Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị lao phổi afb (+) tại thành phố cần thơ năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.04 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI AFB (+)
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014-2015
Trần Mạnh Hồng1, Trần Hoàng Duy2*, Lê Vân Anh1, Nguyễn Bá Nam2
1. Bệnh viện Lao- Bệnh phổi Cần Thơ
2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
*Email:
Đặt vấn đề: Lao là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu do Mycobacterium Tuberculosis Hominis
gây nên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người mắc, đánh giá hiệu quả điều trị lao phổi AFB
(+) và một số yếu tố liên quan tại Cần Thơ năm 2014-2015. Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Tỉ lệ mắc lao phổi AFB (+) năm 2014 chiếm
116/100.000 dân. Tỉ lệ mắc ở nam 75,2% cao hơn ở nữ là 24,8%. Kết quả điều trị lao phổi AFB
(+): tỉ lệ điều trị thành công là 97,6%; tỉ lệ điều trị không thành công là 2,4%. Tỉ lệ điều trị thành
công của nhóm sống ở nơng thơn là 100%; tỉ lệ điều trị thành cơng ở nhóm sống ở thành thị là
96,7%. Nhóm bệnh nhân được phát hiện muộn có tỷ lệ điều trị không thành công là 5,5% tỉ lệ này
cao hơn 4,25 lần so với tỉ lệ điều trị không thành cơng ở nhóm có thời gian khám phát hiện khơng
muộn 1,3% với OR=4,25 và p=0,015 thì sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Những người có
điều trị kết hợp bệnh khác với điều trị lao phổi thì tỉ lệ điều trị khơng thành cơng là 4,8% cao hơn
tỉ lệ người không phải điều trị bệnh nào khác là 1,6%. Kết luận: Cần có kế hoạch truyền thông giáo
dục sức khỏe phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân khi có triệu chứng nghi ngờ lao.
Từ khóa: lao phổi, AFB (+), mối liên quan đến lao phổi, Cần Thơ.

ABSTRACT
FACTORS AFFECTING AFB (+) LUNG TUBERCULOSIS TREATMENT
RESULTS IN CAN THO CITY 2014-2015
Tran Manh Hong1, Tran Hoang Duy2, Le Van Anh1, Nguyen Ba Nam2
1. Tuberculosis and Lung Diseases Hospital in Can Tho
2. Can Tho University of Medicine and Pharmacy
Background: Tuberculosis is a major infection caused by Mycobacterium Tuberculosis
Hominis. Objectives: Determining the incidence of AFB (+) and some related factors in Can Tho in


2014-2015. Materials and methods: the cross-sectional study. Results: The incidence of
tuberculosis AFB (+) in 2014 was 116 per 100,000 people. The incidence of males in 75.2% is
higher than in females is 24.8%. Results of treatment of tuberculosis AFB (+): the success rate of
treatment is 97.6%; The rate of unsuccessful treatment was 2.4%. The success rate of the rural
group is 100%; The successful treatment rate in the urban living group is 96.7%. In the group of
patients founds late, the rate of unsuccessful treatment is 5.5%, this rate is 4.25 times higher than
the rate of unsuccessful treatment in the group with the time of detection without 1, 3% for OR =
4.25 and p = 0.015, this difference is statistically significant. Those who had a combination of
treatment other than TB treatment, the rate of unsuccessful treatment was 4.8% higher than the rate
of people without any other treatment was 1.6%. Conclusion: Appropriate health education and
communication plans should be developed to raise public awareness when tuberculosis symptoms
are suspected.
Keywords: tuberculosis, AFB (+), relation to tuberculosis, Can Tho.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu do Mycobacterium Tuberculosis Hominis gây
nên. Bệnh đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta từ hàng ngàn năm trước công nguyên,
biết rõ nguyên nhân gây bệnh từ năm 1882, nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị đã
được phát minh để điều trị căn bệnh này, nhưng đến nay bệnh lao vẫn cịn hồnh hành và
1


