Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.38 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN

BÀI GIẢNG

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG

Người biên soạn: TS. Lê Tiến Dũng

Huế, 08/2009


Bài 1
Mở đầu
I. Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp
1/ Giống là tư liệu sản xuất đặc biệt, khơng thay thế
Vai trị đặc biệt của giống thể hiện ở chỗ nó là sinh vật sống, khác với mọi tư
liệu sản xuất khác và khơng thay thế bởi vì từ nó mà sản xuất ra loại nơng sản mà
người trồng cần.
2/ Sử dụng giống thích hợp là biện pháp nhanh nhất, kinh tế nhất để nâng cao
năng suất cây trồng
Các giống mới đã góp phần quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp. Người ta
đã xác nhận rằng, góp phần làm tăng năng suất hạt ngũ cốc trên thế giới ở thế kỷ
XX thì hơn 40% là do vai trị của chọn giống, cịn theo nhiều kết quả nghiên cứu
thì các giống lúa mới có năng suất tăng 50-60%, thậm chí cao hơn nhiều so với các
giống cổ truyền. Năng suất ngô cao nhất giữa thế kỷ XIX là 5 tấn/ha cịn ở Mỹ năng
suất bình qn hiện nay đã đạt 10-15 tấn/ha, năng suất kỷ lục là 25,4 tấn/ha. Các
giống lúa mì mới đã đạt năng suất 6-8 tấn/ha, kỷ lục trên 10 tấn/ha.
3/ Giống quyết định chất lượng nông sản
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản do bản chất di truyền của giống
quyết định. Trừ một số đặc tính có thể thay đổi theo điều kiện vùng sinh thái, hầu hết ít


thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, việc chọn giống này hay
giống khác để gieo trồng sẽ quyết định chất lượng nông sản sẽ được sản xuất ra.
4/ Hạn chế thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh
Mỗi giống có đặc tính chống chịu khác nhau với các điều kiện bất thuận và
sâu bệnh.
5/ Phù hợp với điều kiện gieo trồng và phương thức canh tác nhất định
Sử dụng các giống mới trong sản xuất với các khả năng thích ứng khác nhau
không chỉ làm tăng năng suất, chất lượng nông sản ở những vùng có điều kiện thâm
canh, mà cịn khai thác tốt các vùng đất, các điều kiện sinh thái, khí hậu khác nhau
làm tăng sản lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
6/ Biện pháp quan trọng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng
Có thể tạo ra các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau để bố trí trong cơ cấu
luân canh, xen canh, gối vụ với các cây trồng khác.
7/ Do dân số tăng nhanh cần đảm bảo an ninh lương thực:

1


- Chúng ta đang sống trong một thời kỳ bùng nổ dân số. Dân số tăng nhanh
đến mức "chóng mặt". Tỷ lệ tăng dân số bình quân của thế giới 1,8 %. Cứ mỗi giây
trôi qua trái đất phải lo thêm hơn 2 miệng ăn và như thế mỗi ngày 200.000 người,
mỗi năm lo thêm 72 triệu người.
- Theo tính toán của FAO lượng ngũ cốc thiếu hụt vào khoảng cuối thế kỷ
giao động từ 70 - 130 triệu tấn vừa đúng bằng tổng sản lượng lương thực hàng năm
của khối EC. Như vậy, vấn đề xóa đói khơng thể chỉ giải quyết bằng từng con
đường đơn lẻ của từng ngành riêng biệt... mà là một vấn đề của các vấn đề liên quan
trong một hệ thống thống nhất.
Trong đó, cơng tác sản xuất giống cây trồng giữ vị trí then chốt, có vai trị
cực kỳ quan trọng và đã được minh chứng bằng cuộc "cách mạng xanh" khởi đầu từ
những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ 20.

