Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phụ nữ mang thai cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.14 KB, 12 trang )

Phụ nữ mang thai không phải ăn nhiều gấp 2 lần mà chỉ cần ăn đầy đủ dưỡng
chất.
Để giúp cho bào thai phát triển, phụ nữ mang thai không phải ăn nhiều gấp 2 lần mà
chỉ cần ăn đầy đủ dưỡng chất. Các thực phẩm cung cấp các chất khoáng, vitamin và
omega- 3 cần phải tăng cường.
Có 5 loại chất dinh dưỡng cần có trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai: sắt, canxi,
vitamin D, axit folic, và axit béo.
Sắt
Sáu tháng cuối thai kì, người mẹ cần bổ sung nhiều sắt để tăng lượng máu cho mình
và thai nhi. Thiếu máu tăng nguy cơ sinh non và ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ khi
sinh ra .
Bữa ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ sắt với các loại thực phẩm sau: thịt bò, thịt cừu,
cá, trứng, rau , hoa quả khô và dầu ăn.
Axit folic ( Vitamin B9)
Axit folic đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển phôi thai. Thiếu axit folic có thể
dẫn đến nguy cơ sinh non, trẻ chậm phát triển và đặc biệt là có những dị tật cột sống.
Nhu cầu về axit folic tăng 30 % ngay từ những ngày đầu của thai kì. Đó là lí do tại
sao chúng ta cần phải chú ý cung cấp đầy đủ axit folic ngay cả thời gian trước khi
mang thai. Chúng ta có thể bổ sung vitamin B9 với các loại thực phẩm như: rau xanh,
cam quýt, ngô, dưa hấu, đậu lăng, đậu Hà Lan, trứng,
Vitamin D
Việc khoáng hóa xương làm tăng gấp đôi nhu cầu vitamin D. Tuy nhiên vitamin D
được tạo thành một cách chủ yếu qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các bà mẹ
nên chú ý để cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng với các biện pháp bảo vệ da.
Canxi
Trong quá trình phát triển xương, thai nhi cần tích lũy rất nhiều canxi. Việc cung cấp
đầy đủ canxi trong thời kì mang thai còn giúp tránh việc mất chất khoáng trong xương
của người mẹ. Chúng ta có thể cung cấp đầy đủ canxi với các sản phẩm sữa.
Omega- 3
Omega-3 đóng vai trò trọng yếu trong việc phát triển não và võng mạc mắt ở thai nhi.
Việc cung cấp đầy đủ omega- 3 trong thời kì mang thai là rất cần thiết và cả thời gian


sau cũng vậy. Như vậy, mỗi tuần, chúng ta nên ăn cá ít nhất hai lần và sử dụng dầu
thực vật.

Chế độ ăn uống của thai phụ
Người phụ nữ khi có thai không còn sống cho riêng mình nữa, cái thai bé bỏng
trong bụng mới là quan trọng. Nó hấp thụ tất cả những gì bạn ăn vào, vì thế thực đơn
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Các bác sĩ phụ sản phối hợp với các
chuyên gia dinh dưỡng đã cho chúng ta những lời khuyên nên ăn gì, và không nên ăn
gì để giúp cho thai phát triển tốt.
Nên
1. Tính toán lượng calo cho khẩu phần ăn: Một đứa trẻ khỏe mạnh cần khoảng
55.000 calo trong suốt quá trình sinh sống trong bụng mẹ. Trong thực tế, 6 tháng cuối
nó cần khoảng 300 calo mỗi ngày.
2. Cung cấp canxi: Ai cũng biết canxi giúp cho trẻ phát triển xương đồng thời bảo vệ
cho mẹ không bị hao hụt xương trong thời gian mang thai. Canxi còn giúp bà mẹ
không bị huyết áp cao, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển
bình thường của não và cơ bào thai.
Những phụ nữ mang thai cần uống mỗi ngày ít nhất 3 cốc sữa loại có mỡ lượng trung
bình, ít mỡ, hoặc sữa đậu nành đặc. Nên uống từ lúc chuẩn bị mang thai, trong thời
gian mang thai và cả trong thời gian cho con bú.
Bạn có thể bổ sung canxi bằng cách thay vì nấu cơm bằng nước bạn nấu bằng sữa.
Nói chung trong suốt thời gian mang thai, mỗi ngày cơ thể người mẹ phải được cung
cấp tổi thiểu 1.000 mg canxi.
3. Uống nhiều nước: Trong thời gian mang thai cơ thể người mẹ đặc biệt cần nhiều
chất lỏng, chủ yếu là nước. Chất lỏng giúp cho người mẹ không bị táo bón, máu tuần
hoàn tốt cho cả mẹ và con.
Nên luôn mang theo bên mình chai nước. Hãy uống một cốc nước trong mỗi
bữa ăn, kể cả bữa ăn đệm. Nếu muốn nước uống của mình chất lượng hơn bạn có thể
thay nước lọc bằng nước cam hoặc sữa có ít mỡ.
4. Bổ sung chất sắt: Thịt nạc, thịt gà, cá, đậu là những thức ăn rất giàu chất sắt.

