Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề cương ôn thi chế tạo máy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 26 trang )

1. Đặc điểm nhận dạng các chi tiết dạng hộp, yêu cầu kỹ thuật và tính công nghệ trong
kết cấu.
TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU
2. Phương pháp chọn chuẩn định vị khi gia công họ các chi tiết dạng hộp, hình vẽ minh
hoạ.
3. Quy trình công nghệ chung khi gia công các chi tiết dạng hộp.
4. Phương pháp gia công mặt phẳng làm chuẩn và các mặt phẳng khác của hộp tuỳ theo
dạng sản xuất, dạng phôi và đặc điểm của sản phẩm.
5. Phương pháp xác định chế độ cắt (t, S, V) bằng tra bảng và tính toán, cho ví dụ minh
hoạ.
6. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp gia công các lỗ lắp ghép (lỗ chính) của hộp tuỳ theo
dạng sản xuất, dạng phôi và đặc điểm của sản phẩm.
7. Đặc điểm kỹ thuật của các lỗ phụ trên các chi tiết dạng hộp và phương pháp chế tạo
tuỳ theo dạng sản xuất, dạng phôi và đặc điểm của sản phẩm.
8. Phương pháp chọn chuẩn thô, chuẩn tinh thống nhất và chuẩn tinh phụ khi gia công
họ các chi tiết dạng càng, hình vẽ minh hoạ.
9. Quy trình công nghệ chung (thứ tự các nguyên công) khi gia công các chi tiết dạng
càng.
Từ sự phân tích chuẩn gia công ở trên, các nguyên công chủ yếu để gia công các chi tiết
dạng càng bao gồm:
- Gia công mặt đầu.
- Gia công các vấu tì phụ (nếu có).
- Gia công thô và tinh các lỗ cơ bản.
- Gia công các lỗ khác, các lỗ có ren và các mặt còn lại.
- Hớt sửa, cân bằng trọng lượng (nếu cần).
- Kiểm tra.
10.Đặc điểm nhận dạng các chi tiết dạng càng, yêu cầu kỹ thuật và tính công nghệ trong
kết cấu.
11.Phương pháp gia công mặt đầu làm chuẩn và lỗ lắp ghép chính trên càng tuỳ theo
dạng sản xuất, dạng phôi và đặc điểm của sản phẩm.
12.Quy trình công nghệ chung (thứ tự các nguyên công) khi gia công các chi tiết dạng


trục.
- Bước gia công chuẩn bị: 2 mặt đầu và khoan các lỗ tâm
- Gia công trước nhiệt luyện (trục có yêu cầu nhiệt luyện), gia công thô, bán tinh để cắt
bớt lượng dư, đảm bảo độ thấm tôi đều.
- Nhiệt luyện
- Nắn thẳng trục (nếu có)
- Gia công tinh sau nhiệt luyện: mài và đánh bóng
13.Phương pháp chọn chuẩn định vị gia công cho các chi tiết dạng trục trong các điều
kiện cụ thể (hình vẽ minh hoạ).
14.Biện pháp gia công mặt đầu và lỗ tâm các chi tiết dạng trục tuỳ theo dạng sản xuất,
dạng phôi và đặc điểm của sản phẩm (vẽ một số sơ đồ).
15.Biện pháp tiện thô và tinh các bậc trục trong điều kiện sản xuất đơn chiếc, hàng loạt
nhỏ và vừa. Các phương pháp bố trí dao và cách ăn dao khi tiện các bậc trục bằng
nhiều dao.
16.Phương pháp gia công ren và răng trên trục trong các trường hợp cụ thể.
17.Phương pháp gia công then và then hoa trên trục trong các điều kiện cụ thể.
18.Phương pháp gia công mặt lệch tâm và mặt cam trên trục.
19.Phương pháp chọn chuẩn định vị gia công cho các chi tiết dạng bạc trong các điều
kiện cụ thể (hình vẽ minh hoạ). Thứ tự các nguyên công cơ bản khi gia công các chi
tiết dạng bạc.
20.Phương pháp gia công các mặt chính của bạc (mặt ngoài và trong) tuỳ theo các dạng
phôi, kết cấu và dạng sản xuất cụ thể.
21.Nêu các dạng lỗ phụ có trên các chi tiết dạng bạc và phương pháp gia công nó (sơ đồ
gia công cụ thể).
Để gia công các lỗ này, bạc thường được định vị vào mặt đầu và mặt ngoài hoặc mặt trong
và mặt đầu. Hình 1 là một ví dụ về định vị vào mặt lỗ và mặt đầu nhờ chốt trụ ngắn để
khoan lỗ kẹp chặt
- Nếu sản lượng ít, khoan lỗ trên máy khoan đứng với đồ gá có bạc dẫn hoặc khoan theo
dấu
- Nếu sản lượng nhiều thì khoan trên máy rovonve, hoặc đầu khoan nhiều lỗ.

