Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thảo luận thứ nhất khát quát về quyền sở hữu trí tuệ vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.13 KB, 18 trang )

Khoa Quản trị - Luật
Lớp Quản trị - Luật 44B_Nhóm 02

THẢO LUẬN THỨ NHẤT
KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Bộ mơn: ḶT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Thành viên:
1
2
3

Nguyễn Thị Thanh Trà
Nguyễn Thị Đoan Trang
Trương Thị Thùy Trang

1953401020239
1953401020251
1953401020257

4
5
6

Nguyễn Minh Triều
Thống Thanh Tuấn
Châu Phương Uyên

1953401020260
1953401020274
1953401020279


TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2022.


MỤC LỤC
A. Nội dung thảo luận tại lớp:...................................................................................1
A.1. Lý thuyết:........................................................................................................1
1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc
trưng gì so với các tài sản hữu hình?...................................................................1
2/ Phân tích đặc điểm tính lãnh thổ của quyền SHTT?.......................................2
3/ Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả....................................................................................................................... 2
4/ Tìm ít nhất 3 tranh chấp về quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế?....................3
A.2. Bài tập:...........................................................................................................5
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm những
gì? Nêu cơ sở pháp lý.........................................................................................5
2/ Theo Tịa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là
đối tượng quyền SHTT hay khơng? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?..........6
3/ Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác
giả hay quyền sở hữu công nghiệp không? Lập luận của tác giả như thế nào?...7
4/ Theo quan điểm của bạn, hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an
tồn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên
có là đối tượng của quyền SHTT hay khơng? Giải thích vì sao..........................8
B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHƠNG thảo luận trên lớp:.........9
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm những
đối tượng nào? Nêu cơ sở pháp lý.......................................................................9
2/ Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có phải là
đối tượng của quyền tác giả hay khơng? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?. 10
3/ Quan điểm của tác giả bình luận có rằng cho đối tượng đang tranh chấp là

đối tượng của quyền tác giả không? Lập luận của tác giả như thế nào về vấn đề


này?..................................................................................................................10
4/ Theo quan điểm của bạn, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu trên
có là đối tượng của quyền tác giả hay khơng? Giải thích vì sao?......................11
5/ Quy định của pháp luật các nước về tác phẩm kiến trúc như thế nào (SV phải
nêu được quy định của ít nhất 2 nước)..............................................................11


1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

A. Nội dung thảo luận tại lớp:
A.1. Lý thuyết:
1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc
trưng gì so với các tài sản hữu hình?
- Lý do cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ:
Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu: Việc bảo hộ sẽ khuyến khích sự sáng tạo,
thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu khoa học,
cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm chất lượng cho đời sống, cũng như trở
thành nguồn tài chính cho bản thân họ.
Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh: Bảo hộ góp phần vào giảm thiểu tổn thất
và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Giảm tình trạng chảy máu
chất xám, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến doanh thu và
uy tín cho các chủ thể.
Đối với người tiêu dùng: Bảo hộ tài sản trí tuệ giúp họ có nhiều cơ hội được
lựa chọn và sử dụng các mặt hàng chất lượng cao.

Đối với sự phát triển của quốc gia: Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, là
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư
nước ngồi trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, vì sẽ bảo vệ được các tài sản (hữu hình hay vơ
hình) của chính quốc gia đó.
- Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng:
Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vơ hình. Là tài sản khơng thể nhìn thấy được ở
dạng vật chất nhưng có thể định giá và trao đổi được.
Quyền sở hữu trí tuệ tồn tại dưới dạng quyền sở hữu tài sản và nhân thân. Do
đó, khơng thể được chuyển giao như tài sản hữu hình.