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
tác động mạnh đến tình hình sức khỏe tồn cầu. Trong các thể lao, lao phổi chiếm 70 – 85%
các thể lao [4], [3]. Công tác khám phát hiện, quản lý điều trị lao ở mỗi quốc gia, mỗi khu
vực, mỗi địa phương phụ thuộc rất nhiều yếu tố và thay đổi theo từng năm. Việc nghiên cứu
sâu vấn đề này có một ý nghĩa rất lớn, giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách nắm
được thực trạng cơng tác chống lao tại địa phương mình để từ đó có các giải pháp phù hợp
nhằm đạt được hiệu quả cao trong cơng tác chống lao [1]. Để có chiến lược phịng, chống
lao phù hợp trong thời gian tới, chúng tơi nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết

quả điều trị lao phổi AFB (+) tại thành phố Cần Thơ năm 2014-2015”, nhằm các mục tiêu
sau: 1) Xác định tỷ lệ người mắc lao phổi AFB (+) trên dân số tại thành phố Cần Thơ năm
2014-2015. 2) Đánh giá kết quả điều trị lao phổi AFB (+) thành phố Cần Thơ năm 20142015. 3) Xác định các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị lao phổi AFB (+) tại thành phố
Cần Thơ năm 2014-2015.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân đến khám và được phát hiện mắc lao phổi
AFB (+) trong năm 2015 và được quản lý điều trị tại các điểm thuộc mạng lưới chống lao
thành phố Cần Thơ từ 07/2014 đến 7/2015 thỏa các tiêu chuẩn: thường trú tại Cần Thơ từ 3
tháng trở lên, được chẩn đoán xác định là lao phổi AFB (+), X quang phổi có hình ảnh nghi
lao: thâm nhiễm mới hoặc tiến triển, chưa điều trị lao hoặc là đã có điều trị thuốc lao nhưng
khơng quá 1 tháng (30 ngày).
Tiêu chuẩn loại trừ: Chưa điều trị lao hoặc là đã có điều trị thuốc lao nhưng không
quá 1 tháng (30 ngày), không được quản lý và điều trị trong mạng lưới dự án phòng chống
lao quốc gia tại địa phương, đối tượng bị rối loạn tâm thần, câm, điếc hoặc từ chối tham gia
nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được xây dựng theo phương pháp mơ tả cắt ngang có phân tích. Sử dụng
cơng thức ước lượng một tỷ lệ cho quần thể:
2
Z(1−
α p(1 − p)
)
2
n=
d2
Trong đó, chọn α = 0,05 (độ tin cậy là 95%) thì Z(1-α/2) = 1,96 và mức sai số chấp
nhận d = 0,05. Nghiên cứu tác giả Lê Thành Hiểu về tình hình phát hiện và điều trị lao phổi

mới tại Hậu Giang là 89,36% [6], vậy ta có: p=0,8936. Thay vào cơng thức tính được n =
406. Vậy tối thiểu nghiên cứu cần thu được 406 mẫu. Thực tế chúng tôi thu được 500 mẫu.
Nội dung nghiên cứu
Nhóm biến thơng tin chung: giới, tuổi, dân tộc, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, kinh tế gia đình, hơn nhân.
Nhóm biến để xác định tỷ lệ mắc lao phổi mới: tỷ lệ mắc chung, tỷ lệ mới mắc lao
phổi được tìm thấy hoặc khơng tìm thấy vi trùng lao trong đờm qua phương pháp soi trực
tiếp, lý do đến khám, khoảng thời gian từ lúc có triệu chứng nghi lao đến khi đi khám, ngày
khám bệnh lần đầu, ngày thử đàm, ngày phát hiện bệnh lao, kết quả thử đờm, nguồn lây
nhiễm nghi ngờ, bệnh kết hợp, thói quen trong sinh hoạt (như hút thuốc lá, dùng rượu bia).

