Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tài liệu bồi dưỡng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học môn Khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 117 trang )

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU
HỌC

Môn Khoa học
(Mô-đun 2.5)

HÀ NỘI, 2020

1


TÁC GIẢ TÀI LIỆU
1. TS. Lương Việt Thái, Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
2. ThS. Nguyễn Thị Chi, Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.

2


MỤC LỤC
A. MỤC TIÊU ................................................................................................................................ 5
B. NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................................. 5
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG................................................................................... 5
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ....................................................................................... 5
PHẦN 1. DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MÔN KHOA HỌC............. 6
CHƯƠNG 1. PP DH MÔN KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ............................................................ 6


Chủ đề 1. Một số vấn đề chung về mơn Khoa học ........................................................................ 6
Chủ đề 2. Tìm hiểu một số PP DH đặc thù môn Khoa học ......................................................... 12
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG, PP VÀ KĨ THUẬT DẠY
HỌC MỘT CHỦ ĐỀ (BÀI HỌC) MƠN KHOA HỌC ............................................................... 30
Chủ đề 1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa xác định nội dung, NL , biểu hiện NL , và phương pháp, kĩ
thuật dạy học một chủ đề (bài học) ............................................................................................. 30
Chủ đề 2. Quy trình thiết kế bài học nhằm phát triển PC, NL HS tiểu học ................................... 53
PHẦN 2. GIÁO ÁN MINH HỌA DH PHÁT TRIỂN PC, NL HỌC SINH TIỂU HỌC ............ 55
Chủ đề 1. Giáo án minh họa lớp 4 và câu hỏi .............................................................................. 55
Chủ đề 2. Giáo án minh họa lớp 5 và câu hỏi .............................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 117

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
CDTC:

Cơng dân tồn cầu

CT:

Chương trình

GV:

Giáo viên

DH:


Dạy học

HS:

Học sinh

PC:

PC

KT:

Kiến thức

KN:

Kĩ năng

KH:

Khoa học

NL:

NL

PTBV:

Phát triển bền vững


PP:

Phương pháp

SGK:

Sách giáo khoa

TBDH:

Thiết bị dạy học

YCCĐ:

Yêu cầu cần đạt

4


A. MỤC TIÊU
1. Phân tích được những vấn đề chung về PP, kĩ thuật DH và giáo dục phát
triển PC, NL HS tiểu học.
2. Lựa chọn, sử dụng được các PP, kĩ thuật DH, giáo dục phù hợp ở tiểu học
nhằm phát triển PC, NL HS qua môn Khoa học trong CT GDPT 2018; lựa chọn,
xây dựng được các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng
HS tiểu học.
B. NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1. Dạy học phát triển PC, NL HS tiểu học qua môn Khoa học
Chương 1. PP DH môn Khoa học phát triển PC, NL HS.
Chương 2. Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP, kĩ thuật DH môn

Khoa học.
Phần 2. Giáo án minh hoạ DH phát triển NL HS tiểu học
Giáo án minh họa lớp 4: Sự lan truyền âm thanh.
Giáo án minh họa lớp 5: Môi trường của chúng ta.
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG
Bồi dưỡng tập trung (trước khi bồi dưỡng tập trung học viên tự nghiên cứu
qua hệ thống LMS).
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Tài liệu chính: CT GDPT 2018; Tài liệu bồi dưỡng “Sử dụng PP DH và
giáo dục phát triển PC, NL HS tiểu học” môn Khoa học.
2. Thiết bị dạy học: Bút dạ, giấy A0; máy tính kết nối internet; Projector;
khung kế hoạch bài học in sẵn trên giấy A3.

5


PHẦN 1. DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MÔN
KHOA HỌC
CHƯƠNG 1. PP DH MÔN KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH
 MỤC TIÊU
Sau khi học chương này, học viên có thể:
- Phân tích được yêu cầu cần đạt về PC, NL chung và NL đặc thù.
- Xác định được những định hướng chung về PP giáo dục mơn Khoa học.
- Trình bày các PP đặc thù mơn Khoa học. Phân tích u cầu về PP DH phát
triển NL đáp ứng yêu cầu cần đạt mà chương trình mơn Khoa học đã quy định.
 NỘI DUNG
Chủ đề 1

Một số vấn đề chung về môn Khoa học


Chủ đề 2

Tìm hiểu một số PP DH đặc thù môn Khoa học

Chủ đề 1. Một số vấn đề chung về mơn Khoa học
Hoạt động 1. Tìm hiểu về yêu cầu phát triển PC, NL (gồm NL chung và NL
đặc thù) trong dạy học Khoa học
Mục tiêu của hoạt động:
Nêu, phân tích được yêu cầu cần đạt về PC , NL chung và NL đặc thù trong
dạy học Khoa học.
Trình bày được định hướng chung về PP giáo dục khoa học và liên hệ được
với thực tiễn.
Nhiệm vụ của học viên:
Làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi dưới đây. Tham khảo thông tin 1 trong
thực hiện nhiệm vụ. Sau đó chia sẻ trong nhóm/trước lớp về kết quả tìm hiểu.

