Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận văn thạc sĩ về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.58 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THANH BÌNH

VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ
TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2010

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THANH BÌNH

VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ
TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số

: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính

Hà nội – 2010

z


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

1

Mục lục

2

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

3

MỞ ĐẦU

4

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN

12


ĐIỆN TỬ
1.1.

Khái luận về thủ tục hải quan điện tử

12

1.2.

Khái luận về chuẩn mực quốc tế

23

Chương 2: NỘI DUNG CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ LIÊN
QUAN ĐẾN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀ KINH
NGHIỆM CỦA HẢI QUAN MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIỆC ÁP

26

DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ TRONG THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ
2.1.

Các chuẩn mực, khuyến nghị của WTO, LHQ về thủ tục hải quan

2.2.

Các chuẩn mực, khuyến nghị của Liên hợp quốc (UN) về giao
dịch điện tử


2.3

Các chuẩn mực, khuyến nghị của WCO

26
35
38

2.3.1. Công ước Kyoto sửa đổi

38

2.3.2. Khung tiêu chuẩn SAFE

40

2.3.3. Mơ hình dữ liệu WCO

41

2.4

Kinh nghiệm của hải quan một số nước về việc áp dụng các chuẩn
mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử

43

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC
QUỐC TẾ TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH VIỆC ÁP
DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ TRONG THỦ TỤC HẢI

z

1

54


QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
3.1.

Chỉ đạo của Chính phủ về việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan
điện tử

3.2.

Thực trạng việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan
điện tử ở Việt Nam

3.3.

Một số giải pháp để đẩy mạnh việc áp dụng chuẩn mực quốc tế
trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

54

56


77

KẾT LUẬN

84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

86

z

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACV

Hệ thống tính giá tự động

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

APEC

Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

C/O


Xuất xứ hàng hóa

CMQT

Chuẩn mực quốc tế

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CPĐT

Chính phủ điện tử

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch

GDĐT

Giao dịch điện tử

HS

Hệ thống điều hịa phân loại và mã hóa hàng hóa

LHQ

Tổ chức Liên Hiệp Quốc


QLRR

Quản lý rủi ro

TMQT

Thương mại quốc tế

WCO

Tổ chức Hải quan Thế giới

UN

Tổ chức Liên hiệp quốc

z

3


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, thương mại quốc tế đang có những bước phát triển
mạnh mẽ với những đặc điểm như tốc độ lưu chuyển thương mại nhanh, nhiều sản
phẩm hàng hóa mới, đa dạng, bao gồm cả vơ hình và hữu hình xuất hiện, nhiều
phương thức thương mại mới ra đời làm thay đổi hoặc mở rộng nội dung khái niệm
xuất nhập khẩu như xuất nhập khẩu trực tiếp, gián tiếp, xuất nhập khẩu tại chỗ,
hàng hóa tạm quản,…Các bên xuất nhập khẩu có thể sử dụng giao dịch, ký kết hợp
đồng qua mạng mà không cần gặp nhau, không cần hiện diện tại nước xuất nhập

khẩu. Vấn đề sở hữu trí tuệ gắn với sản phẩm nói chung và sản phẩm xuất nhập
khẩu nói riêng khơng cịn là khái niệm mới mẻ đối với hầu hết các nước phát triển
và một số các nước đang phát triển.
Trong xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay hàng loạt các liên kết
kinh tế khu vực và thế giới dưới dạng các thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực
mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế quốc tế đã được ký kết hoặc
trong quá trình đàm phán, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế thế giới và khu vực ra đời
như: WTO (1995), ASEM (1996), ASEAN (1967), APEC (1998).
Hoạt động hải quan gắn liền với giao lưu thương mại quốc tế nên trong xu
thế phát triển rất nhanh, rất đa dạng của thương mại quốc tế, các biện pháp quản lý
của Hải quan cũng đã hoặc buộc phải có những thay đổi kịp thời, sâu sắc theo
hướng vừa tạo thuật lợi cho thương mai, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý của mỗi quốc
gia. Ở quy mơ tồn cầu, điều đó thể hiện ở tiến trình phát triển của các chuẩn mực
hải quan quốc tế như: Công ước Kyoto, từ chỗ chỉ đưa ra định hướng thống nhất
phát triển nghiệp vụ hải quan đến nay (1999) đã phải sửa đổi bổ sung theo hướng:
ràng buộc nhiều hơn các bên ký kết, hạn chế và quy định thời hạn xem xét lại các
bảo lưu, xây dựng một cơ cấu tiêu chuẩn để đánh giá và cập nhật các thủ tục hải
quan, các thơng lệ tốt nhất, nâng cao hơn nữa tính tiên tiến trong các thủ tục hải
quan phù hợp yêu cầu quản lý và phục vụ trong bối cảnh mới của thương mại toàn
cầu; hay như trong lĩnh vực xác định trị giá hải quan, định nghĩa Brucxel tuy đã tính

