Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số đặc điểm trí tuệ của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.62 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRÍ TUỆ CỦA TRẺ CĨ RỐI LOẠN
TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Hoàng Dương1*, Nguyễn Thị Quý2, Nguyễn Phương Hồng Ngọc3
1. Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh,
2. Bệnh viện Nhi Trung Ương,
3. Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
*Email:

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh
phổ biến. Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể gặp khó khăn trong việc chú ý, kiểm soát
các hành vi bốc đồng, hoặc hoạt động q mức. Việc tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của trẻ
tăng động giảm chú ý giúp xây dựng kế hoạch điều trị, tư vấn phù hợp hơn cho trẻ. Mục
tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý tại
bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội và bệnh viên Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trẻ
được chẩn đoán tăng động giảm chú ý bằng tiêu chuẩn DSM-IV. Kết quả: Đánh giá
trên 102 trẻ tăng động giảm chú ý từ 06 đến 11 tuổi cho thấy các chỉ số trí nhớ làm
việc, tư duy tri giác, tư duy ngôn ngữ, tốc độ xử lý của đa số trẻ tăng động giảm chú ý
dao động trong khoảng từ cực kỳ thấp đến trung bình. Trong các chỉ số trí tuệ được
đánh giá, trẻ có điểm số thấp nhất ở trí nhớ làm việc. Nhìn chung, ít trẻ có điểm cao ở
các chỉ số, chẳng hạn như trong mẫu nghiên cứu này, chỉ có 2% trẻ có chỉ số tư duy
ngơn ngữ ở mức trung bình cao, 9,9% trẻ có chỉ số tư duy tri giác ở mức trung bình cao
đến rất cao, 1,0% trẻ có mức độ trung bình cao ở chỉ số tốc độ xử lý và khơng quan sát
thấy mức độ trung bình cao trở lên ở chỉ số trí nhớ làm việc. Kết luận: Chỉ số trí nhớ
làm việc, tư duy tri giác, tư duy ngôn ngữ, tốc độ xử lý của đa số trẻ tăng động giảm
chú ý dao động trong khoảng từ rất thấp đến trung bình.
Từ khóa: trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý, trẻ em
ABSTRACT


INTELLECTUAL CHARACTERISTICS OF CHILDREN WITH ATTENTION
DEFICITHYPERACTIVITY DISORDER
Hoang Duong1*, Nguyen Thi Quy2, Nguyen Phuong Hong Ngoc3
1. Ho Chi Minh City Children Hospital
2. National Hospital of Pediatrics

3.University of Education, Hanoi National University
Background: Attention deficit hyperactivity disorder is one of the most common
neurodevelopmental disorders of childhood. Children with ADHD may have trouble
paying attention, controlling impulsive behaviors, or be overly active. Determining the
intellectual characteristics of children with attention deficit hyperactivity disorder will
help to develop more appropriate treatment and counseling plans for
children. Objectives: To determine the intellectual characteristics of children with
attention deficit hyperactivity disorder at the Viet Nam National Hospital of Pediatrics,
1


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Hanoi and Children Hospital No.1, Ho Chi Minh City. Materials and methods: A
cross-sectional survey is conducted among 102 children who were diagnosed with
ADHD disorders by DSM-IV standards. Results: Screening on 102 children with
ADHD from 06 to 11 years old showed that four index scores (i.e., verbal
comprehension, perceptual organization, working memory, processing speed) range
from extremely low to moderate level. Children had the lowest score in the working
memory index. In general, few children had a high index, such as in this sample, only
2% had a high average level verbal comprehension index, 9.9% had average to very
high level at perceptual organization index, 1.0% had a high average level at
processing speed index and did not observe average high or higher level in the working
memory index. Conclusions: The four index scores (i.e., verbal comprehension,
perceptual organization, working memory, processing speed) range from extremely low

