Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

phân tích sự tác động của ý thức xã hội với tồn tại xã hội đưa ra một tình huống cụ thể phân tích tác động tích cực của một truyền thống tốt đẹp với đời sống xã hội nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.17 KB, 17 trang )

Mục lục:
Trang
A. Lời mở đầu.

2

B. Nội dung:
Phần I. Phân tích tồn tại xã hội

3

và ý thức xã hội.
Phần II. Vận dụng: Phân tích tác động
tích cực của một truyền thống tốt đẹp với

11

đời sống xã hội nước ta hiện nay.
C. Kết luận.

15

D. Tài liệu tham khảo.

16

Lời cam kết.

17

1




A. Lời nói đầu
Những thành tựu và phát triển trong công cuộc đổi mới của nước ta trong
thời gian qua đã tạo ra thế và lực mới ở cả bên trong và bên ngoài để chúng ta bước
vào một thời kì phát triển mới. Nhiều tiền đề cần thiết cho sự phát triển mang đặc
trưng của dân tộc đã được tạo ra, để giới thiệu và quảng bá cho các dân tộc khác
trên thế giới. Và do đó mối quan hệ của nước ta với các nước khác trên thế giới
được mở rộng hơn bao giờ hết. Khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với
cộng đồng thế giới tăng thêm. Cùng với sự phát triển nhanh của cách mạng khoa
học và cơng nghệ với trình độ ngày càng cao thì sự phát triển về nhận thức sẽ làm
cho nước ta không bị tụt hậu so với thế giới bên ngồi. Và điều đó khiến cho chúng
ta có cơ hội phát triển hơn. Tuy nhiên khơng thể phủ nhận sự tụt hậu của các nước
chậm phát triển so với các nước phát triển, mà nguyên nhân sâu xa của nó chính là
ý thức xã hội của dân tộc đó. Điều đó dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn với kinh tế so
với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn và gay gắt do điểm xuất phát
của chúng ta quá thấp, lại đi lên trong một mơi trường cạnh tranh khốc liệt.
Trước tình hình đó cùng với xu thế phát triển của thời đại Đảng và Nhà nước
ta cần liên tục tiến hành và đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới và tồn diện đất nước,
trong đó đổi mới xã hội chính trị đóng vai trị then chốt và chủ đạo mang tính cấp
bách bởi đất nước phát triển thì cần phải có một nền chính trị và xã hội ổn định thì
cơng cuộc đó mới có khả năng thành cơng. Nhưng để đổi mới xã hội thì việc quan
trọng là phải nâng cao tầm nhận thức của người dân. Chính vì vậy tìm hiểu mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, phân tích tác động của nó sẽ cho phép
ta vận dụng vào thực tiễn của xã hội đất nước ta để cho công cuộc đổi mới của đất
nước thành công.

2



Sau một thời gian nghiên cứu cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy, cơ thì e xin
chọn chủ đề 7: “Phân tích sự tác động của ý thức xã hội với tồn tại xã hội. Đưa
ra một tình huống cụ thể phân tích tác động tích cực của một truyền thống tốt
đẹp với đời sống xã hội nước ta hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi những sai sót nên em kính mong thầy, cơ góp ý
để em rút kinh nghiệm hoàn thiện bản thân.

3


B. Nội dung.
Phần I. Phân tích tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
1. Khái niệm, đặc điểm về tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội là toàn bộ những yếu tố vật chất mà xã hội dựa vào để tồn tại
và phát triển. Nó tồn tại khách quan ngoài ý thức xã hội và quyết định ý thức xã
hội.
Các yếu tố tạo thành tồn tại xã hội là phương thức sản xuất vật chất, điều
kiện tự nhiên - hồn cảnh địa lí, dân số và mật độ dân số… trong đó phương thức
sản xuất vật chất là yếu tố đầu tiên nhất, quyết định và cơ bản nhất.
Hoàn cảnh địa lí (điều kiện tự nhiên) là yếu tố thường xuyên, tất yếu của sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Cịn có thể hiểu hồn cảnh địa lí là “bộ phận” của
giới tự nhiên mà xã hội con người trực tiếp dựa vào để sinh tồn và phát triển, “giới
tự nhiên” ở đây thường chỉ mọi quá trình và hiện tượng vật chất ở ngồi xã hội loài
người.
Dân số và sự tồn tại phát triển của xã hội là hai vấn đề không tách rời nhau.
Dân số - số lượng dân cư – mức độ tăng trưởng dân cư, mật độ dân cư, việc phân
bố dân cư là điều kiện thường xuyên, tất yếu của sự phát triển xã hội, nhưng khơng
giữ vai trị quyết định sự phát triển của xã hội. Bản thân vấn đề dân số diễn ra theo
qui luật tự nhiên, nhưng nó lại bị điều chỉnh bởi qui luật xã hội, chịu sự tác động
tích cực của chế độ xã hội, của phương thức sản xuất.

