Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

giai cấp công nhân hiện đại và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.72 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu...................................................1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................3
6. Đóng góp mới của đề tài.....................................................................3
7. Kết cấu của đề tài................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN........4
1.1.

Khái niệm giai cấp công nhân.....................................................4

1.1.1.

Khái niệm chung......................................................................4

1.1.2.

Giai cấp công nhân Việt Nam..................................................4

1.2.

Đặc điểm của giai cấp công nhân................................................5

1.3. Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân..........................................................................................5
1.3.1. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp


công nhân..............................................................................................5
1.3.2. Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh
lịch sử....................................................................................................7
CHƯƠNG II: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY..............................................................7


2.1. Nét tương đồng và khác biệt của giai cấp công nhân ngày nay và
thế kỷ 19...................................................................................................7
2.1.1. Điểm tương đồng và khác biệt....................................................7
2.1.2. Sứ mệnh lịch sử thế giới..............................................................8
2.2. Sự khác nhau giữa sứ mệnh lịch sử Giai cấp công nhân Việt
Nam và thế giới........................................................................................9
2.2.1. Sứ mệnh lịch sử giai đoạn hình thành.........................................9
2.2.2. Sứ mệnh lịch sử ngày nay...........................................................9
CHƯƠNG III: ĐIỂM TÍCH CỰC, TIÊU CỰC CỦA GIAI CẤP
CƠNG NHÂN NGÀY NAY, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA
GIAI CẤP CƠNG NHÂN.........................................................................10
3.1. Điểm tích cực, tiêu cực của giai cấp cơng nhân ngày nay...........10
3.1.1. Tích cực.....................................................................................10
3.1.2. Tiêu cực.....................................................................................11
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò sứ mệnh của giai cấp
công nhân ngày nay..............................................................................12
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của

chủ nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đảng và nhà nước đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Lợi ích giai cấp cơng nhân thống nhất
với lợi ích tồn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hướng xã
hội chủ nghĩa..”
Trong hệ thống các phạm trù của học thuyết chủ nghĩa xã hội
khoa học (CNXH-KH) thì phạm trù giai cấp công nhân hiện đại là phạm trù
cơ bản, phạm trù xuất phát. Chính từ giai cấp cơng nhân hiện đại, các nhà
kinh điển Mác- Ăngghen-Lênin nhìn ra xu hướng phát triển của thời đại mới,
lực lượng cơ bản tiến hành các biến đổi xã hội và xây dựng xã hội mới.
Trong những thập niên gần đây, dưới tác động của những thành tựu
khoa học - công nghệ, q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế
tri thức, Giai cấp cơng nhân có nhiều biến đổi. Những biến đổi ấy đòi hỏi cần
được khái quát bằng cách nghiên cứu sự vận động của Giai cấp cơng nhân.
Do đó sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã lựa chọn đề tài “ Giai cấp công nhân

t

hiện đại và sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân trong thời đại ngày
nay” để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những cách hiểu và nội
dung khái quát qua một số cơng trình nghiên cứu như:


- Cơng trình “Vị trí và vai trị của giai cấp công nhân đương đại” của

Liễu Khả Bạch, Vương Mai và Diêm Xn Chi.
- Cơng trình “Giai cấp cơng nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau
chiến tranh lạnh đến nay - thực trạng và triển vọng” của Nguyễn Thị Quế,
Nguyễn Hồng Giáp.
- Nguyễn Viết Thơng với bài viết “Những nhận thức khác nhau về giai
cấp và vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân; phê phán quan điểm phủ nhận
sự tồn tại và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay”
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích làm rõ nguồn gốc ra đời, bản chất, logic vận động
và phát triển của khái niệm nói chung trong tư duy lý luận và của khái niệm
Giai cấp công nhân nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật.
Nhiệm vụ:
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về

khái niệm, vận động của khái niệm lý luận và khái niệm Giai cấp cơng nhân
nói riêng;
-