z

4


đến các nguyên tắc xác định trị giá theo Điều VII của GATT nhưng việc thực hiện
vẫn chưa thực sự khách quan, tạo thuận lợi cho thương mại và nay áp dụng xác định
trị giá giao dịch – giá thực trả hay phải trả của hàng hóa, tức tơn trọng tính khách
quan của thực tiễn thương mại hay nói cách khác từng bước đi đến mục tiêu tôn

trọng, tạo thuận lợi cho thương mại. Bên cạnh việc cải cách, đổi mới các biện pháp
truyền thống, hải quan thế giới còn phát triển các biện pháp nghiệp vụ mới cả về cơ
sở nhận thức cũng như nội dung biện pháp nghiệp vụ, đó là: Kiểm tra sau thơng
quan, Tình báo hải quan, Quản lý rủi ro…những biện pháp nghiệp vụ có tính then
chốt trong việc tăng cường chất lượng quản lý hải quan đồng thời tạo điều kiện cho
thương mại phát triển.
Tồn bộ q trình vận động khơng ngừng nêu trên đã tác động trực tiếp đến
quá trình hình thành và phát triển hệ thống thủ tục hải quan hiện đại ở từng quốc gia
nhằm đảm bảo rằng các cải cách hiện đại hóa thủ tục hải quan được đề xuất là hồn
tồn phù hợp với các cơng ước quốc tế, các thông lệ phổ biến nhất và các tiêu chuẩn
đã được chấp nhận.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ tục hải quan thủ cơng đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát
triển. Tuy nhiên, xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đã đặt Hải quan đứng
trước những thách thức mới và một trong số đó là yêu cầu phải cải cách hiện đại
hóa nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư phát triển. Hiện nay, do
yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời
trên thực tế lượng hàng hoá nhập khẩu vào Việt nam đang tăng lên đáng kể, việc áp
dụng thêm hình thức thủ tục hải quan hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy thương mại
phát triển nhằm đưa kinh tế nước ta tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Một trong những nội dung rất quan trọng trong chương trình cải cách hiện
đại hoá Hải quan Việt Nam là vấn đề thủ tục hải quan điện tử. Để có thể thực hiện
thủ tục hải quan điện tử, Hải quan Việt Nam đã triển khai 2 hoạt động:

z

5



Thứ nhất: Thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
Theo Quyết định số 149/2005/QĐ - TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ký Quyết định số
50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm
thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy Quyết định
50/2005/QĐ - TTg có nhiều điểm tiến bộ song phần lớn quy trình nghiệp vụ thủ tục
vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công, một số bước, một số khâu còn chồng
chéo, quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử chưa xác định rõ; chưa
có quy định cho việc tham gia của đại lý thủ tục hải quan.
Thứ hai: Thực hiện với sự hỗ trợ từ dự án hiện đại hóa theo nguồn vốn vay
từ Ngân hàng thế giới, dự án Hiện đại hóa hải quan bắt đầu được triển khai từ năm
2006 và sẽ kết thúc vào năm 2010. Một trong những nội dung cơ bản của dự án hiện
đại hóa liên quan tới thủ tục hải quan là tái thiết kế quy trình. Việc thực hiện thí
điểm thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định 149/2005/QĐ - TTg sẽ tạo cơ sở ban
đầu cho việc ứng dụng nhanh các kết quả của tái thiết kế quy trình thuộc dự án Hiện
đại hóa Hải quan trong phạm vi tồn Ngành.
Hai hoạt động trên có điểm chung là phải dựa vào các chuẩn mực quốc tế về
thủ tục hải quan. Xuất phát từ yêu cầu phải sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc
thực hiện triển mở rộng thủ tục hải quan điện tử thì việc nghiên cứu, áp dụng chuẩn
mực quốc tế về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay rất cần thiết.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong
thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay".
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện đại hóa hải quan, ứng dụng cơng nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực công
tác hải quan là những vấn đề mang tính thời sự. Chỉ tính từ năm 2003 đến nay đã có
rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng,
như:
1. Đề tài khoa học cấp Bộ: "Xây dựng chiến lược phát triển Ngành hải quan
đến năm 2010".


