Tải bản đầy đủ (.doc) (220 trang)

Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 220 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt là gần 20 năm vận
hành theo cơ chế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đang
được coi là mũi nhọn của kinh tế đối ngoại, hàng năm gần 100 ngàn người ký
hợp đồng tham gia xuất khẩu lao động, (hiện nay Việt Nam có khoảng 500
ngàn lao động đang có mặt ở trên 40 quốc gia và khu vực trên thế giới), hoạt
động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã được coi là giải pháp quan trọng
trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về việc làm trước mắt cho một bộ phận
nguồn nhân lực trong nước, vì mục tiêu xã hội: Xoá đói, giảm nghèo, giảm
thiểu thất nghiệp. Không chỉ mang lại một nguồn thu nhập cho người lao
động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước mà hoạt động xuất khẩu
lao động còn là công cụ để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến nước
ngoài, thông qua đó đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao về
chuyên môn, ngoại ngữ và tác phong lao động công nghiệp, mang tính chiến
lược trong quá trình phát triển & hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời tăng
cường mối quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế và nâng cao một
bước công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan trung ương cũng như chính
quyền địa phương.
Sau khi trở thành thành viên của WTO, với hàng loạt các chính sách cải
thiện môi trường theo hướng mở cửa kinh tế, Việt Nam đã được coi là thị
trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó không ít các thị phần
này thuộc về các nước có lao động Việt Nam đang làm việc. Trong khi nguồn
lao động rẻ và có sẵn không qua đào tạo ở Việt Nam đã không đủ hấp dẫn với
tiêu chí tuyển chọn của các nhà đầu tư với các ngành, lĩnh vực tiên tiến, bên
cạnh đó những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho lao
động tại chỗ vẫn chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của
thực tế lao động thời kỳ hội nhập thì nguồn nhân lực sau XKLĐ được đánh
giá là thích hợp nhất, nhưng đến nay Nhà nước vẫn chưa có những chính sách
1
mang tính hệ thống, đảm bảo hiệu lực và thực thi để sử dụng hiệu quả nguồn


nhân lực này, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng tại
Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu và đi tìm các giải pháp thích hợp, đồng bộ,
hiệu quả, có hệ thống từ phía chính sách của Nhà nước là một chủ đề cần
thiết. Tác giả chọn đề tài: Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực
sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để nghiên cứu. Nhằm đáp ứng một số
đòi hỏi từ thực tiễn như sau:
Một là sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng sau XKLĐ mang
lại lợi ích kinh tế cho đất nước
Thực hiện những cam kết về môi trường trong lộ trình hội nhập kinh tế
quốc tế sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, vấn đề
nguồn nhân lực đang trở thành đề tài nóng bỏng cho các nhà hoạch định kinh
tế, đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật đang là cơn
khát cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Từ năm 2007-2009, mỗi năm Việt Nam thu hút trên 20 tỷ dollars vốn
FDI, vấn đề giải ngân đã trở nên khó khăn, chúng ta đã phải đối đầu với nguy
cơ thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng, Tại Hội nghị triển khai kế hoạch
dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động giai đoạn 2007-2010 ngày
10/5/2007, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội đã cảnh báo:
“Trong vòng 8-10 năm tới, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập khẩu lao
động có trình độ từ các nước bạn, nhất là Thái Lan”. Việc chuẩn bị một đội
ngũ nguồn nhân lực có tay nghề ở các lĩnh vực khác nhau là một đảm bảo cho
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những kiến tạo trong chiến lược “đi tắt,
đón đầu” để thu hút đầu tư, triển khai các dự án thì yếu tố đầu tiên chính là
nguồn nhân lực chất lượng. Xác định vai trò và ý nghĩa quan trọng của nguồn
nhân lực chất lượng - yếu tố tạo nên tính cạnh tranh trọng thời kỳ đầu của hội
nhập, hàng loạt các cơ sở đạo tạo của Việt Nam từ trung ương đến địa
phương, các cơ quan bộ, ngành, tổ chức xã hội, nghề nghiệp,… đã được củng
cố, hình thành và phát triển. Hàng loạt chính sách về tổ chức, chỉ đao, hỗ trợ,
của nhà nước cùng với sự quan tâm tài trợ, hợp tác của các đơn vị, tổ chức,
2

cá nhân, trong và ngoài nước đã tạo nên hệ thống hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng lực lượng lao động có nghề nghiệp, chuyên môn, kỹ thuật có tay nghề
cho các nhu cầu của xã hội, tuy nhiên, chừng ấy vẫn chưa đủ cả về số lượng
và chất lượng theo mặt bằng của các nhà sử dụng hiện nay, chưa tương xứng
với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá bởi một số đặc trưng thực tế như:
- Tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề thấp (27%), đây chính là hệ quả hệ
thống giáo dục quốc gia yếu kém tác động đến trình độ chung của người lao
động
- Cơ cấu đào tạo cả về ngành nghề và trình độ mất cân đối, tỷ lệ đại học/
trung học chuyên nghiệp/ công nhân kỹ thuật trung bình là : 1/1,6/0,92. So
với mức bình quân trên thế giới thì tỷ lệ thầy/ thợ là không cân đối (mức bình
quân của các nước tiên tiến là 1 thầy 4 thợ).
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa có sự gắn kết giữa lý luận và thực tế
theo các tiêu chí của ngành công nghiệp hiện đại, các danh mục ngành nghề,
chưa có các chính sách nhà nước để tạo ra cơ quan nghiên cứu, dự báo nguồn
lao động từ mọi phía.
- Phân bố lao động giữa các vùng cũng chưa hợp lý cũng do một phần từ
các chính sách định hướng môi trường lao động.
Trong giai đoạn phát triển kinh tế những năm 1991- nay, quan hệ xuất
khẩu lao động của Việt Nam với các nước trên thế giới đã được cải thiện, trên
160 doanh nghiệp được nhà nước cấp phép xuất khẩu lao động đã hoạt động
sôi động, lao động được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực đã thành
làn sóng, nhất là các thị trường nhập lao động Đài loan, Nhật Bản, Malaysia,
Hàn Quốc đã thu hút một lượng lớn lao động Việt Nam, phần lớn từ các khu
vực nông thôn, với trên 30 ngành nghề lao động khác nhau theo 3 kênh nhập
khẩu của bạn: Lao động, tu nghiệp sinh, làm việc theo hệ thống thẻ vàng. Số
lượng lao động Việt Nam tại mỗi nước này đến nay đã lên tới hàng chục ngàn
người, thời hạn làm việc ở nước tiếp nhận làm việc trung bình từ 3-5 năm.
Lao động Việt Nam nhìn chung được đánh giá tốt trong thời gian làm việc,
như chấp hành nội quy làm việc, sẵn sàng làm thêm giờ, sức chịu đựng cao,