Phương thức sản xuất là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội,
quyết định sự vận động, phát triển của xã hội. Trong mỗi xã hội, phương thức sản
xuất thống trị như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy; kết cấu giai
cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các quan điểm về
4


chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v.., đều do phương thức sản xuất quyết
định.

2. Khái niệm, đặc điểm về ý thức xã hội.
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập
quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lí luận... phản ánh tồn tại xã hội trong
những giai đoạn phát triển nhất định.
Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội ,ý thức xã hội bao gồm
những lĩnh vực khác nhau : ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý
thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ…
Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức
luận. Ý thức xã hội thơng thường là tồn bộ những tri thức, những quan niệm của
những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách
trực tiếp từ hoạt đông thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái niệm hóa
thành lý luận. Theo ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là một phận xã hội
quan trọng.
Ý thức xã hội thông thường thường phản ánh sinh động trực tiếp nhiều mặt
cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Ý thức lí
luận là những tư tưởng đã được hệ thống hóa , khái quát hóa thành những học
thuyết xã hội được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật … Ý
thức lí luận có khả năng đánh giá hiện thực khoa học một cách khái quát và sâu sắc
và chính xác, vạch ra những mối liên hệ về bản chất của các sự vật và hiện tượng.


5


3.  Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh rằng: đời sống tinh thần của xã hội
hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất rằng khơng thể tìm nguồn gốc
của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là khơng thể tìm trong đầu óc
con người mà phải tìm trong chính hiện thực vật chất. Sự biến đổi của một thời đại
nào đó cũng sẽ khơng giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức thời đại đó. C.Mác
viết: “Khơng thể nhân định được về một thời đại đảo lộn như thế, căn cứ vào ý
thức của thời đại đó. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của
đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và
những quan hệ sản xuất ấy”.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Nghĩa là tồn
tại xã hội quyết định nội dung phản ánh của ý thức xã hội: nó quyết định ý thức xã
hội ở sự nghèo nàn, phong phú hay đơn điệu trong nội dung phản ánh. Tồn tại xã
hội cũng quyết định tính chất cách mạng hay phản ánh cách mạng, đối kháng hay
không đối kháng trong ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là phương
thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về
chính trị pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật… sớm hay muộn cũng
thay đổi theo. Cho nên, chúng ta thấy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau có những
quan điểm, lý luận, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó chính là do những điều kiện
khác nhau của đời sống vật chất quyết định. Điều đó chứng tỏ: “Khơng phải ý thức
của con người quyết định tồn tại của họ, trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý
thức của họ”.
Triết học Mác Lênin với quan điểm về nguồn gốc ý thức không chỉ dừng lại
ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội mà còn chỉ ra rằng:
tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, không phải một cách đơn giản, trực tiếp mà
6



thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng quan niệm, lý
luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ
kinh tế của thời đại, chỉ khi nào xét đến cùng thì mới thấy rõ những mối quan hệ
kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.
Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội, còn ý
thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, triết học Mác
Lênin không xem ý thức xã hội như một yếu tố hoàn toàn thụ động mà trái lại cịn
nhấn mạnh sự tác động tích cực trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, nhấn
mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
4. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
4.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Tính “thường lạc hậu” của ý thức xã hội nên hiểu theo nghĩa: ý thức xã hội
thường ra đời sau khi tồn tại xã hội đã ra đời và thường mất đi sau khi tồn tại xã hội
đã mất đi.
Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ mất đi, thậm chí mất đi rất lâu,
nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập của ý
thức xã hội thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực tâm lý xã hội: trong truyền thống tập
quán, thói quen… V.I. Lênin cho rằng sức mạnh tập quán được tạo ra qua nhiều thế
kỷ là sức mạnh ghê gớm nhất. Khuynh hướng lạc hậu của ý thức xã hội cũng biểu
hiện rõ trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều hiện tượng ý thức có
nguyên nhân sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội mới như lối
sống ăn bám, lười lao động, tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân… Những ý thức lạc
hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng xã
hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại
những âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch về mặt tư tưởng.

7



Đồng thời kiên trì xố bỏ những tàn dư ý thức cũ kết hợp với phát huy những
truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc.

