Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

nguyên lí quản trị ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.63 KB, 11 trang )

Đề tài : NGUYÊN LÍ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
A.NỘI DUNG CHÍNH:
I.Sơ lược về ngân hàng thương mại
II.Bảng cân đối kế toán của NHTM
III.Các nguyên lí hoạt động của NHTM
IV.Quản lí rủi ro tín dụng
B.NỘI DUNG CHI TIẾT:
I. Sơ lược về NHTM:
1/ Lịch sử hình thành:
Khoảng 3500 TCN, khi mà quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa XH phát triển ở trình độ cao,
dẫn đến dư thừa cuả cải và tiền bạc, nảy sinh nhu cầu vay và cho vay.Đáp ứng nhu cầu thiết yếu
đó, ngân hàng sơ khai ra đời.
2/ Khái niệm NHTM: là tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan.
Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với ND thường xuyên :
nhận tiền gửi ,cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
3/Chức năng:
3.1/ Trung gian tín dụng: thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người dư
thừa vốn với người cầu vốn thông qua quá trình sau:
 Người dư thừa vốn gửi tiền vào hay ủy thác đầu tư cho NH.NH sẽ tập hợp các khoản vốn
này đem đầu tư hoặc cho người cầu vốn vay
 Đây là chức năng quan trọng nhất, phản ánh bản chất của NHTM, là cơ sở để thực hiện
hiện chức năng khác !
3.2/ Trung gian thanh toán:
 Được thể hiện thông qua việc NH thực hiện các nghiêp vụ thanh toán theo yêu cầu của
khách hàng, cung cấp nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như: séc, phat hành
thẻ( thanh toán, tín dụng, thẻ rút tiền ATM)…
 Giúp các chủ thể kinh tế tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian, đảm bảo an toàn thanh toán
 Giúp NHTM tăng thêm lợi nhuận bằng việc thu phí thanh toán
3.3/ Chức năng tạo tiền:
NHTM TIỀN GỬI(tr đ) DỰ TRỮ(tr đ) CHO VAY(tr đ)


A 100 10 90
B 90 9 81
C 81 8.1 72.9
… … … …
∞ 0 0 0
Tổng 1000 100 900
Từ 100 tr đ ban đầu, hệ thống NHTM đã tạo ra thêm 900 tr nữa(tiền tín dụng). Đây là một bộ
phận được sử dụng trong các giao dịch
Chú ý: Để thực hiện chức năng này cần có sự tham gia của cả hệ thống NHTM chứ một NH thì
không thực hiện được!
II. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NHTM
Để hiểu NH hoạt động như thế nào? We bắt đầu bằng việc tìm hiểu BCĐKT của NH
BCĐKT gồm hai khoản mục:
Tài sản nợ Tài sản có
Từ đâu mà có? Đi đâu. Tồn tại ở dạng nào?
Pt kế toán cơ bản : tổng ts = nợ phải trả+ vốn chủ sở hữu
Tổng ts nợ= tổng ts có
TS có TS nợ
-Tiền mặt -TG thanh toán (tiền gửi có thể phát séc)
-Dự trữ: + bắt buộc -TG tiết kiệm + có kì hạn
+ vượt mức + không có kì hạn
-Chứng khoán - Các khoản tiền vay:+ từ tổ chức tín dụng
- Cho vay + công ti
-TS có khác: + máy móc + NHTW
- Vốn chủ sở hữu
2.1/ Tài sản nợ:
a. TGTT: là tiền gửi không kì hạn, nhằm mục đích thanh toán là chủ yếu
Cho phép chủ tài khoản: rút ra đến hết số dư vào bất cứ lúc nào
Kí phát séc cho đến hết số dư để thanh toán
Vì vậy, lãi suất áp dụng cho số dư tài khoản TGTT là rất thấp,( thưc tế)