3
những người lao động sau khi hoàn thành nhiệm vụ lao động ngoài nước, họ
được coi là đã đào tạo qua môi trường thực tế tốt, có trình độ chuyên môn kỹ
thuật theo ngành nghề tiên tiến, có tác phong công nghiệp, trình độ ngoại ngữ
hợp lý. Đa số những lao động có nghề này đều mong muốn được làm việc
ngay sau khi về nước bằng chính công việc mà họ từng làm ở nước ngoài.
Đây cũng chính là mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động của Nhà nước ta
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là sử dụng nguồn lực sau XKLĐ làm tăng khả năng cung cấp nguồn
nhân lực tham gia XKLĐ đồng thời hạn chế tình trạng trốn ra ngoài trong
thời gian làm việc ở nước ngoài
Trước đây, đại đa số tu nghiệp sinh và lao động khi tham gia XKLĐ là
thanh niên vừa rời ghế nhà trường, được học định hướng trước khi xuất khẩu.
Những năm gần đây theo nhu cầu và cạnh tranh việc làm quốc tế, việc tuyển
chọn XKLĐ đã dần chuyển các sang đối tượng đã qua đào tạo, bởi vậy có giai
đoạn nguồn nhân này đã chững lại vì cho rằng sau khi xuất khẩu lao động về
nước sẽ không có cơ hội kiếm việc làm, mà nên kiếm việc làm ngay ở trong
nước mặc dù thu nhập thấp hơn nhưng ổn định hơn, làm khan hiếm nguồn lao
động cho các đơn hàng xuất khẩu lao động.
Một thực tế cho thấy tình trạng phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm
việc đối với lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài có những giai đoạn
đã đến mức báo động, những năm trước đây, ở Nhật Bản theo thống kê của
của tổ chức JITCO, số lao động Việt Nam bỏ trốn khoảng từ 27 – 30%, còn
ở Hàn Quốc số lượng lao động Việt Nam bỏ trốn khoảng 13-15%, riêng Đài
Loan đã bị cắt một phần do tỷ lệ bỏ trốn quá mức quy định. Một trong những
nguyên nhân được xác định đó là người lao động lo ngai về nước không có
việc làm nên khi gần hết thời hạn hợp đồng họ đã trốn ra ngoài để có cơ hội
tìm việc làm mới ở nước sở tại và đương nhiên trở thành đối tượng lao động
bất hợp pháp, gây nên hình ảnh ảnh xấu cho lao động Việt Nam. Gần đây tỷ lệ
này đã giảm đáng kể do phía nước nhân lao động đã có chính sách nhận lại

những lao động sau khi hết hạn trở về vẫn có thể trở lại làm việc theo hướng
4
ưu tiên lao động tốt hoặc kéo dài thời gian lao động, bổ sung chính sách lao
động trong hợp đồng tu nghiệp,… Tuy nhiên, nếu chính sách thu hút nguồn
nhân lực này ở trong nước hợp lý thì nguồn nhân lực trong hoạt động xuất
khẩu lao động cũng sẽ thực trở thành động lực đảm bảo ổn định cho nguồn
nhân lực tham gia xuất khẩu lao động theo kế hoạch hàng năm.
Ba là sử dụng nguồn lực sau XKLĐ sẽ bổ sung cho đất nước những giá trị
văn hoá tiến tiến đồng thời triệt tiêu nguy cơ mặc cảm gây tổn hại cho xã hội
đối với nguồn nhân lực sau XKLĐ trong quá trình tái hoà nhập
Lao động ở nước ngoài hầu hết làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp của
các nước có nền công nghiệp phát triển hơn ta, do đó cũng là nơi mà có
những giá trị văn hoá tích tụ của một xã hội có đời sống sinh hoạt công
nghiệp tiên tiến, đó là nét đặc trưng của những tác phong giao tiếp hiện đại sẽ
được bổ sung và lan truyền tại những khu vực sử dụng nguồn nhân lực này ở
Việt Nam, góp phần không nhỏ nếu những giá trị ấy được sử dụng kịp thời,
đúng chỗ và có thể sẽ được phát huy tích cực trong quá trình tái hoà nhập.
Mặt khác, một bộ phận nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường
văn hoá-xã hội có khác biệt lớn, nhất là những nơi bị chủ sử dụng lao động
phân biệt chủ-thợ quá mức trong 1 thời gian dài, sẽ gây ra những tổn thương
về tâm lý, tinh thần, khi về nước họ dễ bị mặc cảm, không thấy hết giá trị ở
chính mình là tay nghề chuyên môn, do đó nếu không có chính sách giúp đỡ
họ nhanh chóng tái hoà nhập thì họ dễ dàng bị sa đà vào con đường thất
nghiệp, chi tiêu vung vãi số tiền kiếm được trước đó và rất có thể sẽ là nguy
cơ của mối hiểm hoạ cho xã hội. “không ít trường hợp khi xuất khẩu lao động
trở về, ỷ có tiền, họ không chí thú làm ăn như trước và mất phương hướng làm
ăn nên tiền hết dần, nhiều gia đình đi đến chỗ bế tắc trong cuộc sống, mâu
thuẫn gia đình nảy sinh. Đây là thực trạng đáng báo động không chỉ cho các
gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động mà còn cho các cấp chính quyền
và ngành chức năng trong việc giải quyết “hậu” xuất khẩu lao động. cần một