Nguyên tố này trong cơ thể người mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng lại hay bị
thiếu. Sắt giúp cho bào thai phát triển bình thường và không bị đẻ non. Người mẹ nên
chú ý ăn những loại thức ăn chứa nhiều sắt và bổ sung thêm sắt trong trường hợp cần
thiết.
Không nên
1. Cá biển: Phụ nữ mang thai có nên ăn nhiều cá biển hay không đang là vấn đề gây
nhiều tranh cãi. Cá biển có chứa axit béo omega 3 rất cần cho sự phát triển trí não và
giác quan của trẻ. Những đứa trẻ mà mẹ của chúng trong thời gian mang thai ăn đủ
lượng axit béo omega 3, khi lớn lên chúng sẽ có chỉ số IQ cao. Axit béo omega 3 còn
giúp trẻ không bị đẻ non và ngăn ngừa bệnh dị ứng và hen suyễn sau này.
Nhưng cá biển lại chứa thuỷ ngân, kim loại độc này có thể huỷ hoại nghiêm
trọng hệ thống thần kinh của bào thai. Có hàng trăm nghiên cứu đã khẳng định: Ăn
nhiều cá biển, lượng thuỷ ngân trong cơ thể tăng cao.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cá biển ở mức: ăn nhiều nhất là 0,3kg trong
một tuần. Đặc biệt tránh ăn cá mập, cá kiếm và cá thu vì những loại này chứa lượng
thủy ngân rất cao. Và như vậy không có nghĩa là phụ nữ mang thai phải ăn kiêng cá
biển hoàn toàn.
2. Rượu, cè phê, nước coca và pho mát dạng mềm: Rượu có thể gây sảy thai vì vậy
nó đặc biệt nguy hiểm. Cà phê và các loại nước uống có chứa cafein hiện tại chưa bị
cấm hoàn toàn vì các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được anh hưởng của loại
nước uống này đến việc trẻ em sinh ra ít cân và bị dị tật bẩm sinh.
Nhưng một số nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng liên qua giữa hiện tượng sẩy
thai, trẻ sơ sinh bị thiếu cân, dị tật bẩm sinh với các việc bà mẹ mang thai uống nhiều
các loại nước có chứa cafein.
Các loại pho mát mềm có thể chứa một số loại vi trùng nguy hiểm cho bào
thai. Mặc dù đối với người lớn, các loại vi trùng này chỉ gây cúm, nhưng với bà mẹ
mang thai thì chúng có thể gây sốt, sẩy thai và nhiều trường hợp phức tạp khác.
3. Mốt ăn kiêng: Muốn cho đứa trẻ khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ, người mẹ
phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của
bào thai phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phần ăn của người mẹ, hơn nữa, nếu khẩu phần

