Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Sổ tay hướng dẫn một số điều cần biết về thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với bệnh lao (dành cho cơ sở y tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 44 trang )



LỜI NÓI ĐẦU
Bệnh lao là một bệnh lâu đời, nhưng đến nay vẫn là căn bệnh làm chết hàng chục ngàn người
mỗi năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2015 Việt Nam ước tính có
khoảng 17.000 người chết do lao. Đến năm 2020 con số ước tính này chỉ cịn 9.400 người.
Có được thành tựu như vậy là nhờ nỗ lực không ngừng trong cơng cuộc phịng, chống bệnh
lao của Chính phủ Việt Nam và Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) trong những
năm qua. Cùng với lợi thế của hệ thống y tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động hiệu quả của
CTCLQG từ trung ương đến địa phương, mục tiêu chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam là có cơ sở
khoa học, cơ sở thực tiễn và khả thi khi tập trung chỉ đạo để duy trì và phát huy những thành
tựu đã đạt được, đặc biệt là cung cấp thuốc điều trị bệnh lao miễn phí cho tất cả người bệnh
lao trên tồn quốc thơng qua nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên với nguồn lực ngân sách
nhà nước hạn hẹp sẽ khơng thể đảm bảo tính bền vững của việc cung ứng thuốc chống lao
miễn phí - nhân tố chủ lực trong việc chấm dứt bệnh lao theo khuyến cáo của WHO, thì việc
chuyển đổi cơ chế sang sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) để thanh toán các chi phí liên
quan đến chẩn đốn và điều trị lao bao gồm cả thuốc chống lao là lựa chọn tất yếu. Với sự chỉ
đạo của Chính phủ và Uỷ ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao, gần đây Bộ Y tế đã ban hành
các chỉ thị và hướng dẫn cho các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về việc kiện toàn tổ chức
khám bệnh, chữa bệnh lao, đáp ứng các điều kiện thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh
(KCB) lao thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Được sự hỗ trợ của Dự án “USAID Hỗ trợ chấm dứt bệnh lao” thuộc tổ chức FHI 360, CTCLQG
đã phối hợp với Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế xây dựng cuốn “Sổ tay hướng dẫn một số điều cần
biết về thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh do quỹ Bảo
hiểm y tế chi trả đối với bệnh lao” nhằm tổng hợp và phổ biến cho các cơ sở y tế về các quy
định và điều kiện liên quan đến cơng tác kiện tồn và thanh tốn chi phí KCB lao qua BHYT.
Trân trọng cảm ơn!
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương
Trưởng ban điều hành CTCLQG
PGS. TS. BS. Nguyễn Viết Nhung



MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

6

PHẦN I. HƯỚNG DẪN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC KCB LAO ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN
THANH TỐN CHI PHÍ KCB LAO THUỘC PHẠM VI ĐƯỢC HƯỞNG CỦA NGƯỜI
THAM GIA BHYT

7



Chỉ thị 07/CT-BYT ngày 15/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế

8



Cơng văn hướng dẫn số 6636/BYT-BH ngày 14/8/2021 của Thứ trưởng Bộ Y tế

11



Cơng văn hướng dẫn số 2079/BVPTƯ-DAPCL ngày 6/9/2021 của Giám đốc Bệnh
viện Phổi Trung ương, Trưởng ban điều hành CTCLQG

15


PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ BẢO ĐẢM VIỆC THANH TOÁN CHI PHÍ
KCB ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH LAO DO QUỸ BHYT CHI TRẢ

23



Điều kiện hoạt động của cơ sở KCB

25



Nhân lực tham gia KCB

26



Danh mục dịch vụ kỹ thuật, thuốc và hóa chất

27



Cơ sở vật chất, trang thiết bị

29




Chuyển dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng

29



Vấn đề chuyển tuyến, mức hưởng và "thơng tuyến" KCB BHYT

29



Thực hiện ứng dụng cơng nghệ thơng tin phục vụ quản lý và giám định, thanh
tốn chi phí KCB BHYT

31



Vấn đề tạm ứng, thanh tốn, quyết tốn chi phí KCB BHYT với cơ quan Bảo hiểm
xã hội

31


PHẦN III. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC PHỐI HỢP, TỔ CHỨC
THỰC HIỆN KCB BHYT ĐỐI VỚI BỆNH LAO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CSYT
TRONG MẠNG LƯỚI PHỊNG CHỐNG LAO


33



Trách nhiệm trong việc phối hợp, tổ chức thực hiện KCB BHYT đối với bệnh lao

34



Trách nhiệm của các CSYT trong mạng lưới phòng chống lao

35

PHẦN IV. HỆ THỐNG HÓA MỘT SỐ VĂN BẢN CẦN BIẾT KHI THỰC HIỆN KCB
BHYT TRONG ĐÓ CÓ KCB ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH LAO DO QUỸ BHYT CHI TRẢ

37



Luật

38



Nghị định


38



Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế

39



Thơng tư

39



Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế

42


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

6

Bộ Y tế

BYT

Bảo hiểm y tế


BHYT

Bảo hiểm xã hội

BHXH

Bệnh viện Phổi

BVP

Bệnh viện đa khoa

BVĐK

Chương trình chống lao

CTCL

Cơ sở y tế

CSYT

Chính phủ

CP

Chỉ thị

CT


Hợp đồng



Phần mềm quản lý thơng tin bệnh viện

HIS

Nghị định



Khám bệnh, chữa bệnh

KCB

Phịng khám đa khoa

PKĐK

Phòng khám chuyên khoa

PKCK

Quyết định



Quốc gia


QG

Sở Y tế

SYT

Trung tâm Y tế

TTYT

Trạm Y tế

TYT

Trung ương

TW

Thông tư

TT

Tổ chức Y tế thế giới

WHO

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh

CDC


Ủy ban nhân dân

UBND

Ủy ban

UB

Ủy ban quốc gia

UBQG


PHẦN I

HƯỚNG DẪN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC KCB LAO
ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN THANH TỐN CHI PHÍ
KCB LAO THUỘC PHẠM VI ĐƯỢC HƯỞNG
CỦA NGƯỜI THAM GIA BHYT

Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia Phó GS.TS Nguyễn Viết Nhung phát biểu tại Hội thảo
Hợp tác Y tế Hướng tới Chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam. Ngày 15/12/2020.
Ảnh: FHI 360.