Làm rõ sự vận động của khái niệm Giai cấp công nhân trong tư

tưởng C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I. Lênin;
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Logic vận động của khái niệm Giai cấp cơng
nhân nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật.
Phạm vi nghiên cứu:
Sự vận động của khái niệm Giai cấp công nhân chủ yếu được nghiên
cứu trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước Mác, trong các tác phẩm



kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin, trong lịch sử phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế từ sau khi V.I.Lênin mất đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng các phương pháp thống nhất
phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu
tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu, văn bản, chú giải học...
6. Đóng góp mới của đề tài
-

Xây dựng khung mẫu lý thuyết về các điều kiện cần cho sự ra đời của

một khái niệm, lý thuyết, học thuyết nói chung.
-

Hiện thực hóa khung mẫu lý thuyết trên chất liệu logic vận động của

khái niệm Giai cấp công nhân, qua đó khẳng định: Khái niệm Giai cấp cơng
nhân vận động từ trừu tượng đến cụ thể, có nội hàm ngày càng sâu sắc, ngoại
diên ngày càng mở rộng; bản chất Giai cấp công nhân được phản ánh trong
khái niệm trở thành nhân tố qui định tính chất, sự biến đổi các vấn đề của
CNXH khoa học.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, các cơng trình khoa học đã công bố của tác giả,
tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm:
Chương I: Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Giai Cấp Công Nhân Và Sứ Mệnh
Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân
Chương II: Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Trong Thời Đại Ngày
Nay

Chương III: Điểm Tích Cực, Tiêu Cực Của Giai Cấp Cơng Nhân Ngày Nay,
Giải Pháp Nâng Cao Vai Trò Của Giai Cấp Công Nhân


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAI CẤP
CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CƠNG
NHÂN
1.1.

Khái niệm giai cấp cơng nhân

1.1.1. Khái niệm chung
Giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã hội, hình thành và phát triển
cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; họ lao động bằng
phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản
xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội
hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do khơng có tư liệu sản xuất mang
tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do không có tư liệu sản
xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị
thặng dư; vì vậy lợi ích cơ ản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư
sản.
1.1.2. Giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính
sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Bên cạnh những đặc
điểm của giai cấp cơng nhân nói chung, giai cấp cơng nhân Việt Nam có
những đặc điểm riêng. Giai cấp cơng nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư
sản, là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
Giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng trưởng thành về ý thức chính trị,
sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng; có mối quan hệ gắn bó mật thiết

với giai cấp nơng dân và các tầng lớp nhân dân lao động. Từ khi Đảng Cộng
sảnViệt Nam ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã giác ngộ về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp mình, thể hiện là lực lượng chính trị tiên phong trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.


1.2.

Đặc điểm của giai cấp công nhân
Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức

công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc phải tạo ra năng suất
lao động cao quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa
Giai cấp công nhân là giai cấp của bản thân nên đại cơng nghiệp là chủ
thể của q trình xuất vật chất hiện đại do đó giai cấp cơng nhân là đại biểu
cho lực lượng sản xuất tiên tiến cho phương thức sản xuất tiên tiến quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại ở xã hội tại công nghiệp và phương
thức sản xuất tiên tiến đã thể hiện cho giai cấp công nhân những tác phẩm đặc
biệt về tính tổ chức kỷ luật lao động tinh thần hợp tác tồn tâm lý lao động
cơng nghiệp. Có thể đó là một giai cấp cách mạng có tinh thần cách mạng
triệt để những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để giai cấp
cơng nhân có vai trị lãnh đạo cách mạng
Cũng theo Hồ Chí Minh, đặc tính cách mạng của giai cấp cơng nhân là:
kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, kỷ luật. Cơng nhân là giai cấp tiền tiến
nhất trong sức sản xuất, có trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, xây
dựng một xã hội mới. Vì những lẽ đó, giai cấp cơng nhân có thể lĩnh hội và
thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất: chủ nghĩa Marx Lenin. Đồng thời,
tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và làm gương cho các tầng lớp khác. Do
đó, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp cơng nhân đều
giữ vai trị lãnh đạo