giải pháp đồng bộ” (Báo điện tử của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội,
Cần lo việc làm cho người xuất khẩu lao động trở về, ngày: 27/03/2006).
5
Bốn là sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ còn làm tăng cường mối quan
hệ hợp tác quốc tế
Một số các vị trí làm việc của lao động Việt Nam tại nước ngoài đã có
mặt tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hàng loạt các nhà
máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp được hình thành do đầu tư từ nước
ngoài hoàn toàn phù hợp với công việc mà lao động Việt Nam đã làm ở nước
ngoài, khi sử dụng các lao động này chính là một đảm bảo về quan hệ hợp tác
trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, mặt khác nảy sinh mối quan hệ đối
tác trong các lĩnh vực khác như du lịch, giáo dục đào tạo. “Hàng năm, nước
ta luôn có một bộ phận nguồn nhân lực không nhỏ đã từng làm việc ở các
doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp tiên tiến trở về (thông qua các
hợp đồng XKLĐ, tu nghiệp sinh, hệ thống thẻ ưu đãi). Sử dụng nguồn nhân lực
này không chỉ có ý nghĩa về chất lượng của trí tuệ và sức lao động trong huyết
mạch của doanh nghiệp mà thông qua đó có thể tạo ra mối bang giao, đối tác
mới cho doanh nghiệp” [33, tr. 50] .
Những lý do trên đây là căn cứ để xác định mục đích nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Xuất khẩu lao động đã diễn ra với một bình diện lớn trên thế giới, một số
các nước phát triển trước đây cũng từng trải qua hoạt động xuất khẩu lao
động, bởi vậy những nghiên cứu về các chủ đề trong chính sách hoạt động
XKLĐ nói chung cũng như chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ
nói riêng là một nội dung phong phú và đa dạng nhằm đưa ra các giải pháp để
đáp ứng được nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội trong từng giai đoạn đổi
mới đất nước.
Ở Việt Nam, từ khi hoạt động hợp tác lao động và chuyên gia phát triển
(Từ năm 1980 đến năm 1990) đã có một số nghiên cứu về sử dụng hiệu quả
của nguồn nhân lực này, tuy nhiên hướng nghiên cứu tập trung vào quản lý,

đánh giá ích lợi của một bộ phận lao động được nhà nước cho đi làm việc có
thời hạn ở các nước XHCN theo diện ưu tiên, công trình nghiên cứu phải kể
6
đến là: Tổ chức sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam
trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Luận án tiến
sĩ tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân của Phạm Kiên Cường (1989),
Từ năm 1991 đến nay, hoạt động xuất khẩu lao động chuyển sang quản lý
theo cơ chế thị trường, hàng loạt các doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu
lao động, đồng thời nhà nước cũng ban hành các chính sách quản lý lao động
cho các doanh nghiệp theo từng thị trường nhập khẩu lao động, để thực hiện
được nguyên lý : Xuất khẩu lao động phải đạt được mục đích kép, đó là thu
về một nguồn ngoại tệ cho đất nước (lương, thu nhập của người lao động, phí
quản lý của cơ quan xuất khẩu lao động) và nâng cao trình độ tay nghề,
chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật, tác phong công nghiệp, trình độ ngoại ngữ
cho người lao động - đây là nguồn nhân lực sẽ bổ sung cho thị trường lao
động Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính vì mục tiêu trên nên một số đề tài đã nghiên cứu theo xu hướng
nhằm vào việc cải thiện thị trường ngoài nước như mở rộng thị trường XKLĐ
(trong từng nước và khu vực sẵn có cũng như mở thêm các nước và khu vực
mới), mở rộng các ngành nghề XKLĐ, mở thêm các đối tượng lao động, mở
thêm các kênh lao động, giải pháp kéo dài thời hạn làm việc, chính sách
lương & thu nhập của người lao động, chính sách tái tuyển của người lao
động, cũng có nhiều đề tài hướng nghiên cứu vào các chính sách theo hệ
thống quy trình trong hoạt động XKLĐ trong đó có sự tham gia của nhiều
ngành quản lý, chính sách đối với người lao động làm việc ở nước ngoài trở
về, tuy nhiên hướng nghiên cứu để tạo ra một hệ thống chính sách từ góc độ
quản lý nhà nước để khai thác, thu hút, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực
sau khi xuất khẩu trở về nước thì mới chỉ hình thành ở góc độ sơ khai chưa có
một đề tài nào mang tính khả thi. Có thể phân theo các nhóm sau:
- Nhóm những tác giả nghiên cứu về chính sách hỗ trợ kinh tế-tài chính,

đào tạo lại gồm có Nguyễn Lương Trào (Luận án tiến sĩ “ Mở rộng và nâng
cao hiệu quả của việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước
7
ngoài” tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Phạm Thị Hoàn, Tổng cục dạy
nghề (Tạp chí việc làm ngoài nước tháng 3/2006).
- Nhóm tác giả nghiên cứu về chính sách lập nghiệp và khởi sự nghề
nghiệp có tác giả Nguyễn Lương Trào với lời kết của luận án trên.
- Nhóm tác giả nghiên cứu về sử dụng hiệu quả ngành nghề nguồn nhân
lực sau XKLĐ có tác giả Nguyễn Thị Phương Linh (Luận án tiến sĩ “ Một số
giải pháp đổi mới quản lý về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường” tại Học
viện Ngân hàng).
- Nhóm tác giả nghiên cứu về chính sách quy hoạch, kế hoạch nguồn
nhân lực sau XKLĐ có tác giả Lê Hồng Huyên, Ban kinh tế Trung ương (Tạp
chí việc làm ngoài nước tháng 4/2005 “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân
lực” ), Cao Văn Sâm, Tổng cục dạy nghề (Tạp chí việc làm ngoài nước tháng
5/2005 “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam, nhìn từ góc
độ xuất khẩu lao động” ).
Một số nội dung của chính sách sử dụng nguồn nhân lực được các tác giả
đưa ra, đó là:
- Bản thân người lao động khi trở về nước có nhu cầu tiếp tục làm việc,
nhất là được sử dụng theo đúng ngành nghề của mình.
- Những năng lực mới cần được khai thác, sử dụng để phát huy hiệu quả
sau thời gian đi lao động ở nước ngoài.
- Nhà nước mà cụ thể là Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội; Hệ
thống trung tâm xúc tiến việc làm; Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải
có trách nhiệm tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo thông qua tập huấn, đào
tạo lại theo nhu cầu xã hội, hỗ trợ vốn mọi hình thức cho phù hợp với từng
dạng đối tượng lao động, đặc biệt là các chính sách:
+ Có chính sách ưu đãi, khuyến khích trong tìm việc làm
+ Có chính sách ưu đãi trong thuê đất, hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế.