6


Câu hỏi 1. Theo anh/chị, mơn Khoa học có thể góp phần (có ưu thế trong)
phát triển những PC chủ yếu, NL chung như thế nào?
Câu hỏi 2. Các thành phần của NL đặc thù (NL khoa học tự nhiên) trong dạy
học Khoa học ở tiểu học? Theo anh/chị, trong thực tế dạy học Khoa học ở tiểu
học thì những thành phần NL nào của NL đặc thù đã được thực hiện tốt/còn hạn
chế? Lý do?
Câu hỏi 3. Ở trường anh/chị, việc thực hiện PP giáo dục khoa học theo các
định hướng trong chương trình có những thuận lợi, khó khăn gì?
Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi.
Thơng tin cơ bản cho hoạt động 1 (Theo Chương trình mơn Khoa học)

1.1. Mục tiêu của chương trình mơn Khoa học
Mơn KH góp phần hình thành, phát triển ở HS tình u con người, thiên
nhiên; Trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; Ý thức bảo
vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; Ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên; Tinh thần trách nhiệm với mơi trường sống.
Mơn học góp phần hình thành và phát triển ở HS NL tự chủ và tự học, NL
giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn học góp
phần hình thành và phát triển ở HS NL khoa học tự nhiên, giúp các em có những
hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu mơi trường
tự nhiên xung quanh và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện
tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc
sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.
1.2. Yêu cầu cần đạt
1.2.1 Yêu cầu cần đạt về PC chủ yếu và NL chung
Mơn KH góp phần hình thành và phát triển PC chủ yếu và NL chung theo
các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình
tổng thể.
1.2.2 u cầu cần đạt về NL đặc thù
Mơn KH hình thành và phát triển ở HS NL khoa học tự nhiên, bao gồm các
thành phần: Nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung

7


quanh; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Những biểu hiện của NL khoa học tự
nhiên trong môn Khoa học được trình bày trong bảng sau:
Thành phần
NL


Biểu hiện

Nhận thức − Kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng đơn
khoa học tự giản trong tự nhiên và đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất,
nhiên
năng lượng, thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn, con người và
sức khoẻ, sinh vật và môi trường.
− Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật và hiện
tượng đơn giản trong tự nhiên và đời sống.
− Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt
như ngơn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ.
− So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện tượng
dựa trên một số tiêu chí xác định.
− Giải thích được về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản) giữa các
sự vật và hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng,...).
Tìm hiểu môi − Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối quan
trường
tự hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật bao gồm con người và vấn
nhiên xung đề sức khoẻ.
quanh
− Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các
sự vật, hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng,...).
− Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán.
− Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan
hệ trong tự nhiên và sức khoẻ bằng nhiều cách khác nhau (quan
sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, đọc tài liệu, hỏi người
lớn, tìm trên Internet,...).
− Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành,
làm thí nghiệm tìm hiểu những sự vật, hiện tượng, mối quan hệ


8


Thành phần
NL

Biểu hiện
trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thí
nghiệm, thực hành,...
− Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận
xét, kết luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng.

Vận
dụng − Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ
kiến thức, kĩ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật, bao gồm con người và các
năng đã học biện pháp giữ gìn sức khoẻ.
− Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó
vận dụng kiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ các môn
học khác có liên quan.
− Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù hợp
trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân,
gia đình, cộng đồng và mơi trường tự nhiên xung quanh; trao
đổi, chia sẻ, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
− Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử
trong các tình huống gắn với đời sống.
1.3 Nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục của môn KH bao gồm 6 chủ đề: Chất; Năng lượng; Thực
vật và động vật; Nấm; Vi khuẩn; Con người và sức khỏe; Sinh vật và môi trường.
Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. Tùy theo từng chủ đề, nội
dung giáo dục giá trị và kĩ năng sống; giáo dục sức khỏe, công nghệ, giáo dục mơi

trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,...
được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.
Nội dung khái quát:

9


Mạch nội dung
Chất

Lớp 4

Lớp 5

− Nước

− Đất

− Khơng khí

− Hỗn hợp và dung dịch
− Sự biến đổi của chất

Năng lượng

− Ánh sáng

− Vai trò của năng lượng

− Âm thanh


− Năng lượng điện

− Nhiệt

− Năng lượng chất đốt
− Năng lượng mặt trời, gió và nước
chảy

Thực vật và động − Nhu cầu sống của − Sự sinh sản ở thực vật và động
vật
thực vật và động vật vật
− Ứng dụng thực − Sự lớn lên và phát triển của thực
tiễn về nhu cầu sống vật và động vật
của thực vật, động
vật trong chăm sóc
cây trồng và vật
ni
Nấm, vi khuẩn

− Nấm

− Vi khuẩn

Con người và sức − Dinh dưỡng ở − Sự sinh sản và phát triển ở người
khỏe
người
− Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì
− Một số bệnh liên
quan đến dinh − An tồn trong cuộc sống: Phịng

tránh bị xâm hại
dưỡng

10


Mạch nội dung

Lớp 4

Lớp 5

− An tồn trong
cuộc sống: Phịng
tránh đuối nước
Sinh vật và môi − Chuỗi thức ăn
trường
− Vai trị của thực
vật trong chuỗi thức
ăn

− Vai trị của mơi trường đối với
sinh vật nói chung và con người nói
riêng
− Tác động của con người đến môi
trường