ăn bất hợp lý, nó có thể gây hậu quả cho trẻ đến tận những năm sau.
Bạn hãy bỏ thói quen ăn kiêng và tập trung ăn đủ chất theo yêu cầu của người
mẹ lúc mang bầu.
4 . Tăng cân quá nhiều: Béo phì ảnh hưởng đến khả năng mang thai và thừa quá
nhiều cân trong thời kỳ "mang bầu có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thai
chết lưu, đẻ non v.v
Phần lớn phụ nữ bị quá cân trước khi mang thai sẽ càng tăng cân nhiều hơn khi
"mang bầu" và khả năng giảm cân sau khi đẻ rất khó. Đây cũng là vấn đề phức tạp
liên quan đến sức khỏe sau này của sản phụ.
Vậy tăng cân trong thời kỳ mang thai thế nào là hợp lý? Hầu hết các chuyên gia
đều đi đến thống nhất là những phụ nữ có cân nặng trung bình, trong quá trình mang
thai, nếu tăng từ 11 đến 18kg là bình thường. Những phụ nữ trước khi mang thai đã bị
quá cân, trong thời gian mang thai chỉ nên tăng từ 7 đến 11kg. Còn những phụ nữ vốn
mảnh mai có thể tăng "thoải mái" hơn từ 11 đến 20kg, tuỳ thuộc vào cân nặng và
chiều cao của mỗi người.
Quan trọng hơn là tỷ lệ tăng cân trong suốt quá trình mang thai. Lý tưởng nhất
là 3 tháng đầu chỉ tăng ít, khoảng 1-2,5kg (có thể tăng nhiều hơn nếu bạn gầy, hay
hoạt động hoặc cao, tăng ít hơn nếu bạn béo, làm việc văn phòng hoặc là người bé
nhỏ). Trong 6 tháng cuối có thể tăng từ nửa cân đến nhiều nhất là 1kg sau 1 tuần.
Mặc dù bạn chưa có dáng vẻ của một "bà bầu" trong giai đoạn này, nhưng
bạn có thể cảm nhận được một số dấu hiệu cho thấy có một mầm sống đang lớn
lên từng ngày trong cơ thể bạn.
Tam cá nguyệt thứ nhất diễn ra trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Khi bạn trải qua tam cá nguyệt thứ nhất, em bé của bạn sẽ phát triển từ một tế
bào trứng được thụ tinh thành một cơ thể có tổ chức phức tạp với tất cả các bộ
phận cơ thể, em bé sẽ phát triển để sẵn sàng đón nhận một cuộc sống bên ngoài
cơ thể bạn. Trong thời gian này, bạn có thể cảm thấy:
*Bạn có thể trở nên mệt mỏi.
*Bạn có thể bị đau ngực, và có thể bạn thấy ngực mình to hơn. Bạn có thể thấy quầng
vú thâm. Máu cung cấp để nuôi bầu ngực bạn tăng, bạn sẽ nhìn thấy các mạch máu