z

6


2. Đề tài khoa học cấp Ngành: "Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan phù hợp với các cam kết quốc tế mà
Hải quan Việt Nam tham gia ký kết".
3. Đề tài khoa học cấp Ngành: " Nghiên cứu một số mơ hình quản lý hải
quan hiện đại tại các nước phát triển, đề xuất các giải pháp vận dụng vào điều kiện
Việt Nam".
4. Đề tài khoa học cấp Ngành: "Nghiên cứu vận dụng Công ước Kyoto sửa
đổi năm 1999 vào thực tiễn hoạt động của Hải quan Việt Nam và xây dựng lộ trình
tham gia".
5. Đề tài cấp Ngành: "Một số giải pháp chuẩn hóa cơng tác Văn phịng theo
yêu cầu cải cách, hiện đại hóa Ngành Hải quan"
6. Đề tài cấp Ngành: "Tăng cường mối quan hệ giữa Hải quan và các doanh
nghiệp trong tiến trình hội nhập và hiện đại hóa"
7. Đề tài cấp Ngành: Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức Hải
quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa"
8. Đề tài cấp Ngành: "Đánh giá hiệu quả tác động của các điều ước quốc tế
Việt nam đã ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực pháp luật Hải quan đến năm 2010"
9. Đề tài cấp Ngành: "Đổi mới công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu hải
quan hiện đại"
10. Đề tài cấp Ngành: "Những cơ hội và thách thức đối với Hải quan khi gia
nhập WTO".
Các đề tài nghiên cứu khoa học trên tuy chưa đề cập một cách trực diện đến
việc chuẩn hóa thủ tục hải quan điện tử theo các điều ước quốc tế nhưng đã gián
tiếp đưa ra các mục tiêu, phương hướng, luận cứ khoa học, các giải pháp nhằm từng

bước cải cách, hiện đại hóa Hải quan theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Các chuẩn mực quốc tế về thủ tục hải quan điện tử

z

7


- Thực trạng việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở
Việt nam hiện nay
- Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt nam theo
các chuẩn mực quốc tế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu bối cảnh hoạt động của Hải quan hiện nay
- Nghiên cứu kinh nghiệm về triển khai mơ hình thủ tục hải quan điện tử của
một số nước tiên tiến trên thế giới (như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia).
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ
tục hải quan điện tử ở Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng có hiệu quả
chuẩn mực quốc tế vào thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
4.1 Mục đích của luận văn:
- Đánh giá đúng thực trạng việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục tục
hải quan điện tử ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng có
hiệu quả chuẩn mực quốc tế vào thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
4.2 Nhiệm vụ của luận văn:
- Nghiên cứu để thấy được sự cần thiết phải áp dụng chuẩn mực quốc tế
trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt nam hiện nay

- Đưa ra được báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng thủ tục hải quan điện tử
của Việt nam
- Đề ra các giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng có hiệu quả chuẩn mực quốc tế
vào thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận:
- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh
- Quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước

z

8


- Yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Chỉ đạo của Chính phủ về triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn tiếp cận phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong
đó nghiên cứu kết hợp các phương pháp đánh giá, thống kê, phân tích, đối chiếu các
vấn đề thực tế với nội dung cần nghiên cứu. Việc kết hợp các phương pháp cho
phép nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, biện chứng trong mối quan
hệ gắn bó, tác động qua lại trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh.
6. Những điểm mới của luận văn
- Luận văn làm nổi bật lên tính tất yếu của việc phải chuẩn hóa thủ thủ tục
hải quan điện tử ở Việt nam hiện nay
- Đưa ra được báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng thủ tục hải quan điện tử
của Việt nam