+ Có sự tham gia liên kết giữa 2 đối tượng doanh nghiệp XKLĐ và sử
dụng lao động trong nước mà Hiệp hội XKLĐ làm đầu mối.
8
Chưa có tác giả nào nghiên cứu về tổ chức thực hiện và phối hợp thực
hiện nội dung này, chưa nghiên cứu hệ thống đồng bộ các chính sách, từng
chính sách còn đơn điệu, thiếu các luận cứ nên thiếu sức thuyết phục (chưa có
đánh giá, phương pháp đánh giá, đi sâu phân tích mục tiêu và nội dung cũng
như đưa ra các bài học kinh nghiệm)
Một số nghiên cứu ngoài nước có liên quan, như:
- Overseas. Employment in to series Vol,5, No.1, Malina March 1992,
- Statistical Report 1990: International Labour Migration From Asian
Labour Sending countries, IOL Bangkok, Chapter India.
- Guide to Entry, Residence and Registration Proceduses in Japan for
Foreign Nationals. Japan Immigration Association, 1993
- Young Bum-Park: Market opportunities for the Export of Chinese
Labour, Training semina oversea labour Market Development ILO-MOLISA,
Hanoi 1993
Những kết quả chung của tình hình nghiên cứu ngoài nước được thể hiện:
- Gắn kết lao động khi xuất khẩu với các tổ chức xã hội để bảo vệ lao
động ở ngoài nước cũng như khi trở về, cả con người và kinh tế.
- Đào tạo có hệ thống để phân phối lao động làm việc ở nước ngoài có tổ
chức và phân phối lao động khi trở về trong cùng một đơn vị kinh tế
- Các hiệp hội lao động hoạt động có sự bảo trợ của Nhà nước về người
lao động trong chu trình Xuất khẩu lao động.
- Nhà nước có chính sách cụ thể về vốn vay ưu tiên, hỗ trợ nghề nghiệp
trong tái định cư, lập nghiệp
- Nhà nước và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp có chính sách, cơ chế
hỗ trợ về đào tạo lại trong quá trình lập nghiệp.
Việc trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về nội dung
các chính sách sử dung nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động thì chưa có

công trình nghiên cứu nào một cách đầy đủ, logic và mang tính khoa học.
9
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách của Nhà nước về sử dụng
NNL sau XKLĐ, phân tích thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế về
chính sách sử dụng NNL sau XKLĐ ở nước ta để đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách đối với NNL sau XKLĐ trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng – Khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu :
Hệ thống chính sách của nhà nước về sử dụng nguồn nhân lực sau xuất
khẩu lao động. Tác động của các chính sách đối với hoạt động XKLĐ được
nghiên cứu trong mối quan hệ với sự quản lý của các cơ quan nhà nước liên
quan đến nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động và sử dụng nguồn nhân lực
sau xuất khẩu lao động.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ bao gồm sử dụng lao động, tu
nghiệp sinh và thực tập sinh sau khi hoàn thành hợp đồng lao động ở nước
ngoài trở về; Các tổ chức phối hợp và vận hành thực hiện chính sách sử dụng
nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động
5. Giả thuyết khoa học của luận án
Chính sách sử dụng NNL sau XKLĐ đã Nhà nước luật hoá, trong quá
trình tổ chức thực hiện đã xuất hiện các chính sách hỗ trợ bổ sung, tuy nhiên
còn thiếu và chưa hoàn thiện một cách hệ thống nên chưa phát huy hiệu quả
sử dụng nguồn nhân lực này. Nếu nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng hệ
thống chính sách, tìm ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách và tổ
chức thực hiện theo các chức năng, nhiệm vụ cụ thể từ bộ máy quản lý hợp lý,
thì hàng năm sẽ có hàng chục ngàn lao động có chuyên môn, kỹ thuật sau khi
xuất khẩu lao động về nước có cơ hội được sử dụng phù hợp, góp phần đáp
ứng nguồn nhân lực kỹ thuật đang thiếu hụt ở nước ta trong giai đoạn hội
nhập kinh tế quốc tế.

10
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách và chính sách sử dụng nguồn
nhân lực sau XKLĐ.
6.2. Nghiên cứu thực trạng chính sách của nhà nước về sử dụng nguồn nhân
lực sau xuất khẩu lao động ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó phân tích những
hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
6.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính
sách của nhà nước để quản lý và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật sau khi xuất khẩu lao động về nước
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung xây dựng,
ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách của nhà nước về sử dụng
nguồn nhân lực sau XKLĐ trong giai đoạn từ năm1991 đến nay, khi
hoạt động xuất khẩu lao động thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
7.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức và sử dụng nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật sau khi hoàn thành hợp đồng xuất
khẩu lao động về nước, không không bao gồm các đối tượng thuộc ngành
nghề giúp việc gia đình, khán hộ công.
7.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu một
cách khái quát và tiêu biểu nhất về chính sách của nhà nước trong giai đoạn
đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, tham khảo
chính sách tại một số nước trong khu vực có những đặc trưng gần với Việt
Nam hoặc có mối liên hệ với với đề tài nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, khái quát,
hệ thống các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài luận án.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

11
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra về nguyện vọng của 79
lao động sau XKLĐ tại công ty Dịch vụ & Thương mại –TSC; Điều tra về kết
quả của kế hoạch lập nghiệp một số doanh nghiệp mà Giám đốc là người lao
động sau sau khi hoàn thành hợp đồng làm việc ở nước ngoài trở về; sử dụng
nguồn nhân lực từ các điều tra của các tổ chức, quan chức địa phương.
- Phương pháp phỏng vấn, hội thảo: Phỏng vấn chuyên gia nước ngoài tại
Tỉnh Champssak (CHĐCN Lào) về chính sách đối với nguồn nhân lực sau
XKLĐ tại Lào; Hội thảo tại Khoa Quản lý Nhà nước về Xã hội - Học viện
Hành chính về giải pháp sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ để tham khảo ý
kiến về các giải pháp hợp lý
- Phương pháp quan sát, lấy ý kiến chuyên gia: Lấy phiếu ý kiến của 218 cán
bộ của Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tâp đoàn Bưu chính-Viễn thông
Việt Nam, Công ty Cổ phần Gang thép Thái nguyên tại các lớp chuyên viên
chính do Học viện Hành chính tổ chức năm 2009 về nhu cầu sử dụng nguồn
nhân lực sau XKLĐ tại các tổ chức này để nắm rõ vai trò của nguồn nhân lực
sau XKLĐ, chính sách đào tạo lại và nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ để
hoàn thiện các chính sách cho nguồn nhân lực này
- Phương pháp thực nghiệm giải pháp: Mô hình hoá các vị trí, chức năng, tổ
chức phối hợp, các tiêu chí quản lý và triển khai thực hiện qua mô phỏng và
trải nghiệm để đề xuất các giải pháp .
8.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu
thu được từ việc khảo sát thực trạng và thực nghiệm.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Đóng góp về lý luận
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chính sách sử dụng nguồn nhân
lực sau xuất khẩu lao động.
- Làm rõ những nội dung cơ bản của chính sách sử dụng nguồn nhân lực
sau xuất khẩu lao động. Những yêu cầu đặt ra và chỉ tiêu đánh giá đối với

nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động.
12
- Phân tích và đánh giá thực trạng và nguyên nhân hạn chế về chính sách
sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
- Nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm của một số nước trong
khu vực và Châu Á về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao
động
- Đưa ra cơ sở, phương pháp và yêu cầu của hoàn thiện chính sách sử
dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
9.2. Đóng góp về thực tiễn
- Định hướng xây dựng các nội dung, cơ chế, chính sách, kế hoạch thực
hiện trong từng giai đoạn phát triển nguồn nhân lực liên quan đến sử dụng
nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động.
- Làm cơ sở để nhà nước xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hàng năm về sử dụng
nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động trong lộ trình hợp tác quốc tế và sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Làm căn cứ để hoàn thiện chính sách sử dụng NNL sau XKLĐ.
- Làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và đào tạo cũng như
trong hoạt động quản lý về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu
lao động.
10. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục thì nội dung chính
bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu
lao động
Chương 2. Thực trạng về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu
lao động ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất
khẩu lao động ở Việt Nam
13

TỔNG QUAN LUẬN ÁN
1. Phân tích, đánh giá những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
Sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động là một lĩnh vực tuy
không phải là mới mẻ nhưng chính sách về nội dung này vẫn mang tính thời
sự, nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế
quốc tế. Một số tác giả đã nghiên cứu tổng thể các chính sách về hoạt động
xuất khẩu lao động. Những nghiên cứu đáng chú ý về nội dung liên quan đến
đề tài, gồm:
Tác giả Nguyễn Lương Trào, trong phần cuối của Luận án tiến sĩ tại
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: “ Mở rộng và nâng cao hiệu quả của
việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” đã đề
cập:
Một là, bản thân người lao động từ nước ngoài trở về có nhu cầu tiếp tục
về việc làm với nhiều dạng loại khác nhau.
Hai là, họ có những năng lực mới cần được khai thác sử dụng để phát huy
hiệu quả sau thời gian đi làm việc ở nước ngoài.
Khi phân tích những năng lực của số lao động trở về, tác giả đã nêu một
số hàm tố cơ bản của bản thân người lao động có là:
+ Nhiều người trong số họ có khả năng ngoại ngữ, có thể nói thành thạo
với nhiều ngoại ngữ khác nhau, thứ ngoại ngữ mà họ học thêm được ở nước
mà họ đến lao động có khả năng giao tiếp, khả năng tiếp cận với những vấn
đề mới của nền kinh tế thị trường, giúp họ có thể thành công hơn khi họ có
doanh nghiệp làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài, có thể giúp họ tiếp tục
học thêm về các lĩnh vực văn hóa, khoa học, kỹ thuật mà họ thấy cần quan
tâm và mong muốn học hỏi.
+ Nhiều người trong số họ tiếp thu được những kỹ năng lao động tiên
tiến, nắm được một số khâu kỹ thuật trong công nghệ sản xuất hàng hóa nào
14
đó (kỹ thuật xử lí da, men bia, thủy tinh cao cấp, điều độ hoa tiêu tàu thủy,

dầu khí v.v... ). Đó là những tiền đề rất thuận lợi giúp họ sau khi về nước có
thể tham gia sản xuất hoặc tự đứng ra sản xuất kinh doanh phù hợp với kỹ
thuật mà họ đã học được và đã từng làm ở nước ngoài.
+ Nhiều người trong số lao động trở về có vốn số đáng kể. Đây là một
điều kiện thuận lợi giúp họ dễ dàng tham gia liên doanh liên kết trong sản
xuất kinh doanh, hoặc tự mình đứng ra bỏ vốn kinh doanh, sản xuất.
Tác giả cũng đã lý luận về hiệu quả của Nhà nước khi sử dụng nguồn
nhân lực này, đó là: “Lao động sau khi hết hạn trở về, chúng ta cần phải có
biện pháp khuyến khích tối đa khả năng của họ vào phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và điều hơn hết là tự do giải quyết việc làm cho chính mình và
còn có thể giải quyết việc làm cho nhiều người khác, góp phần giảm sức ép về
việc làm cho số lao động trong nước chưa có việc làm, mà số lao động trở về
trong những giai đoạn trước đây, chúng ta vừa xem là một trong những đối
tượng của đội quân thất nghiệp và phải tìm cách giải quyết việc làm cho họ”
[ 66, Tr. 128 ].
Một số biện pháp mà tác giả đưa ra để thực hiện được vấn đề nêu
trên đối với các tổ chức đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài, cần tạo cho những lao động này có tư tưởng và những dự định
sau khi trở về. gồm:
- Khuyến khích trau dồi ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn, tác phong sản
xuất công nghiệp, phương thức kiểu cách hoạt động sản xuất kinh doanh và
các hoạt động kinh tế khác trong cơ chế thị trường xem đó là hành trang cần
thiết khi trở về có thể tự tạo được việc làm cho mình.
Như vậy, không những việc tạo dựng hành trang cho người lao động
trước khi đi là để họ hòa nhập vào công cuộc lao động ở nước ngoài là rất cần
thiết mà còn cần phải có việc tạo dựng hành trang cho người lao động trở về
lại là vấn đề cần thiết hơn để giúp họ tái hòa nhập mau chóng vào nhịp độ
phát triển kinh tế chung của đất nước. Tác giả cho rằng trong các giai đoạn
hợp tác quốc tế về lao động trước đây hầu như chúng ta không lưu ý đến vấn
15