4.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Triết học Mác Lênin khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn
tại xã hội thì đồng thời thừa nhận rằng trong những điều kiện nhất định, tư tưởng
của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự
phát triển của tồn tại xã hội. Tư tưởng đó có thể dự báo được tương lai, có tác dụng
chỉ đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động của con người
vào giải quyết những nhiệm vụ mới do sự chín muồi của đời sống vật chất tạo ra.
Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa Mác Lênin là một minh chứng. Chủ nghĩa
Mác Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân - giai cấp cách mạng nhất của thời
đại. Tuy ra đời vào thế kỷ XIX, trong lòng chủ nghĩa tư bản nhưng chủ nghĩa Mác
Lênin đã chỉ rõ qui luật của chủ nghĩa tư bản nói riêng. Qua đó khẳng định rằng
chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu
là chủ nghĩa xã hội.
Triết học Mác Lênin khẳng định tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại xã
hội khơng có nghĩa nói rằng trong trường hợp này ý thức xã hội khơng cịn bị tồn
tại xã hội quyết định nữa. Tư tưởng khoa học tiên tiến khơng thốt ly tồn tại xã hội
mà phản ánh sâu sắc tồn tại xã hội.
4.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình vì kế thừa là qui
luật chung của các sự vật, hiện tượng nên trong quá trình vận động của ý thức xã
hội nó cũng phải có tính kế thừa. Mặt khác, sự tồn tại, phát triển của ý thức xã hội

8


là phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa, nó vận động liên

tục nên ý thức xã hội cũng phản ánh quá trình đó, nó có tính kế thừa.
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan
điểm lý luận của mỗi thời đại không nảy sinh trên mặt đất trống không mà được tạo
ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước. Ví dụ, chủ
nghĩa Mác Lênin, kế thừa tinh hoa tư tưởng của loài người đã đạt được trước đó mà
trực tiếp là nền triết học cổ điển Đức, nền kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ
nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp.
Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính giai cấp
của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của
các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến kế thừa những di sản tư tưởng tiến bộ của
xã hội cũ để lại.
Chính vì thế, nên khi tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức
xã hội thì khơng những phải vạch ra tính chất phản khoa học, phản tiến bộ của
những trào lưu tư tưởng phản động trong điều kiện hiện tại, mà còn phải chỉ ra
những nguồn gốc lý luận của nó trong lịch sử.
4.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội cũng là một biểu hiện
nữa của tính độc lập tương đối của ý thức. Đây là qui luật phát triển của ý thức xã
hội. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho mỗi hình thái có
những mặt, những tính chất khơng thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn
tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất. Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho
thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tuỳ theo hồn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình
thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến cách hình thái ý
thức khác.

9


Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị
có vai trị đặc biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng

cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.
4.5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội phụ thuộc
vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất các mối quan hệ kinh tế mà trên
đó tư tưởng nảy sinh, vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng vào
mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội, vào
mức độ thâm nhập của tư tưởng đó vào quần chúng. Vì vậy cần phân biệt vai trị
của ý thức tư tưởng tiến bộ và ý thức của tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát
triển của xã hội.
Như vậy, nguyên lý của triết học Mác - Lênin về tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và của
đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc
tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
5. Ý nghĩa phương pháp luận
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của
đời sống xã hội. Vì vậy cơng cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được
tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Cần thấy rằng,
thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội; mặt khác,
cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn
đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những
tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể
tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội. 

10


Phần II. Vận dụng: Dựa vào sự phân tích tác động của ý thức xã hội với
tồn tại xã hội đưa ra một tình huống cụ thể phân tích tác động tích cực của một
truyền thống tốt đẹp với đời sống xã hội nước ta hiện nay.
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên

thế giới chứ khơng riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình
thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu
hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc
thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lịng u nước khơng chỉ là một
tình cảm tự nhiên, mà nó cịn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử
đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh tổng kết: "Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
sơi nổi. nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm
của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của
dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành
một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta.
Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn
Giàu: “Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là
tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta qn lãng và chơn vùi món vũ khí
tinh thần ấy”.
Ngày nay, tồn cầu hố đang là một xu thế tất yếu, khách quan , cuốn hút tất
cả các nước trên thế giới. Tồn cầu hố chứa đựng nhiều cơ hội, nhưng cũng khơng
ít những thách thức. Xu thế tồn cầu hố lai đang có những tác động không nhỏ đến
tinh thần yêu nước hiện nay của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau.
11


Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bức tranh tồn cảnh của cả thể
giới bởi vì, dưới những hình thức đa dạng của tồn cầu hố, ranh giới giữa các
nước dường như mờ đi, khoảng cách dường như ngắn lại, mức độ cập nhật thông
tin gần như là tức thời, sự xâm nhập lẫn nhau về tư tưởng, lối sống giữa các quốc
gia là rất lớn. Trước tình hình đó đã có nhiều người tự thấy trách nhiệm của mình

