Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống mông nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.4 KB, 6 trang )

Giải thích: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống qn xâm lược Mơng –
Ngun là:
– Sự đồng lịng của vua tôi nhà Trần. T
ất cả các  tầng lớp nhân dân, thành phần xã hội đều ủnh hộ và sẵn sàng tham gia đánh giặc bảo
vệ quê hương đất nước. Tầng lớp quý tộc và vương hầu nhà Trần đoàn kết, chủ động giải quyết
mối bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên khối hạt nhân của đoàn kết dân tộc, lấy vua làm
trung tâm. Khi được tin quân Mông Nguyên chuẩn bị xâm chiếm nước ta, theo lệnh của các vua
Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm tập luyện võ nghệ,
luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
– Nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. 
Trước mỗi cuộc kháng chiến, nhà nước tập trung chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đồn kết giữa triều đình với
nhân dân.
– Tinh thần hy sinh, cảm tử, quyết chiến và quyết thắng của quân dân nhà Trần mà nòng
cốt là lực lượng quân đội.
Tại Hội nghị Diên Hồng, các bậc bô lão thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc rất cao, khơng e sợ
quân địch, đều đồng tâm “đánh”. Quân sĩ nhà Trần đều khắc lên tay hai chữ “Sát Thát”, với ý
nghĩa biểu lộ quyết tâm giết giặc Thát (giặc Thát chính là nguồn gốc của qn Mơng Cổ).
– Có sự lãnh đạo trực tiếp của các vua, và các tướng lĩnh tài ba của nhà Trần, đặc biệt là
thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (lúc đó là Quốc cơng Tiết chế). Trần
Thủ Độ nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn tâu: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”.
– Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của vua tướng nhà Trần. 
Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều đồng lòng thực hiện kế sách Thanh Dã (Vườn khơng
nhà trống) để làm cho địch rơi vào thế khó khăn, bị động; từ đó tạo điều kiện cho quân ta mở
cuộc phản công. Khi quân địch rút chạy, quân ta một lịng khơng quản ngày đêm bố trị trận địa
cọc ngầm và tiến hành trận đồ mai phục trên sông Bạch Đằng tạo ra chiến thắng quyết định trước
quân đich.


– Có phương cách đánh giặc đúng đắn. 


Nắm được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù để tận dụng phát huy điểm mạnh của quân ta, buộc địch
phải đánh theo cách đánh của ta đã chuẩn bị từ trước. Biết lựa sức mình, trong ba lần gặp qn
Ngun Mơng, vào những lúc gặp thế giặc mạnh, quân nhà Trần chấp nhận lui binh để bảo toàn
thời cơ để đánh. Biến địch từ thế mạnh thành thế yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt
chúng.
Nhà Trần đánh bại quân Mông Nguyên 3 lần
Thông tin tham khảo:
Sự chỉ đạo chiến lược – yếu tố quyết định thắng lợi trong ba cuộc kháng chiến chống Mông –
Nguyên
Với ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược, Quân và dân nhà Trần đã làm nên những
mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Thắng lợi đó là
minh chứng hùng hồn, khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của vương triều Trần cùng tinh
thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân
Đại Việt.
Sau khi chinh phục được nhiều quốc gia và xây dựng nên một đế chế hùng mạnh từ bờ Đơng
biển Hắc Hải đến bờ Tây Thái Bình Dương, qn Mơng Cổ tiếp tục tấn cơng hịng chinh phục
Nam Tống và đánh chiếm các nước ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á. Để thực hiện mưu đồ này,
Đại hãn Mông Cổ cho quân đánh chiếm Đại Việt làm bàn đạp tiến công Nam Tống và tiến hành
“kế ở lâu dài” phát triển xuống khu vực Đông Nam châu Á. Tháng 01 năm 1258, khoảng bốn
vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến hành xâm lược Đại Việt, tuy
nhiên đội quân này đã bị quân và dân nhà Trần đánh bại. Sau cuộc tiến công lần đầu không
thành, năm 1285, quân Mông – Nguyên tiến hành đánh chiếm nước ta lần thứ hai với quy mô lớn
nhất (khoảng 60 vạn quân), mức độ ác liệt hơn, song vẫn không giành được thắng lợi. Không
chấp nhận thất bại, năm 1288, quân Mông – Nguyên tiếp tục tiến công xâm lược lần thứ ba với
mục đích rửa “nỗi nhục” tại đất nước nhỏ bé này và một lần nữa chúng lại phải cúi đầu khuất
phục trước quân, dân Đại Việt.