1.4. Định hướng chung về PP giáo dục
PP giáo dục môn KH được thực hiện theo các định hướng chung nêu tại
Chương trình tổng thể, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Tổ chức các hoạt động học tập phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của HS. Chú trọng tạo cơ hội cho HS học qua trải nghiệm; Học qua điều tra, khám
phá thế giới tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, xử lí tình huống thực
tiễn, qua hợp tác, trao đổi với bạn; Học ở trong và ngoài lớp học, ngồi khn
viên nhà trường.
- Dạy học gắn liền với thực tiễn; quan tâm rèn luyện NL vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống thực của HS.
- Vận dụng các PP giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục
tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể; quan tâm đến hứng thú
và chú ý tới sự khác biệt về khả năng của học sinh để áp dụng PP DH phù hợp,
hiệu quả nhằm hình thành, phát triển PC và NL ở mỗi HS.
Tùy theo từng chủ đề, từng bài học, GV có thể lựa chọn một số PP và hình
thức tổ chức dạy học như PP quan sát, thí nghiệm, thực hành, thảo luận theo nhóm,
dạy học giải quyết vấn đề, học theo dự án, học tập dựa trên khám phá/điều tra,
học theo mơ hình 5E; và một số kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, động
não, sư đồ tư duy, KWL,...

11


Chủ đề 2. Tìm hiểu một số PP DH đặc thù mơn Khoa học

Hoạt động 2. Tìm hiểu PP DH nhằm hình thành, phát triển PC , NL
trong dạy học Khoa học
Mục tiêu của hoạt động:
- Trình bày được một số PP DH mơn Khoa học.
- Phân tích được vai trị của các PP đó trong việc hình thành và phát triển PC,
NL chung và NL đặc thù ở HS.
- Vận dụng PP DH môn Khoa học trong thiết kế dạy học một số nội dung cụ
thể.

Nhiệm vụ của học viên:
Làm việc cá nhân rồi thảo luận theo nhóm các nhiệm vụ dưới đây. Tham
khảo thông tin 2 trong thực hiện nhiệm vụ. Sau đó chia sẻ trong nhóm/trước lớp
về kết quả tìm hiểu.
Nhiệm vụ 1. Lựa chọn 01 PP DH và cho ví dụ minh họa thể hiện rõ các bước
đã nêu của PP DH đó và phân tích cơ hội hình thành và phát triển PC , NL chung
và NL đặc thù của HS.
Nhiệm vụ 2. Liên hệ thực tế:
a/ Ở trường bạn, GV có thường xuyên sử dụng PP này trong dạy học môn
Khoa học không? Sử dụng PP này đã hiệu quả chưa? Đưa ra ví dụ minh họa cho
nhận định của bạn.
b/ Tìm hiểu những ưu điểm/thuận lợi và khó khăn của GV khi tổ chức cho
HS theo 1 PP DH mà bạn lựa chọn.
Nhiệm vụ 3. Thực hành hoạt động minh họa PP DH đã chuẩn bị (có thể chỉ
một/một số bước) – trao đổi, rút kinh nghiệm về cách thức sử dụng phương pháp.
Sản phẩm: Kết quả thảo luận trình bày trên giấy A0 hoặc Powerpoint.
Thông tin cơ bản cho hoạt động 2
2.1. PP quan sát
2.1.1. Đặc trưng của PP quan sát

12


Học sinh sử dụng giác quan để thu thập thông tin về các sự vật, hiện tượng.
Sau đó các em xử lí các thơng tin đã tìm được bằng cách đối chiếu, so sánh, phân
tích, tổng hợp,... để rút ra kết luận.
Đối tượng quan sát là tranh, ảnh, sơ đồ, mơ hình, vật thật, các hiện tượng,
q trình xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, trong tự nhiên, hiện tượng diễn
ra trong thí nghiệm, các “bóng nói”, ơ chữ trong tranh ...
Trong q trình quan sát, HS có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ như:

nhiệt kế, kính lúp,... để quan sát hoặc bút giấy để ghi chép thơng tin quan sát được.
Địa điểm quan sát có thể thực hiện ở trong lớp, ngoài lớp (sân trường, vườn
trường, cánh đồng ...), trong phịng thí nghiệm ...
2.1.2. Quy trình thực hiện
Qui trình thực hiện PP quan sát trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học:
Bước 1: Xác định mục đích quan sát: quan sát nhằm đạt được mục đích gì,
quan sát để làm gì.
GV u cầu một vài học HS đọc các câu lệnh, câu hỏi sau logo quan sát trong
sách giáo khoa (SGK). GV có thể kiểm tra xem HS có hiểu được mục đích quan
sát chưa bằng cách đặt lại câu hỏi cho HS, chẳng hạn như: “Nhiệm vụ của chúng
ta sẽ là quan sát cái gì và để làm gì?”.
Những việc làm trên là cần thiết để đảm bảo rằng HS đã biết được mục đích
của nhiệm vụ quan sát: quan sát cái gì, để thu nhận được thơng tin gì. Tránh tình
trạng HS khơng rõ các em cần phải quan sát cái gì và sau khi quan sát khơng phân
tích, xử lí thơng tin được, không rút ra được kiến thức khoa học qua quan sát.
Tùy theo câu lệnh hoặc câu hỏi nếu có từ ngữ/thuật ngữ khó thì GV cần phải
giải thích cho HS.
Bước 2: Thực hiện quá trình quan sát để thu thập thông tin. Sử dụng một
hoặc nhiều giác quan để quan sát đối tượng.
Trước khi HS vào quan sát, GV nên nói để HS biết nhiệm vụ quan sát sẽ
được thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu để HS chủ động và cố gắng, không
bị sa đà vào đối tượng quan sát hoặc nói chuyện riêng.
Giải thích cho HS cách tiến hành quan sát. Chẳng hạn như: Quan sát theo
trình tự; Theo thứ tự từng tranh; Quan sát xem có ai/cái gì trong tranh, họ đang