- Tính chất: phải luôn duy trì số dư có, tuy nhiên nếu KH và NH thoản thuận với nhau sử
dụng hình thức thấu chi thì tài khoản có thể dư nợ hoặc dư có
b.Tiền gửi tiết kiệm( tiền gửi phi giao dịch)
Đây là nguồn vốn chủ yếu của NH. Tiền gửi này không được thanh toán nhưng được
hưởng lãi suất cao hơn so với TGTT
Gồm:
+ TGTK có kì hạn: kì hạn cố định , nếu khách hàng rút trước hạn sẽ bị phạt bằng cách:trả
lãi suất rất thấp cho thời gian thực gửi, hoặc chỉ trả mức lãi suất không kì hạn… Vì vậy ,
lãi suất rất hấp dẫn. Hình thức huy động rất phong phú: Sổ tiết kiệm, phát hành kì phiếu,
trái phiếu định kì hoặc theo đợt.
+TGTK không kì hạn: được phép bổ sung số dư hay rút tiền ra bất cứ lúc nào.Do đó lãi
suất thấp
TGTT và TGTK gọi là vốn huy động của NH
c. Vốn đi vay:
+ Từ tổ chức tín dụng: để đảm bảo dự trữ bắt buộc theo qui định của NHTW, thời hạn rất
ngắn, thường dưới 1 tuần
+ Từ công ti: vay ngắn hạn bằng các hợp đồng mua lại
Vay từ công ti mẹ: công ti mẹ sẽ phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ti và
thương phiếu sau đó cung cấp vốn cho công ti con
+Từ NHTW: chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
Cho vay có đảm bảo bằng cấm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
d. Vốn chủ sở hữu: do cổ đông đóng góp, không được hoàn trả trong quá trình hoạt động
nhưng nếu công ti dừng h.động, VCSH sẽ được hoàn trả do đó nó là tài sản nợ
Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, tỉ lệ VCSH/TTS >=8%. Đây là chiếc đệm nếu TS
giảm xuống mức thấp, lúc này VCSH là nguồn trả nợ cuối cùng
2.2/ Tài sản có:
-dự trữ: +bắt buộc với tỉ lệ dự trữ bắt buộc r
b
=10%(TGKKH), không được hưởng lãi suất

+Vượt mức
- Chứng khoán: TS sinh lời quan trọng của NH.NH chỉ được đầu tư vào CK nợ mà không
được đầu tư vào CK vốn như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, và CK khác, trong
đó trái phiếu chính phủ được ưa chuộng nhiều nhất vì là TS sinh lợi, có tính thanh khoản
cao, chi phí giao dịch thấp
Chiếm 15-25% TTS và tạo ra 10-12% thu nhập
- Tín dụng: đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, chiếm 70% TTS và tạo ra 50-60%
thu nhập
Có tính thanh khoản thấp hơn do đó lãi suất cho vay là cao nhất
Ngoài ra còn có tiền đang thu, tiền tai các tổ chức tín dụng khác
III. Nguyên lí hoạt động của NHTM
3.1/ Cơ sở hoạt động của NHTM:
Hoạt động của NHTM được thự hiện thông qua một quá trình gọi là” chuyển hóa tài sản”
• Quá trình chuyển hóa TS:NH tạo ra lợi nhuận bằng cách đi vay theo các tiêu chí
khác nhau: rủi ro, thanh khoản, độ lớn, lãi suất.Sau đó cho vay lại(mua TS có).
Như vậy NH đã chuyển hóa từ TS dạng TGTK sang dạng tín dụng. Khi đi vay,
NH chịu chi phí huy động vốn với lãi suất là i’, khi cho vay NH áp dụng mức lãi
suất i với i>i’. độ chênh lệch giữa i và i’ là lợi nhuận của NH
• Trong cạnh tranh, nếu NHTM cung cấp dịch vụ tốt, giá thành thấp thì quá trình
trên diễn ra liên tục, NH có nhiều lãi.
3.2/ Quá trình tạo dự trữ của NHTM:
Giả sử bạn quyêt định mở một tài khoản thanh toán trị giá 100tr , bạn có thể thực hiện
theo 2 cách:
a. Nộp bằng tiền mặt:
Sau khi nộp, bạn có 1 TKTGTT tại NH là 100 tr, thể hiện bên TS nợ trên BCĐKT
của NH bằng 100 tr. NH sẽ bỏ 100 tr tiền mặt thu được vào quĩ,do đó TS có của
NH bây giờ tăng thêm 100 tr ở dạng tiền mặt( sơ đồ chữ T trên slide)
Vì tiền mặt cũng là một bộ phận của dự trữ nên, ta viết lại:(sơ đồ trong slide)
b. Nếu nộp bằng séc:
Nếu bạn mở tài khoản phát hành séc bằng cách nộp cho NH 2 tờ séc kí phát đòi