nổi rõ.
*Bạn có thể thấy rằng bạn hay đi tiểu tiện hơn. Điều này có thể là do thể tích máu
trong cơ thể bạn tăng, vì vậy sẽ sản sinh ra nhiều nước tiểu hơn.
*Bạn có thể buồn nôn và nôn oẹ. Nếu bạn cảm thấy ốm vào buổi sáng, bạn có thể sẽ
sụt cân trong tam cá nguyệt thứ nhất. Bạn có thể đi khám bác sĩ đa khoa nếu bạn thấy
bạn sụt quá nhiều cân hoặc bạn không thể cản được cơn nôn oẹ.
*Bạn có thể thấy rằng mình nhạy cảm với một loại mùi hoặc một hương vị nào đó.
*Bạn có thể thèm ăn một loại thức ăn nào đó.
*Bạn có thể ăn ngon miệng hơn.
*Bạn có thể tăng cân. Mặc dù thai nhi vẫn còn nhỏ, nhưng cơ thể bạn sẽ tăng cân để
chuẩn bị mang một em bé. Thể tích máu trong cơ thể bạn tăng, điều đó cũng khiến
bạn tăng cân.
*Bạn sẽ tắt kinh nguyệt, mặc dù một số phụ nữ vẫn tiếp tục thấy kinh nguyệt trong
tháng đầu tiên hoặc tháng thứ hai mang thai.
*Bạn có thể bị táo bón do hooc môn thay đổi.
*Bạn có thể ợ hơn nhiều hơn thường lệ. Trong giai đoạn mang thai này, nguyên nhân
gây ợ hơi thường do sự thay đổi hooc môn trong cơ thể bạn.
*Bạn có thể cảm thấy hoa măt hoặc uể oải.
*Bạn có thể bị chứng chuột rút (chứng vọp bẻ), giống như đau bụng khi hành kinh.
Đây là hiện tượng bình thường trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu chứng chuột rút
xảy ra thường xuyên hoặc kèm theo chảy máu âm đạo thì bạn hãy liên lạc với bác sĩ
của bạn.
*Bạn có thể không ổn định về mặt tình cảm, như tính khí thất thường và dễ cáu kỉnh.
Bạn có thể khó tập trung. Tất cả đều là do sự thay đổi hooc môn trong cơ thể bạn.
Nhiều hiện tượng trong số các hiện tượng trên sẽ biến mất khi bạn sinh nở em bé,
trong khi đó, có một số hiện tượng sẽ tiếp tục sau khi bạn sinh em bé. Nếu bạn gặp
phải một số hoặc tất cả các hiện tượng trên, thì bạn hãy tự nhắc mình rằng đó là các
dấu hiệu cho thấy một mầm sống đang lớn lên trong cơ thể bạn.
Những loại củ, quả không tốt cho phụ nữ mang thai
Một số loại trái cây phụ nữ mang thai ăn vào có thể bị tăng nhiệt bào thai, gây

co bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hoặc sẩy thai.
Bà bầu uống nhiều cà phê có thể sinh con dị tật
Bà bầu lo lắng con dễ bị hen
Quả táo mèo
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, quả táo mèo làm hưng phấn tử
cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.
Quả nhãn
Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ,
gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên,
dẫn đến nôn mửa.
Ăn quả nhãn hoặc long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện
tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, dấu hiệu của sẩy thai, sinh non.
Khoai tây
Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne
(còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa
kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn
44,2 - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.
Rau chân vịt
Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau
chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí
còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu
chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.
Lạc
Ăn lạc trong thời kỳ thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào
thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ
nhỏ sau này.
Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết.
Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
Đu đủ xanh

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc thường chứa rất nhiều enzymes và
mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai.
Gừng, ớt
Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng
gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai
phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng
không được quá 4 ngày.
Bên cạnh đó, một số loại trái cây rất tốt cho thai phụ đó là:
Quả táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin ăn nhiều
táo có thể tăng cường sức đề kháng cho thai nhi mặt khác còn giúp bà bầu giữ dáng
người tránh thừa cân, béo phì.
Quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não
của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do là quả lựu chứa
hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên,
phụ nữ thiếu máu nên hạn chế ăn quả lựu.
Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3
tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn.
Các loại như dứa, chuối, vải rất tốt nhưng lưu ý với những thai phụ mắc bệnh
tiểu đường và thừa cân vì những loại quả này có hàm lượng đường cao.
Dưa hấu giúp lợi tiểu nhưng nếu ăn quá nhiều lại dễ dàng bị mất nước do cơ thể
bài tiết quá nhanh và nhiều lượng nước ra ngoài.
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Kiêng kị những thức kích thích
Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa,
các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các
thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì,
sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng
phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người
mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi.
Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai

nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các
thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm,
như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường.
Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể
làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng
phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các
thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người
mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể
gây ra dấu hiệu sinh non.
Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ
làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có
thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển
thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm
tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ
mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai
hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống
rượu.
Kiêng ăn quá mặn
Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng
của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh,
thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ
việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà
y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không
đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được
khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi
đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó
trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai
nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào
nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm
cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu

tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại
nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình
thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn.
Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao
hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim
của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi
hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh
trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.
Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ
tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận.
Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính
thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì
thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí
trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do
thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do
con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm
cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha
loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi
máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn
đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ
dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.
Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là
chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong
thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù
càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn
uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp
cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện
triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén.
Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng
nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối

đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.
Sữa cho phụ nữ mang thai
Đã từ lâu sữa đã được công nhận là một thực phẩm hoàn hảo nhất trong thiên
nhiên, vì trong sữa gần như có đủ tất cả các chất dinh dưỡng với một tỷ lệ cân đối và
tuyệt vời nhất cho sự tiêu hóa và hấp thu các chất, là những yếu tố cần thiết cho sự
phát triển thể chất của một cơ thể. Vì vậy người ta khuyên các bà mẹ mang thai và
đang cho con bú ngoài việc ăn đủ chất và lượng cần thiết, mỗi ngày nên uống thêm
sữa.
Sữa là một loại thực phẩm hoàn hảo nhất về mặt dinh dưỡng
Với hơn hai trăm loại thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm
dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo, rau củ và trái cây) thì sữa được xếp chen vào giữa
cả 4 nhóm, vì trong thành phần của sữa có đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm:
- Chất đạm (protein) trong sữa là một loại đạm có giá trị sinh học cao nhất trong tất
cả các loại đạm (tương đương với đạm của trứng). Đạm sữa là một loại đạm tốt mà cơ
thể có khả năng sử dụng gần như hoàn toàn sau khi hấp thu vào cơ thể, đặc biệt rất
giàu các acid amin cần thiết cho sự hoạt động và phát triển như lysine
- Lactose là một loại chất đường của sữa, với sữa bột đôi khi nhà sản xuất còn thêm
đường glucose cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể.
- Các loại sữa tươi, sữa nguyên kem (không tách bơ) giàu chất béo động vật (lipid) là
nguồn cung cấp năng lượng chính của sự tăng trưởng và phát triển hoàn chỉnh hệ
thống thần kinh của trẻ nhỏ.
- Sữa có gần như đủ các loại sinh tố cần thiết: sinh tố A, C, D, E, acid folic đặc biệt
nhiều các sinh tố nhóm B là vi chất dinh dưỡng thường thiếu trong khẩu phần ăn của
người Việt Nam. Sữa là một trong số ít các loại thực phẩm giàu canxi trong thiên
nhiên. Sữa đặc biệt giàu canxi và phospho là những chất khoáng không thể thiếu trong
xây dựng và cấu trúc nên hệ thống xương, răng với tỷ lệ canxi/phospho hợp lý nhất
cho sự hấp thu vào cơ thể.
- Một lít sữa tươi cung cấp trung bình khoảng 670 kilocalo năng lượng cho hoạt động
cơ thể (tương đương khoảng 3,5 chén cơm trắng lớn), 1.000mg canxi và các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của một cơ thể.

Tại sao phụ nữ mang thai và trẻ em cần uống sữa?
Nhu cầu canxi mỗi ngày cho một người theo dinh dưỡng khuyến cáo cho người
lớn là 500mg canxi/người/ngày, vì nếu chỉ ăn các loại thực phẩm khác thì khó mà đạt
được số lượng canxi cần thiết nêu trên. Nhất là phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu
canxi tăng rất cao (1.000 - 1.200mg canxi/ngày) nếu cần thiết phải uống sữa mỗi
ngày. Sữa giúp cho bộ xương trẻ phát triển về chiều dài, chiều rộng, tăng bề dày của
vỏ xương và làm cho thân xương thêm cứng chắc. Đến sau 25 - 30 tuổi, quá trình tạo
xương trở nên kém hơn quá trình hủy xương, sự mất xương từ từ bắt đầu xảy ra. Dùng
sữa hàng ngày sẽ làm cho quá trình loãng xương chậm lại, hạn chế "mọc gai cột
sống", "gãy cổ xương đùi" xảy ra đặc biệt sau tuổi mãn kinh.
Một số loại sữa thông dụng cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú
- Sữa tươi: Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê sau khi xử lý (đa số là pha loãng
và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím ) được đóng gói vào hộp, bịch, chai Sữa tươi
thuộc nhóm sữa béo, nên dùng cho trẻ trên một tuổi.
- Sữa bột (nguyên kem, sữa béo) là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay
bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg
sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi
là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung
thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi,
taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo
từng nhu cầu khác nhau.
- Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một
phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành
phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.
- Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy: Nếu được bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo
động vật.
- Sữa cao năng lượng: Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để
tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).
- Sữa chua dạng uống hay dạng đặc: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu

hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.
Cách sử dụng và bảo quản sữa
Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói cần chú ý đến thời gian sản xuất hay
hạn sử dụng, hộp sữa nguyên vẹn không bị méo mó hoặc vết lõm, thủng lỗ, được bày
bán ở nơi mát mẻ không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi mở hộp ra hoặc
sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên
dùng.
Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau:
- Sữa tươi: Nếu chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công và chứa trong
chai với nút đậy sơ sài thì bạn hãy cố gắng dùng hết trong vòng 24 giờ, có thể uống
nóng, nguội hay để tủ lạnh tùy ý. Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ an toàn và vệ sinh của
loại sữa này nếu thời gian nấu sôi không đủ 30 phút, vệ sinh chai đựng không sạch và
không để lâu hơn 24 giờ sau khi nấu.
Các loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp hiện
đại thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản
trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ.
- Các loại sữa bột: Nên luộc sôi bình hay ly pha trước khi pha sữa. Tùy theo hướng
dẫn của nhà sản xuất từng loại sữa mà chúng ta nên tuân theo như vậy. Đa số sữa bột
hiện nay khuyên pha sữa với nước ấm (một nửa là nước đang sôi, một nửa là nước sôi
để nguội) để giữ lượng vitamin bổ sung và đong lượng sữa bột bỏ vào theo hướng dẫn
ghi trên hộp sữa. Không nên pha đặc hơn hay loãng hơn đều không tốt (trừ một số
trường hợp đặc biệt). Nên pha sữa lần nào uống hết lần đó, có thể trừ sữa đã pha trong
tủ lạnh nhưng không để bình sữa lâu hơn 2 giờ sau khi pha. Hộp sữa bột đã mở nắp
nên dùng hết trong vòng 2 tuần.
- Các loại sữa chua nên trữ lạnh và dùng trong thời hạn ghi trên hộp hay hũ nhựa.
Các loại yaourt làm thủ công tại gia đình thì nên dùng hết trong vòng 4 - 7 ngày sau
khi làm.
- Hộp sữa đặc có đường sau khi mở nắp cần được đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh
tránh để kiến, gián vào và sử dụng hết trong vòng 5 - 7 ngày.
Thực đơn Tết cho phụ nữ mang thai