Về phía Đại Việt, sau khi nắm quyền từ tay nhà Lý, nhà Trần tiếp tục đưa đất nước phát triển
mạnh mẽ, làm nên hào khí Đơng A với những chính sách ưu việt, nổi bật là việc chăm lo củng cố

triều chính, binh bị, bố phịng đất nước, khoan thư sức dân, v.v. Khi biết tin quân Mông –
Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta, vua tôi nhà Trần đã đồn kết một lịng cùng với nhân dân cả
nước khẩn trương làm công tác chuẩn bị để đánh giặc giữ nước. Trong vòng 30 năm (1258 –
1288), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của vương triều Trần, quân và dân Đại Việt đã ba lần đánh bại
quân Mông – Nguyên xâm lược, bảo vệ vững chắc giang sơn, bờ cõi. Có được chiến thắng trước
đội quân xâm lược hùng mạnh là do nhiều yếu tố hợp thành; trong đó, yếu tố cơ bản, quan trọng
là “vua tơi đồng lịng, anh em hịa mục, cả nước góp sức” và sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt, tài
tình của Bộ Thống soái Đại Việt, đứng đầu là các vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc
Tuấn.
1. Tránh đối đầu trực diện quy mơ lớn với địch, chủ động rút lui, bảo tồn lực lượng, từng
bước đưa chúng vào thế trận chuẩn bị trước, đánh trận quyết định
Với quyết tâm bảo vệ vững chắc non sông, bờ cõi, nên khi được tin quân Mông – Nguyên chuẩn
bị xâm lược Đại Việt, vua Trần đã xuống chiếu cho cả nước khẩn trương sắm sửa vũ khí, làm
cơng tác chuẩn bị chống giặc; cử Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn thống lĩnh đại quân cùng
nhân dân cả nước đánh giặc, giữ nước. Năm 1258, khi quân giặc tiến quân xâm lược nước ta,
nhận thấy không thể đối đầu trực diện với đội quân Mông Cổ thiện chiến, quen đánh trận ngay từ
đầu, Bộ Thống soái nhà Trần chỉ đạo quân và dân các lộ từng bước chặn giặc, làm giảm nhịp độ
tiến công của chúng, đồng thời tổ chức cho quân chủ lực triều đình rút lui, bảo tồn lực lượng và
có thời gian bàn phương lược phản cơng. Cùng với đó, chia quân ra trấn giữ những nơi hiểm yếu,
thực hiện các cuộc tấn công nhỏ, lẻ, làm suy yếu quân giặc, khi thời cơ đến tổ chức các cuộc
phản công quy mô lớn đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi.
Thực hiện kế sách đó, quân và dân Đại Việt đã kiên cường, dũng cảm chiến đấu, đích thân vua
Trần Thái Tơng đi tiên phong, tự mình đốc thúc qn sĩ đánh giặc. Thấy rõ sức mạnh của địch,
tướng Lê Phụ Trần đề nghị với nhà vua hãy tạm rút lui để bảo tồn lực lượng, khơng nên “dốc túi
đánh nước cuối cùng”1. Được sự tham mưu của tướng sĩ, nhận thấy chưa thể đánh bại ngay được
quân giặc, vua Trần cùng Bộ Thống soái đã tổ chức lui quân từ Bình Lệ Nguyên về Phù Lỗ rồi
về Thăng Long. Trước thế tiến công mạnh mẽ của giặc, nhằm bảo tồn lực lượng và có thời gian


chuẩn bị phản cơng, triều đình nhà Trần đã quyết định rút lui khỏi kinh thành. Việc lui quân khỏi