BỘ Y TẾ
Số: 07 /CT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2021

CHỈ THỊ
về việc kiện toàn tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lao,
đáp ứng các điều kiện thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh
lao thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
Bệnh lao là một bệnh lâu đời, nhưng đến nay vẫn là căn bệnh làm chết hàng chục ngàn người mỗi
năm, ngang với tử vong do tai nạn giao thông, trong khi chúng ta đã có các phương tiện kỹ thuật
để phát hiện sớm và đủ thuốc để điều trị các thể lao kể cả lao kháng thuốc.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2015, tại Việt Nam, ước tính có đến 17.000 người chết do
lao. Đến năm 2020 đã ước tính con số này chỉ cịn 9.400 người. Có được kết quả như vậy là thành
tựu của cơng cuộc phịng, chống bệnh lao mà Chính phủ đã đưa dự án chống lao vào Chương
trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2015 – 2020, tiếp nối của Chương trình Mục tiêu quốc gia
giai đoạn trước năm 2015. Với xu thế toàn cầu cùng với lợi thế của hệ thống y tế Việt Nam, đặc
biệt Chương trình Chống lao Quốc gia từ trung ương đến địa phương hoạt động hiệu quả trong
những năm qua, mục tiêu chấm dứt bệnh lao là có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và khả thi khi
tập trung chỉ đạo để duy trì và phát huy những thành tựu đã triển khai, đặc biệt là cung cấp thuốc
điều trị bệnh lao miễn phí cho tất cả những người mắc bệnh lao trong toàn quốc được thực hiện
hơn 20 năm qua thông qua nguồn ngân sách nhà nước.
Với cơ chế tài chính thay đổi do nguồn ngân sách hạn hẹp, mức kinh phí được phê duyệt
hàng năm sẽ khơng đảm bảo tính bền vững của việc cung ứng thuốc chống lao miễn phí nhân tố chủ lực trong việc chấm dứt bệnh lao theo khuyến cáo của WHO, thì việc sử dụng
quỹ bảo hiểm y tế để thanh tốn chi phí đối với thuốc chống lao là lựa chọn tất yếu. Vì vậy,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao đã có chỉ đạo tại
Cơng văn số 6908/VPCPKGVX ngày 19 tháng 8 năm 2020 về việc mua sắm và thanh toán
thuốc chống lao sử dụng nguồn quỹ bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Tuy nhiên, để duy trì hệ thống khám bệnh, chữa bệnh lao từ trung ương đến địa phương triển
khai có hiệu quả cao trong nhiều năm qua, nhất là khi thực hiện chuyển đổi cơ chế tài chính sử
dụng quỹ bảo hiểm y tế để thanh toán, đặc biệt ở tuyến huyện và tuyến xã là một vấn đề cần được
quan tâm đúng mức khi có tới 54% (458 đơn vị chống lao thuộc 401 huyện và tương đương) chưa

thực hiện việc thanh toán các dịch vụ khám chữa bệnh lao sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Với tính cấp bách để thực hiện thành công Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu của Ban chấp hành
Trung ương (khóa XII) và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ bản chấm dứt bệnh
lao vào năm 2030, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu:

8


1.

Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ,
ngành khẩn trương rà sốt và nhanh chóng kiện tồn hồn thiện tồn bộ hệ thống thực hiện
nhiệm vụ phịng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh lao tại địa phương, các cơ sở y tế trên địa bàn,
bao gồm tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã, đảm bảo đủ điều kiện thực hiện cung ứng dịch
vụ, đáp ứng việc thanh toán các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh lao do quỹ bảo hiểm y tế chi
trả. Cụ thể:
a)

Phân công cụ thể các đơn vị chống lao tuyến huyện (tổ chống lao, phòng khám
chuyên khoa lao, phòng khám lao và bệnh phổi, khoa truyền nhiễm v.v) thực hiện
các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh lao được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với
người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thông qua hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh
bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

b) Chỉ đạo rà sốt và kiện tồn các đơn vị được phân cơng làm công tác khám bệnh,
chữa bệnh lao đủ các điều kiện ký hợp đồng với bảo hiểm y tế, bao gồm cán bộ,
nhân viên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ chế điều phối quản lý.
c)

Chỉ đạo đơn vị chống lao tuyến tỉnh triển khai thực hiện việc đào tạo, cấp chứng

nhận tập huấn theo quy định của Bộ Y tế về quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh lao
cho các cán bộ y tế tham gia khám bệnh, chữa bệnh lao (Bác sỹ, Y sỹ, Dược sỹ, Điều
dưỡng) tuyến huyện và tuyến xã thuộc địa bàn quản lý.

d) Chỉ đạo rà sốt và kiện tồn, nâng cao năng lực quản lý, điều trị lao tại tuyến xã, bao
gồm: điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cán bộ phát thuốc
theo dõi, quản lý điều trị theo chỉ đạo của đơn vị chống lao tuyến huyện.
đ) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn để giải quyết và tháo gỡ
các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tạm ứng, thanh tốn, quyết tốn các
chi phí khám bệnh, chữa bệnh lao do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
e) Báo cáo những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp kịp thời để Ủy ban nhân dân
các cấp có văn bản chỉ đạo, nhằm củng cố, hoàn thiện hệ thống khám bệnh, chữa
bệnh lao trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
lao sử dụng quỹ bảo hiểm y tế trước ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
tăng cường công tác phối hợp, nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, bất cập
trong cơng tác giám định, tạm ứng, thanh tốn, quyết tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh
bảo hiểm y tế đối với các cơ sở y tế thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao, nhằm bảo đảm
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lao.

3.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục:
a)

Chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan bố trí nhân lực, kinh
phí, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng đủ điều kiện tham gia khám bệnh, chữa bệnh lao.


b) Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế giao phương án tự chủ cho các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh lao phù hợp với khả năng cung ứng dịch vụ của cơ sở khám bệnh,

9


chữa bệnh và lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tránh
việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tăng thu bằng mọi cách khi thực hiện cơ chế
tự chủ, dễ dẫn tới lạm dụng chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thuốc và dịch vụ ngày giường
bệnh, không bảo đảm quyền lợi của người bệnh lao.
c)

4.

Chỉ đạo các Sở, ngành bố trí ngân sách đầy đủ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
công lập khơng bảo đảm bù đắp chi phí từ nguồn thu qua giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế để đáp ứng, hoàn thành nhiệm vụ được giao trong việc
cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người tham gia bảo hiểm y tế mắc
bệnh lao.

