Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Nghiên cứu phát hiện và xác định hàm lượng sibutramine, phenolphthalein trộn trái phép trong thực phẩm chức năng giảm cân nguồn gốc thảo dược bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.73 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THÁI NGỌC MAI

NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN VÀ XÁC ĐỊNH
HÀM LƢỢNG SIBUTRAMINE,
PHENOLPHTHALEIN TRỘN TRÁI PHÉP
TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
GIẢM CÂN NGUỒN GỐC THẢO DƢỢC
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG
HIỆU NĂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

Cần Thơ - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THÁI NGỌC MAI

NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN VÀ XÁC ĐỊNH
HÀM LƢỢNG SIBUTRAMINE,


PHENOLPHTHALEIN TRỘN TRÁI PHÉP
TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢM
CÂN NGUỒN GỐC THẢO DƢỢC BẰNG
PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG
HIỆU NĂNG CAO
Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc và độc chất
Mã số: 8720210

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Vân
Cần Thơ – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là thành quả nghiên cứu của tôi. Những kết quả
trong luận văn này hồn tồn là trung thực và chƣa đƣợc cơng bố trong bất kì
nghiên cứu nào.
Cần Thơ, ngày 29 tháng 09 năm 2020

Nguyễn Thái Ngọc Mai


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên em xin đƣợc gửi đến Mẹ, ngƣời đã luôn quan tâm,
động viên và dõi theo em trong suốt chặng đƣờng vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Vân
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, Cơ đã tận tình hƣớng dẫn, truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, truyền cho em niềm đam mê đối
với nghiên cứu khoa học.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị, em tại trung tâm Kiểm nghiệm
Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Cần Thơ, đặc biệt là ThS. Dƣơng Ngọc Châu
đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ em rất nhiều trong thời gian em
thực hiện luận văn tại đây.
Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn đến những anh chị thành viên của lớp
Chuyên khoa I và Cao học Kiểm nghiệm thuốc và Độc chất khóa 2018 – 2020
và những ngƣời bạn đã ln đồng hành, tiếp thêm cho em rất nhiều động lực
để vƣợt qua khó khăn và thử thách.


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Tổng quan về sibutramine và phenolphthalein ........................................... 3
1.1.1. Sibutramine .......................................................................................... 3
1.1.2. Phenolphthalein .................................................................................... 5
1.2. Tổng quan về thực phẩm chức năng giảm cân ........................................... 7
1.3. Tình hình thực phẩm chức năng giảm cân trộn phenolphthalein,
sibutramine trái phép trong và ngoài nƣớc ........................................................ 8
1.4. Một số phƣơng pháp xử lý mẫu phân tích chứa sibutramine,
phenolphthalein................................................................................................ 11
1.5. Một số nghiên cứu liên quan trong và ngoài nƣớc ................................... 12

1.5.1. Nghiên cứu trong nƣớc....................................................................... 12
1.5.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài ...................................................................... 12
1.5.3. Một số phƣơng pháp phân tích sibutramine và phenolphthalein ....... 13
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 19
2.1. Đối tƣợng .................................................................................................. 19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 22


2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................................... 22
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................... 22
2.2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 22
2.2.5. Phƣơng pháp thu thập và đánh giá số liệu ......................................... 33
2.2.6. Phƣơng pháp kiểm soát sai số ............................................................ 33
2.2.7. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 34
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ......................................................................................... 35
3.1. Kết quả xây dựng và thẩm định quy trình định lƣợng đồng thời
phenolphthalein và sibutramine có trong TPCN giảm cân bằng phƣơng
pháp HPLC-PDA ............................................................................................. 35
3.2. Kết quả ứng dụng quy trình đã thẩm định xác định hàm lƣợng
sibutramine, phenolphthalein trộn trái phép trong một số thực phẩm chức
năng giảm cân đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng ......................................... 50
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 52
4.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lƣợng đồng thời sibutramine và
phenolphthalein có trong TPCN giảm cân bằng phƣơng pháp HPLC –
PDA… ............................................................................................................. 52
4.2. Ứng dụng quy trình đã thẩm định xác định hàm lƣợng sibutramine,
phenolphthalein trộn trái phép trong một số thực phẩm chức năng giảm cân
đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng ................................................................. 65

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
AOAC
Association of Official
Analytical Community
ACN
ATTP
CE
Capillary Electrophoresis
EMA
European Medicines Agency
FDA
U.S Food and Drug
Administration
GC
Gas Chromatography
HAS
Health Science Authority
HPLC
High Performance Liquid
Chromatography
ICH
International Conference on

Harmonization
LC
LOD
LOQ
MeOH
MS
PDA
RSD
SD
SPE
HPTLC
TNHH
TPCN
UFLC
UPLC
UV-Vis
WHO

Liquid Chromatography
Limit of Detection
Limit of Quantification
Mass Spectometry
Photodiode Array
Relative Standard Deviation
Standard Deviation
Solid Phase Extraction
High Performance Thin
Layer Chromatography