Một thực đơn ngày Tết cho thai phụ vừa phải dễ chế biến, ăn ngon miệng mà
còn cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Sau đây là vài món tùy bạn
chọn lựa thay đổi trong các bữa ăn ngày Tết sao cho tiện lợi mà tăng thêm phần vui
vẻ, giữa khí xuân ấm áp, tràn đầy niềm vui
Cá lóc chưng tương
Nguyên liệu gồm: cá lóc 1.000g, đậu tương hạt 50g, gừng củ tươi nửa củ, đường 1
thìa cà phê, dầu ăn, hành lá lượng vừa đủ chế biến.
Cách chế biến, sử dụng: cá lóc xát muối làm sạch, gừng gọt bỏ vỏ thái sợi, tương hạt
pha với nước đường, tất cả cho vào hấp cách thủy chừng 30 phút, cho hành lá phi với
dầu ăn lên trên, mang ra ăn với cơm.
Đây là món ăn khá hấp dẫn, vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Cá lóc vừa giàu đạm, ít mỡ
lại phối hợp với đậu tương làm tăng hứng thú ăn cho thai phụ. Đậu chứa nhiều
albumin, leucithin, sắt, canxi, vitamin B1, B2, acidnicotic Nếu thường xuyên ăn đậu
tương hay uống sữa đậu nành hằng ngày sẽ làm cho da dẻ nõn nà, tinh lực dồi dào,
hình thể khỏe, đẹp.
Cocktail dâu
Nguyên liệu gồm: yaourt 2 hủ, ổi chín 2 quả, cam 1 quả, dâu đỏ 5 quả, nho 10 quả
Cách chế biến: rửa sạch, gọt bỏ vỏ ổi, thái miếng; cam, nho, bóc bỏ vỏ và hạt; dâu đỏ
rửa sạch để ráo nước. Sau cùng cho ổi, cam, nho, dâu trộn đều cùng yaourt cho vào tủ
lạnh hoặc có thể ăn ngay cũng được.
Đây là món ăn ngon, mát, bồi bổ cơ thể bởi nhiều thành phần hợp lại như: thịt quả
nho có thể dưỡng thận, tăng sức khỏe, bổ máu, trợ tim, lợi tiểu, có thể trị đau lưng, trợ
- trị đau dạ dày, huyết hư, tim nhịp nhanh, mạnh
Người ta còn lấy quả nho 20g, sắc uống 2 lần trong ngày để trị triệu chứng phụ nữ
mang thai bị tức ngực, đứng ngồi không yên. Còn ổi giàu vitamin C giúp tăng cường
sức đề kháng. Đặc biệt lại có quả dâu bổ gan, thận nên người ta đã sử dụng quả dâu để
trị bệnh gan, thận mãn tính, chống táo bón
Còn cam là loại giàu vitamin C chống các phần tử gốc tự do, chống oxy hóa, lại tác
dụng kiện tỳ, hòa vị, ấm phổi, trị ho, tẩm bổ cơ thể Yaourt cũng là thứ bổ dưỡng có
tác dụng bồi bổ cơ thể.


Thịt lợn sốt cam
Nguyên liệu gồm: cam 1 quả, thịt lợn nạc thăn 200g, bột ngô 10g, cùng nõn hành lá
ta, đường, nước mắm, dầu ăn vừa đủ.
Cách chế biến: cam rửa sạch để ráo nước, cắt ngang quả ,vắt kiệt nước, gạt bỏ hết hạt.
Thịt nạc thăn có thể thái sợi hay thái miếng mỏng rồi ướp cùng chút nước mắm và
nõn hành cắt khúc, chút đường. Khi bắc chảo lên bếp nổi lửa to, chảo nóng đổ dầu rán
vào, cho nõn hành đã cắt khúc phi thơm thì thả thịt nạc thăn đã thái vào chảo đảo đều
nhanh tay, rồi cho ra đĩa.
Còn bột ngô cho vào nửa bát nước ăn cơm, thêm ít đường và nước mắm. Sau đó lại
phi thơm nõn hành với dầu ăn và cho nước bột ngô, khuấy đều vào chảo, đảo nhanh
tay bột ngô khoảng 2 phút thì bắc xuống, pha nước cam đã vắt sẵn.Khi ăn rưới thêm
nước thịt.
Trong món ăn này ta thấy có thịt lợn nạc thăn là loại thịt ngon, mềm và có độ đạm cao
lại lành tính và có tính lạnh, vị mặn đi vào gan, thận. Còn cam cũng là món ăn bổ
dưỡng có vị ngọt, chua, chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm tăng cường sức đề
kháng của hệ miễn dịch trong cơ thể
Bột ngô cũng có vị ngọt, tính bình, tăng cường khả năng tiêu hóa cho dạ dày, ruột, lợi
thủy, ngô rất giàu dinh dưỡng như đạm (chiếm từ 7-12%) và chứa nhiều vitamin hơn
cả gạo, đặc biệt là vitamin E, vitamin nhóm B (B1, B2, B6) có lợi cho phụ nữ đang
mang thai, chất lysine chiếm từ 1,8-4,45mg, triptophan 0,4- 1,0% Hoặc hành cũng
là vị thuốc có tính ấm, vị cay, thông dương, lợi khí…
Giò nóng khía mè đen
Nguyên liệu gồm: thịt giò lợn 100g, mè đen (vừng đen, hắc chi ma), nấm tuyết 2 tai,
bún tàu 1 lọn, nước mắm và đường trắng mỗi thứ nửa thìa cà phê, cùng với hành lá,
tỏi, dầu ăn vừa đủ.
Cách chế biến: giò lợn (chân giò lợn) rửa sạch cho ướp với nước mắm, đường, hành lá
cắt khúc, xắt nhuyễn. Nấm tuyết, bún tàu ngâm nước cho nở mềm. Bắc bếp đặt chảo
chờ nóng cho dầu ăn vào phi thơm hành, tỏi. Sau đó, cho giò lợn cùng mè đen vào
chiên vàng. Đổ ngập nước, hạ lửa nhỏ riu riu trong khoảng 30 phút thì cho nấm tuyết