22.Nêu 9 bước cơ bản khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy. Gải thích sơ
lược nội dung của từng bước.
- Xác định dạng sản xuất
- Phân tích chi tiết gia công
- Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
- Thiết kế các nguyên công công nghệ
+ Chọn trình tự nguyên công và các bước trong nguyên công
+ Vẽ sơ đồ gá đặt
+ Chọn máy công nghệ
+ Chọn đồ gá
+ Chọn dụng cụ cắt
+ Chọn dụng cụ kiểm tra
+ Chọn dung dịch trơn nguội
- Xác định lượng dư và kích thước trung gian
- Xác định chế độ cắt
- Xác định thời gian gia công
- Lập phiếu tổng hợp nguyên công
- Thiết kế đồ gá
23.Khi lập quy trình công nghệ gia công (xác định thứ tự các NC và các bước trong NC )
ta nên căn cứ vào những gì đã học và nêu 10 nguyên tắc cơ bản cần phải chú ý khi xác
định thứ tự các nguyên công trong quy trình công nghệ.
10 nguyên tắc
- Nguyên công sai phải làm giảm được sai số và tăng độ bóng của nguyên công trước để
lại
- Trước hết phải gia công các bề mặt dùng để làm chuẩn cho các nguyên công sau
- Tiếp theo đó cần gia công các bề mặt có lượng dư lớn để có khả năng phát hiện biến
dạng của chi tiết
- Những nguyên công có khả năng phát hiện ra khuyết tật bên trong hoặc gây biến dạng
lớn thì phải gia công đầu tiên
- Các bề mặt còn lại nên gia công theo nguyên tắc sau: bề mặt càng chính xác thì gia công

càng sau
- Cuối cùng là gia công bề mặt chính xác cao nhất và có ý nghĩa lớn nhất đối với tính chất
sử dụng của chi tiết. Nếu bề mặt này đã gia công trước một lần rồi thì cuối cùng phải gia
công lại
- Các lỗ trên chi tiết (các lỗ phụ) thường được gia công cuối cùng (trừ lỗ làm chuẩn)
- Không nên gia công thô và tinh bằng các dao định kích thước trên cùng một máy
- Nếu chi tiết cần phải nhiệt luyện thì nên chia quy trình công nghệ ra làm 2 giai đoạn: gia
công trước nhiệt luyện và sau nhiệt luyện
- Các nguyên công kiểm tra phải tiến hành sau các nguyên công có khả năng gây nhiều
phế phẩm, các nguyên công chính hoặc phức tạp và cuối cùng là tổng kiểm tra.
24.Nêu cơ sở và các vấn đề cần chú ý khi chọn máy và dụng cụ cắt cho từng nguyên công.
Cho một ví dụ minh hoạ về một việc chọn máy hợp lý và một việc chọn máy không hợp
lý.
Chọn máy
- Kích thước máy phải phù hợp với kích thước chi tiết gia công và phạm vi gá đặt phôi
trên máy
- Máy phải đảm bảo được năng suất gia công
- Máy phải có khả năng làm việc với tốc độ cắt tối ưu gần nhất với chế độ cắt tối ưu
- Nên chọn các máy vạn năng, máy chuyên dùng phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế
và trình độ phát triển của kỹ thuật cơ khí VN
Chọn dụng cụ cắt
- Dụng cụ cắt được chọn theo kết cấu của bề mặt gia công, vật liệu gia công, độ chính xác
và năng suất yêu cầu.
- Khi chọn phải chú ý đến kích thước của bề mặt gia công, đặc biệt đối với các dao định
kích thước như phay ngón, dao phay moodun, mũi khoan, mũi doa…kích thước và các
thông số hình học của dao phải được gi rõ và chỉ ra các tài liệu tham khảo các thông số
này.
Ví dụ
25.Để lập và vẽ sơ đồ gá đặt ta cần chú ý những gì và thực hiện công việc này như thế nào
theo quy định. Cho ví dụ minh hoạ.