13


làm gì, nói gì; Tranh vẽ gì; Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi thực hiện thí nghiệm;...
ghi lại các thơng tin quan sát được (nếu cần thiết);

GV khuyến khích HS đưa ra những thắc mắc, câu hỏi khi quan sát. Tổ chức
cho HS quan sát để tìm tịi, phát hiện kiến thức theo hình thức cá nhân, cặp hoặc
nhóm tùy theo mức độ khó của thơng tin cần thu thập. Nếu việc quan sát cần thu
thập các thông tin đơn giản, dễ phát hiện thì có thể theo hình thức cá nhân hoặc
cặp. Yêu cầu thu thập, phát hiện thơng tin phức tạp hơn thì tổ chức theo hình thức
nhóm để các em hỗ trợ nhau. Hạn chế việc sử dụng đối tượng quan sát chỉ để minh
hoạ cho điều GV giảng giải.
Bước 3: Xử lí thơng tin đã thu thập được để rút ra kết luận.
Trên cơ sở HS đã quan sát, GV gợi ý, hướng dẫn HS xử lí các thơng tin đã
tìm được bằng cách đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, nhận xét, khái quát
hóa ... để rút ra kết luận.
GV có thể sử dụng những câu hỏi để dẫn dắt HS biết cách phân tích, xử lí và
thu nhận thơng tin, chẳng hạn như: Em hãy quan sát lại xem mọi người trong
tranh đang làm gì? Việc làm đó là đúng/sai, nên/khơng nên? Em hãy quan sát lại
từng hình, nhìn kĩ vào từng bơng hoa và tìm ra nhị, nhụy của hoa ...
Bước 4: Thơng báo kết quả, trình bày kết quả theo nhóm hoặc trước lớp.
HS báo cáo kết quả thu được qua q trình quan sát và xử lí thơng tin. Tùy
theo nội dung kiến thức và đặc điểm lớp học, GV có thể tổ chức để HS báo cáo
trong nhóm hoặc các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
Lưu ý khi tổ chức cho HS báo cáo trước lớp cần tạo cơ hội cho nhiều nhất
các nhóm HS được báo cáo, nên mỗi nhóm báo cáo từng phần, từng ý khác nhau
để tránh lặp lại, tạo sự nhàm chán cho HS. Nhóm này báo cáo, các nhóm lắng
nghe để nhận xét.
Nên đặt ra những câu hỏi chẳng hạn như: Vì sao các em lại biết điều đó?...
Để tạo cơ hội cho HS được giải thích, nêu được cách các em tư duy để điều chỉnh
khi các em sai hoặc khuyến khích khi các em làm đúng.
2.1.3. Lưu ý
a) Thơng qua việc sử dụng PP quan sát có thể phát triển ở HS:
 NL chung:


14


- NL tự học (khi HS được tự lực tiến hành quan sát để tìm tịi kiến thức, tự
nhận xét việc thực hiện).
- NL giải quyết vấn đề (khi HS từ quan sát, phát hiện vấn đề hoặc từ quan
sát, thu thập thông tin để giải quyết vấn đề).
- NL giao tiếp (khi HS quan sát, ghi lại thông tin bằng các cách khác nhau
(mô tả, bảng, biểu đồ), trao đổi thơng tin quan sát được).
 PC chủ yếu:
- Tình yêu thiên nhiên (khi HS được quan sát các sự vật, hiện tượng tự nhiên).
- Cẩn thận, tuân thủ các quy định về an toàn khi tiến hành quan sát.
- Ham hiểu biết, tìm hiểu thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào giải thích
các sự vật, hiện tượng quan sát được, và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống.
 NL khoa học tự nhiên:
- PP quan sát góp phần hình thành và phát triển cả 3 thành phần NL khoa
học tự nhiên. Đó là:
Thành phần NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh (đưa ra câu hỏi,
quan sát, ghi lại kết quả, rút ra nhận xét, …).
Thành phần nhận thức khoa học tự nhiên: nhận biết được tính chất của sự vật
hiện tượng từ kết quả nghiên cứu.
Thành phần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trong phân tích, giải thích
kết quả.
b) Cần sử dụng kết hợp PP quan sát với các PP khác
PP quan sát thường được sử dụng kết hợp với PP hỏi – đáp hoặc PP hợp tác
nhóm, …
Việc kết hợp với PP hỏi đáp giúp cho GV định hướng, dẫn dắt, gợi mở HS
quan sát tập trung hơn, hướng việc quan sát tới nhiệm vụ học tập cần giải quyết.


15


Việc kết hợp với PP hợp tác nhóm giúp cho các HS hỗ trợ, tương tác cùng
nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập. Cần lưu ý có sự phân cơng cụ thể rõ ràng
trong nhóm, và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia học tập.
2.1.4. Ví dụ minh họa
Khi dạy học về Chủ đề Đất, các nội dung về ngun nhân gây xói mịn đất.
GV tổ chức cho HS quan sát một số hình như:
+ Hình trời mưa, nước đục ngầu chảy mạnh.
+ Hình ở cánh đồng, gió thổi mạnh làm bụi mù mịt.
đồi.