Thăng Long đã giúp nhà Trần bảo toàn gần như nguyên vẹn quân triều đình và giành thắng lợi
quyết định trong cuộc phản công tại Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay) vào ngày 20/01/1258.
Cũng như cuộc kháng chiến lần thứ nhất, năm 1285, khi 60 vạn quân Mông – Nguyên xâm lược
nước ta, nhờ chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến chu đáo, động viên tinh thần tướng sĩ kịp thời,
cùng với đánh giá chính xác tình hình qn giặc, Bộ Thống soái nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc
Tuấn đã thay đổi ý định tác chiến, tránh quyết chiến chiến lược trong điều kiện bất lợi, từng bước
ngăn chặn giặc, chủ động rút lui khỏi kinh thành để bảo tồn lực lượng. Q trình lui qn ra
Quảng n, rồi vào Thanh Hóa, nhà Trần từng bước củng cố, bổ sung lực lượng, nên thế và lực
quân ta lại mạnh thêm. Cùng với đó, chỉ đạo quân các lộ, quân vương hầu từng bước nhử giặc
vào thế trận đã chuẩn bị sẵn, làm cho quân giặc muốn đánh nhanh, giao chiến với qn triều đình
cũng khơng được. Trong khi qn chủ lực nhà Trần vẫn chưa phải giao chiến lớn, sức mạnh vẫn
bảo tồn thì qn giặc ngày càng mệt mỏi, hoang mang do phải dàn mỏng lực lượng từ Lạng Sơn
đến Thăng Long để đối phó với các cuộc tiến cơng nhỏ, lẻ của ta2. Khi thời cơ chín muồi, Bộ
Thống soái nhà Trần chỉ đạo quân và dân ta thực hiện những trận phản công chiến lược tại Tây
Kết, Hàm Tử Quan, Chương Dương Độ, Thăng Long, Vạn Kiếp tiêu diệt lớn quân giặc, đánh bại
cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn nhất của địch, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
quân Mông – Nguyên lần thứ hai.
Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba (năm 1288), cũng như hai lần trước,
mặc dù quân giặc thay đổi thủ đoạn xâm lược, nhưng nhờ nắm chắc mưu đồ của chúng, Bộ
Thống soái nhà Trần đã khơng bố trí qn triều đình tại khu vực biên giới, mà tập trung tại
những nơi dự kiến sẽ diễn ra trận quyết chiến chiến lược. Ở những khu vực hiểm yếu mà quân
giặc sẽ đi qua, vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng bố trí lực lượng vừa phải
chặn đánh, làm giảm tốc độ tiến cơng của chúng và có thể rút lui an tồn. Theo đó, dưới sự chỉ
đạo của Bộ Thống sối nhà Trần, quân và dân ta đã tập trung xây dựng thế trận bí mật, hiểm hóc,
có thế đánh, thế lui tại Bạch Đằng Giang và từng bước lừa dụ quân giặc vào để đánh trận quyết
định, qua đó kết thúc vang dội cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ ba. Có thể
thấy, việc quân và dân nhà Trần tránh đối đầu trực tiếp quy mô lớn với quân Mông – Nguyên khi
chúng đang mạnh, thực hiện việc lui quân chiến lược để bảo toàn lực lượng, chờ quân giặc mệt