Những năm gần đây, bằng những sự chuyển biến mạnh mẽ của các công
nghệ về tạo giống và sản xuất giống; con người đã dần dần đưa các công nghệ cao
vào cải tạo và làm biến đổi các giống cây trồng, vật ni theo những hướng có lợi
nhằm phục vụ cuộc sống của con người; bằng cách tạo ra những giống có giá trị cao
hơn, có tính chống chịu hơn đối với sâu bệnh và các điều kiện bất thường của mơi
trường, các giống cần ít phân, ít nước... ít phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh mà
vẫn cho năng suất cao (các giống Low - input - cây đầu vào ít). Ngồi ra cịn tìm
các biện pháp thích hợp để có thể gia tăng sự phong phú của cây trồng, mở rộng sự
thích nghi của các giống đã trồng trọt.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN PHẢI TIẾN HÀNH SẢN XUẤT GIỐNG:
1. Hiện tượng thối hóa: Hiện tượng năng suất, phẩm chất, sức sống của
giống giảm dần trong quá trình sản xuất gọi là hiện tượng thối hóa giống.
Trong sản xuất cũng như trong các điều kiện tự nhiên, giống thường gặp hiện
tượng thối hóa, sức sống và năng suất giảm, kéo theo các tính trạng khác cũng
giảm theo...
Đối tượng các loại cây trồng bị thối hóa:
Các cây tự thụ phấn, nếu tự thụ phấn liên tục không được tiến hành lai giống,
tuyển lựa sẽ có hiện tượng thối hóa giống.
Các cây giao phấn, nếu tự thụ phấn liên tục sẽ nhanh chóng làm cho giống bị
thối hóa.
Các cây sinh sản vơ tính, nếu tiếp tục trồng bằng phương pháp vơ tính liên
tục cũng bị thối hóa.

2


Trong các biện pháp kỹ thuật, nếu không được đầu tư và chú trọng, thiếu cân
đối, hoặc kỹ thuật không thích hợp cũng làm cho giống bị thối hóa.
Bởi vì, chúng ta biết rằng sự biểu hiện của Fenotip là do kiểu gen và yếu tố
môi trường quyết định.

P=G+ E
P: fenotip;
G: là kiểu genotip (quyết định);
E: Evironmetmon (các yếu tố của mơi trường) có tác động mạnh mẽ để các
gen biểu hiện.
2. Ngun nhân gây nên hiện tượng thối hóa giống:
2.1. Do bản thân giống: Bản thân giống không tốt, bị lẫn tạp nhiều trong quá
trình sản xuất giống dẫn đến khi đưa ra sản xuất giống bị phân li, làm cho năng suất
và chất lượng sản phẩm giảm.
2.2. Do điều kiện ngoại cảnh khơng tốt, ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng hạt giống.
Khi điều kiện giống thay đổi khác xa so với nơi nguyên sản, làm cho giống
khơng thích hợp với điều kiện sống mới, do đó các đặc trưng, đặc tính tốt của giống
khơng được biểu hiện, làm ảnh hưởng đến chất lượng giống.
Trong điều kiện sống không thay đổi, giống sống trong cùng một điều kiện
quá lâu, nên ít phát sinh các biến dị, do đó tính thích ứng ngày càng bị thu hẹp lại,
giống cũng bị thối hóa.
2.3. Do điều kiện thụ phấn khơng tốt:
Đối với cây tự thụ phấn, do q trình tự thụ phấn liên tục từ đời này qua đời
khác, quần thể luôn luôn đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình, khơng có tuyển lựa và
lai giống, quần thể khơng có biến dị, phạm vi thích ứng ngày càng thu hẹp lại làm
cho sức sống giảm dần.
Đối với cây giao phấn, nếu bị cách ly nghiêm ngặt sẽ dẫn đến hiện tượng cận
giao, sẽ có nhiều cây đồng hợp tử ẩn có hại xuất hiện gây ra hiện tượng dị hình, làm
cho năng suất, phẩm chất của quần thể bị giảm sút.
2.4. Do đột biến:
Những thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường, sự tác động của các chất
độc hóa học, các chất gây đột biến, các tia phóng xạ... đều có thể làm cho một số