và bún tàu vào. Tắt bếp, bắc ra ăn nóng rất thơm ngon.
Đây là món ăn rất giàu dinh dưỡng. Mặt khác lại có vị mè đen hợp cùng là loại có vị
ngọt, tính bình, vào kinh can, thận. Trong mè đen có protein chiếm từ 20-22% cùng
nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng, vitamin E, acid folic, vitamin PP, chất
leucithin… lại tác dụng bổ ích tinh huyết, nhuận táo, hoạt trường, giảm kích thích,
chống viêm rất phù hợp cho người đang mang thai. Ngoài ra, nấm tuyết cũng có vị
ngọt, tính bình, tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể, phòng trị bệnh
ung thư
Gà hầm tam thất
Nguyên liệu gồm: thịt gà 200g, tam thất 4g, câu kỷ tử 3g, táo tàu 3 quả, gừng sống 1
củ, cùng các vị muối, tiêu, nước dùng vừa đủ.
Cách chế biến: rửa sạch thịt gà, ướp cùng tiêu, muối. Gừng gọt bỏ vỏ ngoài, thái sợi.
Táo tàu, tam thất, câu kỷ tử rửa sạch. Sau đó lót cho gừng, tam thất, câu kỷ tử dưới
đáy thố, đặt gà lên trên, đổ nước dùng ngập gà, cho vào nồi đổ vừa nước hấp cách
thủy, đun nhỏ lửa trong 2 tiếng là được. Mang thố ra ăn cả cái, uống nước.
Xét các vị chính trong món ăn này ta thấy, vị tam thất, bộ phận dược dụng là rễ củ
khô, có tính ấm, vị ngọt hơi đắng, đi vào can, vị. Công năng của thuốc có thể thay
nhân sâm (là loại đại bổ nguyên khí), còn dùng trong trường hợp chảy máu do thương
tích ứ huyết, sưng đau, phụ nữ sau sinh bị xây xẩm chóng mặt (bổ khí huyết) Còn
thịt gà là loại giàu đạm (thịt gà nạc chiếm 25% đạm), song thịt gà có tính ấm, vị ngọt,
công năng bổ hư ấm trong, trị mệt mỏi lâu ngày.
Câu kỷ tử bộ phận dược dụng là quả chín phơi khô, tính bình, vị ngọt, vào phế, can,
thận, được sử dụng trong can, thận, âm hư, chân tay mỏi mệt Vị táo tàu còn gọi là
táo đen, táo đỏ, phần dược dụng là cùi thịt quả táo chín phơi khô hoặc sấy khô, có tác
dụng tẩm bổ. Táo tàu tính ấm, vị ngọt, có công năng bổ tỳ, vị, nhuận tâm phế, điều
hòa dinh vệ, lại hòa được cùng với bách dược Hay gừng tươi, tính ấm, vị cay vào
phế, vị, trị ngộ độc, đầy bụng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×