HỘI CHỨNG CO GIẬT TRẺ EM
(Phần 2)
5. THỂ LÂM SÀNG CO GIẬT VÀ ĐỘNG KINH
5.1. Sốt cao co giật
5.1.1. Định nghĩa
Sốt cao co giật (SCCG) là những cơn co giật gây ra do sốt cao và không có
triệu chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Những cơn co giật này
thường xảy ra theo toàn thể kiểu tăng trương lực hay rung giật hay vừa tăng
trương lực vừa rung giật.
Sốt cao co giật hiếm khi tiến triển sang động kinh và thường khỏi đột ngột
không cần điều trị đặc hiệu. Đây là co giật thường gặp ở trẻ em với dự hậu tốt.
Tuy nhiên, sốt co giật có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng nặng như
viêm màng não. Vì vậy từng trẻ có sốt cao co giật cần được thăm khám kỹ lưỡng
và khảo sát thích hợp để tìm nguyên nhân gây sốt.
Sốt co giật thường độc lập với lứa tuổi và hiếm khi xuất hiện trước 9 tháng
và sau 5 tuổi. Thường gặp nhất trong khoảng tuổi 14-18 tháng tuổi và tần suất sốt
cao co giật thường khoảng 3-4% trẻ nhỏ. Tiên căn gia đình rõ rệt có sốt cao co giật
ở cha mẹ và anh em gợi ý có yếu tố gene. Các nghiên cứu liên kết lớn trên nhiều
gia đình đã vẽ được bản đồ gene co giật trên NST 19p và 8q 13-21 autosomal
dominant inheritance đã được chứng minh trên nhiều gia đình.
Tỷ lệ tái phát sốt cao co giật khoảng 25-50%, khoảng 9% có 3 cơn hay
nhiều hơn nữa. Cơn đầu tiên càng xảy ra sớm ở trẻ lứa tuổi càng nhỏ thì khả năng
tái phát càng cao nhất là đối với trẻ gái. Nelson và Ellenberg (1978) nhận thấy
50% cơn thứ hai xảy ra trong 6 tháng sau cơn đầu, 75 % xảy ra trong năm đầu sau
cơn thứ nhất và 90 % trong vòng 2 năm sao cơn thứ nhất.
5.1.2. Lâm sàng
- Co giật phối hợp với gia tăng thân nhiệt và thường xuất hiện khi nhiệt độ
39oC hoặc hơn.
- Cơn co giật điển hình là cơn lan toả, tăng trương lực và co cứng cơ kéo
dài khoảng vài giây đến 10 phút.
- Sau cơn trẻ có thể có lừ đừ một thời gian ngắn.
- Nếu sốt cao co giật kéo dài hơn 15 phút gợi ý một nguyên nhân thực thể
hơn như nhiễm trùng nhiễm độc và cần được thăm dò, đánh giá kỹ lưỡng hơn để
tìm nguyên nhân.
- Co giật không luôn thể hiện khi trẻ nhập viện do đó trách nhiệm quan
trọng nhất của BS là phải loại trừ viêm màng não và xác định nguyên nhân của
sốt. Nếu nghi nhờ có thể có khả năng viêm màng não thì có chỉ định chọc dò DNT
để thăm dò.
- Các nguyên nhân thường gặp của sốt cao co giật: nhiễm trùng hô hấp trên,
viêm tai giữa cấp
viêm họng viêm tai giữa, nhiễm siêu vi, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu
hóa, nhiễm trùng tiểu, sốt xuất huyết.
- Đo EEG không nên thực hiện thường quy ở trẻ sốt cao co giật đơn giản
mà chỉ nên chỉ định trong các ca sốt cao co giật không điển hình và ở trẻ có nguy
cơ tiến triển sang động kinh.
5.1.3. Phân loại sốt cao co giật
Cần phân biệt 2 dạng sốt cao co giật:
*Sốt cao co giật đơn gian
Các tiêu chuẩn chẩn đoán sốt cao co giật thể đơn giản:
1. Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi: thường bị nhất là từ 18 tháng đến 3 tuổi.
2. Trẻ sốt trên 39 oC, tuy nhiên nếu trẻ đã từng bị sốt cao co giật trước đó
thì chỉ cần sốt trên
38 oC đã có thể gây ra co giật.
3. Cơn co giật thường toàn thể.
4. Các cơn co giật thường ngắn và tự giới hạn trong 10-15 phút (93% các
trường hợp).
5. Sau cơn co giật không có dấu thần kinh định vị.
6. Không có dấu hiệu nhiễm trùng của hệ thần kinh trung ương
Yếu tố gia đình có liên quan đến 40% trẻ bị sốt cao co giật.
Diễn tiến: Thường sau cơn sốt cao co giật trẻ lừ đừ, mơ ngủ trước khi trở về
tình trạng bình
thường. Nhưng nếu trẻ đã được dùng thuốc an thần chống co giật như
Valium thì trẻ có thể ngủ lâu hơn.
*Sốt cao co giật phức tạp:
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Co giật khu trú.
- Thường kéo dài trên 15 phút đôi khi có thể 30 phút.
- Thường xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi.
- Trẻ chưa tỉnh lại sau 30 phút.