Để lập và vẽ sơ đồ gá đặt trước hết cần phải chọn trước các bề mặt làm chuẩn và bề mặt nào
là bề mặt cần gia công với các bề mặt chuẩn đó. Khi chọn chuẩn cần tuân theo 5 nguyên tắc
chọn chuẩn thô và 5 nguyên tắc chọn chuẩn tinh. Các mặt chuẩn phải được khống chế đủ số
bậc tự do cần thiết, không được thừa, không được thiếu. Tại mỗi nguyên công, mỗi bước
phải vẽ phôi ở vị trí gia công theo kích thước ước lệ.
26.Mục đích của việc thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp, tài liệu ban đầu cần cung cấp
cho người thiết kế, trình tự thiết kế cần thực hiện.
27.Vì sao phải phân loại và mã hoá chi tiết. Để phân loại chi tiết người ta dựa vào các đặc
trưng (quan điểm) nào. Nêu một số thuộc tính quan trọng đặc trưng thuộc về tính kết
cấu và thuộc tính công nghệ.
- Vì các chi tiết khác nhau nhưng cũng có cùng các bước gia công cơ, cùng đặc điểm công
nghệ nên cần phải phân loại và mã hóa chi tiết thành một nhóm, để dễ quản lý và nhận
biết hơn
- Để phân loại người ta dựa vào: đặc điểm kết cấu, đặc điểm công nghệ và dựa vào 2 đặc
điểm trên để phân loại.
28.Công nghệ điển hình là gì, mục đích, ý nghĩa, ưu điểm, nội dung cần thực hiện và các
lưu ý khi thực hiện. Phạm vi áp dụng công nghệ điển hình và điểm phân biệt với công
nghệ nhóm. Việc bố trí máy móc và trang thiết bị trong gia công nhóm khác gì so với
việc bố trí này trong công nghệ điển hình.
29.Công nhóm hình là gì, mục đích, ý nghĩa, ưu điểm, nội dung cần thực hiện và các lưu ý
khi thực hiện.Phạm vi áp dụng công nghệ nhóm và điểm phân biệt với công nghệ điển
hình. Việc bố trí máy móc và trang thiết bị trong gia công nhóm khác gì so với việc bố
trí này trong công nghệ điển hình.
Khái niệm về phân nhóm chi tiết gia công trong công nghệ nhóm. Phương pháp phân
nhóm trong công nghệ nhóm. Quan điểm phân nhóm trong công nghệ nhóm.
- Phân nhóm chi tiết gia công là bước đầu tiên và quan trọng, nếu phân nhóm tốt tức là tập
hợp nhiều đặc trưng công nghệ chung cho mỗi nhóm và về cơ bản đã xác định đúng giả
pháp công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho bước 2
- Nhóm chi tiết là tập hợp các chi tiết có đặt tính chung về trang bị công nghiệp. việc

phân nhóm chi tiết gia công dựa vào đặc điểm kết cấu và đặc điểm công nghệ của chúng.
- Các phương pháp phân nhóm:
+ Xem xét bằng mắt
+ Phân tích quá trình chế tạo
+ Phân loại và mã hóa chi tiết
30.Vị trí của lắp ráp trong quá trình sản xuất, khối lượng lao động và tầm quan trọng của
công nghệ lắp ráp. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với lắp ráp.
Vị trí của lắp ráp trong sản xuất: là vị trí của các chi tiết được lắp ghép lại với nhau trong
công đoạn lắp ráp
- Nhiệm vụ và yêu cầu đối với lắp ráp
Phải đảm bảo được các yêu cầu: đảm bảo tính năng kỹ thuật của sản phẩm theo yêu cầu
nghiệm thu, năng suất lắp ráp cao, hạ giá thành sản phẩm
31.Phân loại các mối lắp cơ khí, cho ví dụ. Nêu khái niệm về độ chính xác lắp ghép,
nguyên nhân ảnh hưởng, các vấn đề cần chú ý khi lắp ráp để giảm sai số lắp ráp.
32.Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn và không hoàn toàn, đặc điểm, điều kiện áp dụng, sự
khác nhau cơ bản của hai phương pháp này.
 Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn là vị trí của các chi tiết trong cụm hay sản phẩm lắp mà
không cần sửa chữa hay điều chỉnh nhưng cần đảm bảo mọi tính chất lắp ráp của nó theo
yêu cầu thiết kế.
- Phương pháp này đơn giản, cho năng suất lắp ráp cao, không đòi hỏi trình độ công nhân
cao, dễ dàng xây dựng những định mức kỹ thuật nhanh chóng và chính xác, kế hoạch lắp
ổn định, có khả năng cơ khí hóa và tự động hóa, mặt khác rất thuận tiện cho sửa chữa,
thay thế
- Điều kiện áp dụng: độ chính xác gia công của chi tiết, số khâu trong chuổi kích thước
lắp, dung sai khâu khép kín trong chuỗi
 Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn là phương pháp cho phép chúng ta mở rộng phạm
vi dung sai của các khâu thành phần để dễ gia công chế tạo hơn, nhưng khi lắp ráp phải
đảm bảo những yêu cầu của khâu khép kín do thiết kế đề ra.
33.Phương pháp lắp chọn, đặc điểm, cho ví dụ minh hoạ và thể hiện bằng sơ đồ lắp. Ưu
nhược điểm của phương pháp lắp chọn.