Giao cho:
a)

Vụ Bảo hiểm Y tế chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Phổi Trung ương hướng dẫn chi tiết
các địa phương triển khai Chỉ thị này; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và
định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.

b) Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và
các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện chỉ thị này theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.

c)

Bệnh viện Phổi Trung ương khẩn trương triển khai nhiệm vụ đấu thầu tập trung cấp
quốc gia đối với thuốc chống lao hàng 1 sử dụng nguồn quỹ BHYT chi trả quy định
tại Quyết định số 2050/QQĐ-BYT ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện,
báo cáo việc triển khai thực hiện Chỉ thị này và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả
về Bộ Y tế (qua Vụ Bảo hiểm y tế và Bệnh viện Phổi Trung ương).

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập đề
nghị Sở Y tế có văn bản báo cáo, gửi về Bộ Y tế (qua Vụ Bảo hiểm y tế và Bệnh viện Phổi Trung
ương) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- PTTgCP. Vũ Đức Đam, CT UBQG về chấm dứt bệnh Lao
(để báo cáo);
- UB về các VĐXH của QH (để báo cáo);
- Văn phịng Chính phủ;
- Các Thứ trưởng BYT (để chỉ đạo);
- BHXH Việt Nam (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp);
- BCĐ triển khai Chiến lược PC lao tỉnh (để thực hiện);
- Vụ, Cục, Tổng cục, Ttra Bộ, VP Bộ (để thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Y tế các Bộ, ngành (để thực hiện);
- Bệnh viện Lao/ Lao và Bệnh phổi/Trung tâm lao/
TT kiểm soát bệnh tật tỉnh (để thực hiện);
- Hiệp hội bệnh viện tư nhân;
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- Lưu: VT, Vụ BHYT.


10

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long


BỘ Y TẾ
Số: 6636 /BYT-BH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

V/v hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 07/
CT-BYT ngày 15/7/2021

Hà Nội, ngày 14 tháng  8  năm 2021

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Khoản 1 Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 15 tháng 7 năm 2021
về việc kiện toàn tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lao, đáp ứng các điều kiện thanh tốn chi phí
khám bệnh, chữa bệnh (KCB) lao thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
(BHYT); qua khảo sát, đánh giá thực trạng các mơ hình KCB lao trên cả 3 tuyến (tỉnh, huyện, xã)
hiện đang triển khai cho thấy một số mô hình KCB lao như sau:
Tuyến tỉnh: Mơ hình (1): Đang được thực hiện tại các bệnh viện đã ký và đang thực hiện hợp
đồng KCB BHYT, bao gồm: Bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh hoặc Bệnh viện Phổi
tỉnh hoặc Khoa Lao, Khoa Truyền nhiễm thuộc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa
khu vực; mô hình (2): Đang được thực hiện tại các đơn vị chưa ký hợp đồng KCB BHYT, như Trung
tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) hoặc Trạm chuyên khoa lao tỉnh.
Tuyến huyện: Mơ hình (1): Đang thực hiện ở các cơ sở y tế đã ký và đang thực hiện KCB BHYT,

bao gồm: Bệnh viện đa khoa tuyến huyện hoặc Trung tâm Y tế (TTYT) tuyến huyện có chức năng
KCB; mơ hình (2): Đang thực hiện tại các đơn vị chưa ký hợp đồng KCB BHYT như TTYT huyện
một chức năng.
Tuyến xã: Mơ hình (1): Cấp phát thuốc chống lao tại Trạm Y tế tuyến xã đang thực hiện KCB BHYT
ban đầu (thông qua hợp đồng do cơ sở KCB tuyến huyện ký); mơ hình (2): Cấp phát thuốc lao tại
trạm y tế tuyến xã chưa thực hiện KCB BHYT ban đầu.
Để bảo đảm mục tiêu đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 các cơ sở y tế thống nhất thực hiện cơng
tác KCB trên phạm vi tồn quốc, đáp ứng các điều kiện KCB lao để được quỹ BHYT chi trả, Bộ Y tế
yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) khẩn
trương triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Chỉ đạo Phòng chức năng thuộc Sở Y tế hoặc đơn vị chống lao tuyến tỉnh căn cứ mơ hình
nêu trên để rà sốt, báo cáo về mơ hình hiện nay trong tổ chức thực hiện KCB lao ở các tuyến
trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát phải xác định được rõ thực trạng mơ hình trên địa bàn
thuộc quyền quản lý; lập, gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Y tế (qua Chương
trình Chống lao Quốc gia) trước ngày 30 tháng 9 năm 2021.
2. Tổng hợp, trình UBND cấp tỉnh phương án kiện toàn đối với các cơ sở y tế đang thực hiện
KCB lao nhưng chưa ký hợp đồng KCB BHYT (mơ hình 2 ở các tuyến tỉnh, tuyến huyện, trạm
y tế tuyến xã chưa thực hiện KCB BHYT ban đầu như đã nêu trên) và chỉ đạo các đơn vị này
hoàn thành kiện toàn tổ chức trước ngày 30 tháng 11 năm 2021, trong đó:

11


a) Đối với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (viết tắt là CDC) hoặc trạm chuyên khoa lao tỉnh:
• Trường hợp các đơn vị này đã được cấp phép hoặc đang đề nghị Sở Y tế cấp phép
KCB dưới hình thức phịng khám đa khoa, phịng khám chun khoa thì cần thúc
đẩy tiến độ phê duyệt, cấp phép, làm cơ sở để ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan
BHXH địa phương thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
• Trường hợp các đơn vị này khơng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về
KCB BHYT, đồng thời trên địa bàn khơng có bệnh viện chuyên khoa lao, Sở Y tế giao

chỉ đạo bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh:
* Tổ chức thực hiện việc KCB BHYT đối với người mắc bệnh lao tại một trong các