1.3. Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân
1.3.1. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Khằng định tính chất tất yếu khách quan sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân Các mác và Ăngghen đã nêu rõ cùng với sự phát triển của đại công
nghiệp chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu
sản phẩm của nó đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản trước hết giai cấp tư


sản sinh ra người đào huyệt chơn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và
thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau chấm điều kiện khách
quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm:
Thứ nhất phải do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân giai cấp công
nhân là con đẻ là sản phẩm của nền đại cơng nghiệp có tính xã hội hóa ngày
càng cao là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại vì thế giai cấp
cơng nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất
hiện đại. Do lao động bằng phương pháp công nghiệp ngày càng hiện đại giai
cấp công nhân là người sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội phải
làm cho xã hội phải có vai trị quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại
điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế phải quy định giai cấp công nhân
là lực lượng và vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành quyền về tay
mình chuyển từ giai cấp tự nó thành giai cấp vì nó.
Thứ hai, do địa vị chính trị xã hội của giai cấp công nhân quy định là
giai cấp sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội nhưng trong chủ nghĩa
tư bản gọi là người không có sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu phẩm phải bán
sức lao động để kiếm sống bị bóc lột nặng là lợi ích cơ bản của họ đối lập trực
tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản và thống nhất với lợi ích cơ bản của
đa số nhân dân lao động. là con đẻ của nền sản xuất đại cơng nghiệp giai cấp
cơng nhân có được những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến giai cấp cách
mạng hai. tính tổ chức và kỉ luật tự giác và đồn kết trong cuộc đấu tranh tự

giải phóng mình và giải phóng xã hội những phẩm chất ấy của giai cấp cơng
nhân được hình thành từ chính những điều kiện khách quan phải được quy
định từ vị trí địa lý và địa vị chính trị xã hội của nó trong nền sản xuất hiện
đại và trong xã hội hiện đại mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
một cách khách quan phải ngoài ý muốn của nó giai cấp cơng nhân được
trang bị lý luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác Lênin phải có đội Tiền Phong là
đảng cộng sản dẫn dắt.


1.3.2. Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử
Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ ra những điều kiện thuộc về nhân tố chủ quan
để giai cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình đó là sự phát triển
của bản thân giai cấp công nhân phải cả số lượng và chất lượng. Thơng qua sự
phát triển này có thể thấy sự lớn mạnh của giai cấp công nhân cùng với quy
mô phát triển của nền sản xuất vật chất hiện đại trên nền tảng công nghiệp của
kỹ thuật và công nghệ. Sự phát triển về số lượng phải gắn liền với sự phát
triển về chất lượng giai cấp công nhân hiện đại đảm bảo cho giai cấp công
nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Đảng Cộng Sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để thay cấp công
nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng Sản đội Tiên
Phong của giai cấp công nhân ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách
mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân với tư
cách là giai cấp cách mạng. Quy Luật chung phổ biến cho sự ra đời của Đảng
Cộng Sản là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc chủ nghĩa MácLênin với phong trào công dân ăn. giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và
nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng làm cho Đảng mang bản
chất giai cấp công nhân trở thành đội Tiên Phong bộ tham mưu chiến đấu của
giai cấp.
CHƯƠNG II: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
2.1. Nét tương đồng và khác biệt của giai cấp công nhân ngày nay và thế

kỷ 19
2.1.1. Điểm tương đồng và khác biệt
- Về nguồn gốc xuất thân từ đô thị của giai cấp công nhân hiện nay
+ Giai cấp công nhân thời Mác là giai cấp lao động, làm thuê, bị bóc lột
và xuất thân chủ yếu từ nông dân và nông thôn.


+ Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, xu thế đơ thị hóa
và đơng đảo cư dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực của
giai cấp công nhân.
- Cơ cấu đa dạng của giai cấp công nhân hiện đại cũng làm nảy sinh
những nhu cầu bổ sung nhận thức mới
+ Trình độ mới của sản xuất và dịch vụ cùng với cách tổ chức xã hội
hiện đại cũng làm cho cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại đa dạng tới mức
nội hàm của nó liên tục phải điều chỉnh theo hướng mở rộng: theo lĩnh vực
(công nghiệp - nơng nghiệp - dịch vụ) theo trình độ cơng nghệ.
+ Phân loại cơng nhân theo sở hữu (có cổ phần, có tư liệu sản xuất và
trực tiếp lao động tại nhà để sống và, khơng có cổ phần). Phân loại cơng nhân
theo chế độ chính trị (cơng nhân ở các nước phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, ở các nước G7, ở các nước đang phát triển)...
2.1.2. Sứ mệnh lịch sử thế giới
- Hiện nay giai cấp công nhận vẫn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải
phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa
văn minh.
- Ở nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải lãnh
đạo cuộc cách mạng đó thơng qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản
Việt Nam, đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ

nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội,
khơng có người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi sự áp
bức, bóc lột, bất cơng.


2.2. Sự khác nhau giữa sứ mệnh lịch sử Giai cấp công nhân Việt Nam và
thế giới
2.2.1. Sứ mệnh lịch sử giai đoạn hình thành
Ngồi những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp
công nhân Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng:
- Giai cấp cơng nhân Việt Nam tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít
trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh
dũng kiên cười của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một
giai cấp kiên cường, bất khuất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng
với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp Tư sản đế quốc làm cho lợi ích
giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm 1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực
cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam,
lại có Đảng lãnh đạo nên ln giữ được sự đồn kết thống nhất và giữ vững
vai trị lãnh đạo của mình. (Khác với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu
-Mỹ)
- Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên
hệ máu thịt với nơng dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự
liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.
2.2.2. Sứ mệnh lịch sử ngày nay
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường. Giai cấp công nhân nước ta
không những bất cập so với yêu cầu phát triển chung của thời đại mà đang
thực sự bất cập với chính yêu cầu phát triển của bản thân sự nghiệp cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Chúng ta khơng phủ định mặt tích cực và
những đóng góp chung to lớn của đội ngũ giai cấp công nhân nước ta, bởi họ
là lực lượng đang vận hành những cơ sở vật chất và các phương tiện sản xuất


hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướng phát triển chủ yếu của nền
kinh tế, nhưng trước mặt trái của cơ chế thị trường và diễn biến phức tạp của
tình hình thế giới, nhiều cơng nhân lao động có biểu hiện phai nhạt về chính
trị, một bộ phận chỉ lo lắng nhiều đến những vấn đề thiết thực trước mắt, ít
quan tâm đến những vấn đề lâu dài có tính chiến lược như định hướng xã hội
chủ nghĩa, vai trị vị trí của giai cấp cơng nhân…
CHƯƠNG III: ĐIỂM TÍCH CỰC, TIÊU CỰC CỦA GIAI CẤP
CƠNG NHÂN NGÀY NAY, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ
CỦA GIAI CẤP CƠNG NHÂN
3.1. Điểm tích cực, tiêu cực của giai cấp cơng nhân ngày nay
3.1.1. Tích cực
- Giai cấp cơng nhân nước ta phát triển nhanh về số lượng, đa dạng
về cơ cấu thành phần và ngành nghề.
Trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, chủ trương phát
triển kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên sự chuyển biến trong cơ cấu lực
lượng lao động xã hội. Giai cấp công nhân nước ta đang tiếp tục tăng nhanh
về số lượng, đa dạng về cơ cấu theo ngành nghề và thành phần kinh tế. Trong
đó, số cơng nhân trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đồng thời, xuất
hiện ngày càng đông bộ phận công nhân làm việc trong các ngành dịch vụ.
- Giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ chun
mơn nghề nghiệp, hình thành tác phong và kỷ luật lao động theo hướng
hiện đại.
Quá trình hội nhập quốc tế đã tiếp nhận những thành tựu khoa học, kỹ
thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo động lực để giai cấp công nhân

nước ta ngày càng phát triển cao về trình độ chun mơn nghề nghiệp. Hình
thành ngày càng đơng đảo bộ phận cơng nhân trí thức (có trình độ cao đẳng,