+ Hình sườn dốc, nước đục ngầu đang chảy mạnh, tạo thành các rãnh trên
+ Hình người dân đang phá rừng, làm nương rẫy.
+ Hình đàn bị đang gặm cỏ, một số con chạy, cày xới đất làm bụi mù mịt.

Có thể tiến hành theo PP quan sát với các bước như sau (Có thể tổ chức cho
HS quan sát theo hình thức cá nhân, cặp hoặc nhóm):
Bước 1. HS biết rõ nhiệm vụ quan sát: quan sát các hình, chỉ ra nguyên nhân
gây xói mịn đất.
Bước 2. HS quan sát mỗi hình; GV hướng dẫn các em theo các câu hỏi như:
Dấu hiệu nào cho thấy đất bị xói mịn? Ngun nhân nào đã dẫn tới điều đó? Điều
gì đã ảnh hưởng tới mức độ xói mịn đất? Hoạt động (quan sát được trong hình)
gây ảnh hưởng gì? …
Các em ghi lại thông tin quan sát (nếu thấy cần thiết).
Bước 3. Xử lí thơng tin đã thu thập được để rút ra kết luận.
Trên cơ sở HS đã quan sát, gợi ý, hướng dẫn HS xử lí các thơng tin đã tìm
được bằng cách đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, nhận xét để rút ra kết luận.
GV có thể sử dụng những câu hỏi để dẫn dắt HS biết cách phân tích, xử lí

thơng tin, chẳng hạn như: Với kết quả quan sát được như vậy, có những nguyên
nhân nào gây ra xói mịn đất? …

16


Bước 4. Thơng báo/trình bày kết quả theo nhóm hoặc trước lớp.
HS báo cáo kết quả thu được (GV có thể tổ chức để HS báo cáo trong nhóm
hoặc các nhóm báo cáo kết quả trước lớp).
Nên đặt ra những câu hỏi giúp các HS phân tích, mở rộng thêm. Ví dụ sau
khi HS trình bày các ngun nhân dẫn đến đất trồng bị xói mịn, GV nêu câu hỏi:
Vì sao các em lại đưa ra những nguyên nhân làm xói mịn đất như vậy? Tiếp theo,
GV có thể giúp các em hệ thống lại những nguyên nhân đã đưa ra thành các nhóm
nguyên nhân:
+ Tác động của tự nhiên: mưa, gió.
+ Tác động của động vật: đào, xới đất.
+ Tác động của con người: chặt phá rừng, cây cối, làm mất lớp cỏ trên mặt
đất,...
2.2. PP thí nghiệm
GV đọc thơng tin cơ bản về PP thí nghiệm tại Phụ lục: Một số PP, kỹ thuật
dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mơ-đun 2.0
Ví dụ minh họa
GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm về sự tạo thành và sự thay đổi bóng
của vật (chủ đề Ánh sáng).
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
Bước 1. Xác định mục đích thí nghiệm
Tìm hiểu: Bóng xuất hiện khi nào? Ở đâu? Khi nào thì kích thước bóng của
vật nhỏ đi/to lên? Vật như thế nào sẽ khơng tạo thành bóng? ...
Có thể cho HS đưa ra các dự đoán.
Bước 2. Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm:

Sau đây là một thí nghiệm tìm hiểu về sự tạo thành bóng của vật. Bố trí thí
nghiệm như hình. Đặt quyển sách chắn giữa đèn và tấm bìa. Khi bật đèn, trên tấm
bìa ta quan sát thấy bóng của quyển sách.

17


Bước 3. Làm thí nghiệm để tìm hiểu (kiểm tra các dự đoán).
Rút ra nhận xét về sự tạo thành bóng (điều kiện để tạo thành bóng, vị trí của
bóng) và sự thay đổi của bóng.
Bước 4. Phân tích kết quả để rút ra kết luận.
Từ kết quả, suy luận, phân tích để rút ra nhận xét, kết luận về sự tạo thành
bóng (điều kiện để tạo thành bóng, vị trí của bóng) và sự thay đổi của bóng. Kết
luận về tính đúng đắn của các dự đốn.
Bước 5: Thơng báo kết quả.
HS báo cáo kết quả thu được. GV có thể tổ chức để HS báo cáo trong nhóm
hoặc các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS, các nhóm lắng nghe để nhận
xét.
Nên đặt ra những câu hỏi chẳng hạn như: Các em đã thay đổi vị trí tấm chắn
như thế nào? Các em có có gặp khó khăn gì khi tiến hành thí nghiệm hay
khơng? …
2.3. Dạy học dựa trên tìm tịi, khám phá khoa học (dạy học khám phá)
2.3.1. Đặc trưng của dạy học khám phá
Dạy học khám phá có một số đặc trưng sau đây:
(1) HS được thu hút bởi các câu hỏi định hướng khoa học.

