Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.16 KB, 5 trang )

BÀN VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH HIỆN NAY
TS. VŨ THỊ NHÀI
ục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2001-2010 là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,
vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên
tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách
phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
M
Có thể nói về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính cơ bản đã đi vào hoàn thiện. Cơ
sở để minh chứng cho vấn đề này là:
1. Tổ chức bộ máy hành chính ở Trung ương
Một trong bốn nội dung chính của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước là cải cách tổ chức bộ máy hành chính, trong đó nhấn mạnh đến việc điều chỉnh
chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và chính quyền địa phương các cấp để phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình
hình mới đó là: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện chức năng xây
dựng, ban hành thể chế, kế hoạch, chính sách, quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện; Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân trong cơ quan
hành chính các cấp; định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của chính quyền địa
phương các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới sự phân cấp quản lý hành chính giữa Trung
ương và địa phương, gắn với các bước phát triển của cải cách kinh tế. Theo đó, từng
bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng
chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi
chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ
quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện.


Đối với việc bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhằm xây dựng cơ cấu tổ
chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ làm chức năng quản lý nhà nước.
Trên cơ sở xác định, điều chỉnh chức năng của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ phù
hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại, về mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực trong tình hình mới mà
định lại số lượng và cơ cấu các bộ, cơ quan ngang bộ, làm cho bộ máy của Chính phủ
gọn nhẹ, chức trách rõ ràng, làm việc khoa học, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Điều
chỉnh tổ chức các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước cho phù hợp với cơ cấu của
Chính phủ. Đổi tên một số bộ, cơ quan ngang bộ cho phù hợp với nội dung và phạm vi
trách nhiệm quản lý nhà nước; giảm mạnh các cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức trực
thuộc Chính phủ. Chỉ duy trì một số ít cơ quan thuộc Chính phủ có tính chất chuyên
môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc quản lý vĩ mô của Chính phủ; định rõ tính chất,
phương thức hoạt động của các tổ chức tư vấn do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Chỉ
thành lập các tổ chức này khi Chính phủ có yêu cầu chỉ đạo tập trung những nhiệm vụ
quan trọng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Các tổ chức này không có bộ máy
chuyên trách và biên chế riêng, bộ phận thường trực đặt tại bộ hoặc cơ quan ngang bộ có
liên quan nhiều nhất; trên cơ sở xác định đúng chức năng quản lý nhà nước và phạm vi
quản lý của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan
ngang bộ đối với toàn ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước với việc chỉ đạo, điều hành
các tổ chức sự nghiệp có tính chất dịch vụ công trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ được nhấn mạnh như: Tách chức năng quản lý nhà nước của bộ,
cơ quan ngang bộ đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước với chức năng điều
hành các tổ chức sự nghiệp công trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; theo đó, tách tổ chức
hành chính với tổ chức sự nghiệp công để hoạt động theo các cơ chế riêng, phù hợp, có
hiệu quả; cơ cấu lại tổ chức bộ máy bên trong của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, làm cho bộ máy tinh gọn, hợp lý, tương xứng với chức năng nhiệm vụ quản
lý nhà nước của mỗi cơ quan; định rõ tính chất và các loại hình tổ chức trực thuộc để
tham mưu và thực thi pháp luật.
Thực hiện những nội dung trên, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội XII đã biểu quyết

phê chuẩn đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ XII với 95,13% đại biểu Quốc hội tán
thành, cơ cấu này gồm có 18 bộ là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (sáp nhập
hai bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thủy sản), Bộ Công thương (sáp
nhập Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (điều chuyển
chức năng của Uỷ ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch và mảng Văn hóa của Bộ
Văn hóa Thông tin), Bộ Thông tin và Truyền thông (sáp nhập chức năng quản lý báo chí,
xuất bản của Bộ Văn hóa - Thông tin với Bộ Bưu chính - Viễn thông), Bộ Tài nguyên
-Môi trường (được giao thêm chức năng quản lý biển), Bộ Quốc phòng; Bộ Công an, Bộ
Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế; 4 cơ quan
ngang bộ là: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng
Chính phủ được giữ như nhiệm kỳ khóa XI.
Bám sát cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ XII, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị
định số 08/NĐ- CP ngày 8/8/2007 về việc chuyển Ban Thi đua- Khen thưởng Trung
ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ; Nghị định số 09/
NĐ- CP ngày 8/8/2007 về việc chuyển Tổng cục Du lịch vào Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Nghị định số 178/2007/NĐ- CP ngày 3/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 189/2007/NĐ- CP
ngày 27/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công thương; Nghị định số 188/2007/NĐ- CP ngày 27/12/2007 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Nghị định số 187/2007/NĐ- CP
ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 186/2007/NĐ- CP ngày 25/12/2007 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội; Nghị định số 185/2007/NĐ- CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nghị định số
01/2008/NĐ- CP ngày 3/1/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 15/2008/NĐ- CP ngày
4/2/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại

giao; Nghị định số 16/2008/NĐ- CP ngày 4/2/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam; Nghị định số 17/2008/NĐ- CP
ngày 4/2/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây
dựng; Nghị định số 18/20008/NĐ- CP ngày 4/2/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam; Nghị định số 24/2008/NĐ-
CP ngày 3/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Thông tấn xã Việt Nam; Nghị định số 25/2008/NĐ- CP ngày 4/3/2008 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị
định 28/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Nghị định 32/2008/NĐ- CP ngày 19/3/2008
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và Đào tạo;
Nghị định 33/2008/NĐ- CP ngày 19/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ...
Điều cần nhấn mạnh ở đây là các quy định trong các Nghị định đều rất sát với tình
hình thực tế của từng đơn vị trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được tình
hình nhiệm vụ đặt ra đối với bộ máy hành pháp khối Trung ương hiện nay.
2. Tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương
Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở: Quy
định các tiêu chí cụ thể đối với từng loại đơn vị hành chính để đi đến ổn định, chấm dứt
tình trạng chia, tách nhiều; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của chính quyền địa phương trên cơ sở phân cấp rõ ràng và hợp lý giữa Trung ương và
địa phương, phân biệt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền đô thị với chính quyền ở
nông thôn; tổ chức hợp lý HĐND và UBND ở từng cấp căn cứ vào quy định của Hiến
pháp (sửa đổi) và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi); Sắp xếp, tổ chức
lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo hướng trách nhiệm rõ ràng, phân
công rành mạch, bộ máy gọn nhẹ, tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh công
việc của cá nhân và tổ chức. Theo tinh thần này Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định số 13/2008/NĐ- CP ngày 4/2/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 14/2008/NĐ- CP ngày
4/2/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh. Hai Nghị định quy định rõ việc tổ chức thực hiện trong vòng 90
ngày kể từ 15 ngày sau khi đăng công báo.
Với cách tổ chức cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính khá khẩn trương, nhanh chóng
được minh chứng trên đã tác động trực tiếp đến phương thức quản lý, lề lối làm việc của
cơ quan hành chính các cấp hiện nay theo chiều hướng tích cực, luôn nhận được sự đồng
tình ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân. Với cơ cấu bộ máy mới này được xác định rõ
các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành chính.
Định rõ phận sự, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết
quả hoạt động của bộ máy do mình phụ trách; loại bỏ những việc làm hình thức, không
có kết quả thiết thực, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính. Tăng cường trách nhiệm và
năng lực của cơ quan hành chính trong giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức.
Việc hiện đại hoá nền hành chính còn cho thấy: Hiện nay việc triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính nhà
nước đang được áp dựng khá triệt để; đặc biệt là việc áp dụng các công cụ, phương pháp
quản lý tiên tiến, hiện đại trong các cơ quan hành chính nhà nước đã tạo ra bước chuyển
biến mạnh mẽ trong tư duy và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức thời
kỳ mới. Trụ sở và phương tiện làm việc bảo đảm nhiệm vụ quản lý; mạng tin học diện
rộng của Chính phủ sẽ được thiết lập tới cấp xã trong thời gian tới là những kết quả vượt
bậc, là sự nỗ lực không ngừng, bám sát thực tế, quyết tâm cao của đội ngũ những người
đứng đầu các cơ quan hành chính hiện nay.
3. Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy hành chính
- Thường xuyên chú trọng đến việc củng cố cơ cấu tổ chức của từng bộ máy từ
Trung ương đến cấp huyện để thống nhất nhất quán về quan điểm, thông suốt và nâng
cao về chuyên môn.
- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành. Điều này đòi hỏi quyết tâm chính trị cao
của các cấp uỷ Đảng. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính phải tổ
chức điều hành quyết liệt, bám sát thực tế, bám sát các Nghị định đã ban hành để triển
khai nhanh, thống nhất và triệt để.
- Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính phải gắn với đổi mới hệ thống
chính trị. Điều này thể hiện sự nhất quán, Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động của

bộ máy hành chính, bộ máy hành chính là công cụ quan trọng thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng từ Trung ương đến địa phương.
- Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính không được dừng lại mà phải
thường xuyên kiện toàn, củng cố và hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng, khắc
phục sự thụ động trong công việc, phải chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt đúng
những quy định của các Nghị định đã ban hành sao cho phù hợp với từng đặc điểm, hoàn
cảnh. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch những việc mà tiến trình cải cách tổ chức
bộ máy hành chính đang tiến hành thực hiện để nhận được ủng hộ của đội ngũ cán bộ,
công chức và các tầng lớp nhân dân trên phạm vi cả nước và cả bạn bè quốc tế.
- Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực để thực hiện tốt những phần việc còn lại
của quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính hiện nay phấn đấu đến năm 2009 là
xong nội dung này.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
về những kết quả đã đạt được của công cuộc cải cách hành chính. Phải coi cải cách hành
chính không chỉ là công việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của toàn xã
hội. Đặc biệt là bước cải cách tổ chức bộ máy hành chính mới đang được hoàn thiện từ Trung
ương đến địa phương. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để
mọi cán bộ, công chức, người dân nhận thức đúng đắn về cải cách bộ máy nhà nước và cải
cách hành chính đang được tiến hành hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đích
thực. Theo đó, nêu bật những nơi làm tốt, những vướng mắc chưa thể tháo gỡ được ngay đối
với tính đặc thù của từng bộ, ngành, địa phương, báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết
kịp thời. Tích cực nhân điển hình tiên tiến, những nơi làm tốt, thực hiện nghiêm, phê phán kịp
thời tình trạng làm không triệt để. Cần có những biện pháp thiết thực để thực hiện quyền giám
sát của cán bộ công chức và nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính ngay chính
tại các bộ ngành và địa phương./.

×