đề này. Cơ quan hợp tác quốc tế chỉ lo sao cho đủ số lao động đưa đi, còn khi
họ trở về, việc làm của họ ra sao, và việc đóng góp của họ cho xã hội thế nào
lại coi đó là việc của cơ quan khác, ở một lĩnh vực khác. Nhưng, nay xem
xuất khẩu là một khâu trong chiến lược chung giải quyết việc làm của quốc
gia thì việc tạo điều kiện cho lao động trở về có thể hòa nhập mau chóng lại là
một chu trình kín, không thể phó thác hoàn toàn cho bản thân họ và các cơ
quan chức năng khác nữa mà phải xem các cơ quan gửi lao động đi cũng phải
có một phần trách nhiệm trong nhiệm vụ giải quyết việc làm cho số lao động
thất nghiệp của cả nước.
- Khuyến khích và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để lao động ngay từ
khi ở nước ngoài đã hình thành những dự định khi về đất nước sẽ làm cái gì,
dưới các hình thức như:
+ Gửi tiền về gia đình để tạo vốn trong kinh doanh sản xuất của gia đình.
+ Gửi về nước các công cụ lao động máy móc, trang thiết bị công nghệ,
nguyên liệu, vật liệu, các linh kiện máy móc v.v.. để gia đình có điều kiện sản
xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho họ sau khi trở về tiếp tục công việc kinh
doanh của gia đình, hoặc cũng có thể được tích lũy lại để sau khi họ trở về sẽ
lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
+ Tiết kiệm vốn ngoại tệ bằng sức mà họ có được để sau này khi về nước
sẽ có vốn sản xuất kinh doanh.
+ Ở một chừng mực nhất định nào đó có thể động viên số lao động đang
làm việc ở ngoài nước tham gia các hoạt động xã hội đóng góp dưới nhiều
hình thức khác nhau tùy theo khả năng mỗi người vào việc trợ giúp các cơ sở
từ thiện trong nước hoặc các địa phương bị thiên tai bão lụt, hạn hán. Tuy đây
không phải là việc bắt buộc nhưng tự với việc làm này giúp cho họ gắn bó
hơn với quê hương xứ xở góp phần xây dựng đất nước. Về phía Nhà nước, có
thể lập ra một quỹ trợ cấp được hình thành từ sự đóng góp hoặc phần lãi do
lao động ở nước ngoài trích ra được sử dụng phục vụ cho số lao động đã trở
về nước.
16

- Đối với số lao động đã trở về, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước,
cụ thể là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, hệ thống trung tâm xúc
tiến việc làm và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm:
+ Tư vấn về việc làm, giới thiệu chỗ làm việc mới trong đó lựa chọn
những người có thể đưa đi làm việc tiếp ở nước ngoài theo các hợp đồng mới.
+ Đào tạo thông qua tập huấn về việc mở quản lý các doanh nghiệp nhỏ.
+ Đào tạo lại số lao động trở về nếu có yêu cầu bằng kinh phí đóng góp
của người lao động và trợ giúp một phần của Nhà nước để giúp họ tự tạo việc
làm.
Hỗ trợ về vốn cho những lao động có nhu cầu mở mang các cơ sở sản
xuất, kinh doanh dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất thấp, số vốn này
được trích từ quỹ trợ giúp do lao động đóng góp trước đây hoặc quỹ trợ giúp
làm việc của quốc gia.
Tác giả cho rằng: Với những biện pháp trên sẽ giúp cho lao động mau
chóng tái hòa nhập vào các hoạt động kinh tế - xã hội trong nước và xét về
phương diện vĩ mô có thể xem đây là một giải pháp phát huy hiệu quả hai lần
đối với lao động ra nước ngoài làm việc.
Nếu như lần thứ nhất là đóng góp phần lãi của sức lao động qua tỉ lệ trích
nộp ngân sách ( lãi ròng ) thì lần thứ hai tiếp tục phát huy tiềm năng của chính
họ đã được tích lũy trong qua trình lao động ở ngoài nước vừa phục vụ cho
cuộc sống của họ, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Làm
được điều đó Nhà nước sẽ tiết kiệm được một phần ngoại tệ không nhỏ hỗ trợ
cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Đó là chưa kể đến việc tiết kiệm
được một lượng kinh phí lớn mà Nhà nước phải bỏ ra đầu từ cho việc tạo việc
làm trong nước.
Cuối cùng tác giả đã kết luận: “Ở Việt Nam việc thực hiện đưa lao động
có thời hạn ở nước ngoài theo cơ chế mới buộc chúng ta phải tính đến giải
pháp này và đó cũng là một đòi hỏi khách quan được đặt ra để khắc phục
những tổn tại mà trước đây ta đã bỏ qua hoặc không tính đến.” [ 66, Tr. 131 ]
17

Những nghiên cứu mà tác giả đưa ra đã dẫn luận đề cập đến một số
chính sách cần thiết để sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động, cụ
thể là:.
- Xác định dược những đặc trưng và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực này
- Xác định được các nội dung công việc có thể thu hút người lao động sau
khi về nước (tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh, tham gia liên doanh liên kết để
có việc làm, làm việc tại các cơ sở của người nước ngoài tại Việt Nam)
- Các nội dung của chính sách nhà nước cần xây dựng để sử dụng nguồn
nhân lực này, gồm:
+ Tư vấn, giới thiệu việc làm mới trong nước
+ Đào tạo thông qua tập huấn về quản lý đối với lao động tự lập nghiệp
+ Đào tạo lại có sự hỗ trợ một phần của nhà nước để tái lao động phù hợp
+ Cho vay tín dụng lãi xuất thấp từ các quỹ hỗ trợ việc làm quốc gia.
Những nội dung chưa được sáng tỏ:
- Chưa đưa ra được các định lượng cho nội dung các chính sách trên (vay tối
đa bao nhiêu; cơ sở nào cho thực thi trong vay vốn; tư vấn, giới thiệu như thế
nào,…)
- Chưa đưa ra đầy đủ nội dung đồng bộ của chính sách ( cơ chế quản lý, hỗ
trợ đầu tư sản xuất, thuế suất như thế nào khi chuyển hàng về nước hoặc quá
trình lập nghiệp, sản xuất kinh doanh, các chính sách xã hội trong tái hòa
nhập,…)
Trong bài viết: “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân lực” cuả tác gia
Lê Hồng Huyên, Ban kinh tế Trung ương (Tạp chí việc làm ngoài nước
tháng 4/2005), tác giả đã phác hoạ nỗi lo thất nghiệp và giảm thu nhập khi về
nước của người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài,
đây chính là căn nguyên về tâm lý sợ thất nghiệp và sợ thu nhập thấp tạo nên
động lực thúc đẩy lao động bỏ ra làm việc ở ngoài khi sắp kết thúc hợp đồng
như:
- Phần lớn người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng phải tự tìm kiếm
việc làm khác lạ với công việc họ đã làm việc nhiều năm ở nước ngoài.