2

Pháp luật không đặt thời gian bảo hộ đối với tài sản vơ hình, nhưng quyền sở
hữu trí tuệ lại được đặt thời gian bảo hộ, ngồi ra cịn bị giới hạn về mặt khơng gian
và tính lãnh thổ.
Quyền sở hữu trí tuệ (trừ quyền tác giả) phải được đăng ký ở cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Đối với tài sản hữu hình thì khơng cần phải đăng ký (trừ động
sản và bất động sản) mà vẫn được pháp luật bảo hộ.
Quyền sở hữu trí tuệ hiện diện theo sự sáng tạo, tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo
hộ những thành quả sáng tạo có sự đóng góp nhất định cho sự phát triển của kinh tế
và xã hội. Một số thành quả sáng tạo khơng đem lại lợi ích cũng như khơng thể áp
dụng vào thực tế thì khơng được bảo hộ dưới dạng sở hữu trí tuệ.
2/ Phân tích đặc điểm tính lãnh thổ của quyền SHTT?
Quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo vệ trong phạm vi khơng gian nhất định, có
thể là lãnh thổ của một quốc gia hoặc là một khu vực, thậm chí là phạm vi toàn cầu,
tùy thuộc vào việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đó. Nghĩa là khi tiến hành đăng ký
xác lập quyền sở hữu trí tuệ thì phải đăng ký trong một phạm vi lãnh thổ nhất định,
khi đó quyền SHTT sẽ khơng có giá trị đối với phạm vi lãnh thổ nằm ngoài phạm vi

đã đăng ký, trừ trường hợp lãnh thổ khác cùng tham gia một ĐƯQT về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ với VN hoặc các ĐƯQT mà VN là thành viên.
Ví dụ: Vụ việc của Cà phê Trung Nguyên là một điển hình. Tháng 7/2000,
Công ty Trung Nguyên tiếp xúc với Rice Field với mục đích đưa sản phẩm sang thị
trường Mỹ. Tuy nhiên, khi hai bên còn đang thương thảo, chưa đi đến ký thỏa thuận
hợp đồng thì phía đối tác đã đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên với
các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO). Đứng trước
nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ, một mặt Cafe Trung Nguyên nộp đơn
đăng ký bảo hộ với các cơ quan chức năng Hoa Kỳ, với WIPO; mặt khác tiến hành
thương thảo, đàm phán với Rice Field. Kết quả là, WIPO đã khơng chấp nhận bảo
hộ cho Rice Field, cịn cơng ty này cùng đành lùi bước.
3/ Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định
như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do


3

mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và
thể hiện tác phẩm dưới dạng hình thức nhất định. Thơng qua quá trình lao động
sáng tạo hoặc một tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả thì những tổ
chức, cá nhân đó được xem là chủ thể của quyền tác giả.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định
như sau: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi là quyền liên quan) là quyền của
cá nhân, tổ chức đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh,
chương trình phát sóng mang chương trình được mã hóa”. Có thể được hiểu, những
chủ thể được sở hữu quyền liên quan này khi họ thực hiện một cuộc biểu diễn, hoặc
tổ chức một buổi ghi hình, ghi âm, buổi biểu diễn…
Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan:

Để có được quyền liên quan, các chủ thể như: người biểu diễn và nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình… phải biểu diễn, thể hiện, phát sóng, tổ chức dựa trên tác
phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả. Tức là người biểu diễn, nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình, người phát sóng có vai trị trung gian, truyền đạt, thơng tin, nội
dung, giá trị của tác phẩm gốc đến với cơng chúng. Đó chính là lý do tại sao quyền
trung gian này được gọi tên là: quyền liên quan đến quyền tác giả.
Như vậy, mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan được hiểu như
sau: một tác phẩm được khi ra đời, được thể hiện dưới hình thức nhất định, được
cơng bố nhưng chưa chắc được cộng đồng đón nhận, tiếp thu hết thơng tin, giá trị
mà tác phẩm đó mang lại. Thông qua các chủ thể trung gian của quyền liên quan,
tác phẩm đó có thể đi vào lịng người hơn, được công chúng đánh giá cao hơn bởi
khả năng truyền đạt hấp dẫn và kỹ xảo của người biểu diễn, cũng như tổ chức phát
sóng, ghi âm, ghi hình…

4/ Tìm ít nhất 3 tranh chấp về quyền tác giả, nhãn hiệu, sáng chế?
Tranh chấp về quyền tác giả:
Công ty PT có đầu tư làm truyện tranh thiếu nhi. Ơng L làm việc tại cơng ty
PT với vị trí vẽ tranh, ơng L xây dựng hình tượng 4 nhân vật A, B, C, D để sáng tác
bộ truyện tranh E. Ông L hình thành ý tưởng và trực tiếp phác họa nhân vật. Công
ty PT hỗ trợ mua tự liệu, xử lý màu. Sau khi ông L nghỉ việc tại cơng ty PT thì cơng


4

ty đã tạo ra nhiều biến thể khác dựa trên các hình tượng nhân vật của ơng. Sau đó
ơng khởi kiện cơng ty PT.
Ơng L u cầu cơng nhận ơng là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật
A, B, C, D. Buộc công ty PT chấm dứt hành vi sử dụng và tạo ra các biến thể khác
dựa trên các nhân vật của ông. Buộc công ty phải chính thức xin lỗi và thanh tốn
chi phí luật sư là 20 000 000 vnđ.