2


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Nhóm biến dánh giá kết quả điều trị: Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị, đánh
giá kết quả điều trị theo các tình huống điều trị thành cơng và khơng thành cơng.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Dùng phép kiểm định χ2 hoặc kiểm định Fishers Exact Test để kiểm định mối liên quan
giữa các yếu tố ở ngưỡng α = 0,05. Tính chỉ suất chênh OR, khoảng tin cậy 95%.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Lý do đến khám và thời gian đến khám
Đặc điểm
Lý do
Ho đàm kéo dài > 2 tuần
Ho ra máu
Ớn lạnh, sốt nhẹ về chiều
Đau, tức ngực

Khó thở
Ăn uống kém, sụt cân
Dấu hiệu của bệnh lý khác
Thời gian khám
Khám < = 3 tuần (Không muộn)
Khám > 3 tuần (Muộn)

Tần số

Tỷ lệ

418
170
297
195
159
233
23

83,6%
34%
59,4%
39%
31,8%
46,6%
4,6%

372
128


74.4
25.6

Tỉ lệ lý do ho đàm kéo dài > 2 tuần 83,6%; ớn lạnh, sốt nhẹ về chiều 59,4%. Tỉ lệ
bệnh nhân đến khám muộn 25,6%
Bảng 2. Kết quả xét nghiệm đàm và phân loại lao phổi
Đặc điểm
Kết quả xét nghiệm đàm
Trên 10 AFB/Vi trường (3+)
Từ 1 – 10 AFB/Vi trường (2+)
Từ 10 – 99 AFB/100 Vi trường (1+)
Từ 1 – 9 AFB/100 Vi trường
Không AFB/100 Vi trường
Loại lao phổi
Lao phổi AFB (+) mới
Lao phổi AFB (+) thất bại
Lao phổi AFB (+) tái phát
Khác

Tần số

Tỷ lệ

171
81
178
37
33

34.2

16.2
35.6
7.4
6.6

451
4
19
26

90.2
0.8
3.8
5.2

Kết quả xét nghiệm đàm trên 10 AFB/Vi trường (3+) là 34,2%. Lao phổi AFB (+)
mới 90,2%; Lao phổi AFB (+) thất bại là 0,8%; Lao phổi AFB (+) tái phát là 3,8%
Bảng 3. Nguồn lây nghi ngờ của bệnh nhân lao phổi AFB (+)
Nguồn lây nghi ngờ
Trong gia đình
Nơi học tập, làm việc
Khơng biết

Tần số
57
72
371

Tỷ lệ
11.4

14.4
74.2

Nguồn lây trong gia đình 11,4%; nơi học tập, làm việc 14,4%
Bảng 4. Số người được xét nghiệm đàm trên tổng dân số và số người xét nghiệm phát hiện
lao phổi AFB (+)
3


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Năm 2013

Đặc điểm

Năm 2014
Tần số
Tỷ lệ

Tần số
Tỷ lệ
Xét nghiệm đàm

15,877
0,001865
Khơng
851,204,283
99,99998
Số người xét nghiệm phát hiện lao phổi AFB (+)
Phát hiện
2,145

13,51
Còn lại
13,732
86,49

18,042
851,214,218

0,00212
99,99788

2,359
15,683

13,07
86,93

Số người được xét nghiệm đàm 0,00212%. Người xét nghiệm phát hiện lao phổi
AFB (+) 2013 13,51%; người xét nghiệm phát hiện lao phổi AFB (+) năm 2014 13,07%.
Bảng 5. Tỷ lệ phát hiện mắc lao phổi AFB (+) trên 100.000 dân
Tổng
dân số
1,220,160
1,232,260