Utrafast Liquid

Chromatography
Ultra Performance Liquid
Chromatography
Ultraviolet-Visible
World Health Organization

Tiếng Việt
Hiệp hội hóa học phân tích
quốc tế
Acetonitril
Cục An tồn Thực phẩm
Điện di mao quản
Cơ quan Thuốc Châu Âu
Cục Quản lý Thực phẩm và
Dƣợc phẩm Hoa Kỳ
Sắc ký khí
Cơ quan Khoa học Y tế
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Hội nghị quốc tế về hài hịa hóa
các thủ tục đăng ký dƣợc phẩm
sử dụng cho con ngƣời
Sắc ký lỏng
Giới hạn phát hiện
Giới hạn định lƣợng
Methanol
Khối phổ
Đầu dò dãy diod quang
Độ lệch chuẩn tƣơng đối
Độ lệch chuẩn
Chiết pha rắn

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
Trách nhiệm hữu hạn
Thực phẩm chức năng
Sắc ký lỏng siêu nhanh
Sắc ký lỏng siêu cao áp
Tử ngoại - Khả kiến
Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các phƣơng pháp xử lý mẫu trong phân tích sibutramine và
phenolphthalein ............................................................................................... 11
Bảng 1.2. Các nghiên cứu phân tích sibutramine và phenolphthalein bằng
phƣơng pháp HPLC......................................................................................... 16
Bảng 2.1. Các chất chuẩn trong nghiên cứu ................................................... 20
Bảng 2.2. Các dung mơi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ........................ 20
Bảng 2.3. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 21
Bảng 2.4. Các hệ pha động đƣợc khảo sát chế độ rửa giải đẳng dòng ........... 23
Bảng 2.5. Các pha động đƣợc khảo sát ở chế độ rửa giải gradient ................. 24
Bảng 2.6. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng quy trình chiết .............................. 26
Bảng 2.7. Mơ tả thí nghiệm khảo sát quy trình chiết ...................................... 27
Bảng 2.8. Thông tin các mẫu TPCN giảm cân thu thập trên thị trƣờng ......... 31
Bảng 3.1. Kêt quả khảo sát các hệ pha động ở chế độ rửa giải đẳng dòng

35

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát các hệ pha động ở chế độ rửa giải gradient ........ 36
Bảng 3.3. Chƣơng trình gradient trong nghiên cứu ........................................ 38
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát dung môi chiết .................................................... 39

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tỉ lệ khối lƣợng mẫu và thể tích dung môi chiết
..................................................................................................................... …39
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát thời gian siêu âm ................................................. 40
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát số lần chiết .......................................................... 40
Bảng 3.8. Kết quả tính tƣơng thích hệ thống trên hỗn hợp chuẩn .................. 43
Bảng 3.9. Độ tinh khiết pic phenolphthalein và sibutramine của mẫu thử thêm
chuẩn ............................................................................................................... 45
Bảng 3.10. Kết quả thẩm định LOD và LOQ ................................................. 46
Bảng 3.11. Kết quả độ chính xác trong ngày .................................................. 47


Bảng 3.12. Kết quả độ chính xác liên ngày .................................................... 48
Bảng 3.13. Kết quả thẩm định độ đúng........................................................... 49
Bảng 3.14. Kết qủa phân tích sibutramine và phenolphthalein trong một số
mẫu thực phẩm chức năng giảm cân ............................................................... 50
Bảng 4.1. Phân tích tuyến tính của phenolphthalein

61

Bảng 4.2. Phân tích tuyến tính của sibutramine.............................................. 62


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của sibutramine ................................................... 3
Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo của phenolphthalein ............................................ 5
Hình 2.1. Hệ thống UFLC sử dụng trong nghiên cứu..................................... 21
Hình 3.1. Sắc ký đồ hệ pha động 9 trên mẫu thử thêm chuẩn ........................ 36
Hình 3.2. Chồng phổ sắc ký đồ các bƣớc sóng phân tích đƣợc khảo sát ........ 37
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát quy trình chiết ........................... 41

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình xử lý mẫu ............................................................... 41
Hình 3.5. Sắc ký đồ mẫu thử trƣớc khi loại tạp .............................................. 42
Hình 3.6. Sắc ký đồ mẫu thử sau khi loại tạp ................................................. 42
Hình 3.7. Chồng phổ sắc ký đồ mẫu hỗn hợp chuẩn sau 6 lần tiêm liên tiếp..
......................................................................................................................... 43
Hình 3.8. Chồng sắc ký đồ đánh giá tính đặc hiệu ......................................... 44
Hình 3.9. Phổ UV của phenolphthalein trong mẫu chuẩn và mẫu thử thêm
chuẩn ............................................................................................................... 44
Hình 3.10. Phổ UV của sibutramine trong mẫu chuẩn và mẫu thử thêm chuẩn
......................................................................................................................... 45
Hình 3.11. Đồ thị tƣơng quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh của
phenolphthalein và sibutramine ...................................................................... 46
Hình 3.12. Sắc ký đồ của phenolphthalein và sibutramine tại nồng độ LOQ
..................................................................................................................... …47
Hình 3.13. Chồng phổ sắc ký đồ của 6 mẫu thử thêm chuẩn trong ngày ....... 48
Hình 3.14. Chồng sắc ký đồ của 3 mẫu thử thêm chuẩn liên ngày ................. 49