mỏi, suy yếu rồi mới phản công là để “tránh cái thế hăng hái ban mai của giặc” và “sức dùng một
nửa, cơng được gấp đơi”.
Vì Sao Qn Mơng Cổ Mạnh Mà Vẫn Bị Quân Ta đánh Bại?
2. Triệt để tiến hành kế “thanh dã”, cắt đứt đường tiếp tế lương thảo của giặc
Đi đôi việc thực hiện các cuộc rút lui chiến lược, tránh đối đầu quy mô lớn nhằm bảo tồn qn
chủ lực, Bộ Thống sối nhà Trần cịn thực hiện có hiệu quả kế “thanh dã” và chặn đánh đoàn
thuyền tải lương, cắt nguồn tiếp tế, cung cấp lương thảo khiến chúng rơi vào cảnh thiếu thốn, đói
khát; quân tướng hoang mang, lo sợ, giảm sút ý chí chiến đấu. Trước nguy cơ đói khát, dịch bệnh
hồnh hành, quân giặc đã chia quân thành tốp nhỏ, đánh ra các hương, ấp xung quanh kinh thành
để cướp lương thảo. Dưới sự chỉ đạo của vương triều nhà Trần, nhân dân các hương, ấp đã cất
giấu lương thực, vũ khí, tiến hành những trận phục kích, tập kích nhỏ vào đội hình quân giặc.
Liên tục bị quân và dân nhà Trần tiến cơng, cộng thêm khó khăn về lương thảo, thời tiết khí hậu
khắc nghiệt, tướng sĩ Mơng Cổ hoang mang, lo sợ, giảm sút nhuệ khí chiến đấu, đó chính là cơ
hội để quân và dân nhà Trần thực hiện trận phản công chiến lược tại Đông Bộ Đầu giành thắng
lợi. Năm 1285, mặc dù đã có sự chuẩn bị chu đáo về lương thảo, nhưng khi chiếm được Thăng
Long và các khu vực lân cận, chúng vẫn gặp khơng ít khó khăn về hậu cần và cũng khơng thể
kiểm soát được nơi đã chiếm. Bởi, các đội quân của triều đình có nhiệm vụ ở lại đã cùng với
quân các lộ, dân binh các hương, ấp thực hiện có hiệu quả kế “thanh dã” – “vườn khơng, nhà
trống” và tiến hành kháng chiến lâu dài theo kế hoạch của triều đình. Ngồi ra cịn thường xun
tổ chức các đợt tấn cơng vào đội hình qn giặc nhất là đội quân đi cướp lương thảo trong dân.
Những hoạt động đó của quân và dân ta đã khiến việc bảo đảm lương thảo của giặc gặp rất nhiều
khó khăn, đường vận chuyển, tiếp tế bị cắt đứt, đẩy chúng rơi vào cảnh thiếu lương thực, thực
phẩm; khu vực đóng quân bị quấy rối, đe dọa, lực lượng tiêu hao, tinh thần hoảng loạn. Trong
cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ ba, chỉ bằng một trận đánh tại Vân Đồn –
Cửa Lục, quân và dân ta đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền tải lương của giặc, làm cho kế hoạch
xâm lược của chúng gặp mn vàn khó khăn, lương thảo không đủ để cung cấp, sức chiến đấu bị
giảm sút. Việc chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế “thanh dã” – cắt đứt nguồn lương thảo tại chỗ,
đánh phá, chặn cắt nguồn tiếp tế, cung cấp lương thảo giữa tuyến trước và tuyến sau của giặc
khẳng định sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt, độc đáo của Bộ Thống soái nhà Trần.



Như vậy, trong cả ba cuộc kháng chiến chống quân Mơng – Ngun, nhờ nắm chắc tình hình,
đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của giặc, Bộ Thống sối nhà Trần đã có
những chỉ đạo chiến lược: thực hiện các cuộc rút lui nhằm bảo toàn lực lượng; kéo dài thời gian
kháng chiến để chuẩn bị phản công; tiến hành triệt để kế “thanh dã”, cắt đứt nguồn cung cấp, tiếp
tế lương thảo của giặc, qua đó, làm cho chúng rơi vào tình cảnh khốn đốn, tinh thần hoang mang,
ý chí chiến đấu giảm sút và không thực hiện được ý định đánh nhanh, thắng nhanh. Sự chỉ đạo
chiến lược của triều đình nhà Trần là nhất quán, xuyên suốt trong ba cuộc kháng chiến chống
Mông – Nguyên và là sách lược duy nhất đúng trong cuộc đối đầu với đội quân hùng mạnh, thiện
chiến, quen trận mạc. Sự chỉ đạo chiến lược đó khẳng định tầm nhìn, tư duy sáng tạo, khả năng
tổ chức của Bộ Thống soái Đại Việt, đứng đầu là các vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc
Tuấn.



×