tiền từ NH 1 thì kết quả là:
( sơ đồ trên slide)
Như vậy ngay khi nộp séc vào NH, TKTT tăng 100tr và bây giờ NH 2 là chủ nợ
của NH1. Tờ séc bay giờ thuộc TS có của NH2 và thuộc hạng mục tiền đang
trong quá trình thu. Thông thường việc thanh toán bù trừ giữa các NH diễn ra tại
NHTW và NHTW tiến hành ghi nợ NH1 và ghi có cho NH 2
( Sơ đồ chữ T trên slide)
Kết quả là: đối với một NH: khi tiền gửi thanh toán tăng thì đồng thời cũng tăng
dự trữ tương ứng và ngược lại.
3.3/Quá trình tạo tín dụng của NHTM:
Khi NH 2 nhận được tiền gửi bổ sung là 100 tr, nó phải trích 1 tỉ lệ 10% dự trữ bắt
buộc tại NHTW.Sau khi trích dự trữ bắt buộc, BCĐ của NH 2 như sau:
NH 2 sẽ làm gì khi mà tiền dự trữ không những không được trả lãi mà còn phát sinh chi phí liên
quan?
Muốn có lãi NH 2 sẽ đem 90tr dự trữ vượt mức đi cho vay, BCĐ của NH 2 là (slide)
Ngân hàng đã bắt đầu có lãi vì NH đã bắt đầu thực hiện được chiến lược: huy động vốn ngắn hạn
và cho vay dài hạn ở mức lãi suất cao hơn
Tỉ lệ vốn tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung và dài hạn của NHTM là
30%
3.4/ Qui định của NHNN về giới hạn cho vay:
Với 1 khách hàng: được cho vay tối đa 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng
Được cho vay và bảo lãnh tối đa 25%
Với 1 nhóm khách hàng: được cho vay tối đa 50% …………………………
Được cho vay và bảo lãnh 60%
IV. QUẢN TRỊ NHTM
A. Quản lí TS nợ-có của NHTM
B. Các hoạt động khác của NHTM
C. Quản trị rủi ro
A.Quản lí TS có nợ của NHTM:
1.Quản lí thanh khoản và vai trò dự trữ:

a. Mục đích của quản lí thanh khoản:
Đảm bảo khả năng thanh toán khi dòng tiền rút ra, tư đó ngăn ngừa khả năng vỡ nợ
b.Vai trò:
giả thiết tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% cho cả loại TGKKH và loại TGCKH, và NH dự trữ thật dư dật
Giả sử BCĐ ban đầu của NH1 là:(slide)
NH phải duy trì dự trữ bắt buộc là 10% từ 100 tr tiền gửi là 10tr, trong khi dự trữ của NH là 20 tr, do đó
dự trữ vượt mức là 10 tr.Nếu có luồng tiền rút ra là 10 tr thì:(slide)
Như vậy NH đã giảm 10 tr tiền gửi và 10 tr tiền dự trữ!Sau đó NH vẫn dư dự trữ vượt mức là 1 tr
Tóm lại: ngân hàng duy trì một quĩ dự trữ dư dật thì một dòng tiền gửi rút ra ko nhất thiết phải làm thay
đổi các hạng mục khác của BCĐKT
Nếu NH chỉ dự trữ đúng bằng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì:(slide)
Sau khi 10tr tiền gửi rút ra, NH đã gặp phải vấn đề
Để giải quyết thiếu hụt, nhà quản lí NH có các lựa chọn sau:
1.Vay từ NHTM khác:chịu lãi suất liên ngân hàng
2.Bán một phần CK đang nắm giữ và gửi số tiền thu được và NHTW làm dự trữ bắt buộc:
Chi phí hoa hồng cho nhà môi giới và chi phí liên quan đến giao dịch
3.Đi vay NHTW:chịu lãi suất chiết khấu, nguy cơ bị tư chối vay trong các lần sau
4.Giảm số dư tín dụng:chi phí lớn nhất, khá tốn kém và không khả thi.Để khắc phục tính không thanh
khoản của tín ủ dụng, NH có thể chủ động bán lại các hợp đồng tín dụng cho các NH khác, tuy nhiên giải
pháp này cũng rất tốn kém
 Ngân hàng vỡ nợ khi:
Không đủ khả năng thanh toán cho người gửi
Không đủ tiền dự trữ bắt buộc
Vậy khi có một dòng tiền gửi rút ra, để hạn chế các chi phí trên, NH sẽ luôn nắm giữ một một tỉ lệ dự trữ
vượt mức. Tỉ lệ này đóng vai trò là bảo hiểm đối với chi phí phát sinh do dòng tiền gửi chảy ra. Chi phí
phát sinh liên quan tới dòng tiền gửi càng lớn thì NH sẽ duy trì một tỉ lệ dự trữ vượt mức càng lớn, ngoài
ra NH cần duy trì dự trữ cấp 2 ở mức hợp lí để tránh được chi phí lớn nhất: dòng tiền gửi rút ra-vỡ nợ
NH
2.Quản lí tài sản có:
Để đạt tối đa hóa lợi nhuận, NH phải đồng thời:

+tạo được thu nhập cao nhất từ các khoản tín dụng và chứng khoán
+giảm thiểu rủi ro
+có TS dự phòng thanh khoản hợp lí, tối thiểu hóa chi phí
Biện pháp thực hiện:
1. Đa dạng hóa danh mục đầu tư và cho vay:mua nhiều loại CK khác nhau( ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn, chính phủ trung ương và địa phương) và cấp nhiều loại tín
dụng khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
Tránh bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ
2. Duy trì TS dự phòng có tính lỏng cao: NH có thể nắm giữ một lượng CK thanh
khoản nhất định cho dù mức sinh lời thấp hơn các TS khác như: trái phiếu chính
phủ, tín phiếu kho bạc…tức NH đang đánh đổi giữa mức độ thanh khoản và mức
độ sinh lời cao
3. Tìm khách hàng tốt: KH trả mức lãi suất cao với khả năng vỡ thấp
Thực hiện chương trình quảng bá tín dụng, cử cán bộ tín dụng đến trực tiếp với KH
tiềm năng, trao đổi về chính sách tín dụng, từ đó sàng lọc được KH tốt, có khả năng
hoàn trả nợ vay và lãi suất đầy đủ, đúng hạn.
4. Nghiên cứu, phân tích để mua CK có thu nhập cao và rủi ro thấp
3. Quản lí tài sản nợ:
Mục đích: có được nguồn vốn ổn định, đáp ứng nhu cầu tăng bên tài sản có
Biện pháp:+ cân nhắc mức lãi suất huy động và cho vay hợp lí
+khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi
+tận dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo qui định của pháp luật
+đa dạng hóa nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu nguồn vốn phù hợp với đặc ddiemr hoạt
động của NH
5. Quản lí vốn chủ sở hữu:
5.1: vốn chủ sỡ hữu
Là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng
Là của cải thật sự, phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng
Gồm: vốn tự có và vốn coi như vốn tự có
5.2: tai sao phải quản lí vốn chủ hữu:

a.Giúp NH tránh khỏi phá sản:
so sánh hai ngân hàng có cùng qui mô tài sản, với NH 1 có tỉ lệ VCSH/TTS là 10% và
NH 2 có tỉ lệ VDSH/TTS là 4%. Giả sử cả 2 NH đều gặp rủi ro tín dụng, không thu hồi
được 5tr tiền nợ, lúc đó BCĐTS của ngân hàng 1 sẽ là:
(slide)
Tương tưu với NH 2:
Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán thì cơ quan chức năng sẽ đóng cửa NH , bán TS
để thanh lí các nợ nần, nhà quản lí sẽ bị sa thải và truy cứu trách nhiệm pháp lí nếu có
dấu hiệu vi phạm PL
Vì vây nếu NH có VCSH lớn sẽ thu hút được nhiều cổ đông, hấp thị các khoản thua lỗ
phát sinh
Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu cao sẽ làm giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán
b. Ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ đông NH:
Để đo lường khẳ năng sinh lời của ngân hàng , sử dụng chỉ tiêu :ROA= LNST/TTS cho
biết mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, nói lên mức độ hoạt động
hiệu quả của NH
ROE=LNST/VCSH cho biết mức sinh lời trên mỗi đồng vốn, nói lên mức độ hiệu quả
trong đầu tư của cổ đông ngân hàng
Vốn chủ sỡ hữu càng nhỏ thì mức sinh lời càng lớn
Ta có mối liên hệ giữa ROE và ROA: ROE=ROA.EM (EM: số nhân vcsh, =TTS/VCSH)
Vd: NH1 có vcsh là 10tr, TTS là 100 tr nên EM=10, hệ số sinh lời VCSH ROE=
1%.10=10%
NH 2 có vcsh là 4tr, tts là 100tr nên EM=25, hệ số sinh lời vcsh ROE= 1%.25=25%
Vậy cùng một tỉ lệ sinh lời trên tài sản, NH vào có VCSH thấp hơn sẽ có tỉ lệ sinh lợi trên
vcsh cao hơn
 Do đó NH đứng trước một sự đánh đổi:
Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu cao sẽ làm giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán
Vốn chủ sỡ hữu càng nhỏ thì mức sinh lời càng lớn
Cân nhắc tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu để đảm bảo các lợi ích của ngân hàng. Để xác định lượng
VCSH là bao nhiêu cần căn cứ vào mức an toàn tăng thêm từ việc tăng VCSH để đánh