18


Trong nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học thường đặt ra hai loại câu hỏi

chủ yếu là “Tại sao?” và “Như thế nào?”. Loại câu hỏi thứ nhất hỏi về những điều
hiển nhiên đang tồn tại, ví dụ: Tại sao cây bàng rụng lá vào mùa đông? Tại sao
gấu khơng cần ăn vào mùa đơng? Tại sao tim có thể hoạt động suốt đời? ... Loại
câu hỏi thứ hai hỏi về cách thức hình thành những điều đó, ví dụ: Cá hơ hấp như
thế nào? Q trình tiêu hóa của chúng ta diễn ra như thế nào? ... Các câu hỏi thứ
hai thường dễ tìm được câu trả lời hơn so với các câu hỏi loại một.
Trong dạy học khám phá, GV đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng
cho HS tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi như vậy. Đôi khi, để đơn giản và phù
hợp với mức độ nhận thức của HS, GV cũng có thể chuyển từ một câu hỏi “tại
sao” thành một câu hỏi “như thế nào”.
(2) HS tiến hành tìm kiếm, thu thập các bằng chứng và sử dụng chúng để xây
dựng và đánh giá các cách giải thích cho câu hỏi định hướng khoa học đã được
đặt ra ban đầu.
Các nhà khoa học thu thập các bằng chứng như những dữ liệu khoa học bằng
cách ghi lại những quan sát và thực hiện các đo lường. Các dữ liệu chính xác có
thể được kiểm tra bằng cách lặp lại các quan sát hoặc thực hiện các đo lường mới.
Trong lớp học, HS sử dụng các dữ liệu này để tạo thành các giải thích cho các
hiện tượng khoa học. Các cách giải thích khoa học cần phải phù hợp với các bằng
chứng đang có và mang đến cho HS những hiểu biết mới.
(3) HS công bố kết quả, kiểm chứng và đánh giá cách giải thích của mình
bằng cách đối chiếu nó với cách giải thích của bạn bè và với các kiến thức khoa
học.
Khám phá khoa học khác với các dạng khám phá khác ở chỗ các giải thích
được đề xuất có thể được xem xét lại, thậm chí có thể bị loại bỏ dưới ánh sáng
của những phát hiện mới. Các nhà khoa học cần phải công bố nghiên cứu của
mình một cách trung thực và chi tiết đủ để những nhà khoa học khác có thể tái tạo
lại các nghiên cứu đó nếu cần thiết.
Tương tự như vậy, HS sẽ thu được nhiều lợi ích khi họ chia sẻ và so sánh kết
quả của mình với các bạn trong lớp, thơng qua đó, tạo cơ hội cho họ đặt ra các
câu hỏi, kiểm tra các bằng chứng, xác định các lập luận sai lầm, xem xét các giải

pháp thay thế. Họ cũng có thể nhận thức được kết quả của họ có quan hệ với các
kiến thức khoa học hiện tại như thế nào.
2.3.2. Quy trình dạy học khám phá

19


Dạy học khám phá không phải là một chuỗi các hoạt động theo quy trình
cứng nhắc mà có thể được thay đổi và sử dụng linh hoạt phụ thuộc vào mức độ
nhận thức và năng lực của HS. Trong bài học này, có thể thấy đầy đủ các đặc
trưng của dạy học khám phá; nhưng trong bài học khác, chỉ một vài đặc trưng
được thể hiện rõ. Căn cứ vào mức độ chủ động của HS trong quá trình học tập, có
thể phân chia và vận hành dạy học khám phá theo các bước và các mức độ sau
đây:
Các bước vận
hành dạy học
khám phá

Các mức độ của dạy học khám phá
Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Câu hỏi định HS được GV
hướng khoa cung cấp sẵn
học

các câu hỏi
định hướng.

HS làm rõ hơn
câu hỏi được
cung cấp bởi
GV hoặc các
nguồn tài liệu
khác.

HS lựa chọn HS tự đặt ra
trong số các các câu hỏi.
câu hỏi có
sẵn, từ đó
cũng có thể
đề xuất câu
hỏi mới.

HS được cung
cấp các dữ liệu
và hướng dẫn
cách
phân
tích.

HS được cung
cấp các dữ liệu
và được yêu
cầu phân tích.


HS
được
hướng dẫn để
thu thập các
dữ liệu.

HS xác định
được
các
bằng chứng
phù hợp cần
thu thập.

Tạo ra các HS được cung HS được cung
giải thích từ cấp các giải cấp một số
các
bằng thích.
cách thức sử
chứng
thu
dụng các bằng
thập được
chứng để tạo
thành các giải
thích.

HS
được
hướng dẫn để
tổng hợp các

bằng chứng
và tạo ra các
giải thích.

HS tạo nên
các
giải
thích sau khi
nghiên cứu,
tổng hợp các
bằng chứng.

Tìm kiếm các
bằng chứng
cần thiết để trả
lời cho câu hỏi

Đối chiếu, kết HS được cung HS được chỉ HS
được HS độc lập
nối các giải cấp các kiến dẫn tới các hướng dẫn kiểm tra các
thức khoa học
cách
thức nguồn
tài

20


Các bước vận
hành dạy học

khám phá

Các mức độ của dạy học khám phá
Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

thích với kiến có liên quan nguồn
kiến kiểm tra các
thức khoa học đến các giải thức khoa học. nguồn tài liệu
thích.
khác và tạo ra
kết nối giữa
chúng
với
các
giải
thích.

liệu khác và
tạo ra kết nối
giữa chúng
với các giải
thích.

Cơng bố kết HS được chỉ

quả, chia sẻ, dẫn từng bước
đánh giá các trong
quy
giải thích
trình cơng bố
kết quả và
đánh giá các
giải thích.