- Đề ra các giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng có hiệu quả chuẩn mực quốc tế
vào thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
7. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho việc cải cách hiện
đại hóa thủ tục hải quan đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế
quốc tế hiện nay.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục
hải quan điện tử
Chương II: Nội dung các chuẩn mực quốc tế liên quan đến thủ tục hải quan
điện tử và kinh nghiệm của hải quan một số nước về việc áp dụng chuẩn mực quốc
tế trong thủ tục hải quan điện tử

z

9


Chương III: Thực trạng việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải
quan điện tử ở Việt Nam và một số giải pháp để đẩy mạnh việc áp dụng chuẩn mực
quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
Cuối Luận văn là Danh mục tài liệu tham khảo đã được sử dụng trong quá
trình viết Luận văn.

z

10



Chương I. Những vấn đề lý luận về áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục
hải quan điện tử
1.1. Khái luận về thủ tục hải quan điện tử
1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử
Về khái niệm thủ tục hải quan điện tử cho đến nay mặc dù sử dụng rất nhiều ,
thậm chí đã triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử (Quyết định số
149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005), đã qua nhiều lần dự thảo xây dựng Nghị định
về Thủ tục hải quan điện tử nhưng vẫn chưa có văn bản nào đề cập đến khái niệm
này. Vì chưa có khái niệm cụ thể nên chưa xác định được đúng nội hàm và vì thế
việc xác định các nội dung liên quan cũng các bước chuẩn bị triển khai không phải
lúc nào cũng rõ ràng, đúng định hướng.
Hiện nay các nước không đề cập tới khái niệm “thủ tục hải quan điện tử” mà
thường đề cập tới khái niệm “hệ thống tự động hóa hải quan” (customs automation
system). Đây là chương trình ứng dụng CNTT để xử lý các nghiệp vụ hải quan. Hệ
thống gồm nhiều chương trình ứng dụng CNTT để quản lý hàng hóa đưa ra, đưa
vào lãnh thổ hải quan, và các chương trình hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ hải quan.
Quan niệm về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam:
Ở Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào định nghĩa rõ ràng thế nào là “Thủ
tục hải quan điện tử’. Tuy nhiên, các khái niệm liên quan như “Thủ tục hải quan”,
“GDĐT”, “phương tiện điện tử” đã được quy định tại Luật Hải quan, Luật GDĐT;
cụ thể:
- Thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan
và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật hải quan đối với hàng
hóa, phương tiện vận tải.
- Thủ tục hải quan điện tử: Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan thực
hiện bằng phương thức điện tử trong đó hệ thống xử lý dữ liệu tự động phục vụ cho
việc thơng quan hàng hóa đóng vai trị quyết định. Khái niệm thủ tục hải quan điện
tử rất rộng bao hàm từ khai báo điện tử, lưu trữ điện tử, trao đổi xử lý thông tin, dữ
liệu điện tử từng phần hoặc toàn phần cho đến thủ tục hải quan phi giấy tờ…


z

11


- Chứng từ hải quan điện tử: Chứng từ hải quan điện tử là tờ khai hải quan điện
tử và các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan được nộp cho cơ quan hải quan thông
qua phương tiện điện tử.
- Giao dịch điện tử: Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương
tiện điện tử.
- Phương tiện điện tử: Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên
công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện
từ hoặc cơng nghệ tương tự.
Ngồi ra, cịn có một số tài liệu đề cập đến khái niệm thủ tục hải quan điện tử.
Ví dụ như Đề tài nghiên cứu khoa học số 05-2005 “Xây dựng hệ thống thuật ngữ
hải quan thơng dụng trong bối cảnh hiện đại hóa hoạt động hải quan” định nghĩa
“Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức điện
tử trong đó hệ thống xử lý dữ liệu tự động phục vụ cho việc thơng quan hàng hóa
đóng vai trò quyết định. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử rất rộng, bao hàm từ
khai báo điện tử, lưu trữ điện tử, trao đổi xử lý thông tin, dữ liệu điện tử từng phần
hoặc toàn phần cho đến thủ tục hải quan phi giấy tờ,…” (trang 99).
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hiện đại hóa Hải quan vay vốn Ngân hàng
thế giới xác định một số đặc trưng cơ bản của thủ tục hải quan điện tử : (i) Hầu hết
khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện thông quan mạng;
(ii) Xử lý hồ sơ hải quan thơng qua mạng máy tính; (iii) Hệ thống phân luồng tự
động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro; (iv) Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử
với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan
cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách trước khi phương tiện
nhập cảnh; (v) Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp
có độ tuân thủ cao.