Năm 2013
Năm 2014

Phát
hiện

1,371
1,427

Phát hiện/
100.000 dân
112
116

Thu dung
1,275
1,279

Thu dung/
100.000 dân
104
104

Tỷ lệ
93,0
89,63

Tỉ lệ phát hiện lao phổi 2013 93%; năm 2014 là 89,63%.
Bảng 6. Kết quả xét nghiệm đàm kiểm soát sau 2 tháng, 5 tháng điều trị
Kết quả
Âm tính
Dương tính

Sau 2 tháng
492 (98,4)
8 (1,6)


Sau 5 tháng
497 (99,4)
6 (0,6)

Tỉ lệ kết quả âm tính sau 2 tháng là 98,4%; dương tính là 1,6%. Kết quả điều trị sau
5 tháng là tỉ lệ âm tính 99,4%; dương tính là 0,6%.

Biểu đồ 1. Kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Tỉ lệ điều trị thành công 97,6% và điều trị không thành công là 2,4%.
Bảng 7. Mối liên quan giữa thời gian khám phát hiện với kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Thời gian khám phát
hiện
Không muộn
Muộn
Tổng

Kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Thành công
Không thành công
n
%
n
%
367
98,7
5
1,3
121
94,5

7
5,5
488
97,6
12
2,4

4

Tổng
n
372
128
500

%
100
100
100


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
χ = 6,92 ,
2

p= 0,015 ,

OR = 4,25 ,

CI% = 1,32 – 13,62


Tỉ lệ điều trị khơng thành cơng ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh khơng muộn là 1,3%;
muộn là 5,5%.
Bảng 8. Mối liên quan giữa có bệnh kết hợp với kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Bệnh kết hợp

Khơng
Tổng
χ2= 4,01 ,

Kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Tổng
Thành công
Không thành công
n
%
n
%
n
%
120
95,2
6
4,8
126
100
368
98,4
6
1,6

374
100
488
97,6
12
2,4
500
100
p= 0,045 , OR = 0,33 , CI% = 0,1 – 1,03

Tỉ lệ điều trị không thành cơng ở nhóm có bệnh kết hợp là 4,8%; khơng có bệnh kết
hợp là 1,6%
Bảng 9. Mối liên quan giữa rượu bia với kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Tổng
Thành công
Không thành công
n
%
n
%
n
%
112
97,4
3
2,6
115
100
376

97,7
9
2,3
385
100
488
97,6
12
2,4
500
100
χ2= 0,028 ,
p= 0,87 , OR = 0,89 CI% = 0,24 – 3,36

Thói quen hút
thuốc
Nghiện thuốc
Khơng nghiện
Tổng

Tỉ lệ điều trị không thành công ở người nghiện thuốc lá là 2,6%
Bảng 10. Mối liên quan giữa rượu bia với kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Thói quen uống
rượu, bia
< 2 lần/tuần
> 2 lần/tuần
Tổng

Kết quả điều trị lao phổi AFB (+)
Tổng

Thành công
Không thành công
n
%
n
%
n
%
396
98,0
8
2
404
100
92
95,8
4
4,2
96
100
488
97,6
12
2,4
500
100
χ2= 1,6 ,
p= 0,26 , OR = 2,15 CI% = 0,63 – 7,3

Tỉ lệ điều trị không thành công ở người nghiện rượu bia là 4,2% không nghiện là 2%.


IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu ghi nhận chỉ có 25,6% số bệnh nhâ có thời gian từ lúc có dấu hiệu nghi
lao tới khi tới khám >3 tuần muộn); còn lại 74,4% bệnh nhân đều đến khám <=3 tuần (không
muộn). Tuy kết quả này chưa phù hợp với Báo cáo Hội thảo đánh giá tình hình dịch tể bệnh
lao tại việt Nam do Bộ Y tế, WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, Hội chống lao Hồng
gia Hà Lan, Hiệp hội bài lao và bệnh phổi quốc tế năm 2005 [2]. Nghiên cứ cho thấy một tỉ
lệ rất lớn 74,2% bệnh nhân lao không xác định được nguồn lây. Điều này hoàn toàn hợp lý
khi bệnh lao là bệnh cơ hội, chỉ phát triển thành bệnh ở những người đã bị nhiễm lao trước
đó. Trong cuộc sống một người phải tiếp súc chủ động hoặc thụ động không biết với bao
nhiêu người mỗi ngày. Trong q trình tiếp xúc đó chẳng mai người đó hít phải những giọt
nước bọt li ti có chứa vi trùng lao mà một người bệnh lao nào đó đã ho ra mơi trường xung
quanh và họ bị nhiễm lao từ lúc đó. Một bệnh lây truyền qua đường hơ hấp thường rất khó
hoặc khơng thể phòng ngừa trong cộng đồng, chẳng hạn như dịch cúm A H1N1 vừa qua
biện pháp phòng ngừa bệnh lao tốt nhất là điều trị lành cho tất cả bệnh nhân lao sống trong
cộng đồng. Điều này chỉ có thể thực hiện khi được sự đồng thuận, sự tích cực hỗ trợ hợp tác
5


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
của tất cả các ban ngành và cộng đồng dân cư trong cơng tác phịng chống lao. 14,4% nguồn
lây từ nơi sinh sống, làm việc, học tập. Đây là một tỉ lệ khơng nhỏ, nhưng khó phát hiện bởi
vì người mắc lao là cơng chức viên chức hay cơng nhân xí nghiệp thường bị mặc cảm và
giấu bệnh. Do vậy càng dễ lây lan bệnh lao cho người xung quanh. Đặc biệt là khi nguồn
lây chưa được phát hiện, hoặc chưa được kiểm sốt. 11,4% cịn lại là yếu tố từ gia đình. Tỉ
lệ này ccao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Hiểu 4,3% [6].
Trong năm 2014, toàn thành phố Cần Thơ có 18,042 bệnh nhân có dấu hiệu nghi lao
đến các cơ sở y tế khám và được xét nghiện đàm, chiếm 0,21% dân số. Do đây là nơi tập
trung dân cư đông đúc nên tỉ lệ người được thử đàm trong tổng dân số thấp hơn so với các
tỉnh trong khu vực. Tất cả bệnh nhân có triệu chứng nghi lao đều được khám tại các phòng

khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện tuyến huyện. Hàng
năm mỗi trạm y tế xã điều có kế hoạch khám tầm soát đối tượng nghi lao và tiếp xúc người
mắc lao xét nghiệm đàm phát hiện bệnh. Tuy nhiên khơng ít do chủ quan của các thầy thuốc
không nghĩ đến lao nên khơng cho xét nghiệm đờm tìm bệnh ở tất cả các bệnh nhân có dấu
hiệu nghi lao đến khám và một số bệnh nhân khơng có triệu chứng lao vẫn cho đi xét nghiệm
chạy theo chỉ tiêu kế hoạch đã giao.
Tỉ lệ người thử đàm cho kết quả dương tính so với số người được thử đàm tại Cần
Thơ năm 2013 là 13,51%; 2014 là 13,07%. Một nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang, tỉ lệ mới
mắc lao trong những người đến khám năm 2012 là 7,77%; 2011 là 10,41% [6]. Theo khuyến
cáo của dự án phòng chống lao quốc gia (DAPCL QG) tỉ lệ dương tính so với tổng số người
được thử đàm là 10%. So sánh cho thấy tỉ lệ thử đàm cho kết quả dương tính trên tổng số
người được thử đàm phát hiện ở Cần Thơ tương đương với tỷ lệ chung của khu vực phái
nam và khuyến cáo của DAPCL QG đề ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết quả điều trị của bệnh nhân lao phổi AFB (+) đủ
thời gian đánh giá như sau: tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 97,6% so sánh tỷ lệ khỏi bệnh của các
tỉnh như Hậu Giang 91,41% [7]; Vĩnh Long từ 92,2% đến 94,6% [14]; Bến Tre 91,51%
[11]; Sóc Trăng 87,5% [8] ; Cà Mau 95,5% [9].
Uống rượu bia thường xuyên là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh, có thể làm suy
giảm sức khỏe. Uống ít có thể có lợi cho tim mạch, tuy nhiên khi uống nhiều và uống thường
thì nó trở thành tai hại. Thối quen uống rượu bia trên 2 lần trong tuần thì tỉ lệ điều trị không
thành công là 4,2% cao hơn gấp 2,15 lần so với tỉ lệ điều trị không thành cơng ở người uống
rượu bia ít hơn 2 lần trên tuần là 2%. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê khi p=0,26
(p>0,05). Uống rượu bia thường xuyên là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh, có thể làm
suy giảm sức khỏe. Uống ít có thể có lợi cho tim mạch, tuy nhiên khi uống nhiều và uống
thường thì nó trở thành tai hại. Thối quen uống rượu bia trên 2 lần trong tuần thì tỉ lệ điều
trị không thành công là 4,2% cao hơn gấp 2,15 lần so với tỉ lệ điều trị không thành công ở
người uống rượu bia ít hơn 2 lần trên tuần là 2%. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê
khi p=0,26 (p>0,05). Trong nghiên cứu vẫn chưa tìm được ý nghĩa thống kê của sự khác
biệt này. Tuy nhiên, kết quả tìm thấy tương tự trong nghiên cứu của Võ Thanh Long (2012)
tại Vĩnh Long cho thấy người hút thuốc bị lao tái phát lại là 14,8% cao hơn người không