HS tạo ra
những lập
luận logic,
khoa học để
cơng bố kết
quả và đánh
giá các giải
thích.

HS được trợ
giúp ở một số
bước trong quy
trình cơng bố
kết quả và
đánh giá các
giải thích.

HS
được
hướng dẫn
trong

q
trình tạo ra
những
lập
luận logic,
khoa học để
cơng bố kết
quả và đánh
giá các giải
thích.

2.3.3. Lưu ý
a) Thơng qua sử dụng PP DH khám phá có thể phát triển ở HS:
 Các NL chung:
- NL tự học (khi HS đưa ra câu hỏi, đưa ra phương án tìm tịi khám phá, lập
kế hoạch thực hiện, tự đánh giá việc thực hiện).
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo (khi HS đưa ra câu hỏi, tìm kiếm các bằng
chứng cần thiết, giải thích để trả lời cho câu hỏi).
- NL giao tiếp (khi HS quan sát, ghi lại thông tin bằng các cách khác nhau
(mô tả, bảng, biểu đồ), trao đổi, công bố kết quả.
- NL hợp tác (khi HS tiến hành khám phá theo nhóm).
 PC chủ yếu:

21


- Tình yêu con người, cây cối, con vật,... (khi HS làm khám phá tìm hiểu về
các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên).
- Phát huy trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên.
 NL khoa học tự nhiên:

là:

PP DH khám phá giúp phát triển NL đặc thù – NL khoa học tự nhiên. Cụ thể

Thành phần NL tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung quanh: đưa ra câu hỏi, đề
xuất các phương án thực nghiệm, tìm kiếm, thu thập dữ liệu và các bằng chứng
cần thiết, ghi lại kết quả, đưa ra các giải thích từ các bằng chứng thu thập được,…).
Thành phần nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được tính chất của sự
vật hiện tượng từ kết quả nghiên cứu; Tạo ra kết nối giữa các giải thích của họ với
kiến thức khoa học.
Thành phần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: trong đưa ra dự đoán,
phương án kiểm tra dự đốn, giải thích kết quả, tự đánh giá việc thực hiện.
2.3.4. Ví dụ về việc vận dụng dạy học khám phá theo định hướng năng lực
học sinh
Bài. Nhu cầu ánh sáng của thực vật
Những kĩ năng cần hướng tới: kĩ năng đặt ra các câu hỏi có thể kiểm chứng
được (đặt câu hỏi định hướng khoa học), kĩ năng xây dựng các giải thích, kĩ năng
vận dụng những điều đã học vào những tình huống tương tự hoặc tình huống
mới…
Mở đầu bài học, GV nêu tình huống và hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi
dựa trên tình huống đó như sau:
Tình huống xuất phát: Một nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu nhu cầu sống của
cây đậu tương (Chủ đề Nhu cầu sống của thực vật và động vật, lớp 4). Ông chọn
hai cây đậu tương đang phát triển tốt được trồng trong các hộp xốp có đất ẩm. Sau
đó, ơng đặt một cây trong phịng có ánh sáng và cây còn lại đặt trong phòng tối.
Cả hai phòng này đều có nhiệt độ, độ ẩm và độ thống khí như nhau. Khi kiểm
tra lại sau một tuần, ơng thấy một cây vẫn xanh tốt, một cây có lá chuyển dần sang
màu vàng.
Các câu hỏi và tiến trình GV cùng HS lần lượt thảo luận:


22


1. Trong thí nghiệm trên, nhân tố nào tạo ra sự khác biệt giữa 2 cây đậu
tương? Nhân tố đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây?
(Nhà nghiên cứu đã thiết kế thí nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng của nhân tố
ánh sáng đến sự phát triển của cây. Tuy nhiên, một số HS có thể phát biểu rằng
thí nghiệm đó cho thấy độ ẩm cần thiết cho sự phát triển (dựa trên dữ kiện các
hộp xốp có đất ẩm). Một số HS khác cho rằng nhiệt độ ấm áp là cần thiết. Cũng
có những HS nêu được một vài ý tưởng liên quan đến ánh sáng… GV nên để HS
thảo luận về các ý tưởng đó, đặc biệt lưu ý với HS về sự giống và khác nhau giữa
các dữ kiện về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng trong thí nghiệm đó. Từ đó, đặt và
hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi 2).
2. Nhà nghiên cứu thiết kế thí nghiệm này để kiểm tra ảnh hưởng của nhân
tố nào đến sự phát triển của cây? Câu hỏi nào đã định hướng cho nhà nghiên cứu
thiết kế thí nghiệm đó? Theo em, câu hỏi đó đã tốt chưa? Tại sao? Nếu có thể viết
lại, em sẽ đặt câu hỏi như thế nào và sẽ làm gì để trả lời cho câu hỏi đó?
(HS có thể nhận thấy nhân tố khác biệt trong thí nghiệm này là ánh sáng, và
dưới sự gợi ý của GV, HS hiểu được rằng nhà nghiên cứu thiết kế thí nghiệm để
kiểm tra sự cần thiết của ánh sáng đối với sự phát triển của cây đậu tương. Tuy
nhiên, câu hỏi định hướng mà nhà nghiên cứu đặt ra ban đầu là: “Nhu cầu sống
của cây đậu tương là gì?”. Câu hỏi này khá chung chung và để trả lời nó thì có
thể thiết kế nhiều thí nghiệm về các nhân tố khác nữa chứ khơng chỉ có ánh sáng.
Do vậy, để phù hợp hơn với thí nghiệm này, nên đặt câu hỏi: “Cây sẽ phát triển
tốt hơn khi có hay khơng có ánh sáng?”. Câu hỏi này sẽ chỉ rõ là cần thiết kế thí
nghiệm và thu thập các dữ liệu nào. Để trả lời câu hỏi này, cần phải so sánh sự
phát triển của cây đặt trong bóng tối và trong điều kiện có áng sáng, từ đó rút ra
kết luận. Thơng qua q trình thảo luận, HS cũng nhận thức được rằng để kiểm
tra ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, cần bố trí thí nghiệm sao cho các nhân tố
khác là giống nhau, chỉ khác nhau về nhân tố cần kiểm tra. Bên cạnh đó, việc đặt