18
- Thu nhập thấp hơn nhiều lần so với khi còn làm việc ở nước ngoài.
- Tìm được một chỗ làm mới không phải là dễ dàng
- Chi phí cho việc tìm kiếm việc làm trong nước cũng không phải là nhỏ.
Về dịch vụ hỗ trợ người lao động khi về nước tác giả cũng nêu rõ “ Hiện
nay chưa có quy định nào của Nhà nước về việc hỗ trợ người lao động khi
hoàn thành hợp đồng lao động về nước, đặc biệt là hỗ trợ tìm kiếm việc làm
phù hợp với nghề nghiệp đã làm việc nhiều năm ở nước ngoài. Trừ số lao động
trước khi đi làm ở nước ngoài đã làm việc trong doanh nghiệp khi về nước họ
được tiếp nhận lại, phần lớn người lao động sau khi về nước tự tìm kiếm việc
làm mà không có bất kì sự hỗ trợ nào của doanh nghiệp XKLĐ hoặc của Nhà
nước”.[ 49, Tr 4]
Về chính sách đối với sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động,
tác giả đã đề cập đến các nội dung sau:
Một là khẩn trương xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch XKLĐ cả
trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược
đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lao động xuất khẩu nói
riêng.
Hai là xác định XKLĐ là một chu trình từ tìm kiếm thị trường – đào tạo –
tuyển chọn – đưa đi – quản lý lao động ở nước ngoài – hỗ trợ lao động tái hòa
nhập khi về nước. Ở từng khâu, cần quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình XKLĐ là Nhà nước, các bộ, ngành
có liên quan, UBND các cấp, nhất là cấp xã, phường, doanh nghiệp XKLĐ và
người lao động xuất khẩu.
Như vậy chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ theo quan điểm
của tác giả là:
- Đưa ra tổng thể chính sách trong chu trình xuất khẩu lao động, trong đó
sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ là mắt xích cuối cùng và đặt trong chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Tất cả các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải có trách

nhiệm quản lý để quản lý nguồn nhân lực này, nhà nước và doanh nghiệp sử
19
dụng phải hỗ trợ chi phí cho người lao động trong tìm kiếm việc làm, có mức
thù lao xứng đáng và hợp lý khi sử dụng họ.
Những hạn chế mà tác giả chưa đề cập theo hướng nghiên cứu của đề tài:
- Nội dung còn chung chung, chưa có những quan điểm cụ thể đặt ra trong
chính sách.
- Chưa đưa ra được các danh mục chính sách để có thể dẫn luận nội dung
chính sách sử dụng.
Trong bài “Một số vấn đề về chính sách đối với người lao động làm
việc ở nước ngoài trở về”, của tác giả Phạm Thị Hoàn, Tổng cục dạy
nghề (Tạp chí việc làm ngoài nước tháng 3/2006). Trước khi đề xuất các
nội dung về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ, tác giả đã đưa ra
bốn luận cứ về tầm quan trong của đội ngũ này, đó là:
Thứ nhất, về mặt vĩ mô, giải quyết việc làm cho người lao động xuất khẩu
trở về nước là điều kiện cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của
hoạt động xuất khẩu lao động.
Thứ hai, giải quyết việc làm cho người lao động đi xuất khẩu trở về nước
sẽ gián tiếp đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của xuất khẩu lao động. Một
trong những câu hỏi đặt ra đối với người lao động khi quyết định đi xuất khẩu
lao động chính là “sẽ làm gì khi về nước?”. Đúng là thu nhập của người lao
động làm việc ở nước ngoài là cao hơn trong nước rất nhiều, nhưng không thể
đủ cho họ có thể sống suốt đời. Trên thực tế đã có khá nhiều người có khả
năng đã từ bỏ mong muốn đi xuất khẩu lao động chỉ vì không yên tâm nghĩ
đến vấn đề việc làm khi về nước.
Thứ ba, giải quyết việc làm cho người lao động xuất khẩu trở về nước sẽ
góp phần giảm tình trạng lao động phá hợp đồng, bỏ trốn. Có thể nói, đối với
xuất khẩu lao động ở Việt Nam hiện nay, tình trạng lao động phá bỏ hợp đồng
và bỏ trốn đang ở mức báo động, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất
thị trường doanh nghiệp bị đối tác phạt tiền, uy tín bị ảnh hưởng nghiêm

trọng.
20
Thứ tư, hỗ trợ người lao động tìm việc làm là một biện pháp giúp người
lao động nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng và là chính sách xã hội cần
thiết.
Một số đề xuất về chính sách đối với lao động xuất khẩu hoàn thành hợp
đồng về nước mà tác giả nghiên cứu như sau:
Về quan điểm đề xuất chính sách:
Tác giả đã đưa ra lập luận: “Đối với xuất khẩu lao động Việt Nam, cho tới
nay chưa có một nghiên cứ, đánh giá đầy đủ về kết quả tìm việc làm của các
lao động xuất khẩu về nước. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia xuất khẩu lao
động ước tính, chỉ khoảng 20% số lao động đi xuất khẩu về nước là tìm được
việc làm. Số còn lại thì thất nghiệp hoặc buôn bán nhỏ. Điều đó cho thấy,
chúng ta cần nhanh chóng xây dựng hệ thống các chính sách đối với lao động
xuất khẩu hoàn thành hợp đồng về nước, nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách
về xuất khẩu lao động của nước ta, phát huy hiệu quả của xuất khẩu lao động
đạt được trong thời gian qua…Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức tạp đòi
hỏi phải có sự nghiên cứu sâu rộng của các cấp, các ngành hữu quan”[51,
Tr.5] .
Về đề xuất chính sách, tác giả đưa ra 3 nội dung:
Một là chính phủ cần thể chế hóa quyền người lao động được hưởng sự
trợ giúp của xã hội trong quá trình tìm việc làm và hòa nhập cộng đồng; các
doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội có trách nhiệm hỗ
trợ người lao động khi về nước.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng các chương trình hỗ trợ người lao
động, đặc biệt là những lao động nữ phục hồi những tổn thương về mặt tinh
thần trong quá trình làm việc ở nước ngoài, tư vấn các vấn đề về mặt tâm lý,
những đổi thay trong cuộc sống, giúp người lao động nhanh chóng hòa nhập
vào với cộng đồng. Các chương trình này có thể được giao cho các tổ chức
đoàn thể ( Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...) thực hiện.

