Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

bài giảng cơ sở lý luận về thuế và cải cách thuế - ts. nguyễn thanh dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.22 KB, 202 trang )

4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ
VÀ CẢI CÁCH THUẾ
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 2
1. Bản chất và chức năng của thuế
1.1 Bản chất của thuế
Nhận thức bản chất thuế cần phải xem xét trên 2 góc
độ:
 Bản chất kinh tế: Thuế phản ảnh tổng thể mối quan
hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội trong quá trình phân
phối các nguồn lực tài chính.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 3
1.1 Bản chất của thuế
Thuế, xét về hiện tượng, phản ảnh hoạt động thu bằng
tiền của nhà nước đối với xã hội. Nhưng đằng sau hiện
tượng đó ẩn dấu mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa nhà
nước với xã hội trong quan hệ phân phối nguồn lực tài
chính, biểu hiện ra là: khả năng đóng góp nguồn lực tài
chính của xã hội cho nhà nước thông qua nộp thuế với
nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 4
1.1 Bản chất của thuế
Trong một nền kinh tế, nguồn lực tài chính luôn có sự
giới hạn nhất định về quy mô và khả năng tạo lập, khu
vực tư cũng không có nhiều khả năng để cung cấp nguồn
lực tài chính dồi dào cho nhà nước, bởi khu vực này luôn
cần có nguồn lực tài chính ở quy mô nhất định để trang
trải cho các nhu cầu chi tiêu thường xuyên và đầu tư.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 5
1.1 Bản chất của thuế
Vì vậy, trong chính sách huy động nguồn lực của mình,


nhà nước cần chú trọng sử dụng công cụ thuế ở chừng
mực sao cho tạo lập nguồn lực tài chính với quy mô thích
hợp trong sự cân bằng về lợi ích kinh tế với khu vực tư
để nhằm tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Tập
trung cao độ nguồn lực tài chính của xã hội, không
những làm triệt tiêu động lực kinh tế của khu vực tư mà
còn tăng thêm gánh nặng cho xã hội.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 6
1.1 Bản chất của thuế
Việc khu vực tư đóng nộp tài chính cho nhà nước thể hiện
đó là một sự hy sinh của họ trong tiêu dùng hay đầu tư. Vì
vậy, sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế thông qua thuế
cần phải tạo ra những lợi ích nhất định và ít ra đủ để bù
lại sự hy sinh của khu vực này.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 7
1.1 Bản chất của thuế
 Bản chất chính trị: Thuế là công cụ để thực hiện các
nhiệm vụ KTXH mà nhà nước đảm nhận. Các nh.vụ KT
XH của nhà nước trong từng thời kỳ phát triển được
quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhấtđó là quốc
hội. Quốc hội quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ
các khoản thu thuế của tài chính công tương ứng với các
nhiệm vụ của nhà nước theo chiến lược đã hoạch định.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 8
1.2 Chức năng của thuế
Trong nền kinh tế hiện đại, thuế có chức năng phân
phối và điều tiết kinh tế .
Thu thuế của nhà nước làm chuyển dịch một phần thu
nhập từ khu vực tư vào khu vực công. Đằng sau quá trình

chuyển dịch thu nhập đó sẽ là sự thay đổi khả năng thanh
toán, thay đổi hành vi của khu vực tư trong quá trình phân
bổ các nguồn lực (lao động, vốn liếng, tài nguyên tự
nhiên, và nhiều nguồn lực vô hình, hữu hình khác,… )
làm thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế cũng như hiệu
quả kinh tế.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 9
1.2 Chức năng của thuế
Với quan điểm đó, chức năng phân phối là chức năng cơ
bản của thuế, còn chức năng điều tiết kinh tế là chức năng
phái sinh của chức năng phân phối mà thôi. Không có sự
phân phối của thuế, không có sự chuyển dịch thu nhập
của khu vực tư vào khu vực nhà nước thì mọi chức năng
khác của thuế đều không có cơ sở để phát huy tác dụng.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 10
1.2 Chức năng của thuế
Khi sử dụng thuế để phân phối lại thu nhập dân cư và
tạo nguồn thu ngân sách, thì nhà nước cũng đạt được một
số mục tiêu điều tiết kinh tế như mong muốn nhưng đồng
thời cũng phải gánh chịu cả những ảnh hưởng ngoài ý
muốn. Khi chính phủ quyết định tăng thuế nhập khẩu kết
quả vừa có thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa
bảo hộ mậu dịch như mong muốn.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 11
1.2 Chức năng của thuế
Nhưng chính thuế nhập khẩu làm cho hàng hóa được bảo
hộ không được đầu tư đúng mức để nâng cao khả năng
cạnh tranh, giá cả hàng hóa được bảo hộ cao và người
tiêu dùng phải gánh chịu. Với lập luận này, nhà nước
không nên quá kỳ vọng vào chức năng điều tiết của thuế

