thương vùng cổ như té ngã do tai nạn hoặc bị 1 lực tác động trực
tiếp lên cột sống cổ
3. Thoái hóa cột sống cổ là bệnh thoái hóa loạn dưỡng của khớp, biểu hiện
sớm nhất ở sụn khớp sau đó có biến đổi ở bề mặt khớp và hình thành các
gai xương cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Thoái hóa cột sống cổ có thể
gây đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau có tính chất khu trú tại chổ ít khi lan
rộng ngoại trừ các chồi xương ở lổ liên hợp gây chèn ép rể và dây thần kinh.
. Đau thường xuất hiện và tăng lên khi vận động hay thay đổi tư thế.
4-Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống, là phần trên của cột sống ,nằm giữa
xương sọ và lồng ngực
Giữa 2 đốt sống là đĩa liên đốt hay còn gọi là đĩa đệm.Đĩa đệm là phần cấu
trúc không xương, bao gồm mâm sụn, vòng sợi và nhân nhày.


Đĩa đệm là 1cấu trúc rất chắc chắn, dẽo dai và linh hoạt, nó có chức năng
nâng đỡ cột sống trong điều kiện tĩnh (không họat động) và tham gia vào quá
trình vận động của cột sống.Ngòai ra đĩa đệm còn có chức năng chịu lực khi
cột sống bị nén ép
Khi ta nghiêng ra trước, nhân nhày sẽ di chuyển ra phía sau và ngược lại
Khi ta nghiêng sang bên nhân nhày sẽ di chuyển sang phía đối diện
Đĩa đệm được xem như là 1 hệ thống thẩm thấu có chức năng trao đổi
chất dịch giữa trong và ngoài khoang đĩa
Khi cột sống bị kéo dãn, áp suất trong khoang đĩa sẽ giãm xuống, điều này
sẽ tạo ra 1 lực hút chất dịch từ ngòai vào trong để tạo sự cân bằng áp suất.
Điều này có ý nghĩa điều trị trong các bệnh lý thóai hóa và lồi đĩa đệm được
điều trị bằng kỹ thuật kéo dãn cột sống
Khi cấu trúc bao xơ bị yếu do đứt một số vòng sợi thì áp lực của nhân
nhầy sẽ đẩy chổ đó phình ra, gọi là thoát vị đĩa đệm Đôi khi, thoát vị có thể
chèn ép dây thần kinh gây ra cảm giác đau lan đến những vùng khác của cơ
thể.
Các triệu chứng thường gặp
Bệnh nhân thường có cảm giác đau âm ỉ ở vùng vai gáy và cổ. Thỉnh thoảng
có những cơn đau chói như điện giật thoáng qua. Đau lan xuống cả cánh tay, cẳng
tay và lên gáy.
Các cơ vùng vai gáy luôn trong tình trạng co thắt. Một số người có cảm giác tê bì
các ngón tay, kèm theo có giảm cảm giác kiểu dẫn truyền dưới mức tổn thương.
Cử động cột sống cổ thường bị hạn chế hoặc có tiếng kêu
Teo cơ có thể gặp ở vùng vai,cánh tay, cẳng tay, bàn tay thường gặp ở những
người bị chèn ép rễ TK mãn tính
Điều trị
Điều trị nội khoa: Chủ yếu là các thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ,
chống thoái hóa TK kết hợp với nghĩ ngơi thư giãn vùng vai gáy
. Điều trị ngoại khoa
Phẩu thuật cắt bỏ gai xương gây chèn ép rể thần kinh tại lỗ liên hợp

Phẩu thuật lấy đĩa đệm trong trường hợp chèn ép TK mức độ nặng hoặc điều
trị bảo tồn thất bại
Vật lý trị liệu
Để có thể điều trị có hiệu quả tốt BN cần được lượng giá cẩn thận kết hợp với
chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh , từ đó đưa ra 1 chương trình
VLTL phù hợp cho từng người bệnh
Mục tiêu điều trị
− Giảm đau
− Giảm co thắt cơ
− Giảm chèn ép rể TK
− Tăng ROM cột sống cổ
− Duy trì & tăng sức cơ vùng cổ-vai
Chương trình điều trị
-Nhiệt trị liệu: Sóng ngắn hoặc đèn Hồng ngoại. TG: 15-20 phút
-Điện xung: dòng TENS 2 pha không đối xứng hoặc dòng giao thoa 4 cực. Điện
cực đặt dọc theo chỗ đau TG: 20 phút
− Siêu âm điều trị dùng sóng liên tục ,liều ấm( 1,2→1,8W/Cm2) tại cơ co thắt
− Kéo giãn cột sống cổ với trọng lượng trung bình từ 3Kg – 5Kg trong thời gian
10 – 15 phút
Tư thế ngồi kéo cổ thẳng trong trường hợp tổn thương ở các đốt sống cổ trên
( C1,C2,C3) và kéo cổ gập khoảng 30 – 35 độ trong trường hợp tổn thương
các đốt sống cổ dưới ( C4,C5,C6,C7 )
- Bài tập cột sống cổ nhằm mục đích duy trì lực cơ và tầm vận động cột sống cổ
BÀI TẬP XOAY KHỚP VAI
BÀI TẬP KÉO GIÃN CƠ CO THẮT
Mang nẹp cổ trong giai đoạn cấp có chèn ép rể TK
Phòng ngừa y học
Để phòng tránh bệnh lý cổ-vai và đề phòng đau tái phát chúng ta cần phải tuân thủ
1 số nguyên tắc sau đây:

1.Không nên xoay cổ một cách nhanh và đột ngột.
2.Những công việc cần gập cổ hay ngửa cổ trong thời gian dài thì phải có thời gian
nghỉ giải lao sau 1 giờ làm việc, đặc biệt cần tập mạnh các cơ xung quanh vùng cổ để
tránh mỏi cổ khi làm việc.

3.Những công việc phải ngồi lâu với máy vi tính cũng cần thời gian nghỉ giải lao; màn
hình máy vi tính phải ngang tầm mắt, bàn phím không nên để cao hay quá thấp, đặt
bàn phím sao cho xương cánh tay và cẳng tay vuông góc 90 độ
4.Đồ vật trong nhà cũng không đặt quá cao hoặc quá thấp. Đặt ngang tầm để khi lấy
không cần với cao, khi làm công việc nội trợ như lau nhà nên sử dụng những cây
chổi có chiều cao thích hợp, cần tránh cúi gập cổ quá lâu.
5.Khi ngủ không nên nằm gối quá cao.
6. Mang nẹp cổ khi phải làm việc liên tục trong khoảng thời gian dài hoặc đi xe trên
các đoạn đường xấu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×