hút [10]. Về điều trị bệnh kết hợp trong điều trị lao phổi: Qua nghiên cứu cho thấy những
người có điều trị kết hợp bệnh khác với điều trị lao phổi thì tỉ lệ điều trị khơng thành cơng
là 4,8% cao hơn tỉ lệ người không phải điều trị bệnh nào khác là 1,6%. Rõ ràng trong thực
tế khi phải điều trị kết hợp với bệnh khác sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị chung,
do các nguy có như: bệnh nhiều gây suy yếu cơ thể, tương tác không tốt giữa các thuốc, tác
6


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
dụng phụ của thuốc điều trị bệnh kết hợp, đôi khi người bệnh ngưng điều trị lao để điều trị
bệnh khác…

V. KẾT LUẬN
Tỉ lệ mắc lao phổi AFB (+) năm 2014 chiếm 116/100.000 dân. Tỉ lệ mắc ở nam
75,2% cao hơn ở nữ là 24,8%. Tỉ lệ mắc cao hơn ở các đối tượng có trình độ thấp và có kinh
tế gia đình khó khăn. Tỉ lệ mắc ở nơng thơn là 27,8% ít hơn so với bệnh nhân ở thành thị.
Kết quả điều trị lao phổi AFB (+): tỉ lệ điều trị thành công là 97,6%; tỉ lệ điều trị
không thành công là 2,4%.
Tỉ lệ điều trị thành công của nhóm sống ở nơng thơn là 100%; tỉ lệ điều trị thành
cơng ở nhóm sống ở thành thị là 96,7%. Kết quả này có ý nghĩa thống kê với p=0,03. Nhóm
bệnh nhân được phát hiện muộn có tỷ lệ điều trị không thành công là 5,5% tỉ lệ này cao hơn
4,25 lần so với tỉ lệ điều trị không thành cơng ở nhóm có thời gian khám phát hiện khơng
mn 1,3% với OR=4,25 và p=0,015 thì sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Những
người có điều trị kết hợp bệnh khác với điều trị lao phổi thì tỉ lệ điều trị không thành công
là 4,8% cao hơn tỉ lệ người không phải điều trị bệnh nào khác là 1,6%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (1999), Bài giảng bệnh lao và bệnh phổi, NXB Y học Hà Nội, Năm 1999.
2. Bộ Y Tế (2005), Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, Hội chống lao Hoàng
Gia Hà Lan, Hiệp hội bài lao và Bệnh phổi quốc tế, “Tại sao tỷ lệ phát hiện và chữa khỏi