đối với đất nước, lịng u nước, lịng tự hào dân tộc được đánh thức bởi “trơng
mình lại nghĩ đến ta" và mong muốn làm được một cái gì đó có ích cho dân tộc
mình, đất nước mình.
Trong khi đó, cũng đã xuất hiện khơng ít tư tưởng so sánh rồi bi quan về tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác trong khu vực và trên
thế giới. Có người sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí cả Tổ quốc để có được một
cuộc sống vật chất vương giả. Khơng ít người được cử ra nước ngồi học tập nhưng
lại khơng muốn trở về nước để phục vụ Tổ quốc, mà tìm mọi cách ở lại nhằm có
được cuộc sống sung sướng cho riêng mình. Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước
vốn có trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Đã xuất hiện tư tưởng sùng bái
một cách tuyệt đối các giá trị vật chất cũng như tinh thần của các nước tư bản phát
triển dẫn tới đánh mất lòng tự hào dân tộc, làm tăng mức độ địi hỏi về quyền lơi
mà khơng chú trọng tới nghĩa vụ của bản thân mình đối với Tổ quốc.
Yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân
tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho
nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu nước độc lập mà dân
khơng được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Để bảo
vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực
quốc phịng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. Có xây dựng được một
nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất để bảo vệ Tổ quốc. Không thể có
12


chủ nghĩa xã hội nếu khơng có một cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với trình độ
văn minh thế giới.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay cần được diễn ra một cách
thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi đối tượng. Có như
vậy mới có thể phát huy tối đa tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, mọi
tổ chức xã hội vào sự nghiệp đấu tranh chung vì những mục tiêu cao đẹp của chủ
nghĩa xã hội. Đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay, u nước là ln có ý

thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước tiên, phải có lịng tự hào dân tộc, có ý thức tơn trọng, giữ gìn và phát
huy những giá tri vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ
bao đời nay. Mặt khác phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó và
góp phần làm thất bại mọi âm mưu đen tối nhằm chống phá chế độ ta của các thế
lực thù địch trong và ngoài nước. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính là cố
gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều
của cải vật chất cho xã hội.
Yêu nước ngày nay là phải nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào tiền
đồ tươi sáng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, tránh tư tưởng
tự ti, bi quan. Mặt khác, yêu nước phải gắn với sự phát triển chung của phong trào
xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống chủ nghĩa khủng
bố... vì sự tiến bộ xã hội trên tồn thê giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
"Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần ái quốc của bọn đế quốc
phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”. 
Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và
tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập
13


dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh
theo phương châm "ích nước, lợi nhà”; tăng cường đoàn kết dân tộc thành một khối
thống nhất cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và đoàn kết với nhân dân thế
giới trong sư nghiệp đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã
hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc trong suốt q trình hội nhập đề vị
thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tinh thần yêu
nước phải nằm vươn tới mục tiêu: dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,
văn minh mà Đảng ta đã đề ra.
Một tình huống cụ thể về lịng u nước là vào năm 2014 khi Trung Quốc

đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của nước ta,
lúc đó dư luận trong nước đã nổi lên những luồng ý kiến phản đối, lên án hành
động ngang ngược này của Trung Quốc. Lòng yêu nước của hơn 90 triệu trái tim
Việt Nam đã nổi lên, đã được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Ở trong
nước chúng ta đã gửi đơn, thư lên đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối,
treo các băng rôn khẩu hiệu khắp mọi nơi, tổ chức các buổi tuyên truyền, lên án
Trung Quốc. Các bảo tàng, thư viện cũng nhiệt liệt hưởng ứng, trưng bày các bức
tranh về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam để thế hệ trẻ
nhận thức và có cái nhìn đúng đắn. Khơng chỉ trong nước mà ở nước ngồi, các
kiều bào cũng một lòng hướng về Tổ quốc. Họ cũng tập trung biểu tình tại các đại
sứ quán Trung Quốc, đồng thời gửi đơn kiện lên tòa án quốc tế, đóng góp tiền bạc,
vật chất ủng hộ cho các chiến sĩ trực tiếp bảo vệ biển đảo của đất nước. Lòng nồn
nàn yêu nước của con người Việt Nam là ý thức xã hội đã tồn tại từ lâu trong dịng
máu của người con đất Việt, do đó nó là truyền thống tốt đẹp, khơng thể thay thế và
có ảnh hưởng hết sức tốt đẹp đến đời sống xã hội ngày nay.

14


C. Kết luận
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội phụ thuộc
vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà
trên đó tư tưởng nảy sinh, vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng,
vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng trong quần chúng nhân dân.
Tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa tinh thần, đời sống xã hội. Nắm vững nguyên lý về tính kế thừa
của ý thức xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy những truyền
thống q báu, tốt đẹp của dân tộc từ đó hồn thiện đạo đức của mỗi cá nhân, tác
động tích cực đến đời sống xã hội.


15


D. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình “Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin”- Trường đại
học Kinh doanh và Công nghệ.
- Website: chungta.com

16


Lời cam kết
Em xin cam đoan bài tiểu luận trên là do bản thân em tự suy nghĩ, tìm kiếm tài liệu
và viết bài. Không sao chép từ nguồn khác, không sao chép tiểu luận của người
khác; không nhờ, thuê người khác viết hộ.

17



×