TAND quận 1 xử sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông L. Công ty
PT không chấp nhận bị xử thua, kháng cáo tồn bộ bản án. Tịa phúc thẩm xác định
ơng L là tác giả 4 hình tượng A, B, C, D trong tác phẩm E.
Tranh chấp về nhãn hiệu:
Ngày 26/1/2015, Acecook phát hiện sản phẩm Hảo Hạng của Asia Foods có
kiểu dáng thiết kế bao bì gây nhầm lẫn với mì Hảo Hảo. Cụ thể, kiểu chữ, hình tơ
mì, sợi mì tơm, màu sắc chủ đạo của bao bì tạo nên một tổng thể tương tự gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo đã được bảo hộ và Cục Sở hữu trí tuệ cơng nhận.
Cho rằng thiết kế mới đây của mì Hảo Hạng giống hệt với bao bì mì Hảo Hảo
của mình, Acecook Việt Nam quyết định kiện ra tịa, yêu cầu bốn vấn đề: xác định
hành vi vi phạm của Asia Foods, buộc chấm dứt vi phạm, Asia Foods đăng báo xin
lỗi công khai trong ba kỳ, bồi thường thiệt hại gần 700 triệu đồng cho Acecook.
Đầu tháng 2/2015, Acecook Việt Nam gửi công văn khuyến cáo Asia Foods
về hành vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu. Sau đó, 2 bên nhiều
lần làm việc với nhau nhưng khơng đạt được thống nhất.
Tại phiên tịa sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên mì Hảo Hạng của
Asia Foods có hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với mì Hảo Hảo của
Acecook. Do đó Asia Foods phải chấm dứt vi phạm, đăng báo xin lỗi cơng khai ba
kỳ liên tiếp. Tịa cũng tun Asia Foods bồi thường 80 triệu đồng chi phí luật sư
cho Acecook.
Tranh chấp về nhãn hiêu Asana:
Năm 2008, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương được cấp
giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Asano.


5

Đến năm 2015, Công ty phát hiện trên thị trường có Cơng ty cổ phần Điện tử
Asanzo Việt Nam sử dụng nhãn hiệu Asanzo có kiểu dáng, mẫu mã giống với nhãn
hiệu Asano mà công ty đã được đăng ký bảo hộ.

Ngày 10/8/2015, Công ty Đông Phương đã gửi hồ sơ cho Viện Khoa học sở
hữu trí tuệ để giám định.
Ngày 18/8/2015, kết luận giám định khẳng định, dấu hiệu Asanzo là yếu tố
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Asano.
Cơng ty Đơng Phương sau đó gửi văn bản u cầu xử phạt hành vi trên tới các
cơ quan chức năng, nhưng khơng nhận được phản hồi. Trong khi đó, Công ty
Asanzo vẫn quảng bá rộng rã nhãn hiệu trên các phương tiện đại chúng.
Vì vậy, Cơng ty Đơng Phương đã gửi khởi kiện vụ việc ra tòa án, yêu cầu
Công ty Asanzo phải bồi thường thiệt hại số tiền tạm tính là 500 triệu đồng, xin lỗi
cải chính cơng khai và xóa bỏ tồn bộ hàng hóa đang dán nhãn hiệu.
Bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM năm 2018 đã tuyên buộc Công ty Asanzo
chấm dứt hành vi xâm phạm, xóa bỏ nhãn hiệu Asanzo, hình đã dán trên các sản
phẩm và buộc công ty này phải bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho Công ty Đông
Phương.
A.2. Bài tập:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 1 “Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ” (gồm cả phần
tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
và trả lời các câu hỏi sau đây:
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm những
gì? Nêu cơ sở pháp lý.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ cơng bố tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là
đối tượng quyền SHTT hay khơng? Vì sao?
Theo quy định tại Điều 3 Luật SHTT 2005 quy định về đối tượng quyền
SHTT bao gồm:


6

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân
giống.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm đối với 7 loại rượu không phải là đối tượng
quyền SHTT. Bởi vì, căn cứ vào Khoản 1, 2 Điều 3 Luật SHTT 2005 hồ sơ công bố
tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu 6 không thuộc
một trong các đối tượng của quyền tác giả hoặc quyền sở hữu trí tuệ. Mặt khác, theo
Khoản 2, Điêu 15, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với 7 loại rượu được ban hành theo mẫu của Bộ Y tế - đây là văn bản hành
chính nên là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả. Do vậy, hồ sơ
công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không
là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
2/ Theo Tịa án xác định, các hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an
tồn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là
đối tượng quyền SHTT hay khơng? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?
Theo Tịa án xác định các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp không là đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ.
Các hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở
Phước Lộc Thọ được sở y tế thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, được thực hiện
trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2004 và sử dụng từ đó cho đến năm
2009; nên đối chiếu với việc sở hữu trí tuệ thời gian này áp dụng các quy định về sở
hữu trí tuệ quy định trong BLDS 1995 và Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
Theo các Điều 747, 781, 788 BLDS 1995 các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được chấp nhận bởi cơ sở y tế không phải là đối



7

tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Ơng Trí cũng khơng có các văn bản bảo hộ được
cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nên khơng xác định đối tượng này là các đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ.
Mặt khác theo Điều 3, 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 2 Điều 21 Nghị
định 101/2016 NĐ-CP các hồ sơ này không phải là đối tượng sở hữu trí tuệ được
pháp luật bảo hộ; do vậy các tranh chấp việc sử dụng các hồ sơ công bố tiêu chuẩn
chất lượng vệ sinh, an tồn, thực phẩm khơng thuộc sự điều chỉnh của các quy định
pháp luật về sở hữu trí tuệ mà các hồ sơ này này được xác định là là quyền tài sản.
3/ Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền
tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp không? Lập luận của tác giả như thế
nào?
Quan điểm của tác giả bình luận cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không là đối tượng của quyền
tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp.
Lập luận của tác giả:
Hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là tập hợp các tài liệu để
chứng minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa, sản
phẩm của chú thể kinh doanh đó đat được các yêu cầu nhất định trước khi đưa vào
lưu thông thị trường … Hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của
doanh nghiệp là điều kiện cần để doanh nghiệp đó thực hiện việc sản xuất kinh
doanh.
Trong các loại hình tác phấm được bảo hộ Theo điều 14 LSHTT thì khơng có
đối tượng là hồ sơ cơng bố chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm. Hồ sơ này thực
chất là tập hợp những tài liệu có liên quan đến chất lượng, điều kiện vệ sinh, an toàn
thực phẩm được ban hành theo mẫu của Bộ Y tế. Đây là các văn bản hành chính để

thực hiện chức năng quản lý hành chính trong lĩnh vự vệ sinh, an tồn thực phẩm.
Chính vì vậy mà tình sáng tạo trong hồ sơ này hồn tồn khơng có. Khi khơng đáp
ứng được điều kiện có tính sáng tạo thì đối tượng này khơng được bảo hộ dưới dạng
quyền tác giả.


8

Hồ sơ cơng bố chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm khơng phải là bí mật kinh
doanh vì khơng thỏa mãn điều kiện chung đối với bị mất kinh doanh được bảo hộ
theo Điều 84 LSHTT. Hồ sơ này cũng khơng phải là sáng chế vì khơng thỏa tính
mới của sáng chế theo Điều 60 LSHTT.
4/ Theo quan điểm của bạn, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên
có là đối tượng của quyền SHTT hay khơng? Giải thích vì sao.
Áp dụng luật SHTT hiện hành thì hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, bởi
vì các lý do sau:
Thứ nhất, theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật này thì hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm đối với 7 loại rượu trong vụ án này không
thuộc đối tượng không thuộc một trong các đối tượng của quyền tác giả hoặc quyền
sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với 7 loại rượu này được ban hành theo mẫu 1 Phụ lục 1 NĐ 15/2018/NĐ-CP nên
đây là văn bản hành chính. Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ
sung 2009, 2019 đây là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả. Vì
vậy, hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại
rượu không là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu,

tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Xét mối liên quan giữa hồ sơ công bố tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm với các đối tượng nói trên có thể thấy rằng hồ
sơ cơng bố sản phẩm có thể có mối liên hệ với bí mật kinh doanh và sáng chế. Theo
đó, điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh quy định tại Điều 84 Luật SHTT như sau:
“Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ Bí mật kinh
doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và khơng dễ dàng có được;