to moderate level.
Keywords: intelligence, attention deficit hyperactivity disorder, children.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh, đặc trưng bởi khả năng tập
trung chú ý kém, hoạt động quá mức, và xung động [1]. Theo Viện sức khỏe tâm thần quốc gia của
Mỹ, rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phổ biến nhất ở trẻ em và có thể tiếp
diễn trong quá trình trưởng thành và đến cả tuổi trưởng thành. Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh
hưởng đến 9,0% trẻ em Mỹ độ tuổi từ 13 - 18 tuổi. Tại Việt Nam, mặc dù vẫn chưa có con số thống kê
cụ thể về tỷ lệ trẻ tăng động giảm chú ý trên cả nước, nhưng một số nghiên cứu đã đưa ra con số khá
cao, nghiên cứu trên 400 học sinh của Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) thì có 6,3% số khách thể đó có rối
loạn tăng động giảm chú ý. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Minh Hằng và cộng sự (2012) trên
948 học sinh tiểu học cho thấy kết quả sàng lọc là 44 em (chiếm 4,6%) có rối loạn tăng động giảm chú
ý [1], [2].
Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động cá nhân, trường học, gia
đình và xã hội của trẻ. Nghiên cứu cho thấy có 25% - 35% trẻ tăng động giảm chú ý sẽ có một vấn đề
học tập hoặc ngơn ngữ cùng tồn tại [12]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng và cộng sự
(2012), trẻ tăng động giảm chú ý gặp nhiều khó khăn học đường, trong đó khó khăn lớn nhất là thích
nghi với hoạt động học tập [2]. Theo báo cáo của Touzin và cộng sự (1997) thì trẻ tăng động giảm chú
ý có nguy cơ thất bại trường học gấp 2-3 lần so với những trẻ cùng lứa tuổi, và 50% trẻ tăng động
giảm chú ý gặp thất bại ở trường học và nó kéo dài đến tuổi trưởng thành [14]. Có thể thấy, đây là
nhóm trẻ cần được quan tâm phát hiện và có kế hoạch điều trị, can thiệp sớm và rõ ràng.
Đánh giá trí tuệ là một phần vơ cùng hữu ích trong việc tìm ra những điểm mạnh cũng như hạn
chế về mặt nhận thức, trí tuệ, giúp ích cho việc xây dựng các kế hoạch điều trị, can thiệp, đồng thời đó
cũng là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả của điều trị cho trẻ [11]. Trên thế giới, nhiều
nghiên cứu về đặc điểm trí tuệ của trẻ tăng động giảm chú ý đã được thực hiện. Nghiên cứu cho thấy
trẻ tăng động giảm chú ý có điểm thấp ở trí nhớ làm việc [9], [15], điểm thấp ở tốc độ xử lý [7], [10].
Những kết quả này đã góp phần lý giải cho khả năng học tập của trẻ, vì tốc độ xử lý và trí nhớ là
những khía cạnh quan trọng trong việc đạt được các thành tích học tập, chẳng hạn như tốc độ xử lý
kém có thể làm giảm khả năng đọc trơi chảy, trí nhớ làm việc kém có thể ảnh hưởng đến việc đọc, làm
tốn [13], [8]. Do đó, nghiên cứu một số đặc điểm trí tuệ của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý

nhằm mục tiêu đánh giá đặc điểm trí tuệ của nhóm trẻ có rối loạn này.