Hai là để trợ giúp người lao động tìm việc làm, Chính phủ cần xây dựng
chương trình liên kết giữa những doanh nghiệp sản xuất trong nước và các
21
doanh nghiệp xuất khẩu lao động (có thể thông qua Hiệp hội xuất khẩu lao
động và các Hiệp hội doanh nghiệp). Chương trình này sẽ đóng vai trò như
chiếc cầu nối giữa nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và nguồn cung cấp
lao động từ những lao động hoàn thành hợp đồng về nước. Nhờ đó người lao
động có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường lao động và
sẽ có nhiều cơ hội nhanh chóng tìm việc làm phù hợp.
Ba là đối với những lao động có mong muốn tự tạo việc làm thông qua
thành lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Chính Phủ cần có chính sách
hỗ trợ về thuế và vốn kinh doanh. Nên chăng, Chính phủ có thể thiết lập một
Quỹ hỗ trợ từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (do
đây là những doanh nghiệp đã thu lợi nhuận từ việc kinh doanh sức lao động )
và một phần kinh phí từ Ngân sách của Nhà nước, giao cho Hiệp hội xuất
khẩu lao động quản lý, nhằm cho người lao động vay vốn với lãi xuất kinh
doanh.
Những nghiên cứu mà tác giả bài viết đưa ra đã phản ánh một số nội
dung:
- Phải có cơ sở tổ chức và cơ chế phối hợp để quản lý và sử dụng hữu
hiệu (có thể thông qua hiệp hội)
- Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ thuế và vốn cho người lao động khi
trở về làm việc (Trích từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp xuất khẩu lao
động)
- Nhà nước phải có giải pháp để hỗ trợ cho người lao động trong tìm việc
làm phù hợp.
Những nội dung chưa được làm rõ hoặc chưa phù hợp:
- Tác giả đưa ra mô hình tổ chức và cơ chế phối hợp do các hiệp hội quản
lý thì tính pháp lý chưa cao mà phải đặt tại các cơ quan hành chính nhà nước,
còn các tổ chức khác thì phối hợp để nâng cao hiệu quả của chính sách.

- Các nội dung về tín dụng và thuế chỉ dung lại ở mức giới thiệu chứ chưa
có sự phân tích để có hàm lượng, chưa đưa ra được tính đồng bộ của các nội
dung của chính sách.
22
Ông Manuel G.Lmoson, nhà quản lý và nghiên cứu của Philippines đã đưa
“Các chương trình và trợ giúp tái hoà nhập” (tháng 6/2003), trong đó đã đề
cập những vấn đề liên quan đến : Sinh kế & phát triển nghề nghiệp, hồi cư,
trợ giúp nhóm, đào tạo khoá học nâng cao kỹ năng, tư vấn đầu tư trong phát
triển nghề, tạo điều kiện về tín dụng và sinh kế (được đăng ký mua nhà khi
đang ở nước ngoài, trợ giúp gia đình, đăng ký việc làm). Tại Bangladet, ông
Tasneem Siddiqui trong diễn đàn về “Bảo vệ lao động di cư” (tháng 12/2003)
lại đề xuất trách nhiệm của Bộ Phúc lợi và việc làm ngoài nước là phải theo
dõi, quản lý người đăng ký việc làm khi đang ở nước ngoài, sưu tập và phân
tích việc làm trong nước để thiết kế việc làm và đảm bảo phúc lợi cho lao
động trở về.
Những nghiên cứu này là cơ sở để tác giả đề tài tiếp tục có những nghiên
cứu tiếp hoàn thiện về mục tiêu nghiên cứu.
2. Tổng quan những hạn chế so với đề tài nghiên cứu
Một là, các yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động
cần phải được mô tả cụ thể và rõ ràng hơn
Đây là cơ sở để xác định các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực sau xuất
khẩu lao động, làm căn cứ cung cấp cũng như xây dựng chính sách về các
chương trình đào tạo lại và thiết kế các chính sách việc làm một cách hợp lý
diễn ra trong quá trình tái hoà nhập.
Hai là, nội dung của chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao
động cần phải được làm rõ hơn
Đây là những căn nguyên để nghiên cứu, đánh giá từ thực trạng và xây
dựng, đề xuất hệ thống chính sách phù hợp theo đúng các nguyên tắc, phương
pháp đặt ra trên cơ sở những nghiên cứu khoa học về ứng dụng chính sách
thích hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay.

Ba là, cần phải đề cập đến tổ chức thực hiện, là nơi thực thi các chính
sách hiệu quả đồng thời cũng phải phù hợp với tiến trình cải cách quản lý theo
cơ chế của nền kinh tế thị trường
23
Tổ chức là kết nối của mọi vấn đề trong quá trình khởi xướng, hoạch định
và thực thi các chính sách. Việc nghiên cứu để hoàn thiện chính sách sử dụng
nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động có những đặc thù riêng liên quan đến
kinh tế đối ngoại, do đó những kết quả phân tích, nghiên cứu và ứng dụng
phải đặt trong lộ trình chuẩn mực nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình
triển khai thực hiện.
3. Những vấn đề đặt ra của luận án cần tập trung giải quyết
3.1. Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu
lao động
Trước hết, cần nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách
vì đối tượng nghiên cứu cũng là điều chỉnh từng chính sách và hoàn thiện hệ
thống chính sách, những nguyên tắc xây dựng chính sách, nhân tố ảnh hưởng,
hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách, đánh giá chính sách,...đến
nội hàm của chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động là cơ
sở lý luận cần được làm rõ.
Nội dung của chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động
là huyết mạch của luận án xuyên suốt quá trình nghiên cứu từ thực trạng đến
đề xuất giải pháp của luận án, đây cũng là cơ sở để làm căn cứ khảo sát, đánh
giá vai trò của nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động
Nghiên cứu và lựa chọn các bài học kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và
đề xuất các giải pháp áp dụng phù hợp ở nước ta là một trong những xu
hướng cải cách không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu.
3.2. Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng về các chính sách của nhà nước
trong sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở nước ta hiện nay, trên
cơ sở đó phân tích những hạn chế trong sử dụng nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật sau khi xuất khẩu lao động về nước

Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích, đánh giá từ
thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách của nhà
nước trong sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở nước ta, những
hoạt động trong quá trình thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước liên
24
quan đến sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động, làm rõ nhưng nội
dung được và bất cập cùng với những thuận lợi và khó khăn trong hoàn cảnh
nước ta hiện nay, từ đó rút ra những hạn chế, thiếu sót và những nguyên nhân
cơ bản mà tác giả cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện.
3.3. Từ những dự báo về mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế giai đoạn
công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá đồng thời tiếp cận và mô hình hoá
qua nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách để khai thác,
quản lý để và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật sau khi xuất khẩu lao động về nước.
Các giải pháp đề xuất vừa phải thể hiện rõ các mối quan hệ biện chứng,
mang tính quy luật, theo đúng nguyên tắc và cấu trúc khoa học, gắn giữa lý
luận và thực tiễn với các lý giải thuyết phục, vừa phải thể hiện là công cụ tổ
chức thực hiện mang lại hiệu quả cho xã hội. Các giải pháp phải đảm bảo
hướng vào đối tượng nghiên cứu và thể hiện một cách hệ thống, đồng bộ bao
trùm lên toàn bộ các khâu trong chu trình hoạt động XKLĐ.
25

×