Những khái niệm và đặc trưng trên cho ta một cái nhìn ban đầu về thủ tục hải
quan điện tử và theo một nghĩa chung nhất thì có thể coi: Thủ tục Hải quan điện tử
là thủ tục hải quan (bao gồm cả thủ tục quản lý thuế) được thực hiện bằng phương
tiện điện tử. Nội dung thực hiện thủ tục hải quan điện tử được thể hiện ở chỗ:

z

12


Doanh nghiệp gửi và nhận thông tin (bao gồm thông tin trong tờ khai và các
chứng từ liên quan) tới cơ quan hải quan bằng phương tiện điện tử.
Cơ quan hải quan tiếp nhận, xử lý, ra quyết định và phản hồi thơng tin bằng
phương tiện điện tử. Để có thể tiếp nhận, xử lý bằng phương tiện điện tử, cơ quan
hải quan phải có trung tâm tiếp nhận, xử lý, lưu trữ dữ liệu điện tử đủ mạnh; tự
động hóa các quy trình nghiệp vụ; sử dụng kỹ thuật quản lý hải quan và hệ thống
máy móc hiện đại hỗ trợ kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hàng hóa để nâng cao mức độ
tự động hóa của hệ thống.
Cơ quan hải quan cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các doanh nghiệp.
1.1.2. Mối quan hệ giữa “thủ tục hải quan điện tử” và “thủ tục hải quan truyền
thống”
Từ khái niệm về thủ tục hải quan điện tử ở phần trên, ta có thể thấy, thủ tục hải
quan điện tử, xét về nội dung cũng như phương diện nghiệp vụ hải quan, là hoàn
toàn trùng khớp với thủ tục hải quan nói chung, hay thủ tục hải quan truyền thống
nói riêng. Vì thế, thủ tục hải quan điện tử mang hầu hết các đặc trưng nghiệp vụ của
thủ tục hải quan: được thực hiện đối với tất cả các loại hình quản lý hàng hóa,
phương tiện vận tải, ở tất cả các khâu trước, trong, sau thông quan. Điểm khác biệt
lớn nhất của thủ tục hải quan điện tử so với thủ tục hải quan truyền thống chính là
phương thức thực hiện (thủ tục hải quan truyền thống thực hiện bằng thủ công; thủ
tục hải quan điện tử thực hiện bằng phương thức điện tử) trên cơ sở sự ứng dụng

nền tảng CNTT để từ thủ tục hải quan truyền thống, với một hệ thống đồ sộ các
công việc được tiến hành thủ công và các loại chứng từ, giấy tờ phụ trợ đi kèm, trở
thành một hoạt động nghiệp vụ được tự động hóa cao dựa trên các thông tin, chứng
từ điện tử và phi giấy tờ.
Cụ thể hơn, có thể thấy những khác biệt cơ bản giữa hai phương thức làm thủ
tục hải quan như sau:
Về thông tin khai báo: nếu thủ tục hải quan truyền thống yêu cầu khai báo
thông tin trên các mẫu văn bản cố định thì thủ tục hải quan điện tử chỉ u cầu khai
báo thơng tin dưới dạng mã hóa vào hệ thống máy tính;