2


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
a. Tiêu chuẩn lựa chọn: Trẻ đã được chẩn đoán có rối loạn tăng động giảm chú ý (thơng qua
kết quả từ thang đo ADHD Vanderbilt dành cho cha mẹ và giáo viên đánh giá trẻ có rối loạn tăng động
giảm chú ý trong hai môi trường là ở nhà và ở trường, kết hợp với phỏng vấn, quan sát lâm sàng từ
chuyên viên tâm lý và bác sĩ tâm thần) và được đánh giá bằng trắc nghiệm trí tuệ WISC-IV.
b. Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ có các rối loạn phát triển khác; Trẻ có các khuyết tật (bệnh lý ở hệ
hay cơ quan của cơ thể: Thị giác quan (khiếm thính, khiếm thị), Thần kinh, vận động (khiếm khuyết
vận động); Trẻ hiện đang có bệnh cơ thể nặng; Gia đình hoặc người giám hộ, trẻ khơng đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Có 102 trẻ lứa tuổi tiểu học (6-11 tuổi) được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội và
bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia nghiên cứu này.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả
- Cỡ mẫu: 102 trẻ
- Phương pháp chọn mẫu: Trẻ đã được chọn mẫu thuận tiện tại bệnh viện Nhi Trung ương Hà
Nội và bênh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung nghiên cứu: mức độ tăng động, mức độ giảm chú ý (qua đánh giá của phụ huynh và
giáo viên), chỉ số hiểu lời, tư duy tri giác, tốc độ xử lý và trí nhớ làm việc (qua đánh giá trẻ)
- Công cụ nghiên cứu:
Thang đánh giá ADHD Vanderbilt (phiên bản dành cho cha mẹ và phiên bản dành cho giáo
viên): Thang đo được thiết kế dùng cho công tác đánh giá sàng lọc trẻ có nguy cơ có rối loạn tăng động
giảm chú ý do bệnh viện Vanderbilt thuộc Trung tâm phát triển trẻ em xây dựng với hai phiên bản
dành cho cha mẹ và giáo viên. Thang đo được sử dụng cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi với hai phiên bản. Cha

mẹ và giáo viên là người trả lời các miêu tả triệu chứng bằng cách chấm điểm: 0, 1, 2, 3 tương ứng với
bốn mức độ: không bao giờ, đôi khi, thường xuyên và rất thường xuyên cho các biểu hiện của trẻ xuất
hiện ít nhất trong 6 tháng trở đi ( tính từ thời điểm làm trắc nghiệm trở về trước). Thang đo là tập hợp
các tiểu mục mô tả các biểu hiện cụ thể của triệu chứng tăng động giảm chú ý và một số của triệu
chứng rối loạn hành vi, hay cảm xúc được thiết kế trên tiêu chí biểu hiện của triệu chứng rối loạn tăng
động giảm chú ý do DSM-IV đưa ra.
Về trắc nghiệm trí tuệ WICS-IV: Trắc nghiệm này được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu năng lực trí
tuệ của trẻ; các điểm mạnh và điểm yếu của trẻ từ 6 đến 16 tuổi; đo đạc IQ, các khía cạnh của trí tuệ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm WISC-IV đã được thích nghi và chuẩn hóa tại
Việt Nam bởi Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, trắc nghiệm có độ tin cậy và độ
hiệu lực [3], [4], [5]. Trắc nghiệm gồm có 10 tiểu trắc nghiệm, được chia thành 4 chỉ số là chỉ số hiểu
lời, tư duy tri giác, tốc độ xử lý và trí nhớ làm việc.
- Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu: Tuyển chọn các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn
và tiêu chuẩn loại trừ để đưa vào nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân được thực hiện các bước sau: (1) Xin
phép cha mẹ/ người bảo hộ của trẻ và trẻ về việc tham gia đánh giá và sử dụng dữ liệu đánh giá cho
nghiên cứu (thư chấp thuận tham gia nghiên cứu), (2) Trẻ được khám lâm sàng, quan sát và phỏng vấn
cha mẹ bởi bác sĩ tâm thần và chuyên viên tâm lý, (3) Cha mẹ/ người giám hộ và giáo viên đánh giá các
triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý bằng thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt,
(4) Đánh giá trí tuệ bằng trắc nghiệm WICS- IV bởi chuyên viên tâm lý đã được đào tạo và có chứng chỉ
hồn thành khóa tập huấn thực hiện trắc nghiệm này tại trường Đại học Giáo dục, (5) Dữ liệu thu thập
được qua hai trắc nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Tổng cộng có 102 trẻ lứa tuổi tiểu học (6-11 tuổi) được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi trung
ương Hà Nội và bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia vào nghiên cứu này. Độ