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xƣa ngƣời dân ta thƣờng nói “Nhất dáng nhì da”, cho thấy nhận thức về
vẻ đẹp và ý thức làm đẹp đã có từ lâu. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh
tế - xã hội, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, là nhu cầu thiết yếu và chính
đáng đối với tất cả mọi ngƣời. Chúng ta nhận thấy, bên cạnh sự phát triển
mạnh mẽ trong ngành mỹ phẩm chăm sóc về da dẻ thì các sản phẩm giúp làm
đẹp vóc dáng cũng ngày càng đƣợc chú trọng đa dạng hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), tình
trạng béo phì trên thế giới đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 1975. Năm 2016,

hơn 1,9 tỉ ngƣời trƣởng thành, trên 18 tuổi bị thừa cân và 13% bị béo phì; 41
triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì; hơn 340 triệu trẻ em và
thanh thiếu niên độ tuổi từ 5-19 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì [45]. Với tình
trạng thừa cân và béo phì tăng cao trong cuộc sống bận rộn hiện nay thì thay
vì thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, nhiều ngƣời lại tìm đến
những sản phẩm giảm cân với mong muốn giảm đƣợc cân nặng một cách
nhanh chóng nhất.
Một mặt, tuy việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thuốc
giảm cân dƣới dạng thực phẩm chức năng đang phát triển nhanh, mạnh và
ngày càng đa dạng nhƣng nƣớc ta nói chung và Bộ Y tế nói riêng chƣa thực
sự đƣa ra chính sách quản lý nghiêm nghặt cũng nhƣ những quy định cụ thể
đối với loại mặt hàng này. Hai là, các loại thuốc giảm cân này chủ yếu là ở
dạng uống, có ảnh hƣởng trực tiếp đến bên trong cơ thể và sức khỏe của con
ngƣời. Ba là, các sản phẩm giảm cân trên thị trƣờng là những sản phẩm vì
mục đích thu đƣợc lợi nhuận cao nên khó tránh khỏi một số nhà sản xuất
muốn đẩy mạnh tiêu thụ, có thể trộn trái phép các hoạt chất tân dƣợc hoặc
một số chất cấm vào các sản phẩm thuốc giảm cân đƣợc ghi là có nguồn gốc
thảo dƣợc để chúng tạo ra hiệu quả nhanh chóng hơn. Theo Cục Quản lý


2

Thực phẩm và Dƣợc phẩm (Food and Drugs Administration – FDA) [21] và
nhiều bài báo của các tác giả đƣợc công bố [10], [14], [15], các chất thƣờng
đƣợc trộn vào các sản phẩm giảm cân trên là sibutramine và phenolphthalein, là
những chất có thể gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng cho sức khỏe con
ngƣời, thậm chí là có thể dẫn đến tử vong [35].
Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy việc kiểm tra chất lƣợng các sản
phẩm giảm cân đang đƣợc lƣu hành tràn lan trên thị trƣờng là việc vơ cùng
cần thiết. Do đó, đề tài “Nghiên cứu phát hiện và xác định hàm lượng

sibutramine, phenolphthalein trộn trái phép trong thực phẩm chức năng giảm
cân nguồn gốc thảo dược bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”
đƣợc thực hiện với hai mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
1. Nghiên cứu xây dựng và thẩm định quy trình định lƣợng đồng thời
sibutramine và phenolphthalein có trong thực phẩm chức năng giảm cân bằng
phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
2. Ứng dụng quy trình đã thẩm định xác định hàm lƣợng sibutramine,
phenolphthalein trộn trái phép trong một số thực phẩm chức năng giảm cân
đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về sibutramine và phenolphthalein
1.1.1. Sibutramine
1.1.1.1. Tính chất lý hóa
- Danh pháp quốc tế theo IUPAC: (+/-)-1-(p-chlorophenyl)-α-isobutyl N,N-dimethylcyclobutan-methylamin
- Công thức phân tử: C17H26ClN
- Khối lƣợng phân tử: 297,5 đvC
- Cơng thức cấu tạo:

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của sibutramine
- Sibutramine thƣờng đƣợc sử dụng ở dạng muối monohydrat hydrochlorid.
- Độ tan: Độ tan của sibutramine hydrochlorid monohydrat trong nƣớc là
5,2mg/mL. Sibutramine kiềm tan nhiều hơn trong alcol, độ tan tăng dần theo
độ dài mạch C từ methanol đến octhanol.
- Nhiệt độ nóng chảy: Sibutramine kiềm có nhiệt độ nóng chảy là 55,15oC và
enthalpy là 60,75J/mol; Sibutramine hydroclorid monohydrat có nhiệt độ

nóng chảy ở 1190C.
- Sibutramine base hấp thụ ánh sáng trong vùng UV-Vis. Cực đại hấp thụ tại
bƣớc sóng 225nm [11], [12].