đại học trở lên) làm công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và quản
lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh hoặc trực tiếp sản xuất.
Công nhân là cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh, công nhân bậc cao và thợ giỏi đã năng động, sáng tạo, có
nhiều sáng kiến có giá trị cao được áp dụng. Đây là bộ phận đóng vai trị quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập; góp phần nâng cao
chất lượng, bảo đảm giữ vững sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt
Nam.
- Giai cấp cơng nhân nước ta có nhiều cơ hội việc làm, đời sống vật
chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.
Trong những năm qua, nhờ những cải cách thể chế để hội nhập vào nền
kinh tế thế giới, nên khu vực doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo nhiều việc làm cho
người lao động. Số lượng cơng nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi tăng mạnh. Với lộ trình hội nhập hiện nay, trong thời gian tới việc
làm cho công nhân sẽ tiếp tục tăng nhanh, nhất là ở những ngành nghề đòi hỏi
trình độ lao động kỹ thuật cao. Trong hội nhập quốc tế, các rào cản pháp lý về
di chuyển pháp nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động
được thiết lập sẽ tạo điều kiện cho lao động Việt Nam ra nước ngồi làm việc.
Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người công nhân
đồng thời thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
3.1.2. Tiêu cực
- Sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong nội bộ ngày càng
sâu sắc, ảnh hưởng đến sự thống nhất, đoàn kết của giai cấp cơng nhân.
Đồn kết thống nhất là một trong những đặc điểm chính trị cơ bản của
giai cấp công nhân, giúp công nhân tập hợp các tầng lớp giai cấp khác trong

xã hội thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, hiện nay do sự biến


đổi cơ cấu giai cấp công nhân theo ngành nghề và theo trình độ đã làm phân
hóa về thu nhập của giai cấp công nhân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ, việc ứng dụng khoa học vào sản xuất ngày càng được
đẩy mạnh, dẫn đến sự phân tầng giữa công nhân. Với xu hướng trí thức hóa
cơng nhân do sự phát triển của khoa học và cơng nghệ, thì sự phân tầng, phân
hóa trong nội bộ giai cấp công nhân nước ta sâu sắc hơn trong thời gian tới.
- Lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng của
một bộ phận công nhân bị phai nhạt
Mặt trái của kinh tế thị trường, đã làm cho cơng nhân có nhận thức
khơng đồng đều về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức và kỷ
luật lao động. Khơng ít cơng nhân cịn chưa nhận thức đầy đủ về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp mình. Ý chí phấn đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tiên phong
gương mẫu của một bộ phận công nhân giảm sút. Một bộ phận cơng nhân trẻ
cịn bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, sống buông thả, phai nhạt lý tưởng,
suy thoái về đạo đức, lối sống, xa rời bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân,
gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và hình ảnh người cơng nhân Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò sứ mệnh của giai cấp công
nhân ngày nay
Một là: Cần định hướng lại mục tiêu của giáo dục cho sát với yêu cầu
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có kế hoạch đào tạo nguồn
nhân lực thích ứng với mục tiêu phát triển cụ thể của từng giai đoạn. Thực
hiện nhất quán chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong đó Nhà nước và các tổ
chức xã hội có nhiệm vụ đào tạo cơ bản ban đầu, các doanh nghiệp trực tiếp
sử dụng cơng nhân phải có trách nhiệm đào tạo nâng cao tay nghề, cập nhật
kiến thức chun mơn, tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp trong mỗi
doanh nghiệp.