tuổi trung bình của các trẻ trong mẫu nghiên cứu là (ĐTB= 7,58; SD= 1,58), trong đó có 85 trẻ nam
(chiếm 83,3% tổng số khách thể). 100% trẻ tham gia nghiên cứu có rối loạn tăng động giảm chú ý ở
dạng kết hợp.
Thống kê dữ liệu đã thu được cho thấy ở trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý, điểm thấp nhất nằm
ở chỉ số trí nhớ cơng việc (ĐTB=74,36, ĐLC=11,34), tiếp theo cao hơn là chỉ số tư duy ngôn ngữ
(ĐTB=78,43; ĐLC=16,74), chỉ số tốc độ xử lý (ĐTB=80,29, ĐLC=13,67), và cuối cùng cao nhất là chỉ số
tư duy tri giác (ĐTB=89,41; ĐLC=14,32)
Xem xét mối quan hệ giữa mức độ giảm chú ý, mức độ tăng động của trẻ do giáo viên và phụ
huynh đánh giá với các chỉ số trí tuệ, kết quả cho thấy có tương quan nghịch ở mức độ trung bình (r=0,305**), tức là một số trẻ càng giảm chú ý (theo quan sát và đánh giá của giáo viên), thì có xu hướng
có tốc độ xử lý càng chậm và ngược lại.
Bảng 1. Tương quan giữa kết quả đánh giá của giáo viên, phụ huynh và các chỉ số trí tuệ của trẻ

Tƣ duy ngôn
ngữ
Mức độ giảm chú ý (Đánh
giá của phụ huynh)
Mức độ tăng động/ xung
động (Đánh giá của phụ
huynh)
Mức độ giảm chú ý (Đánh
giá của giáo viên)
Mức độ tăng động/ xung
động (Đánh giá của giáo
viên)

Tƣ duy
tri giác

Trí nhớ
làm việc


Tốc độ xử


-0,045

-0,099

-0,042

-0,162

-0,044

-0,084

0,146

0,037

0,017

-0,096

-0,052

-0,305**

0,080


-0,032

0,135

0,110

3.1. Đặc điểm tƣ duy ngôn ngữ của trẻ tăng động giảm chú ý
Trong mẫu này, 48,0% trẻ tăng động giảm chú ý có năng lực ở chỉ số tư duy ngôn ngữ chỉ đạt ở
rất thấp và mức ranh giới chậm phát triển. Điểm số cao về tư duy ngôn ngữ chỉ có 2 trẻ, chiếm 2,0%
tổng số khách thể. Trẻ tăng động giảm chú ý có tư duy ngơn ngữ ở mức rất thấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(31 trẻ, chiếm 30,4%). Điều này cho thấy cứ 10 trẻ tăng động giảm chú ý, thì có khoảng 3 trẻ chậm
phát triển về mặt tư duy ngôn ngữ.
Bảng 2. Mức độ điểm số về tư duy ngôn ngữ của trẻ tăng động giảm chú ý

Mức độ
Rất thấp
Ranh giới
Trung bình thấp
Trung bình
Trung bình cao

Số lƣợng
(trẻ)
31
18
24
27
2

Tỷ lệ phần trăm (%)

30,4
17,6
23,5
26,5
2,0

3.2. Đặc điểm tƣ duy tri giác của trẻ tăng động giảm chú ý
Về tư duy tri giác, kết quả cho thấy chiếm tỷ lệ lớn trẻ có mức độ tư duy tri giác ở mức trung