4

1.1.1.2. Tính chất dược lý
* Dƣợc lực học:
- Sibutramine là một hoạt chất có tác động đến hệ thần kinh trung ƣơng, làm
gia tăng lƣợng serotonin và noradrenalin trong não, từ đó tạo cảm giác no và
khơng thèm ăn.
- Trong cơ thể, sibutramine chuyển hóa nhanh chóng thành các chất chuyển
hóa desmethyl: M1 (mono-desmethyl sibutramine) và M2 (didesmethyl
sibutramine) và sibutramine tác động dƣợc lý chủ yếu thông qua 2 chất
chuyển hóa này để gây ra tác dụng giảm cân [34].
* Tác dụng khơng mong muốn:
Sibutramine đồng thời cũng kích thích quá mức hệ thần kinh trung ƣơng và
ảnh hƣởng một vài khía cạnh nhƣ bồn chồn, khơ miệng, đau đầu, tê liệt và
những dị cảm (cảm giác khác thƣờng nhƣ bị châm chích, kiến bị) có thể xảy
ra. Hơn thế nữa, sibutramine có tác dụng cƣờng giao cảm ngoại vi làm tăng
nhịp tim vừa phải và làm giảm huyết áp do giảm cân hoặc thậm chí tăng nhẹ
đƣờng huyết. Từ năm 2002, một số tác dụng phụ lên tim mạch (tăng huyết áp,
nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim) đã đƣợc báo cáo trong bệnh
nhân điều trị bằng sibutramine. Điều này dẫn đến chống chỉ định sử dụng
thuốc ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành, đột quỵ trƣớc đó, suy tim hoặc
rối loạn nhịp tim [19], [26].
Vào tháng 3 năm 2002, sibutramine tạm thời bị rút khỏi thị trƣờng Ý trên
cơ sở 47 báo cáo về tác dụng phụ (chủ yếu là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp
và loạn nhịp tim) và 2 trƣờng hợp tử vong do nguyên nhân tim mạch ở nƣớc

đó. Cơ quan Thuốc Châu Âu (European Medicines Agency – EMA) đã bắt
đầu đánh giá lợi ích - rủi ro tồn diện của thuốc, bao gồm cả ở Anh, báo cáo
215 báo cáo về 411 phản ứng phụ (bao gồm 95 phản ứng nghiêm trọng và 2
trƣờng hợp tử vong), và ở Pháp, báo cáo 99 tác dụng phụ (bao gồm 10 tác


5

dụng phụ nghiêm trọng nhƣng khơng có tử vong). Từ tháng 2 năm 1998 đến
tháng 9 năm 2001, FDA đã nhận đƣợc báo cáo về 397 tác dụng phụ, bao gồm
143 trƣờng hợp loạn nhịp tim và 29 trƣờng hợp tử vong (19 trƣờng hợp do
nguyên nhân tim mạch). 19 ca tử vong ở Hoa Kỳ là do nguyên nhân tim
mạch. Tại Canada, các báo cáo về 28 trƣờng hợp có tác dụng phụ (khơng có
trƣờng hợp tử vong) ở những bệnh nhân sử dụng sibutramine đã nhận đƣợc từ
tháng 12 năm 2000 và tháng 2 năm 2002. Kể từ thời điểm đó, sibutramine
đƣợc chống chỉ định ở những bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ
trƣớc đó, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.
Vì lợi ích của sibutramine nhƣ một chất hỗ trợ giảm cân không lớn hơn các
nguy cơ tim mạch, EMA đã đề nghị ngừng cấp phép tiếp thị cho sibutramine
trên khắp liên minh Châu Âu. Tháng 10 năm 2010, sibutramine đã bị rút khỏi
thị trƣờng Hoa Kỳ [34].
1.1.2. Phenolphthalein
1.1.2.1. Tính chất lý hóa
- Danh pháp quốc tế theo IUPAC: 3,3-bis(4-hydroxyphenyl)isobenzofuran1(3H)-one
- Công thức phân tử: C20H14O4, thƣờng đƣợc viết là "HIn" hoặc "phph"
trong ký hiệu viết tắt.
- Khối lƣợng phân tử: 318 đvC
- Công thức cấu tạo:

Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo của phenolphthalein



6

- Là dẫn xuất benzofuran. Tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng hoặc ngà vàng.
Không mùi, không vị. Phenolphtalein thƣờng đƣợc sử dụng trong chuẩn độ,
nó chuyển sang khơng màu trong các dung dịch có tính acid và màu hồng
trong các dung dịch base. Nếu nồng độ của chất chỉ thị là đặc, nó có thể xuất
hiện màu tím. Nếu trong dung dịch tính kiềm cực mạnh (pH > 10) thì nó trở
về khơng màu.
- Nhiệt độ nóng chảy: 262,5oC. Tỷ trọng: 1,277 ở 32oC. pKa = 9,7 ở 25oC.
- Độ tan trong nƣớc là 400mg/L, thực tế không tan trong nƣớc, không tan
trong benzen và ether dầu hỏa; tan trong các dung dịch kiềm loãng, ether,
chloroform và toluene; tan tốt trong ethanol, acetone và pyrene [40].
1.1.2.2. Tính chất dược lý
* Dƣợc lực học:
Thuốc kích thích làm thay đổi sự hấp thụ chất lỏng và chất điện giải, tạo ra
sự tích tụ và nhuận tràng chất lỏng trong ruột. Tăng nồng độ 3',5'-adenosin
monophosphat xảy ra trong các tế bào niêm mạc clonic có thể làm thay đổi
tính thấm của các tế bào này dẫn đến tích tụ chất lỏng và tác dụng nhuận
tràng. Phenolphthalein cũng tác động trực tiếp hoặc theo phản xạ để tăng hoạt
động của ruột non. Phenolphthalein hoạt động chủ yếu trên đại tràng khoảng 6
giờ sau khi uống [40].
* Tác dụng không mong muốn:
Các trƣờng hợp sử dụng lâu dài hoặc quá liều phenolphthalein có liên quan
đến đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mất cân bằng điện giải (hạ kali máu, hạ
canxi máu và/hoặc nhiễm toan chuyển hóa hoặc nhiễm kiềm), lậu, chán ăn,
giảm cân, đa nang, đa niệu, rối loạn nhịp tim, yếu cơ và tổn thƣơng mô.
Phenolphthalein đã đƣợc sử dụng nhƣ một loại thuốc nhuận tràng không kê
đơn và thƣờng đƣợc phát hiện cùng với sibutramine trong các sản phẩm bổ

sung giảm cân bị pha trộn cho đến khi nó đƣợc loại bỏ vào cuối những năm


7

1990 khi nó đƣợc phát hiện là chất gây ung thƣ và cũng đƣợc coi là nguyên
nhân gây ra những thay đổi trong DNA [15]. Quyết định này của FDA dựa
trên bằng chứng từ các nghiên cứu in vitro trên các loài gặm nhấm, cho thấy
việc sử dụng phenolphthalein trong hai năm đƣợc chứng minh là gây ung thƣ
ở nhiều cơ quan (thận, tủy thƣợng thận, buồng trứng). Các nghiên cứu trên
động vật hoặc trong ống nghiệm khác cho thấy phenolphthalein gây độc cho
gen, gây ra hiện tƣợng sai lệch nhiễm sắc thể. Trong các nghiên cứu in vivo,
một nghiên cứu bệnh chứng về ung thƣ biểu mô tuyến xâm lấn ở bang
Washington, với 424 trƣờng hợp và 414 đối tƣợng kiểm soát từ 30 đến 62
tuổi, 13,6% đối tƣợng báo cáo táo bón cần điều trị 12 lần trở lên mỗi năm,
4,7% báo cáo đã từng sử dụng thuốc nhuận tràng phenolphthalein và 3,5%
báo cáo đã sử dụng thuốc nhuận tràng phenolphthalein ít nhất 350 lần trong
đời. Trong ba nghiên cứu bệnh chứng về polyp đại trực tràng u tuyến ở dân số
nƣớc Mỹ (hai nhóm ở Bắc Carolina và một ở California, mỗi nhóm có độ tuổi
trung bình từ 59 - 62 tuổi và 268 - 813 đối tƣợng, 0,97% - 5,1% đối tƣợng
đƣợc báo cáo sử dụng thuốc nhuận tràng phenolphthalein ít nhất 1 lần/tuần
[40].
1.2. Tổng quan về thực phẩm chức năng giảm cân
1.2.1. Khái niệm
Thực phẩm chức năng giảm cân là những sản phẩm của quá trình chế biến
thực phẩm hay thảo dƣợc đã đƣợc các nhà sản xuất nghiên cứu để bổ sung và
thay đổi một số thành phần dinh dƣỡng có tác dụng tốt cho sức khoẻ.
Các loại thực phẩm chức năng giảm cân đa số đƣợc sản xuất dƣới dạng
viên nén, viên nang, dạng bột, dạng cao hay dạng trà nhƣng không đƣợc coi
nhƣ một loại thuốc chữa bệnh, đây có thể coi là một dạng thực phẩm giảm cân

nhanh. Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều loại thực phẩm chức năng giảm
cân giúp ngƣời béo phì lấy lại vóc dáng cân đối [5], [9].