Khoa như: Khoa Truyền nhiễm, Khoa Lây, Khoa Bệnh nhiệt đới hoặc thành lập
mới khoa điều trị bệnh lao;
* Phối hợp chặt chẽ với CDC tỉnh hoặc trạm chuyên khoa lao tỉnh để thực hiện

công tác quản lý người bệnh lao trong quá trình điều trị người bệnh và triển khai
các hoạt động phịng chống lao trong tồn tỉnh theo quy định, hướng dẫn về
cơng tác phịng, chống bệnh lao.
b) Đối với TTYT huyện chưa có chức năng KCB:
Tùy điều kiện địa phương, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh để lựa chọn phương án kiện
toàn tổ chức cho phù hợp, nhưng phải bảo đảm được điều kiện để ký hợp đồng KCB BHYT
theo quy định của pháp luật, theo đó:
• Phương án 1 (tối ưu): Sát nhập TTYT tuyến huyện với bệnh viện đa khoa tuyến huyện
thành Trung tâm y tế tuyến huyện hai chức năng;
• Phương án 2: Giao cho bệnh viện đa khoa huyện thực hiện công tác KCB lao và cấp
phát thuốc lao. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện phối hợp chặt chẽ với TTYT huyện,
trạm y tế xã trong quản lý điều trị người bệnh lao;
• Phương án 3: Thành lập một trong các Khoa trực thuộc TTYT huyện theo quy định
tại Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu đủ điều kiện.
c)

Đối với tuyến xã (cấp phát thuốc điều trị bệnh lao đang được thực hiện tại các trạm y tế chưa
thực hiện KCB BHYT ban đầu): Sở Y tế chỉ đạo một trong các đơn vị y tế tuyến huyện nêu tại
Khoản 2 công văn này hướng dẫn trạm y tế thực hiện rà soát, hoàn thiện các điều kiện KCB
BHYT ban đầu và nâng cao năng lực cho trạm y tế xã trong việc quản lý, cấp phát thuốc và
theo dõi người bệnh điều trị lao.


3. Chỉ đạo các cơ sở y tế đang thực hiện KCB lao trên địa bàn tỉnh tập trung rà sốt, bổ
sung, kiện tồn một số nội dung để đáp ứng điều kiện KCB lao được quỹ BHYT chi trả
từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, trong đó:
Để được quỹ BHYT chi trả đối với các chi phí KCB cho người tham gia BHYT bao gồm cả người
bệnh nghi ngờ lao và mắc lao, cơ sở y tế KCB lao cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

12


a) Về hình thức tổ chức (tên gọi) cơ sở KCB:
Cần nghiên cứu, tuân thủ thực hiện theo đúng các quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ Y tế (sửa đổi một số điều của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành
nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) và các văn bản có
liên quan. Đối với những cơ sở y tế có hình thức tổ chức (tên gọi) chưa đúng với quy
định thì phải chỉ đạo khẩn trương tổ chức lại để bảo đảm đúng hình thức tổ chức.
b) Về nhân lực:
Nhân lực tham gia KCB đối với người mắc bệnh lao là người có chứng chỉ hành nghề KCB,
bao gồm các chuyên ngành như đa khoa, nội khoa, nội nhi, truyền nhiễm, nội hô hấp…
không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề KCB chuyên ngành, chuyên khoa lao. Tuy
nhiên, nhân lực thực hiện KCB lao bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Do đó, bác sĩ
thực hiện KCB lao để được quỹ BHYT chi trả ngoài quy định trên thì cần:
• Được tập huấn và có giấy chứng nhận tập huấn về chẩn đoán và điều trị lao theo quy
định tại Quyết định số 1314/QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phịng bệnh lao (“Tất cả các
bác sỹ (cơng và tư) tham gia điều trị người bệnh lao phải được tập huấn theo hướng dẫn

của Chương trình Chống lao Quốc gia”);
• Được người đứng đầu cơ sở KCB có văn bản phân công KCB lao.
c) Về trang thiết bị, cơ sở vật chất:
• Đáp ứng theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP, Nghị định
số 155/2018/NĐ-CP và các văn bản có liên quan;
• Được mua sắm, quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
d) Xây dựng, thực hiện Quy trình KCB đối với người bệnh nghi ngờ lao, mắc lao và giám
định, thanh tốn chi phí KCB BHYT đối với bệnh lao:
Người đứng đầu các cơ sở KCB lao cần khẩn trương rà sốt quy trình KCB tại đơn vị,
trong đó có KCB lao, bảo đảm đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số
1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2013 về việc ban hành Hướng dẫn quy trình khám
bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, trong đó đặc biệt lưu ý quy trình đăng ký,
khám, chẩn đoán và cấp phát thuốc lao, đảm bảo phù hợp với quy trình KCB và giám
định, thanh tốn chi phí KCB BHYT thực hiện tại cơ sở KCB, như sử dụng phần mềm
quản lý bệnh viện (gọi tắt là phần mềm HIS), bộ mã danh mục dùng chung, mã bệnh
lao theo bộ mã ICD-10, trích chuyển dữ liệu điện tử,… để đáp ứng yêu cầu việc quản lý
và giám định, thanh tốn, quyết tốn chi phí KCB BHYT.

13


4. Chỉ đạo các cơ sở y tế liên quan trên địa bàn phối hợp chặt chẽ trong quá trình chuyển
đổi cơ chế tài chính, kiện tồn, chuyển giao, bảo đảm việc KCB, cấp phát thuốc điều trị
đối với người bệnh lao không bị gián đoạn:
a) Ở những đơn vị có chuyển đổi mơ hình KCB và cấp phát thuốc lao, TTYT huyện
phối hợp chặt chẽ với bệnh viện đa khoa huyện và các trạm y tế xã để tổ chức và triển
khai kế hoạch chuyển, tiếp nhận, quản lý điều trị người bệnh lao cho phù hợp.
b) Tuyên truyền, động viên, tư vấn đối với người bệnh chưa tham gia BHYT mua và
sử dụng thẻ BHYT để bảo đảm quyền lợi được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tồn diện,
lâu dài trong đó có KCB lao.