9

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh
doanh lợi thế so với người khơng nắm giữ hoặc khơng sử dụng bí mật kinh doanh
đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh
doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Từ quy định trên có thể thấy một đối tượng muốn được bảo hộ là bí mật kinh
doanh thì phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Mà điều kiện này thì hồ sơ cơng bố
khơng đáp ứng được, vì vậy hồ sơ công bố sản phẩm không được xem là bí mật
kinh doanh nên khơng được xem là đối tượng sở hữu trí tuệ.
Mặt khác, đối với sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng quy trình (quy trình
sản xuất, điều chế). Tuy nhiên, hồ sơ cơng bố sản phẩm là hồ sơ công bố chất lượng
theo mẫu của Bộ Y tế, điều này làm mất đi tính mới của sáng chế được quy định tại
Điều 60 Luật SHTT. Theo đó, sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được bộc
lộ cơng khai dưới hình thức như sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức
thể hiện khác. Một đối tượng muốn được bảo hộ dưới dạng sáng chế phải đáp ứng
các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng cơng nghiệp. Hồ sơ
cơng bố sản phẩm có thể mơ tả quy trình chế biến sản phẩm đó, nhưng nếu thể hiện
dưới dạng mơ tả trong hồ sơ thì khơng đáp ứng được tính mới nên cũng khơng được
bảo hộ và cũng khơng là đối tượng sở hữu trí tuệ.

B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 4 “Bảo hộ tác phẩm kiến trúc” (gồm cả phần tình
huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và
trả lời các câu hỏi sau đây:
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm những
đối tượng nào? Nêu cơ sở pháp lý.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì quyền tác
giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì các loại hình
tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả sẽ bao gồm:
Thứ nhất: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học:


10

+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác
được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau
đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, cơng trình khoa
học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Thứ hai: Các tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định của pháp luật
nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác
phẩm phái sinh.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì tác phẩm kiến trúc
có phải là đối tượng quyền tác giả hay khơng? Vì sao?
Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: Bản vẽ
thiết kế kiến trúc về cơng trình hoặc tổ hợp các cơng trình, nội thất, phong cảnh và
Cơng trình kiến trúc được bảo hộ theo quyền tác giả nếu có đủ điều kiện luật định
căn cứ vào Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
2/ Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có phải
là đối tượng của quyền tác giả hay khơng? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?
Theo Tịa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp là đối
tượng của quyền tác giả. Vì Toà án cho rằng các bản vẽ thiết kế đã được Cục Bản
quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Mặt khác, theo Điểm i,


11

Khoản 1, Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các bản vẽ này là các tác phẩm kiến
trúc, thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Do vậy, Toà án xác định đối tượng
đang tranh chấp là đối tượng của quyền tác giả.
3/ Quan điểm của tác giả bình luận có rằng cho đối tượng đang tranh chấp là
đối tượng của quyền tác giả không? Lập luận của tác giả như thế nào về vấn đề
này?
Quan điểm của tác giả bình luận cho rằng đối tượng đang tranh chấp là đối
tượng của quyền tác giả, cụ thể đối tượng đang tranh chấp thuộc tác phẩm kiến trúc
(Bản vẽ thiết kế).
Thứ nhất, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được
thể hiện dưới dạng vật chất nhất định theo khoản 1 Điều 6 LSHTT.
Thứ hai, nội dung thiết kế là ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch khơng