8

1.2.2. Cơ chế
- Cung cấp các sản phẩm ức chế cảm giác thèm ăn.
- Cung cấp các sản phẩm có tác dụng làm rỗng dạ dày, gây cảm giác no lâu.
- Giảm hấp thu mỡ, giảm hấp thu các chất dinh dƣỡng, giảm hấp thu đƣờng.
- Bổ sung các sản phẩm làm tăng thối hóa mỡ dự trữ.
- Bổ sung các sản phẩm làm tăng đào thải [9].
1.2.3. Tác dụng
- Cung cấp chất xơ.
- Một số có tác dụng tẩy nhẹ, dẫn tới gầy,
- Làm giảm lipid, giảm cholesterol.
- Hỗ trợ phòng chống đái tháo đƣờng, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch,
huyết áp.
- Gây cảm giác chán ăn, do đó làm giảm lƣợng năng lƣợng nạp vào.
- Tăng chuyển hóa tiêu hao năng lƣợng.
- Cung cấp các chất dinh dƣỡng, ít chất mỡ, ít chất gây béo [9].
1.3. Tình hình thực phẩm chức năng giảm cân trộn phenolphthalein,
sibutramine trái phép trong và ngoài nƣớc
Từ năm 2007 đến năm 2016, 776 thực phẩm chức năng pha trộn đã đƣợc
xác định bởi FDA và 146 công ty sản xuất thực phẩm chức năng khác nhau có
liên quan. Hầu hết các sản phẩm này đƣợc bán trên thị trƣờng để tăng cƣờng
tình dục (353 [45,5%]), giảm cân (317 [40,9%]) hoặc tạo cơ bắp (92
[11,9%]), với 157 sản phẩm bị tạp nhiễm (20,2%) chứa hơn một thành phần
không đƣợc chấp thuận. 16 trong số 317 TPCN giảm cân bị pha trộn đƣợc
phát hiện có chứa các thành phần nhƣ: bumetanid, cetilistat, diclofenac,

dimethylamylamin, fenfluramin, furosemid, lorcaserin, orlistat, phenytoin,
rimonabant,… 80 trong 317 TPCN giảm cân (25,2%) đƣợc phát hiện có chứa
nhiều hơn một thành phần không cho phép. Các thành phần thuốc phổ biến


9

nhất đƣợc phát hiện trong các thực phẩm chức năng giảm cân pha trộn đƣợc
bán

trên

thị

trƣờng



sibutramine,

đồng

phân

sibutramine,



phenolphthalein. Sibutramine đã đƣợc phát hiện trong 269 trên 317 chất thực
phẩm chức năng giảm cân pha trộn (84,9%), đồng phân sibutramine đƣợc xác

định trong 20 trên 317 (6,3%), và phenolphthalein đƣợc xác định trong 75
trên 317 (23,7%). Cả sibutramine và phenolphthalein đã đƣợc FDA loại bỏ
khỏi thị trƣờng Hoa Kỳ vào năm 2010 và 1999 [39].
* Ở Mỹ:
Từ năm 2011-2019, FDA đã đƣa ra hàng loạt các thông báo công khai về
các sản phẩm giảm cân bị phát hiện chứa các chất độc hại mà khơng khai báo,
trong đó chủ yếu là các chất sibutramine, dẫn chất của sibutramine,
phenolphthalein,…[20],[21].
* Ở Singapore:
Ngày 06/03/2017, HAS (Health Science Authority – Cơ quan Khoa học Y
tế) của Singapore đã đƣa ra cảnh báo về hai sản phẩm giảm cân là Anyang
Herbal Blue và Anyang Herbal Red, vì họ đã tìm thấy sibutramine, một chất
bị cấm ở Singapore kể từ năm 2010 do tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ trong
cả hai sản phẩm. Mặt khác, Anyang Herbal Red cũng đƣợc tìm thấy có chứa
các loại thuốc chƣa đƣợc khai báo nhƣ diclofenac và phenolphthalein [23].
* Ở Việt Nam:
- Do những tác dụng nguy hại đến tim mạch của sibutramine, ngày 8/6/2010,
Cục Quản lý Dƣợc đã ban hành công văn về việc ngƣng cấp phép nhập khẩu
nguyên liệu sibutramine. Tiếp đó, ngày 14/4/2011 Cục Quản lý Dƣợc đã ban
hành cơng văn thơng báo đình chỉ lƣu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt
chất sibutramine và quyết định về việc rút số đăng ký của tất cả các thuốc có
chứa hoạt chất sibutramine ra khỏi danh mục các thuốc đƣợc cấp số đăng ký


10

lƣu hành trên thị trƣờng Việt Nam. Tuy nhiên, chất cấm này vẫn đƣợc sử
dụng trái phép trong các sản phẩm giảm cân ở nƣớc ta [1], [7].
- Năm 2014, Cục An tồn thực phẩm (ATTP) đã có văn bản số yêu cầu
Công ty TNHH Vân Sơn tự thu hồi TPCN giảm cân “Super fat burner viên