Phương pháp lắp chọn là phương pháp cho phép mở rộng dung sai chế tạo các chi tiết lắp,
sau đó dựa vào kích thước của chúng để chọn lắp, sau đó đạt được yêu cầu của khâu khép
kín, lắp chọn được tiến hành theo 2 phương pháp: chọn lắp tưng bước và chọn lắp theo
nhóm.
34.Bản chất và đặc điểm, phạm vi áp dụng của phương pháp lắp sửa, cho ví dụ minh hoạ.
Các chú ý khi thực hiện phương pháp lắp sửa? Cách điều chỉnh tâm dung sai của
khâu bồi thường trong lắp sửa.
Phương pháp lắp sửa là sửa chữa kích thước của một khâu chọn trước trong các khâu thành
phần của sản phẩm lắp bằng cách lấy đi một lượng kim loại cần thiết trên bề mặt lắp ghép
của nó để đạt được yêu cầu dung sai của mối lắp.
Cần chú ý một số đặc tính sau: 1. Không chọn khâu bồi thương là khâu chung của hai chuổi
kích thước kiên kết, bỡi lẽ khi sửa chữa cho đạt yêu cầu của chuỗi kích thước này lại có thể
phá vỡ điều kiện của chuỗi kích thước kia. 2. Vấn đề tiếp theo chú ý là phải chọn một khâu
bồi thường như thế nào để lượng dư cạo và sửa vừa đủ, không quá nhiều hoặc khoog quá ít.
3. Cách tính lượng dư, điều chỉnh vị trí trung tâm dung sai của khâu bồi thường
35.Các hình thức tổ chức lắp ráp: đặc điểm, phạm vi ứng dụng.
Hình thức tổ chức lắp ráp là kiểu, cách tổ chức công việc lắp ráp một sản phẩm nào đó ở
một phân sưởng lắp ráp cụ thể, chọn hình thức lắp ráp hợp lý sẽ có ý nghĩ quyết định đến
chất lượng và năng suất lắp rám, phụ thuộc vào các yếu tố:
- Dạng sản xuất của sản phẩm
- Mức độ phức tạp của sản phẩm
- Độ chính xác đạt được của chi tiết lắp
- Tính chất của mối lắp
- Phương pháp lắp
- Trọng lượng của sản phẩm
- Trang thiết bị và trình độ kỹ thuật của phân xưởng
Người ta phân ra 2 hình thức tổ chức lắp ráp: cố định và di động
- Lắp ráp cố định: cố định tập trung, cố định phân tán
- Lắp ráp di động: tự do và cưỡng bức
- Lắp ráp dây chuyền: là hình thức lắp ráp di động nhưng ở trình độ cao hơn, là cơ sở để

tiến tới tự động hóa quá trình lắp ráp.
36.Yêu cầu của việc lắp vít cấy, bulông và đai ốc. Các dụng cụ cầm tay đơn giản cũng như
các loại dụng cụ cơ khí sử dụng để lắp các mối lắp này.
37.Đặc điểm của mối lắp then và then hoa, yêu cầu lắp ghép, phương pháp lắp ghép, dụng
cụ lắp ghép và phương pháp kiểm trađộ chính xác lắp ghép.
38.Đặc điểm lắp ghép (yêu cầu kỹ thuật lắp ghép) của ổ trượt liền và ổ trượt hai nửa,
phương pháp lắp ráp, dụng cụ lắp ráp.
39.Đặc tính lắp ghép ổ lăn, phương pháp lắp ổ lăn tren trục, phương pháp cố định ổ lăn
dọc trục và phương pháp điều chỉnh khe hở ổ bi côn.

×