c) Xem xét hỗ trợ, đề nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ người có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn nhưng chưa tham gia BHYT để bảo đảm có thuốc điều trị bệnh lao đầy đủ,
liên tục.
5. Chỉ đạo đơn vị chống lao tuyến tỉnh:
a) Rà soát nhân sự thực hiện KCB lao tại các tuyến trên địa bàn, tổng hợp nhu cầu
cần được đào tạo, tập huấn; chủ trì hoặc phối hợp với Chương trình Chống lao Quốc
gia và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn cho đội ngũ nhân lực làm
cơng tác phịng, chống lao, nhất là các y, bác sĩ trực tiếp thực hiện KCB lao để nâng
cao năng lực về chẩn đoán, điều trị và quản lý người mắc bệnh lao theo quy định của
Bộ Y tế tại quyết định số 1314/QĐ-BYT.
b) Hỗ trợ kỹ thuật, đơn đốc và theo dõi tiến độ kiện tồn việc KCB lao tại các cơ sở
y tế trên địa bàn; tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong q trình kiện toàn, chuyển
giao để báo cáo Sở Y tế kịp thời giải quyết; tổng hợp, gửi báo cáo định kỳ về Bộ Y tế
theo hướng dẫn của Chương trình Chống lao Quốc gia.
Trên đây là một số nội dung trọng tâm cần triển khai gấp trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu
cầu, mục tiêu thanh toán bệnh lao do quỹ BHYT chi trả theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Chống lao Quốc gia và Bộ trưởng Bộ Y tế, đề nghị đồng chí Giám đốc
Sở Y tế quan tâm chỉ đạo các nội dung hướng dẫn tại công văn này. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, bất cập, đề nghị Sở Y tế báo cáo kịp thời về Bộ Y tế (qua Vụ Bảo
hiểm y tế) để được xem xét hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- BT. Nguyễn Thanh Long (để báo cáo);
- TT. Trần Văn Thuấn (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để ph/hợp);
- Lưu: VT, BHYT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


Nguyễn Trường Sơn

14


BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
Số: 2079 /BVPTƯ-DAPCL
V/v: Biểu mẫu đánh giá tình hình, báo cáo
tiến độ kiện tồn cơ sở y tế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2021

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chương trình Chống lao các tỉnh, thành phố
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 15 tháng 7 năm 2021 về
việc kiện toàn tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lao, đáp ứng các điều kiện thanh toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh (KCB) lao thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT),
Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế đã phối hợp với Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao
Quốc gia (CTCLQG) xây dựng Hướng dẫn thực hiện chỉ thị 07/CT-BYT, hướng dẫn chi tiết việc kiện
toàn tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lao, đáp ứng các điều kiện thanh tốn chi phí khám bệnh,
chữa bệnh lao thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế. Ngày 14/8/2021 Thứ
trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành công văn số 6636/BYT-BH, ban hành Hướng dẫn thực hiện chỉ thị
số 07/CT-BYT ngày 15/7/2021.
Để hỗ trợ CTCL các tỉnh và cơ sở y tế rà soát, đánh giá thực trạng các mơ hình khám chữa bệnh
lao tại tất cả các tuyến của hệ thống y tế thuộc tỉnh mình theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại cơng văn
số 6636/BYT-BH, Bệnh viện Phổi Trung ương – Chương trình Chống lao Quốc gia đã xây dựng
các biểu mẫu đánh giá thực trang các mơ hình khám chữa bệnh lao tại cơ sở y tế các tuyến tỉnh,

huyện, xã và các biểu mẫu báo cáo tiến độ kiện toàn cơ sở y tế tại các tuyến.
Đề nghị các tỉnh sử dụng thống nhất các biểu mẫu gửi kèm công văn để rà sốt, đánh giá thực
trạng các mơ hình khám chữa bệnh lao tại địa phương mình và báo cáo thực trạng và tiến độ kiện
toàn với Sở Y tế và Bệnh viện Phổi Trung ương – Chương trình Chống lao Quốc gia theo yêu cầu.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Như trên;
- Lưu: VT, DAPCL.

15


BIỂU MẪU VÀ HƯỚNG DẪN
ĐÍNH KÈM CƠNG VĂN SỐ 2079/BVPTƯ-DAPCL
Ngày 6 tháng 9 năm 2021

1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH
KHÁM CHỮA BỆNH (KCB) LAO
1.1 Biểu mẫu báo cáo:
• Mẫu 1 (áp dụng cho tổ lao tuyến huyện tổng hợp);
• Mẫu 2 (áp dụng cho đơn vị chống lao tuyến tỉnh để tổng hợp).
1.2 Thời gian hoàn thành: trước ngày 30 tháng 9 năm 2021, trong đó:
• Tổ lao tuyến huyện tổng hợp báo cáo từ các CSYT theo Mẫu 1, gửi cho
đơn vị chống lao tuyến tỉnh: trước ngày 20 tháng 9 năm 2021;
• Đơn vị chống lao tuyến tỉnh tổng hợp theo Mẫu 2, gửi cho Sở Y tế và

Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG): trước ngày 30 tháng 9
năm 2021.

2

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ KIỆN TOÀN
2.1 Biểu mẫu báo cáo:
• Mẫu 3 và 3.1 (áp dụng cho tổ lao tuyến huyện tổng hợp);
• Mẫu 4 và 4.1 (áp dụng cho đơn vị chống lao tuyến tỉnh để tổng hợp).
2.2 Tần suất báo cáo: hàng quý, kết thúc vào trước ngày 31 tháng 12 năm 2022
2.3 Thời gian báo cáo:
• Tổ lao tuyến huyện tổng hợp báo cáo từ các CSYT theo Mẫu 3 và 3.1, gửi
cho đơn vị chống lao tuyến tỉnh: trước ngày mùng 5 của tháng đầu tiên
của Quý liền kề với Quý báo cáo;
• Đơn vị chống lao tuyến tỉnh tổng hợp báo cáo theo Mẫu 4 và 4.1, gửi cho
Sở Y tế và CTCLQG: trước ngày 15 của tháng đầu tiên của Quý liền kề với
Quý báo cáo.

16


(2)

(1)

(3)

KCB BHYT:
(1) Mơ hình 1: Đã ký và đang
thực hiện hợp đồng KCB

BHYT
(2) Mơ hình 2: Chưa ký

Số điện thoại:
1)
2)
3)
4)

3) TTYT huyện A một chức năng
4) Trạm Y tế xã, phường A

(5)

Số người
bệnh lao đang
được quản lý
tại đơn vị
(6)

Đề xuất phương
án kiện tồn đối
với CSYT thuộc
mơ hình 2

(7)

Ghi chú

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

..............., ngày ............ tháng ........... năm .........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cột (6): đề xuất phương án kiện toàn đối với CSYT thuộc mơ hình 2: CSYT đề xuất phương án kiện toàn dựa trên điều kiện thực tế của đơn vị, lựa chọn 1 trong
các ý dưới đây
- Tuyến huyện: 1) Sát nhập TTYT huyện và BVĐK huyện; (2) Chuyển KCB lao cho BVĐK huyện; (3) Thành lập Phòng khám đa khoa (PKĐK)/phòng khám chuyên khoa
(PKCK), (4) Khác (ghi rõ)
- Trạm Y tế xã: 1) Chuyển người bệnh sang TYT xã lân cận hoặc CSYT tuyến huyện đủ điều kiện KCB BHYT; 2) Hoàn thiện điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT thông qua
đơn vị tuyến huyện, 3) Khác (ghi rõ)