4


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
bình yếu (49 trẻ, chiếm 48,0% tổng số khách thể) cho đến trung bình (có 33 trẻ, chiếm 32,4%). Số
lượng trẻ chậm về tư duy tri giác chiếm 9,8%, tức là cứ 10 trẻ tăng động giảm chú ý thì có khoảng 1
trẻ gặp khó khăn về mặt tư duy tri giác.
Bảng 3. Mức độ điểm số về tư duy tri giác của trẻ tăng động giảm chú ý

Mức độ
Rất thấp
Ranh giới
Trung bình thấp
Trung bình
Trung bình cao
Cao
Rất cao

Số lƣợng (trẻ)
10
17

32
33
7
2
1

Tỷ lệ phần trăm (%)
9,8
16,7
31,4
32,4
6,9
2,0
1,0

3.3. Đặc điểm trí nhớ làm việc của trẻ tăng động giảm chú ý
Như đã trình bày ở trên, đây là chỉ số yếu nhất ở trẻ tăng động giảm chú ý đặt trong so sánh với
các chỉ số trí tuệ khác. Tỷ lệ trẻ chậm phát triển ở chỉ số này tương đương với chỉ số tư duy ngơn ngữ
(có 31 trẻ, chiếm 30,4%). Tuy nhiên, điểm số ở chỉ số này của trẻ chỉ dao động trong khoảng từ rất
thấp đến mức độ trung bình. Khơng quan sát thấy điểm số ở mức cao.
Bảng 4. Mức độ điểm số về trí nhớ cơng việc của trẻ tăng động giảm chú ý
Mức độ
Rất thấp
Ranh giới
Trung bình thấp
Trung bình

Số lƣợng (trẻ)
31
43

18
10

Tỷ lệ phần trăm (%)
30,4
42,2
17,6
9,8

3.4. Đặc điểm tốc độ xử lý của trẻ tăng động giảm chú ý
Trong mẫu này, hầu hết trẻ tăng động giảm chú ý có tốc độ xử lý ở mức dưới trung bình . Trẻ
tăng động giảm chú ý có chỉ số tốc độ xử lý ở mức chậm phát triển (rất thấp chiếm tỷ lệ 23,5% và trẻ
có chỉ số này ở mức ranh giới có 23 trẻ (chiếm 22,5%)
Bảng 5. Mức độ điểm số về tốc độ xử lý của trẻ tăng động giảm chú ý
Mức độ
Số lƣợng (trẻ)
Tỷ lệ phần trăm (%)
Rất thấp
24
23,5
Ranh giới
23
22,5
Trung bình thấp
28
27,5
Trung bình
26
25,5
Trung bình cao

1
1,0

IV. BÀN LUẬN
Nhìn chung, trong mẫu nghiên cứu này, chỉ có 2% trẻ có chỉ số tư duy ngơn ngữ ở mức trung
bình cao, 9,9% trẻ có chỉ số tư duy tri giác ở mức trung bình cao đến rất cao, 1,0% trẻ có mức độ trung
bình cao ở chỉ số tốc độ xử lý và không quan sát thấy mức độ trung bình cao trở lên ở chỉ số trí nhớ
làm việc.
Trong các chỉ số trí tuệ được đánh giá, trẻ tăng động giảm chú ý có điểm số thấp nhất ở trí nhớ
làm việc. Kết quả này tương đồng với kết quả của nghiên cứu trước đây của Martinussen và cộng sự

5


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
(2005) [9], Willcutt và cộng sự (2005) [15], nghiên cứu cho thấy trẻ cũng có điểm thấp ở tốc độ xử lý
tương đồng với nghiên cứu của Calhoun & Mayes (2005) [7], Mayes & Calhoun (2006) [10].

V. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu này là một phần nhỏ đóng góp vào bức tranh chung của các nghiên cứu về
rối loạn tăng động giảm chú ý ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy phần nào
những điểm khó khăn về mặt nhận thức của trẻ tăng động giảm chú ý. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
chỉ số trí nhớ làm việc, tư duy tri giác, tư duy ngôn ngữ, tốc độ xử lý của đa số trẻ tăng động giảm chú
ý dao động trong khoảng từ rất thấp đến trung bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Nghiên cứu tỉ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng
động giảm chú ý tại quận Ba Đình Hà Nội. Luận văn thạc sỹ tâm lý học - Trường
đại học giáo dục.

2. Nguyễn Thị Minh Hằng, Hoàng Thị Nam Phương (2012), Khó khăn học đường của
học sinh đầu tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý, Tạp chí Tâm lý học, số 4
(157), tháng 4/2012.
3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Hoàng Minh, Bùi Thị Thúy Hằng, Trần Thành Nam,
Trần Văn Công, Nguyễn Cao Minh (2011), Phương pháp và quy trình thích nghi
trắc nghiệm tâm lý nước ngồi vào Việt Nam: Một số kinh nghiệm rút ra từ việc
thích nghi các trắc nghiệm WISC-IV, WAIS, NEO, CPAI, Kỷ yếu hội thảo Tâm
lý học đường lần thứ III.
4. Trần Thành Nam (2014a), Nghiên cứu tương quan giữa điểm số trí tuệ đo bằng
trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt và thành tích học tập của học sinh lớp 8.
Tạp chí Tâm lý học, số tháng 2/2014.
5. Trần Thành Nam (2014b), So sánh kết quả trắc nghiệm WISC-IV và Raven màu
trên bệnh nhi tới khám và điều trị tại khoa Tâm thần trẻ em – Bệnh viện tâm thần
Đà Nẵng. Tạp chí Tâm lý học, số tháng 4/2014.
6. American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of
mental disorders (DSM-5®). American Psychiatric Pub.
7. Calhoun, S. L., & Mayes, S. D. (2005). Processing speed in children with clinical
disorders. Psychology in the Schools, 42(4), 333-343.
8. Jacobson, L. A., Ryan, M., Martin, R. B., Ewen, J., Mostofsky, S. H., Denckla,
M. B., & Mahone, E. M. (2011). Working memory influences processing speed
and reading fluency in ADHD. Child Neuropsychology, 17(3), 209-224.
9. Martinussen, R., Hayden, J., Hogg-Johnson, S., & Tannock, R. (2005). A metaanalysis of working memory impairments in children with attentiondeficit/hyperactivity disorder. Journal of the American Academy of Child &
Adolescent Psychiatry, 44(4), 377-384.
10. Mayes, S. D., & Calhoun, S. L. (2006). WISC-IV and WISC-III profiles in
children with ADHD. Journal of Attention Disorders, 9(3), 486-493.
11. Parke, E. (2014). WISC-IV Profiles in Children with Attention Deficit
6
1.



TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Hyperactivity Disorder and Comorbid Learning Disabilities.
12. Pliszka, S. R., Carlson, C. L., & Swanson, J. M. (1999). ADHD with comorbid
disorders: Clinical assessment and management. Guilford Press.
13. Swanson, H. L., & Beebe-Frankenberger, M. (2004). The relationship between
working memory and mathematical problem solving in children at risk and not at
risk for serious math difficulties. Journal of Educational Psychology, 96(3), 471.
14. Touzin, M., Le Heuzey, M. F., & Mouren-Simeoni, M. C. (1997).
Hyperactivité
avec
déficit
de
l'attention
et
troubles
des
apprentissages. Neuropsychiatrie de l'enfance et de l'adolescence, 45(9), 502-508.
15. Willcutt, E. G., Doyle, A. E., Nigg, J. T., Faraone, S. V., & Pennington, B. F.
(2005). Validity of the executive function theory of attention-deficit/hyperactivity
disorder: a meta-analytic review. Biological psychiatry, 57(11), 1336-1346.
(Ngày nhận bài: 10/9/2019- Ngày duyệt đăng: 05/11/2019)

7



×