z

13


Về hồ sơ hải quan: hồ sơ hải quan truyền thống là tập hợp các loại chứng từ,
giấy tờ nhằm chứng minh cho những thông tin đã khai báo trên tờ khai hải quan.
Còn hồ sơ hải quan điện tử là tệp dữ liệu điện tử bao gồm các chỉ tiêu thông tin khai
báo và chứng từ hỗ trợ được điện tử hóa, gửi kèm theo các chỉ tiêu thơng tin nêu
trên;
Về phương thức tiếp nhận khai báo: trong khi thủ tục hải quan truyền thống
yêu cầu người khai hải quan phải trực tiếp đến văn phòng hải quan để nộp bộ hồ sơ
hải quan thì thủ tục hải quan điện tử cho phép người khai có thể gửi các chỉ tiêu
thông tin qua mạng internet đến hệ thống thông tin điện tử của cơ quan hải quan;
Về cách thức xử lý thông tin: thủ tục hải quan điện tử trực tiếp kiểm tra, đối
chiếu một cách tự động hoặc bán tự động đối với các chỉ tiêu thông tin. Cịn thủ tục
hải quan truyền thống lại u cầu cơng chức hải quan phải trực tiếp đọc từng chứng
từ kèm theo tờ khai hải quan để so sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác, thống
nhất của nội dung khai báo. Vì vậy, xử lý bộ hồ sơ trong thủ tục hải quan điện tử trở
nên nhanh chóng, giản tiện hơn nhiều so với xử lý bộ hồ sơ hải quan thủ công;

Về phương pháp QLRR: Về bản chất, không có sự khác biệt đáng kể giữa áp
dụng CNTT trong thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử. Tuy
nhiên, đối với QLRR trong thủ tục hải quan điện tử sẽ được thường xuyên cập nhật,
thanh loại tiêu chí một cách sát thực vào hệ thống phục vụ phân luồng kiểm tra hơn
trên cơ sở thu thập và phân tích thơng tin về doanh nghiệp và mặt hàng thường
xuyên làm thủ tục hải quan tại tất cả các cấp. Bên cạnh đó, QLRR trong thủ tục hải
quan điện tử được xây dựng bằng các bài toán kỹ thuật thống nhất, rà soát tổng thể
trong nhiều phạm vi (Chi cục, Cục, Tổng cục, theo từng mặt hàng, nhóm mặt
hàng...) theo cùng một phương pháp đối với tất cả các hồ sơ hải quan, dù cho là
thuộc loại hình nào, của đối tượng nào và kinh doanh loại hàng nào.
Về cách thức phản hồi thông tin: thủ tục hải quan điện tử phản hồi trực tiếp
vào hệ thống CNTT của người khai hải quan thông qua các thông điệp, thông báo
(message) điện tử. Người khai hải quan được giao tiếp với cơ quan hải quan gián
tiếp thông qua hệ thống máy tính. Ngược lại, thủ tục hải quan truyền thống lại yêu

z

14


cầu sự hiện diện của cả người khai hải quan và cơng chức hải quan, từ đó cơng chức
hải quan thông báo, bằng miệng hoặc bằng văn bản, cho người khai hải quan về kết
quả xử lý nghiệp vụ, cũng như hướng dẫn người khai hải quan tiếp tục thực hiện các
bước đi tiếp theo của quy trình thủ tục hải quan.
Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản trên, thủ tục hải quan điện tử đòi hỏi cơ
quan hải quan phải được trang bị một nền tảng CNTT đủ mạnh và bắt buộc sử dụng
các kỹ thuật quản lý, trang thiết bị hiện đại. Còn thủ tục hải quan truyền thống thì có
thể sử dụng các ứng dụng CNTT, các kỹ thuật quản lý hoặc cũng có thể khơng hề
sử dụng các phương tiện, công cụ này trong suốt quá trình làm thủ tục hải quan.
Từ những đặc điểm cơ bản của thủ tục hải quan điện tử so với thủ tục hải quan