(4)

KCB lao, ghi rõ:
Kê đơn thuốc lao
Cấp phát thuốc lao
Cả hai
Không thực hiện KCB lao

Email:

THU THẬP THƠNG TIN MƠ HÌNH KCB LAO
(Huyện tổng hợp cho huyện và xã)

Hướng dẫn điền thông tin:

Cột (2): ghi rõ tên và loại cơ sở y tế:
1) Bệnh viện đa khoa huyện A (BVĐK huyện)
2) TTYT huyện A có chức năng KCB (có bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa)

Tên CSYT

STT

Họ tên người lập bảng:

SỞ Y TẾ
TỈNH/THÀNH PHỐ:
ĐƠN VỊ BÁO CÁO:

THU THẬP THƠNG TIN MƠ HÌNH KCB LAO

(Huyện tổng hợp cho huyện và xã)

MẪU 1 – TUYẾN HUYỆN

17


18

(2)

(1)

(3)


Tỉnh
(4)

Huyện

Tuyến

(5)


(6)


hình 1

Đề xuất phương
án kiện tồn đối
với CSYT thuộc
mơ hình 2
(10)

Số người bệnh
lao đang được
quản lý tại
đơn vị
(9)

(11)


Ghi chú

4) TTYT huyện A một chức năng
5) TTYT huyện A có chức năng KCB (có bệnh viện hoặc phịng khám đa khoa)
6) Trạm Y tế xã, phường A: chỉ liệt kê tên cụ thể các xã/phường thuộc mơ hình 2
Ghi 1 dịng “Các xã thuộc mơ hình 1”; tích X vào cột (5) và điền tổng số xã thuộc mơ hình 1
vào cột (6) (không cần ghi tên CSYT cụ thể), các cột cịn lại khơng cần điền thơng tin

(8)

KCB lao, ghi rõ:
1. Kê đơn thuốc lao
2. Cấp phát thuốc lao
3. Cả hai
4. Khơng thực hiện KCB lao

Email:

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

..............., ngày ............ tháng ........... năm .........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cột (3) đến cột (7): tích X vào cột phù hợp
Cột (10): Tập hợp đề xuất của CSYT và có thể cân nhắc điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế của tỉnh đối với CSYT thuộc mơ hình 2, nếu điều chỉnh phương

án kiện tồn so với đề xuất của CSYT thì lựa chọn 1 trong các ý sau:
- Tuyến tỉnh: (1) Thành lập phòng khám đa khoa/chuyên khoa; (2) Tổ chức KCB BHYT cho bệnh nhân lao tại BV đa khoa tỉnh (ghi rõ tại khoa nào); (3) Khác: (ghi rõ)
- Tuyến huyện: 1) Sát nhập TTYT huyện và BVĐK huyện; (2) Chuyển KCB lao cho BVĐK huyện; (3) Thành lập Phòng khám đa khoa (PKĐK)/phòng khám chuyên
khoa (PKCK), (4) Khác (ghi rõ)
- Trạm Y tế xã: 1) Chuyển người bệnh sang TYT xã lân cận hoặc CSYT tuyến huyện đủ điều kiện KCB BHYT; 2) Hoàn thiện các điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT thông
qua đơn vị tuyến huyện, 3) Khác (ghi rõ)

(7)


hình 2

KCB BHYT

Số điện thoại:

(Tỉnh tổng hợp cho tỉnh, huyện, xã)

TỔNG HỢP MƠ HÌNH KCB LAO TẠI TỈNH

Hướng dẫn điền thông tin:
Cột (2): ghi rõ tên và loại cơ sở y tế:
1) Bệnh viện Lao và Bệnh phổi/BV Phổi/ CDC/Trạm CK lao tỉnh …
2) Bệnh viện đa khoa khu vực A
3) Bệnh viện đa khoa huyện A

Tổng

Tên CSYT


STT

Họ tên người lập bảng:

SỞ Y TẾ
TỈNH/THÀNH PHỐ:
ĐƠN VỊ BÁO CÁO:

TỔNG HỢP MƠ HÌNH KCB LAO TẠI TỈNH

(Tỉnh tổng hợp cho tỉnh, huyện, xã)

MẪU 2 – TUYẾN TỈNH


(2)

(1)

(3)


hình
KCB
BHYT

(4)

Phương án
kiện tồn

do SYT/
UBND tỉnh
chỉ đạo

(5)

Hình
thức tổ
chức
(tên
gọi)

Email:

(6)

Có chứng
chỉ hành
nghề phù
hợp

(7)

Bác sĩ được TH
và cấp chứng
nhận TH về
chẩn đoán và
điều trị lao

Nhân lực KCB lao


(8)

Lãnh đạo
có văn bản
phân cơng
KCB lao

(9)

TTB, cơ
sở vật
chất

Các nội dung cần rà sốt tiến độ kiện tồn
(áp dụng cho tất cả các CSYT KCB lao tuyến huyện)

Số điện thoại:

(10)

Quy
trình
KCB
lao qua
BHYT

(11)

SYT

cấp
phép
hoạt
động

(12)

Ký HĐ
KCB
BHYT

Chỉ áp dụng cho
CSYT thành lập
PKĐK/PKCK

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
KIỆN TOÀN CƠ SỞ Y TẾ THỰC HIỆN KCB LAO QUA BHYT (Quý ....... Năm ..........)
(Huyện tổng hợp cho tuyến huyện)

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

..............., ngày ............ tháng ........... năm .........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cột (3): ghi rõ mơ hình 1 hay mơ hình 2
Cột (4) (chỉ áp dụng với CSYT thuộc mơ hình 2): Ghi cụ thể phương án kiên toàn theo chỉ đạo của UBND/SYT: 1) Sát nhập TTYT huyện và BVĐK huyện;
(2) Chuyển KCB lao sang BVĐK huyện; (3) thành lập PKĐK/PKCK và (4) Khác (ghi rõ)
Cột (5) đến cột (12) ghi rõ tiến độ kiện toàn: (1): đã xong và (0): chưa xong, nếu chưa xong thì ghi rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất vào cột (14)


Cột (2): ghi rõ tên và loại cơ sở y tế:
3) TTYT huyện A một chức năng
1) Bệnh viện đa khoa huyện A
2) TTYT huyện A có chức năng KCB (có bệnh viện hoặc phịng khám đa khoa)

(13)

Dự kiến
thời gian
hồn
thành
kiện tồn

(14)

Khó
khăn,
vướng
mắc, đề
xuất

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hướng dẫn điền thông tin: Những CSYT nào đã thực hiện xong việc rà sốt, kiện tồn thì khơng cần lặp lại báo cáo trong các kỳ tiếp theo.