Hai là: Phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đồn thể quần
chúng là nhiệm vụ có ý nghĩa sống cịn đối với phong trào cơng nhân hiện
nay. Để làm được điều này chúng ta phải thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn.
Vì sao Đảng của giai cấp cơng nhân, Cơng đồn của cơng nhân, Đồn Thanh
niên là tổ chức chính trị của tuổi trẻ cơng nhân, nhưng một bộ phận công nhân
chưa thiết tha vào Đảng vào Đồn, chưa hồn tồn xem cơng đồn là tổ chức
của họ. Thực tế cho thấy công tác xây dựng Đảng và tổ chức cơng đồn, đồn
thanh niên chưa theo kịp yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt
do áp lực của những điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức
đảng, cơng đồn cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp
u cầu của sự phát triển, nhưng khơng có những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến
lúc không chỉ dừng lại ở những chỉ thị nghị quyết mà nên có những văn bản
pháp luật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định cụ thể. Đảng ta
là Đảng cầm quyền, hoạt động của các tổ chức đảng, công đồn, đồn thanh
niên phải được hình thành trong từng doanh nghiệp bất kỳ thuộc thành phần
kinh tế nào. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức trên đây phải góp phần làm
cho doanh nghiệp phát triển, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đời sống
vật chất, tinh thần và các quyền lợi khác của người công nhân phải được bảo
đảm tốt hơn. Các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước phải được thực thi và chấp hành nghiêm túc.
Ba là: Phải thực sự chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của công
nhân. Ký các hợp đồng lao động với công nhân phải được xem là tiêu chuẩn
bắt buộc đối với các chủ doanh nghiệp. Ngoài hợp đồng lao động cần chú
trọng thanh kiểm tra điều kiện làm việc và cường độ lao động, không để và
không cho phép chủ lao động ép công nhân làm việc vượt quá mức về cường
độ, thời gian làm việc. Vấn đề này cần phải sớm được pháp luật quy định cụ
thể. Quan tâm thích đáng đến đời sống tinh thần, hình thành những tiêu chí có
tính pháp quy về ăn ở, nơi vui chơi giải trí, các tiện ích văn hóa cơng, chế độ



nghỉ dưỡng, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật ở trong từng
doanh nghiệp, ở mỗi cụm dân cư và các khu cơng nghiệp tập trung. Khuyến
khích động viên và khen thưởng, cổ vũ mạnh mẽ các doanh nghiệp làm tốt,
phê bình và xử lý thích đáng các đơn vị cố tình khơng làm tốt, hoặc làm có
tính chất đối phó, chiếu lệ… Sự thiếu thốn và nghèo nàn về đời sống văn hóa
tinh thần sẽ làm cho đại bộ phận lao động trẻ sống và làm việc trong mơi
trường khơng có cảm hứng sáng tạo, tính tích cực xã hội khơng có điều kiện
phát huy, lao động chắc chắn sẽ khơng đem lại hiệu quả mong muốn, thiệt
thịi trước hết cho chính các doanh nghiệp.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Dù làm việc ở đâu, trong lĩnh vực hoạt động nào và trong thành phần
kinh tế nào, giai cấp công nhân Việt Nam vẫn là chủ nhân một đất nước độc
lập, tự do, là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới và là lực lượng
đi tiên phong trong thực hiện đường lối đổi mới, góp phần quyết định thành
cơng của sự nghiệp Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Đơ thị là nơi mà đấu tranh giai cấp hiện đại bộc lộ tính điển hình của
nó. Ph. Ăng-ghen viết: “Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong trào
công nhân: nơi đây công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy nghĩ về tình cảnh
của mình và đấu tranh để thay đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản lần đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn
lao động, phong trào Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời...”. Và quan
trọng hơn: “Cách mạng công nghiệp tập trung tư sản và vô sản vào các thành
thị lớn, ở đó sự phát triển cơng nghiệp là có lợi hơn cả, và sự tập trung đông
đảo quần chúng vào một chỗ như vậy làm cho vô sản nhận thức được sức
mạnh của mình. Thực tiễn chính trị hiện nay cũng đang xác nhận rằng, Giai
cấp công nhân ở các đô thị sẽ là lực lượng quyết định diện mạo của chính trị

thế kỷ XXI


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Xem: Những nghiên cứu mới về giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay,
Tài liệu dịch của Đề tài, tr. 28
(2) Xem: Phong trào công nhân, cơng đồn trên thế giới hiện nay, Tài liệu tập
huấn môn học Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 12-2018
(3). Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ
Chính trị Về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
(4). Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ
Chính trị Về hội nhập quốc tế, Hà Nội.
(5). Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia
các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Hà Nội.
(6). Đặng Quang Định (2010), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng
dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
(7). GS. TS Hồng Chí Bảo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, 2019



×