truyền thống nêu trên, có thể thấy thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan
truyền thống có tính độc lập tương đối, song cũng có quan hệ hữu cơ với nhau. Cụ
thể là:
Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống đều dựa trên những
nguyên tắc cơ bản nhất, nền tảng nhất của thủ tục hải quan. Đó là những hoạt động
nghiệp vụ nhằm quản lý sự ra vào hay xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lãnh
thổ hải quan. Các hoạt động đó có thể được thực hiện bằng các phương thức khác
nhau nhưng đều nhằm một mục đích tạo thuận lợi thương mại, thu thuế, bảo vệ
quốc gia khỏi những nguy cơ tiềm ẩn đến từ các loại hàng hóa, phương tiện vận tải.
Thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống có thể sử dụng cơ sở
dữ liệu riêng biệt, thủ tục điện tử là cơ sở dữ liệu điện tử hóa, còn thủ tục hải quan
truyền thống là cơ sở dữ liệu lưu trên các chứng từ, tài liệu giấy, hoặc cũng có thể
sử dụng cơ sở dữ liệu chung, điện tử hóa.
Thủ tục hải quan điện tử, dù có được tự động hóa đến mức nào, thì cũng có
những khâu, những động tác phải được hỗ trợ bằng hoạt động của con người (Ví dụ
như khâu kiểm tra hồ sơ giấy, khâu kiểm hóa).
Vì thủ tục hải quan điện tử phải phụ thuộc nhiều vào năng lực hoạt động của
hạ tầng CNTT nên ở những khâu mà CNTT chưa đáp ứng hoặc xảy ra sự cố làm
cho thủ tục hải quan điện tử khơng thể hoạt động được; khi đó, thủ tục hải quan

z

15


truyền thống chính là một “cứu cánh” thực sự hữu hiệu và hiệu quả. Tuy nhiên, một
khi một quy trình thủ tục hải quan đã được bắt đầu vận hành theo phương thức nào,
điện tử hay thủ cơng, thì tồn bộ quy trình sẽ được “chạy” trên hệ thống riêng đó
đến tận điểm – nội dung cuối cùng. Một quy trình nghiệp vụ hải quan khơng thể
“nhảy”, dù là 1 lần hay liên tục, từ hệ thống điện tử sang hệ thống thủ công, trừ phi

chấm dứt trên một hệ thống và quay lại từ bước đầu trên hệ thống cịn lại.
Trên thực tế, mặc dù xu hướng tồn cầu hiện nay là thực hiện thủ tục hải quan
điện tử, nhưng khơng có một quốc gia nào từ chối, phủ nhận hay hoàn toàn loại bỏ
sự tồn tại của thủ tục hải quan thủ cơng. Bởi vì đối với một số khâu, loại hình, trên
những địa bàn nhất định; việc áp dụng thủ tục thủ công sẽ tiết kiệm nguồn lực và
hiệu quả hơn rất nhiều so với thủ tục điện tử. Ví dụ như thủ tục hải quan đối với
hành lý của khách xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua bán của
cư dân biên giới đường bộ, thủ tục hải quan ở những địa bàn có lưu lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu thấp...
1.1.3. Vai trò của thủ tục hải quan điện tử trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.3.1. Thủ tục hải quan điện tử với TMQT
Hải quan có vai trị chủ chốt trong TMQT và tạo thuận lợi cho các hoạt động
thương mại hợp pháp. Khi hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới, chủ hàng phải
cung cấp, xuất trình thơng tin, tài liệu, hàng hóa có thể bị kiểm tra thực tế. Điều này
sẽ làm phát sinh chi phí hành chính đối với các giao dịch thương mại, thủ tục hải
quan điện tử được thực hiện với mục đích là giữ các chi phí này ở mức thấp mà
khơng làm phát sinh rủi ro lớn đối với Hải quan. Chính vì vậy, thủ tục hải quan điện
tử có vai trị rất quan trọng đối với TMQT, cụ thể:
Tạo thuận lợi thương mại: Thủ tục hải quan điện tử được xác định là giữ vai trò
quan trọng nhất trong các biện pháp tạo thuận lợi thương mại.
Bảo đảm sự tuân thủ với các quy tắc TMQT: Thủ tục hải quan điện tử được
thực hiện trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực, thông lệ về hải quan tốt nhất để chuẩn
hóa, đơn giản và hài hịa hóa các quy trình nghiệp vụ của cơ quan hải quan với quy
trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó sẽ đảm bảo sự tuân thủ với các quy tắc