Tên CSYT
tuyến
huyện

thực hiện
KCB lao

STT

Họ tên người lập bảng:

SỞ Y TẾ
TỈNH/THÀNH PHỐ:
ĐƠN VỊ BÁO CÁO:

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ KIỆN TOÀN CƠ SỞ Y TẾ THỰC HIỆN KCB LAO
QUA BHYT (Huyện tổng hợp cho tuyến huyện)

MẪU 3 –
TUYẾN HUYỆN

19


20
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(2)

(1)

(3)


Phương án
kiện toàn do SYT/
UBND tỉnh chỉ đạo

(4)

Ký hợp đồng BHYT
thông qua tuyến
huyện
(5)

Nhân lực được tập huấn
về quản lý, cấp phát
thuốc, theo dõi điều trị
bệnh lao

Các nội dung rà sốt tiến độ kiện tồn

Email:

(Huyện tổng hợp cho xã)

(6)

Dự kiến thời
gian hồn thành
kiện tồn

(7)


Khó khăn,
vướng mắc, đề xuất

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

Cột (6): ghi dự kiến thời gian kiện toàn xong

..............., ngày ............ tháng ........... năm .........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cột (4), (5): ghi tiến độ kiện toàn: (1) đã xong; (0) chưa xong, nếu chưa xong thì điền khó khăn vướng mắc vào cột (7)

Cột (3): ghi cụ thể phương án kiện toàn theo chỉ đạo của SYT/UBND tỉnh: 1) Chuyển người bệnh sang TYT xã lân cận hoặc CSYT tuyến huyện đủ điều kiện KCB
BHYT; 2) Hoàn thiện các điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT thông qua đơn vị tuyến huyện, 3) Khác (ghi rõ)

Cột (2): chỉ ghi tên TYT xã thuộc mơ hình 2

Hướng dẫn điền thơng tin:

Tên trạm y tế xã
thuộc mơ hình 2

Số điện thoại:

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
KIỆN TOÀN CƠ SỞ Y TẾ THỰC HIỆN KCB LAO QUA BHYT (Quý ....... Năm ..........)

STT


Họ tên người lập bảng:

SỞ Y TẾ
TỈNH/THÀNH PHỐ:
ĐƠN VỊ BÁO CÁO:

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ KIỆN TOÀN CƠ SỞ Y TẾ
THỰC HIỆN KCB LAO QUA BHYT (Huyện tổng hợp cho xã)

MẪU 3.1 – TUYẾN HUYỆN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(2)

(1)

(3)

Mơ hình KCB BHYT

(4)

Phương án kiện
tồn theo chỉ đạo
của UBND/SYT
(5)


Dự kiến thời gian hoàn
thành kiện toàn

Email:

(6)

Tiến độ kiện
tồn tính đến
cuối kỳ báo cáo

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

Cột (6): ghi rõ tiến độ kiện toàn:
- (0): Chưa kiện toàn (khi tất cả các nội dung kiện toàn ở mẫu số 3 là 0)
- (1): Đã kiện toàn xong (khi tất cả các nội dung kiện toàn ở mẫu số 3 là 1)
- (2): Đang kiện toàn (khi các nội dung kiện tồn tại mẫu số 3 có cả 0 hoặc 1)

(7)

Khó khăn/vướng
mắc, đề xuất

..............., ngày ............ tháng ........... năm .........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cột (4): ghi rõ phương án kiện toàn theo chỉ đạo của UBND/SYT: 1) Sát nhập TTYT huyện và BVĐK huyện; (2) Chuyển KCB lao sang BVĐK huyện;

(3) thành lập PKĐK/PKCK, (4) Khác (ghi rõ)

Cột (3): ghi rõ mơ hình 1 hay mơ hình 2

Cột (2): ghi rõ tên và loại CSYT (VD: BV phổi tỉnh/CDC/Trạm CK lao..., TTYT huyện A một chức năng, TTYT huyện B hai chức năng...)

Hướng dẫn điền thông tin: Những CSYT nào đã thực hiện xong việc kiện tồn thì khơng cần lặp lại báo cáo trong các kỳ tiếp theo.

Tên CSYT tuyến
tỉnh, huyện
thực hiện KCB lao

TT

Số điện thoại:

(Tỉnh tổng hợp cho tỉnh và huyện)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ
KIỆN TOÀN CƠ SỞ Y TẾ THỰC HIỆN KCB LAO QUA BHYT TẠI TỈNH (Quý ....... Năm ..........)

Họ tên người lập bảng:

SỞ Y TẾ
TỈNH/THÀNH PHỐ:
ĐƠN VỊ BÁO CÁO:

BÁO CÁO TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ KIỆN TOÀN CƠ SỞ Y TẾ
THỰC HIỆN KCB LAO QUA BHYT TẠI TỈNH (Tỉnh tổng hợp cho tỉnh và huyện)


MẪU 4 –
TUYẾN TỈNH

21


22
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(2)

(1)

(3)

Huyện

(4)

Phương án
kiện toàn do SYT/
UBND tỉnh chỉ đạo
(5)

Dự kiến thời gian kiện
toàn xong

Email:


(6)

Tiến độ kiện
toàn đến cuối
kỳ báo cáo
(7)

Khó khăn,
vướng mắc

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

..............., ngày ............ tháng ........... năm .........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cột (6): ghi rõ tiến độ kiện tồn: (0): chưa kiện toàn, (1): đã kiện toàn xong và (2): Đang kiện toàn (khi các nội dung kiện toàn tại mẫu số 3.1 có cả 0 hoặc 1)

Cột (4): ghi cụ thể phương án kiện toàn theo chỉ đạo của SYT/UBND tỉnh: 1) Chuyển người bệnh sang TYT xã lân cận hoặc CSYT tuyến huyện đủ điều kiện KCB BHYT;
2) Hoàn thiện các điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT thông qua đơn vị tuyến huyện, 3) Khác (ghi rõ)

Cột (2): chỉ ghi tên xã thuộc mơ hình 2

Hướng dẫn điền thơng tin:

Tên trạm y tế xã
thuộc mơ hình 2

TT


Số điện thoại:

(Tỉnh tổng hợp cho xã)

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
KIỆN TOÀN CƠ SỞ Y TẾ THỰC HIỆN KCB LAO QUA BHYT (Quý............ Năm ..........)