nhộng, Maxi Gold viên nhộng và Esmeralda viên nang” nhập khẩu từ Mỹ, do
có chứa sibutramine, phenolphthalein; ngƣng sử dụng một số lô sản phẩm
TPCN giảm cân Bella Vi Insane Bee Pollen dạng viên nhộng, Bella Vi Btrim
Ultimate Boots, Bella Vi Btrim Max, Bella Vi Extreme Accelarrator và hai lô
sản phẩm Bella Vi Amp‟s Up đƣợc đóng gói hộp 30 viên và 60 viên của công
ty Pure Edge Nutrition, LLc của Mỹ phân phối do có chứa sibutramine,
phenolphthalein [4].
- Ngày 03/12/2018, Cục ATTP ban hành quyết định thu hồi hai lô sản phẩm
Go Lean Detox của công ty TNHH Mat Xi S.G do kết quả kiểm nghiệm có
chứa sibutramine. Trƣớc đó, Cục ATTP cho biết, ngày 23/10/2018, HAS cũng
thông báo thu giữ sản phẩm giảm cân có chứa chất cấm sibutramine Go Lean
Detox xuất xứ từ Việt Nam đƣợc bán trực tuyến tại Singapore [2], [24].
- Ngày 01/03/2019, Cục ATTP ra quyết định tạm dừng lƣu thông và thu hồi
đối với lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà thảo mộc Vy & Tea của
cơng ty TNHH Hà Vy. Trƣớc đó, Cục ATTP nhận đƣợc thông tin từ Đại sứ
quán Hàn Quốc thông báo về việc lô hàng thực phẩm Trà thảo mộc Vy & Tea
xuất khẩu vào Hàn Quốc bị phát hiện có chất sibutramine và phenolphthalein.
HSA cũng cập nhật về các sản phẩm TPCN có chứa chất cấm, trong đó cũng
có sản phẩm Trà thảo mộc Vy & Tea [3].


11

1.4. Một số phƣơng pháp xử lý mẫu phân tích chứa sibutramine,
phenolphthalein
Bảng 1.1. Các phƣơng pháp xử lý mẫu trong phân tích sibutramine và
phenolphthalein
Năm

Tác giả


Nền mẫu

Chất phân tích Phƣơng Dung môi
liên quan

pháp

chiết

chiết
2018

Yun J và

TPCN giảm

Sibutramine,

cộng sự [45]

cân dạng viên

phenolphthalein âm, ly

nén, viên nang,

Siêu

Methanol


tâm

trà túi
2017

E. M. Nasr TPCN giảm

Phenolphthalein Siêu

và cộng sự cân dạng viên
[33]
2014

Luyện [11]

âm, ly

nang cứng

Nguyễn Tiến TPCN giảm

Methanol

tâm
Sibutramine

Siêu

cân dạng viên


âm, ly

nang cứng và

tâm

Methanol

viên nang
mềm
2013

2010

R.Ancuceanu TPCN giảm

Sibutramine,

và cộng sự

cân dạng viên

phenolphthalein

[16]

nang cứng

Ma Wei và


Cà phê, trà,

Sibutramine,

cộng sự [43]

viên nang

phenolphthalein

Siêu âm Methanol

Siêu âm Methanol

giảm cân,
Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã tham khảo chủ yếu chiết với dung
môi MeOH bằng phƣơng pháp chiết siêu âm và ly tâm.


12

1.5. Một số nghiên cứu liên quan trong và ngoài nƣớc
1.5.1. Nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu “Xác định chất cấm Sibutramine trong thực phẩm chức năng
giảm béo bằng phƣơng pháp HPLC” của Nguyễn Tiến Luyện (năm 2014).
Kết quả phân tích 34 mẫu cho thấy trong đó phát hiện 11 mẫu (32%) chứa
chất cấm sibutramine với hàm lƣợng từ 11,0 – 34,6mg/viên. Các mẫu dƣơng
tính tập trung chủ yếu ở dạng viên nang cứng, khơng có nhãn mác, xuất xứ
[11].

- Nghiên cứu “Xác định sibutramine có mặt trái phép trong thực phẩm chức
năng giảm béo bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao” của Lê Đình
Chi và Lê Thị Hồng Hảo (năm 2015). Kết quả phát hiện 11 trong 34 mẫu
phân tích (32%) chứa chất cấm sibutramine với hàm lƣợng 22,0 - 69,2mg/g.
Các mẫu dƣơng tính tập trung chủ yếu ở dạng viên nang cứng, khơng có nhãn
mác và xuất xứ (trong 6 mẫu khơng rõ nguồn gốc có đến 5 mẫu phát hiện thấy
sibutramine, tƣơng đƣơng 83%) [8].
1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu “Weight loss food supplements: Adulteration and multiple
quality issues in two products of Chinese origin” của Robert Ancuceanu,
Mihaela Dinu và cộng sự (năm 2013) đã tiến hành xác định các chất tổng hợp
đƣợc trộn bất hợp pháp trong hai sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân
thảo dƣợc có nguồn gốc từ Trung Quốc, đƣợc phân phối rộng rãi qua internet
ở nhiều quốc gia khác nhau bằng phƣơng pháp HPLC-PDA. Nghiên cứu cho
thấy hàm lƣợng trung bình trên mỗi viên của một trong hai sản phẩm là
24,71mg sibutramine và 48,20mg phenolphthalein [16].
- Nghiên cứu “Detection of Illicit Substances in Slimming Products Available
in UAE” của Ebtisam AR Alabdoolo, Preetha J Shetty và cộng sự (năm 2017)
đã tiến hành xác định hàm lƣợng sibutramine và phenolphthalein trong các