gian đã hoặc chưa xây dựng.
Các lập luận của tác giả như sau:
Các bản vẽ này đều là các bản vẽ thiết kế nên thỏa mãn yêu cầu thứ nhất về
điều kiện tác phẩm kiến trúc.
Nếu tên gọi của bản vẽ được đề cập đúng như nội dung của bản vẽ là “cơng
trình xây dựng” thì phù hợp với đặc điểm thứ hai của tác phẩm kiến trúc.
Cơ sở pháp lý điểm i khoản 1 Điều 14 LSHTT, theo tinh thần tại khoản 1 Điều
15 NĐ 22/2018.
4/ Theo quan điểm của bạn, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu
trên có là đối tượng của quyền tác giả hay khơng? Giải thích vì sao?
Theo quan điểm nhóm, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống nêu trên là
đối tượng của quyền tác giả.
Thứ nhất, bản vẽ thiết kế kiến trúc là tác phấm kiến trúc theo tinh thần tại
khoản 1 Điều 15 NĐ 22/2018 vì là tác phẩm kiến trúc nên được bảo hộ quyền tác
giả theo điểm i khoản 1 Điều 14 LSHTT
Thứ hai. bản vẽ thiết kế là tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới dạng vật
chất nhất định nên quyền tác giả tự động phát sinh theo khoàn 1 Điều 6. Hơn thế


12

nữa là trong tình huống này Bản vẽ thiết kế đã được Cục Bản quyền tác giả cấp
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
5/ Quy định của pháp luật các nước về tác phẩm kiến trúc như thế nào (SV
phải nêu được quy định của ít nhất 2 nước).
Pháp luật Việt Nam
Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí
tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về
ngôi nhà, cơng trình xây dựng, quy hoạch khơng gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc
chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt

đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngơi nhà, cơng trình, tổ hợp
cơng trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô
thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả được hình thành kể từ
khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định. Việc bảo hộ
tác phẩm kiến trúc không phải là thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả. Tuy
nhiên, đó là một thủ tục cần thiết để tác giả tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình,
nhất là trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Quyền bảo vệ tác phẩm.
Tác giả được quyền bảo vệ tác phẩm của mình trong thẩm tra xét duyệt thiết
kế, trong thi công và sử dụng cơng trình.
Tác giả được ưu tiên thiết kế ở những giai đoạn tiếp theo sau khi phương án
thiết kế dự thi, luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) đã được
phê duyệt.
Trong quá trình thi cơng xây dựng tác giả có quyền giám sát tác phẩm theo các
quy định hiện hành. Mọi sửa đổi bản thiết kế đã được phê duyệt phải được sự chấp
thuận của tác giả, chủ cơng trình và cơ quan phê duyệt. Trường hợp các sửa đổi
khơng có chấp nhận sẽ do một hội đồng gồm đại diện chủ cơng trình, cơ quan quản
lý Nhà nước chuyên ngành (Bộ, Sở Xây dựng), đơn vị thi công và tác giả cùng xem
xét, quyết định.
Tác giả là một thành viên của đại diện tổ chức thiết kế trong Hội đồng nghiệm
thu các cấp.


13

Trong q trình sử dụng chủ sở hữu cơng trình muốn thay đổi hình khối, các
yếu tố tổ hợp mặt đứng, tổ chức khơng gian, kết cấu chịu lực chính cần thoả thuận
với tác giả hoặc với cơ quan quản lý xây dựng có thẩm quyền đối với trường hợp
khơng hỏi được tác giả (tác giả ở xa hoặc đã chết).

Bảo hộ quyền tác giả.
Các quyền tác giả được bảo hộ theo luật định và mọi tác giả đều được bảo hộ
quyền này bình đẳng trước pháp luật. Mọi vi phạm và tranh chấp về quyền tác giả,
tuỳ theo nội dung và tính chất sẽ được giải quyết bằng quyết định của cơ quan bảo
hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc với sự tham gia của Cục giám định thiết kế và
xây dựng Nhà nước, cơ quan quản lý chun ngành có thẩm quyền hoặc của tồ án
theo Điều 6 của Nghị định số 142-HĐBT.
Như vậy, đối với các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc
quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu
trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền
trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ
sở hữu quyền tác giả.
Theo đó, thời gian bảo hộ tác phẩm kiến trúc là suốt cuộc đời tác giả và 50
năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn
bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Pháp luật Hoa Kỳ:
Quy định tại Điều 120 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
“Điều 120: Phạm vi quyền độc quyền đối với tác phẩm kiến trúc:
(a) Các trình bày hình ảnh được phép: Quyền tác giả đối với một tác phẩm
kiến trúc mà đã được xây dựng không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra, phân
phối, trình bày tranh, hoạ, ảnh, hoặc các trình bày hình ảnh khác của tác phẩm,
nếu cơng trình mà trên đó biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn
từ, một nơi cơng cộng.
(b) Sửa đổi và dỡ bỏ cơng trình xây dựng: Không trái với các quy định của
Điều 106(2), chủ sở hữu cơng trình thể hiện một tác phẩm kiến trúc có thể, khơng
cần sự cho phép của tác giả hoặc chủ chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm kiến