câu hỏi định hướng nghiên cứu ban đầu cũng rất quan trọng. Câu hỏi càng rõ
ràng thì việc thiết kế thí nghiệm, thu thập bằng chứng và rút ra kết luận càng hiệu
quả).
3. Dựa trên câu hỏi mà em đã đặt ra, hãy xem xét lại kết quả của thí nghiệm
trên. Em có thể rút ra kết luận gì từ kết quả đó?
(HS có thể rút ra kết luận rằng: Các bằng chứng (kết quả thí nghiệm) cho
thấy ánh sáng cần thiết cho sự phát triển của cây đậu tương và với nhiều loại cây
khác).

23


Đến thời điểm này, GV có thể đặt thêm các câu hỏi để giúp HS có thể vận
dụng các kiến thức vừa học để giải quyết các tình huống tương tự hoặc các tình
huống mới.
4. Hãy đặt câu hỏi định hướng và thiết kế thí nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng
của các nhân tố khác (nhiệt độ, độ ẩm, độ thống khí…) đến sự phát triển của cây.
Thực hiện thí nghiệm và báo cáo kết quả sau một tuần.
Có thể thấy, với việc vận dụng tìm tịi – khám phá trong dạy học, HS khơng
những có thể hiểu biết một cách sâu sắc kiến thức của bài học, mà còn được tham
gia vào quá trình nghiên cứu và học cách suy nghĩ như một nhà khoa học: phân
tích sự phù hợp của câu hỏi định hướng, tìm kiếm, thu thập dữ liệu và các bằng
chứng cần thiết, xây dựng các giải thích, tạo ra kết nối giữa các giải thích của họ
với kiến thức khoa học. HS cũng có cơ hội để trao đổi, tranh luận, biết cách lập
luận để bảo vệ ý kiến của mình cũng như biết cách lắng nghe và học hỏi từ bạn
bè. Đó là những kĩ năng mà giáo dục cần trang bị cho người học để có thể có một
cuộc sống thành cơng trong thế kỉ 21.
2.4. Dạy học theo PP bàn tay nặn bột
GV đọc thông tin cơ bản về PP bàn tay nặn bột tại Phụ lục: Một số PP, kỹ
thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mơ-đun 2.0

Ví dụ minh họa
Bài Nấm rơm và vai trò của nấm rơm (Chủ đề Nấm, vi khuẩn)
1. Mục tiêu
- Mô tả được các thành phần cấu tạo, đặc điểm chủ yếu của nấm rơm.
- Trình bày được vai trò của nấm rơm trong đời sống.
2. Thiết bị dạy học
- Mẫu vật thật: nấm rơm
- Kính lúp, kim mũi mác dùng để phân tích mẫu vật.
3. Tiến trình dạy học cụ thể

24


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Tình huống xuất phát
+ GV đưa ra mẫu nấm rơm, giới thiệu + HS quan sát, tò mò khám phá tìm hiểu
nấm gồm rất nhiều loại, thường sống nấm và ý thức được nhiệm vụ cần làm.
trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ
mục.
Đồng thời GV đặt câu hỏi: "Theo các
em thành phần,đặc điểm cấu tạo của
nấm rơm như thế nào?Chúng sống ở
đâu và có vai trị thế nào trong đời
sống?".
Bước 2: Hình thành câu hỏi của học sinh
+ GV u cầu: HS dự đốn về hình + HS suy nghĩ cá nhân ban đầu về thành
dạng cấu tạo, nơi sống và vai trò của phần cấu tạo, đặc điểm, nơi sống và vai

nấm rơm, khuyến khích dùng hình vẽ trị của nấm rơm.
để mơ tả lại cấu tạo
+ GV yêu cầu HS: "Các em hãy vẽ
vào vở thực hành hình vẽ theo suy + HS vẽ theo suy nghĩ cá nhân ban đầu
nghĩ của mình thành phần, đặc điểm về thành phần cấu tạo, đặc điểm của
nấm rơm.
cấu tạo của nấm rơm".
+ Trong thời gian HS vẽ các ý kiến
của mình vào vở thực hành, GV tranh
thủ quan sát nhanh để tìm các hình vẽ + Thời gian cho hoạt động này khoảng
đúng và cần phải chú trọng đến các 3-5 phút.
hình vẽ sai (quan niệm ban đầu của
Ví dụ về biểu tượng ban đầu của một số
HS)
HS:
- Nấm rơm có mũ to, trắng

25


×