13

sản phẩm giảm béo trên thị trƣờng UAE bằng phƣơng pháp sắc ký khí khối
phổ (GC-MS). Nghiên cứu cho thấy 60% mẫu chứa sibutramine và/hoặc
phenolphthalein. Các sản phẩm giảm béo từ Đức và Pháp chỉ chứa
phenolphtalein, trong khi các sản phẩm từ Mỹ, Thái Lan, Ý và Anh cho thấy
sự hiện diện của cả hai và hàm lƣợng cao nhất đƣợc tìm thấy trong các mẫu từ
Trung Quốc (2846 ± 455µg/g; 27 ± 4.2ng/g ) [14].
1.5.3. Một số phương pháp phân tích sibutramine và phenolphthalein

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đƣa ra các phƣơng pháp xác định
riêng hoặc đồng thời sibutramine và phenolphthalein với nhiều kỹ thuật phân
tích khác nhau nhƣ: Điện di mao quản (CE), sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
ghép đầu dò UV (HPTLC–UV), sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS), sắc ký
lỏng ghép khối phổ (LC-MS/MS), sắc ký lỏng siêu cao áp (UPLC), sắc ký
lỏng hiệu năng cao (HPLC).
1.5.3.1. Phương pháp điện di mao quản (CE)
Tác giả Dan Wang và cộng sự đã xây dựng quy trình xác định sibutramine
và phenolphthalein trong TPCN bằng phƣơng pháp điện di mao quản ghép
với đầu dò UV. Quy trình sử dụng mao quản silica nóng chảy có đƣờng kính
trong là 75µm với tổng chiều dài là 60cm và chiều dài hiệu quả là 50,5cm.
Đầu dò UV phát hiện ở 223nm. Nhiệt độ mao quản ở 20oC. Áp suất tiêm là
30mbar/8 giây [42].
1.5.3.2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao ghéo đầu dò UV
(HPTLC-UV)
Tác giả Caroline Mathon đã xây dựng quy trình phát hiện và xác định
sibutramine trong TPCN giảm cân bằng HPTLC-UV. 5μL mẫu đƣợc phun
thành dải (dài 8,0mm) lên tấm thủy tinh HPTLC (10 × 10cm, Si 60 F254,
Merck). Khoảng cách từ cạnh trái là 20mm và khoảng cách từ cạnh dƣới là
8mm. Các tấm thủy tinh đƣợc điều hòa ở độ ẩm tƣơng đối trong 10 phút bằng


14

dung dịch bão hịa của MgCl2. Bình pha động đƣợc bão hòa trong 20 phút với
25mL hỗn hợp toluene - methanol (9: 1) (v/v). Để di chuyển khoảng cách
70mm từ mép dƣới của tấm thủy tinh hết 10mL hỗn hợp. Thời gian chạy
trung bình là 15 phút. Phân tích mật độ đƣợc thực hiện ở bƣớc sóng 225nm
bằng máy quét TLC 3 ở chế độ hấp thụ, ở tốc độ quét 20mm/giây [31].
1.5.3.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)

Tác giả Ebtisam AR Alabdooli và cộng sự đã phân tích sibutramine và
phenolphthalein trong TPCN giảm cân bằng phƣơng pháp GC-MS. Điều kiện
sắc ký của phƣơng pháp là: Cột mao quản silica nung chảy (30m x 0,25mm;
0,25 µm); thể tích tiêm: 2µL; nhiệt độ kim phun 280oC; nhiệt độ lò ban đầu
70oC và tăng lên 280oC với tốc độ 12oC/phút đƣợc giữ trong 11 phút. Sự ion
hóa đạt đƣợc bởi chùm điện tử 70eV với dòng điện 2,0mA [14].
Tác giả Marjan Khazan và cộng sự đã tiến hành xây dựng phƣơng pháp
GC-MS để phân tích siburamin, phenolphthalein và phenytoin trong TPCN
giảm cân dạng viên nén và viên nang. Phƣơng pháp sử dụng một cột mao
quản (30m x 0,25mm; 0,25μm) làm pha tĩnh. Nhiệt độ lò cột ban đầu đƣợc
giữ ở 50°C trong 2 phút, sau đó tăng lên đến 290°C ở tốc độ tăng 5°C/phút và
giữ trong 10 phút. Tổng thời gian chạy là 36 phút. Nhiệt độ của kim phun và
đầu dò đƣợc đặt lần lƣợt là 250 và 300°C. Khí mang là heli, với tốc độ dịng
là 1mL/phút và thể tích tiêm là 1μL. Các điều kiện MS là: năng lƣợng ion hóa
70eV, khoảng khối lƣợng 25 - 1000amu và kỹ thuật ion hóa là tác động điện
từ [29].
1.5.3.4. Phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC-MS/MS)
Nghiên cứu của tác giả Adela Krivohlavek và cộng sự đã xây dựng quy
trình phân tích sibutramine trong TPCN giảm cân ở Croatia bằng LC-ESIMS/MS. Quá trình tách sắc ký lỏng đƣợc thực hiện trên cột Zorbax SB C18
(150 × 2,1mm; 3,5µm), nhiệt độ cột ở 40°C. Sử dụng chƣơng trình rửa giải


×