14


trúc đó, thực hiện hoặc cho phép thực hiện sự sửa đổi đối với cơng trình này, và dỡ
bỏ hoặc cho phép phá hủy cơng trình này”.
Có thể thấy, pháp luật Hoa Kỳ quy định quyền tác giả đối với tác phẩm kiến
trúc bị xâm phạm không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra tác phẩm (tháo dỡ
cơng trình) trong trường hợp “biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm
nhìn từ, một nơi cơng cộng”. Như vậy, một cơng trình đã được xây dựng thì quyền
tác giả sẽ không bao gồm quyền yêu cầu ngừng xây dựng hoặc tháo dỡ. Nói cách
khác, việc tác giả yêu cầu tháo dỡ cơng trình xâm phạm quyền tác giả sẽ không
được chấp nhận.
Pháp luật Thuỵ Điển:
Pháp luật Thụy Điển về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bị
xâm phạm theo hướng bắt buộc cá nhân xâm phạm phải giao nộp lại cho tác giả
hoặc người thừa kế của tác giả dù cho bất cứ lý do gì. Tuy nhiên Tịa án khơng bắt
buộc tháo dỡ, sửa đổi các cơng trình đã tiến hành xây dựng. Cụ thể, Điều 55 Luật
Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển quy định như sau:
“Người nào tiến hành các hành vi liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm
theo Điều 53, dù có lý do chính đáng hay khơng chính đáng đều phải giao nộp lại
cho tác giả hoặc người thừa kế của tác giả các thiết bị liên quan đến việc vi phạm
hoặc xâm phạm. Tương tự cũng áp dụng đối với bản chữ, bản khắc in, khuôn đúc
nặn, hoặc các thiết bị tương tự có thể sử dụng để sản xuất ra các vật thuộc các thể
loại đã được đề cập đến.
Thay vì ban hành lệnh phải giao nộp lại như nêu trong đoạn 1, theo yêu cầu
của tác giả hoặc người thừa kế của tác giả, liên quan đến những gì được coi là có
lý do, Tồ án có thể ra lệnh là những vật này sẽ bị tiêu hủy hoặc sửa đổi theo các
cách thức đặc biệt hoặc các biện pháp khác sẽ được tiến hành để ngăn chặn việc sử
dụng không được phép. […]. Những quy định của đoạn 1 và 3 không được áp dụng
đối với những người có được tài sản hoặc quyền đối với tài sản đó một cách hợp
pháp, cũng như trường hợp liên quan đến cơng trình xây dựng một tác phẩm kiến
trúc”.

Như vậy, các quyền tác giả tác phẩm kiến trúc là không tuyệt đối. Quy
định này xuất phát từ những thiệt hại phát sinh từ việc tháo dỡ cơng trình này, đồng


15

thời lỗi xuất phát từ phía bên thi cơng chức khơng hồn tồn từ chủ sở hữu cơng
trình. Do vậy, pháp luật Thụy Điển và Hoa Kỳ quy định theo hướng như trên là hợp
lý, bởi lẽ ngoài biện pháp bắt buộc tháo dỡ cơng trình thì cịn rất nhiều biện pháp
khác có thể bảo vệ quyền, lợi ích của tác giả như: quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại (cả mặt vật chất lẫn tinh thần), để tên tác giả thay vì tên kiến trúc sư đã xâm
phạm quyền,…
Thơng qua việc tham khảo những quy định của pháp luật nước ngoài đối với quyền
tác giả về tác phẩm kiến trúc sẽ giúp pháp luật Sở hữu trí tuệ nước ta được hoàn
thiện hơn, rõ ràng hơn.



×