để đặt ra quá nhiều mục tiêu cho thuế. Điều đó có thể làm
cho quá trình phân phối hết sức phức tạp và dễ thất thu.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 12
1.3 Phm vi nh hng v vai trũ ca thu
1.3.1 Pham vi nh hng ca thu
Phạm vi ảnh hởng ca thuế là một khái nim chung
đ chỉ tác động ca thuế đến sự thay đi thu nhập ca
các đối tng có liên quan. Có hai loại phạm vi ảnh hởng
ca thuế cần phải phân bit: phạm vi ảnh hởng theo
luật định và phạm vi ảnh hởng kinh tế.
Khi Quốc hội ban hành một loại thuế nào đó thờng
quy định đối tng nộp thuế, đối tng nộp thuế là tác
nhân nằm trong phạm vi ảnh hởng ca thuế theo luật
định.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 13
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
• Phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế liên quan đến sự
phân phối gánh nặng thuế, đó là sự thay đổi thực sự trong
thu nhậ p của các tác nhân liên quan do thuế gây ra. Sự
khác nhau giữa phạm vi ảnh hưởng theo luật định và
phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế chính là sự chuyển
thuế. Vì vậy, dù một loại thuế có được Quốc hội quy định
ai là đối tượng nộp thuế thì điều quan trọng nhất vẫn là sự
chuyển thuế xảy ra như thế nào nói cách khác ai là người
thực sự nộp thuế cho Nhà nước: người tiêu dùng hay
người sản xuất hay cả hai?
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 14
1.3.1 Pham vi nh hng ca thu
minh chng vn ny chỳng ta kho sỏt tớnh cht
mt s loi thu in hỡnh sau:

Thu giỏn thu:
Thuế có th đc chuyn sang cho ngời tiêu dùng
chịu hoàn toàn bằng cách tăng giá đng bằng số thuế
phải nộp. Ngc lại, chuyn trở lại vào ngời sản xuất toàn
bộ nếu không tăng giá khi có thuế. Còn khi giá tăng lên ở
mức độ nhỏ hơn số thuế thì cả ngời sản xuất và ngời
tiêu dùng đu chịu thuế.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 15
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Độ co dãn của cung và cầu về hàng hoá nào đó sẽ quyết
định sự phân chia gánh nặng thuế. Khi cầu càng co giãn
và cung càng ít co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi
vào người sản xuất. Ngược lại, cầu càng ít co giãn và
cung càng co giãn nhiều thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi
vào người tiêu dùng. Phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế
và cấp độ chuyển dịch là yếu tố quan trọng cho việc phân
tích những tác động kinh tế của thuế.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 16
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
• Thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân được cho rằng không có tác
dụng trong việc chuyển giao gánh nặng thuế. Đối với thu
nhập bao gồm cả lương và phụ cấp, đối tượng nộp thuế sẽ
phải trả thuế và chịu gánh nặng thuế.
Như đã đề cập ở trên, thuế thu nhập cá nhân được
xem là trung lập về tác động của nó đối với sự lựa chọn
của người tiêu dùng cũng như hình thức chi tiêu của họ.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 17
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Tuy nhiên, nó vẫn có thể tác động tới sự lựa chọn giữa