z

16



TMQT, khơng gây cản trở tới q trình tiếp cận thị trường và tính cạnh tranh của
hàng hóa, doanh nghiệp trên trường quốc tế;
Giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp;
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với Hải quan và các cơ quan quản lý biên
giới khác trở nên thuận tiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn
thông qua thiết lập thông tin trao đổi điện tử giữa các bên;
Bảo đảm sự bình đẳng và thúc đẩy sự cạnh tranh cho các chủ thể liên quan tới
các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, các
chính sách, quy trình được đơn giản, minh bạch, áp dụng một cách thống nhất đối
với các đối tượng tham gia thủ tục hải quan điện tử; doanh nghiệp được tiếp cận
thơng tin một cách nhanh chóng, Do đó, các doanh nghiệp khơng bị phân biệt đối
xử, được chủ động về thơng tin do đó sẽ chủ động được các hoạt động kinh doanh
của mình;
Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử làm cho doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công do cơ quan hải quan cung cấp; bao gồm
truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký
kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế… Các dịch vụ này sẽ cho phép đơn giản hóa
các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với các yêu cầu của doanh
nghiệp, sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp
Giảm chi phí và thời gian, nhân lực: Với thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp
chỉ cần khai tờ khai điện tử và gửi đến cơ quan hải quan; làm thủ tục hải quan trong
thời gian rất ngắn ngay cả khi khoảng cách giữa địa điểm làm thủ tục hải quan và
trụ sở doanh nghiệp rất xa nhau (mà không bị giới hạn bởi không gian địa lý;
Giảm thiểu các loại chứng từ, tài liệu và các thủ tục không cần thiết: Việc nộp,
xuất trình nhiều loại chứng từ, tài liệu cũng như việc thực hiện các thủ tục hành
chính giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan quản
lý nhà nước với nhau chiếm nhiều thời gian và chi phí khá lớn đối với thương mại


z

17


và ngân sách nhà nước. Các chứng từ, tài liệu điện tử và việc xử lý các chứng từ, tài
liệu, hàng hóa trong thời gian ngắn và được sử dụng bộ chứng từ, tài liệu gốc xuất
trình Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ làm giảm gánh nặng hành
chính và các chi phí, thời gian đối với chuỗi cung ứng TMQT. Tại Singapore, trước
khi có hệ thống TradeNet; các doanh nghiệp Singapore thường phải nộp khoảng 21
loại chứng từ tới 23 cơ quan khác nhau, quy trình xử lý thường mất 15-20 ngày. Sau
khi áp dụng hệ thống TradeNet, các doanh nghiệp chỉ phải nộp 2 loại chứng từ và
nhận tất cả các chấp thuận cần thiết của chính phủ trong vịng 15 phút. Với những
ưu thế đó, việc thực hiện thương mại điện tử đã “tiết kiệm 15% giá trị hàng hóa
nhập khẩu; hệ thống này làm tăng tính hiệu quả và tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD
mỗi năm”, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia vào các
hoạt động TMQT.
1.1.3.2. Thủ tục hải quan điện tử với cải cách hành chính và hiện đại hóa quản lý
trong bộ máy cơ quan quản lý nhà nước
Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ về kinh tế, sự phát triển như vũ bão của
khoa học và cơng nghệ thì hầu như tất cả các quốc gia đều nằm trong quá trình cải
cách hành chính để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Q trình này diễn ra khơng
chỉ ở các nước đang phát triển mà ở ngay các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc quá trình này cũng đang được đẩy mạnh thực hiện cho phù
hợp với điều kiện mới. Tất cả thành tựu cải cách hành chính nhà nước của các nước
đã và đang hình thành nên những nét chung của nền hành chính hiện đại, bên cạnh
những đặc điểm riêng của nền hành chính mỗi nước. Một trong những đặc điểm
quan trọng nhất của nền hành chính hiện đại đó là sự ứng dụng các thành tựu khoa
học công nghệ mới nhất vào quản lý hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính
điện tử- chính phủ điện tử trên 2 trụ cột quan trọng: Áp dụng các CMQT về quản lý

hành chính nhà nước và quản lý nghiệp vụ; Ứng dụng CNTT và truyền thơng vào
quản lý hành chính nhà nước.
Nhận thức được những lợi ích to lớn của quản lý hành chính hiện đại, Hải
quan các nước nhanh chóng ứng dụng các thành tựu khoa học vào hoạt động quản

z

18



×