Họ tên người lập bảng:

SỞ Y TẾ
TỈNH/THÀNH PHỐ:
ĐƠN VỊ BÁO CÁO:

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ KIỆN TOÀN CƠ SỞ Y TẾ
THỰC HIỆN KCB LAO QUA BHYT (Tỉnh tổng hợp cho xã)

MẪU 4.1 – TUYẾN TỈNH


PHẦN II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ BẢO ĐẢM
VIỆC THANH TỐN CHI PHÍ KCB ĐỐI VỚI
NGƯỜI BỆNH LAO DO QUỸ BHYT CHI TRẢ

Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Christopher Klein, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Giám đốc USAID
Việt Nam Ann Marie Yastishock, Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia Phó GS.TS
Nguyễn Viết Nhung cùng đại diện từ CTCLQG, Bệnh viện Phổi Trung ương, USAID, CTCL các tỉnh thành
và các tổ chức quốc tế tham dự Hội thảo Hợp tác Y tế Hướng tới Chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam.

Ngày 15/12/2020. Ảnh: FHI 360.


Để được quỹ BHYT chi trả với mỗi dịch vụ kỹ thuật trong quá trình KCB đối với
người tham gia BHYT, trong đó có người bệnh lao, cơ sở y tế (CSYT) luôn luôn
lưu ý tuân thủ và phải bảo đảm tính pháp lý về một số nội dung như sau:

1

CSYT phải có chức năng KCB, tức là phải có Giấy phép hoạt động KCB, do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp;

2

Dịch vụ kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép CSYT thực hiện;

3

Dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hóa chất , vật tư y tế, có tên thuộc danh mục do quỹ BHYT
chi trả;

4

Dịch vụ kỹ thuật có giá dịch vụ KCB BHYT, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
(Bộ Y tế) ban hành;

5

Người thực hiện dịch vụ KCB có đủ điều kiện, gồm:
a) Có Chứng chỉ hành nghề KCB;

b) Được đào tạo hoặc tập huấn theo quy định;
c) Được Người đứng đầu cơ sở KCB có văn bản phân cơng;

6

Trang thiết bị thực hiện dịch vụ kỹ thuật có nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, rõ ràng,
đáp ứng các quy định về quản lý tài sản;

7

Việc mua sắm trang thiết bị, thuốc, hóa chất , vật tư y tế phải bảo đảm đúng quy
định của pháp luật về đấu thầu;

8

Có phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (viết tắt là phần mềm HIS) đáp ứng quy
định của Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Y tế để phục vụ quản lý, gửi dữ liệu điện tử đề
nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giám định, thanh tốn chi phí KCB.
Ví dụ: Để thực hiện được xét nghiệm và được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB BHYT đối với xét
nghiệm Gene – Xpert (đã có trong danh mục được quỹ BHYT thanh tốn), cơ sở KCB đối với bệnh
lao cần đáp ứng các yêu cầu sau:
• Dịch vụ kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép cơ sở thực hiện;
• Giá dịch vụ kỹ thuật: thanh toán theo giá dịch vụ KCB BHYT quy định tại Thông tư số
13/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và
hướng dẫn áp dụng giá, thanh tốn chi phí KCB BHYT trong một số trường hợp;
• Người thực hiện dịch vụ KCB có đủ điều kiện, gồm: có chứng chỉ hành nghề KCB; được đào
tạo; được người đứng đầu cơ sở KCB có văn bản phân cơng;
• Trang thiết bị thực hiện dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm Gene – Xpert có nguồn gốc xuất xứ đầy

đủ, rõ ràng (chứng nhận C/O, C/Q, Hóa đơn), đáp ứng các quy định về quản lý tài sản (kể cả
máy xét nghiệm Gene – Xpert được điều chuyển từ đơn vị này đến đơn vị khác);
• Khi thực hiện xong dịch vụ kỹ thuật đó, cơ sở KCB có phần mềm quản lý thông tin bệnh viện
(viết tắt là phần mềm HIS) đáp ứng quy định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế để trích chuyển
dữ liệu điện tử đến cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị giám định, thanh toán chi phí KCB.

24


Để thực hiện đúng các quy định, người đứng đầu CSYT cần lưu ý nghiên cứu
một số nội dung và điều, khoản cụ thể quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật như sau:

1. Điều kiện hoạt động của cơ sở KCB:
a)

Cơ sở KCB phải được thành lập, tổ chức theo các hình thức theo quy định tại khoản 3 Điều
11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế.

b) CSYT phải có chức năng KCB, tức là phải có Giấy phép hoạt động KCB do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp, theo quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm
2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp
giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB và Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan
đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, trong đó:

• Đối với cơ sở KCB công lập trực thuộc Bộ, ngành: do Bộ Y tế cấp phép (trừ các cơ
sở do Bộ Quốc phịng quản lý);
• Đối với cơ sở KCB công lập trực thuộc UBND cấp tỉnh hoặc Sở Y tế: do Sở Y tế cấp

giấy phép;
• Đối với cơ sở KCB cơng lập ngồi cơng lập: do Bộ Y tế cấp phép.
c)

Được cơ quan bảo hiểm xã hội ký và các bên có trách nhiệm thực hiện hợp đồng KCB BHYT
theo quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP
ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi
hành một số điều của Luật BHYT, trong đó cần lưu ý:

• Trường hợp ký hợp đồng KCB lần đầu, hồ sơ gồm:
*

Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở KCB;

*

Bản sao giấy phép hoạt động KCB do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
cơ sở KCB;

*

Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp
có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chun mơn kỹ thuật của cấp
có thẩm quyền đối với cơ sở KCB ngồi cơng lập;

*

Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp
có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).


• Trường hợp cơ sở KCB được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm
vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện, cơ sở KCB có trách nhiệm thơng báo cho cơ
quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng KCB BHYT.

25


×