làm việc, giải trí và các quyết định đầu tư. Quyết định
làm việc hay giải trí có thể là đối tượng của tác động thay
thế và tác động thu nhập từ thuế thu nhập. Tác động thu
nhập là dương khi vì thuế mà mọi người làm việc nhiều
hơn nhằm cố gắng duy trì thu nhập trước thuế. Đồng thời
thuế taực ủoọng giảm chi phí giải trí, thúc đẩy các cá thể
thay thế giải trí cho công việc.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 18
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Tác động đối với các quyết định đầu tư trong thuế thu
nhập có gộp các khoản tiền lãi, cổ tức vào cơ sở tính thuế.
Việc đánh thuế như vậy giảm khối lượng vốn sẵn có cho
đầu tư. Việc giảm sút trong đầu tư tư nhân có thể là giảm
tăng trưởng kinh tế sản xuất trong dài hạn trừ khi nó được
cân bằng bởi sự tăng lên của đầu tư công cộng. Thuế cũng
có thể có tác động nghịch trong việc khuyến khích mọi
người chấp nhận rủi ro và đầu tư.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 19
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Một số nhà đầu tư có xu hướng chấp nhận rủi ro và cố
gắng tăng sản lượng tiềm năng của họ để bù đắp cho số
thuế họ phải nộp, trong khi một số nhà đầu tư khác có thể
lựa chọn sự an toàn hơn thông qua chấp nhận các hoạt
động đầu tư lợi nhuận thấp hơn.
• Thuế thu nhập công ty:
Thuế thu nhập công ty gây ra một loạt các tác động
kinh tế tiềm năng, bao gồm các tác động lên giá, sản
lượng và hiệu quả sản xuất.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 20
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế

Các kết quả phụ thuộc vào giả thiết về việc chuyển dịch
thuế và phạm vi ảnh hưởng của thuế. Theo lý thuyết về
doanh nghiệp, lợi nhuận được tối đa hoá ở mức sản lượng
mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Do
vậy, loại thuế đánh vào lợi nhuận độc quyền không bóp
méo các điều kiện tối đa hoá lợi nhuận, các công ty trả
thuế nhưng không có sự điều chỉnh trong sản xuất hoặc
trong giá.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 21
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Tuy nhiên, trên thực tế các công ty có thể bị thúc đẩy bởi
các yếu tố khác hơn là sự tối đa hoá lợi nhuận, đặc biệt là
trong ngắn hạn và việc đánh thuế lên lợi nhuận có thể tạo
ra sự điều chỉnh trong hành vi của doanh nghiệp . Sau đây
là một số ví dụ:
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 22
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Giả thiết 1: các doanh nghiệp không chuyển dịch thuế
thu nhập công ty vì vậy, thuế làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp và vốn của các công ty sẵn có cho đầu tư và
cho việc mở rộng năng lực sản xuất. Điều này sẽ không
khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng lợi
nhuận tiềm năng cũng như duy trì tính hiệu quả trong sản
xuất để tối đa hoá lợi nhuận nếu những lợi nhuận này là
đối tượng tính thuế.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 23
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Giả thiết 2: rằng một doanh nghiệp không hoạt động
tại thời điểm tối đa hoá lợi nhuận nhưng laị tìm kiếm các
mục đích khác, chẳng hạn như tăng số lượng hàng hoá và

thị phần. Khi thuế thu nhập công ty được đánh, công ty có
thể điều chỉnh sản lượng và tăng giá sản phẩm của nó để
nhằm tăng lợi nhuận lên một lượng đủ để trả thuế và duy
trì mức lợi nhuận có thể chấp nhận được.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 24
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Một số nghiên cứu thực tế ở các nước đã tập trung vào
tỷ lệ doanh thu vốn trước thuế và doanh thu vốn sau thuế
của các công ty, và chỉ ra rằng mặc dầu thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp tăng lên đáng kể trong vài thế kỷ qua
nhưng tỷ lệ doanh thu vốn sau thuế của doanh nghiệp,
tính trung bình vẫn tăng hoặc duy trì ổn định. Những
nghiên cứu này kết luận rằng trong dài hạn các doanh
nghiệp tìm cách chuyển gánh nặng thuế thu nhập công ty
một cách hoàn toàn sang cho người tiêu dùng hoặc người
lao động.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 25
1.3.1 Pham vi ảnh hưởng của thuế
Với mục đích đạt tới các tác động kinh tế nhất định
hoặc mục tiêu tài khoá ngoài thuế suất trong cơ cấu thuế
thu nhập doanh nghiệp các chi phí mua sắm thiết bị
thường được khấu trừ từ tổng thu nhập qua thời gian
bằng tỷ lệ khấu hao hoặc phụ cấp chi phí vốn. Chính phủ
cũng sử dụng chính sách khấu hao nhanh để khuyến
khích việc đầu tư vào thiết bị.

×