đổi với tỉ lệ sinh lời VCSH thấp
 Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ tối
thiểu giữa vốn tự có và tổng tài sản Có “ rủi ro” (TT 13-NHNN có hiệu lực từ
1/10/10)
d.Yêu cầu vốn pháp định: để đảm bảo mức độ an toàn cho hệ thống ngân hàng và người
gửi vốn
IV.QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NHTM
1. Khái niệm: Khi người đi vay vay được số vốn vay, sau một thời gian cho đến ngày
đáo hạn, họ không có khả năng chi trả .
2/Nguyên nhân rủi ro tín dụng – thông tin bất cân xứng:
 Lựa chọn đối nghịch: Các NHTM không cho vay đúng người
Xuất hiện trên thị trường tín dụng bởi những người đi vay xấu lại là những người
chấp nhận mọi điều kiện của khoản vay.Những khách hàng có các dự án với rủi ro
càng cao , sẽ thu dược nhiều lợi nhuận nếu dự án thành công, do dó họ là những
người hăm hở đi vay tiền.
 Rủi ro đạo đức: Người đi vay sử dụng số vốn vào dự án mạo hiểm :
Tồn tại trên thị trường khi người đi vay dính líu đến các hoạt động không được
người cho vay mong muốn. Khi đó người cho vay sẽ chịu rủi ro đạo đức.
Để kinh doanh an toàn và có lãi, ngân hàng phải giải quyết được vấn đề lựa chọn đối
nghịch và rủi ro đạo đức, các biện pháp mà ngân hàng sử dụng để quản lí rủi ro tín dụng
là:
3.1/ Sàng lọc và giám sát:
a.sàng lọc: để loại những người vay xấu ra khỏi những người vay tốt
-người cho vay thu thập thông tin tin cậy từ khách hàng tiềm năng thông qua đơn xin vay
tiền của khách hàng gồm các thông tin:lí lịch các nhân, tài sản sở hữu hiện có, tài sản đi
vay…
- đánh giá mức độ an toàn bằng hệ thống tính điểm tín dụng và sử dụng phương pháp
thống kê để đưa ra một con số đánh giá , dự doán mức độ rủi ro của khách hàng, tuy
nhiên ko thể chính xác 100% do đó cần:
- cán bộ tín dụng quyết định: dựa vào thái độ khách hàng và thông tin bí mật mà họ thu

thập được
b.giám sát:
- ngân hàng sẽ soạn thảo các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế người
vay tín dụng dính líu đến các hoạt động mạo hiểm rủi ro cao
- giám sát việc thực hiện việc các điều khiển qui chế
3.2/ Mối quan hệ lâu dài với khách hàng:
Nếu một khách hàng tiềm năng đã có quan hệ tiết kiệm, tài khoản, tín dụng với ngân
hàng trong một thời gian dài thì ngân hàng có thể kiểm tra các hoạt động quá khứ, qua đó
hiểu được khách hàng một cách nhanh chóng
 Với NHTM: +Giảm chi phí thu thập thông tin, dễ dàng hơn trong việc sàng lọc
khách hàng
+giảm được rủi ro đạo đức
 Với khách hàng truyền thống:tiếp cận khoản vay dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn
3.3/ Hạn mức tín dụng:
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trước số tiền cho vay tối đa
Khách hàng có thể vay làm nhiều lần trong thời gian thỏa thuận
Với kiện là số tiền vay không vượt qua mức tối đa đã thỏa thuận
Được áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên .Từ đó tránh
được rủi ro vỡ nợ
 Lợi ích với doanh nghiệp: có được nguồn tín dụng sẵn sàng ngay khi cần
 Lợi ích với ngân hàng: thúc đẩy mối quan hệ lâu dài, dễ dàng thu thập và xử lí
thông tin khách hàng
3.4/ Thế chấp tài sản và tài khoản thanh toán:
a. thế chấp tài sản: là việc người đi vay đem tài sản gán cho ngân hàng để thu nợ
trong trường hợp khoản vay ko được hoàn trả,khi đó tài sản thuộc sở hữu ngân hàng.
Qua đó làm giảm hậu quả lựa chọn đối nghịch
Mức thế chấp nhiều hay ít phụ thuộc vào: +mối quan hệ giữa NH với KH
+uy tín của khách hàng
+Độ rủi ro của phương án đầu tư
b.Tài khoản thanh toán: ngân hàng yêu cầu KH mở tài khoản thanh toán tại NH

mình, thông qua đó thu được 1 khoản phí từ dịch vụ, đồng thời giám sát được tình
hình thu chi, giám sát được các khoản cho vay
3.5/ Hạn chế tín dụng:là việc hạn chế cấp tín dụng cả khi người vay sẵn sàng trả mức lãi
suất cao
Gồm:+cho vay với mức độ hạn chế
+từ chối cấp bất cứ một khoản tín dụng nào
Mục tiêu: giảm được rủi ro đạo đức và lượng vay càng lớn rủi ro cang nhiều



×