bệnh lao cao mà tình hình mắc lao không giảm tại Việt Nam, Báo cáo Hội thảo đánh giá
tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam, tr. 23.
3. Bộ Y tế (2008), Vai trò y tế tư trong việc kiểm soát bệnh lao tại TP.HCM.
4. Bộ Y tế (2009), Thơng tin hoạt động Chương trình chống lao quốc gia, NXB Y học, Hà
Nội, tr. 9-21.
5. Lương Văn Châu (2011), Nghiên cứu tình hình phát hiện và kết quả điều trị bệnh lao phổi
AFB(+) mới tại tỉnh Đồng Nai năm 2010, Luận án chuyên khoa II, trường Đại học Y dược
Cần Thơ, tr. 41-64.
6. Lê Thành Hiểu (2013), Nghiên cứu tình hình phát hiện và điều trị lao phổi mới tại tỉnh Hậu
Giang năm 2012, Luận án chuyên khoa II, trường Đại học Y dược Cần Thơ, tr. 40-59.
7. Lê Thành Tài, Nguyễn Văn Lành (2007), "Sự tuân thủ nguyên tắc điều trị của bệnh nhân
lao phổi M(+) tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang năm 2007". Y học Tp.Hồ Chí Minh,
chun đề Y tế Cơng cộng và Y học dự phòng, tập 12 (phụ bản số 4-2008), tr. 61-65.
8. Trần Văn Khải (2012), Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị bệnh lao phổi
AFB dương tính tại tỉnh Sóc Trăng năm 2011, Luận án chuyên khoa II, Trường đại học Y
dược Cần Thơ, tr. 39-54.
9. Trần Hiến Khóa (2010), Nghiên cứu thực trạng phát hiện và kết quả điều trị lao phổi mới tại
tỉnh Cà Mau năm 2009, Luận án chuyên khoa II, Trường đại học Y dược Cần Thơ, tr. 36-59.
10. Võ Thanh Long (2012), Nghiên cứu tình hình bệnh lao tái phát và các yếu tố liên quan
được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Tân, Vĩnh Long năm 2009-2012, Luận văn
chuyên khoa I, trường đại học Y dược cần Thơ, tr. 31-46.
11. Lê Tuấn Kiệt (2013), Nghiên cứu tình hình lao phổi mới mắc và kết quả điều trị lao phổi mới
mắc tại Bến Tre nă 2012, Luận án chuyên khoa II, trường Đại học Y dược Cần Thơ, tr. 38-56.
12. Nguyễn Ngọc Thanh (2014), Nghiên cứu kiến thức, thực hành vê phòng lây nhiễm cho cộng
đồng và tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao phổi AFB (+) điều trị tại quận Thốt Nốt Thành phố
Cần Thơ năm 2013, Luận án chuyên khoa I, Trường đại học Y dược Cần Thơ, tr. 31-43.

7



TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
13. Nguyễn Ngọc Thanh (2014), Nghiên cứu kiến thức, thực hành vê phòng lây nhiễm cho cộng
đồng và tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao phổi AFB (+) điều trị tại quận Thốt Nốt Thành phố
Cần Thơ năm 2013, Luận án chuyên khoa I, Trường đại học Y dược Cần Thơ, tr. 31-43.
14. Phạm Minh Thanh (2014), Nghiên cứu tình hình mắc lao phổi mới và kết quả điều trị lao
phổi mới tại Vĩnh Long năm 2012-2013, Luận án chuyên khoa II, Trường đại học Y dược
Cần Thơ, tr. 40-59.

(Ngày nhận bài: 25/9/2019- Ngày duyệt đăng: 03/11/2019)

8



×