3



các cá thể phát sinh đột biến nhiễm sắc thể, hoặc đột biến gen: gây nên những hiện
tượng bất dục, dị hình... làm cho giống giảm sức sống.
2.5. Do chế độ sản xuất giống không tốt:
Do lẫn cơ giới
Do lẫn sinh học
Do kỹ thuật trồng trọt không tốt
2.6. Do bị sâu bệnh phá hoại:
Sâu bệnh là đối tượng phá hoại nghiêm trọng nhất, nó làm cho chất lượng
của giống bị giảm sút nghiêm trọng khơng những ngồi đồng mà ngay cả khi cất
giữ khơng đúng các quy trình, quy phạm cũng làm cho giống phẩm chất kém và
giống bị thoái hóa.
3. Các biện pháp nâng cao sức sống của giống:
3.1. Thay đổi các điều kiện sống của giống:
Người ta thường dùng các biện pháp sau đây:
Sản xuất hạt giống ở nhiều nơi khác nhau.
Thay đổi thời kỳ gieo giống
Cải thiện điều kiện trồng trọt để nâng cao sức sống của giống.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp làm cho giống biểu hiện hết các
đặc trưng, đặc tính của nó mà trong điều kiện sống trước đây khơng có.
3.2. Không ngừng tuyển lựa và bồi dưỡng:
Tuyển lựa thường xuyên là một biện pháp có hiệu quả ngăn ngừa giống thối
hóa. Trong q trình tuyển lựa, nếu càng loại bỏ nghiêm khắc những biến dị xấu,
chú ý giữ được những biến dị tốt thì hiệu quả nâng cao sức sống của giống càng
nhanh chóng, rõ ràng.
3.3. Nhân giống vơ tính:
- Phương pháp chắn rễ
- Phương pháp áp cành xuống đất
- Phương pháp tách chồi cây con

- Phương pháp dâm cành
- Phương pháp chiết cành
Các phương pháp này giữ được tính di truyền của vật liệu khởi thủy (cây
mẹ), từ đời này qua đời khác và được áp dụng phổ biến vì dễ làm.

4


3.4. Nhân giống Invitro:
Nhân giống Invitro tạo ra được những cây khỏe, trẻ hóa cây, sạch bệnh, là
vật liệu để chọn tạo giống, tạo ra các giống mới, duy trì được các đặc tinh di truyền
cua các đời trước cho thế hệ sau. Có hệ số nhân giống cao, đáp ứng được các yêu
cầu của sản xuất.
3.5. Sản xuất hạt lai:
Sản xuất hạt lai đối với tất cả các loại cây trồng là mục tiêu cuối cùng cần
phải đạt được của các cơ quan sản xuất giống cây trồng.
Tùy từng đối tượng cây trồng mà có các cách sản xuất hạt lai khác nhau.
3.6. Lai cùng giống: tự do thụ phấn trong cùng giống để tăng sức sống cho
giống.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ GIỐNG ĐẾN CHÂT
LƯỢNG GIỐNG:
Đối với cây trồng, việc xác định thời điểm thu hoạch đặc biệt đối với các cây
lấy hạt là một vấn đề hết sức quan trọng chúng ta cần nghiên cứu và giải quyết.
Độ chín được xác định: chín sinh lý và chín hồn tồn.
Chín sinh lý là độ chín được xác định mà ở đó các hợp chất được tích lũy
nhiều nhất và đã đến mức độ thuần thục hồn tồn. Thu hoạch vào giai đoạn đó sẽ
đảm bảo chất lượng cao nhất và hạt giống cũng được đảm bảo hoàn hảo nhất. Nếu
chúng ta xác định giai đoạn này không tốt sẽ dẫn đến chất lượng hạt giống, làm cho
hạt giống có sức nẩy mầm kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng do không
đảm bảo mật độ khi cây mọc...

Thu hoạch đúng lúc, sẽ làm tăng chất lượng của giống.
1. Thời hạn thu hoạch:
Thời hạn thu hoạch là thời điểm mà hạt giống đã có độ chín sinh lý thuần
thục. Đây là khâu quan trọng quyết định đến phẩm chất của hạt giống sau này.
Để thu hoạch đúng độ chín, chúng ta cần xác định đúng độ chín của nó mà
quyết định thời điểm thu hoạch thích hợp.
Đối với cây lấy hạt (như lúa chẳng hạn), việc thu hoạch thích hợp nhất lúc
ẩm độ hạt đạt 25 ÷ 30% ở ngồi đồng. Đó là giai đoạn hạt có sức sống và khả năng
nẩy mầm cao nhất. Hạt được chỉ tiêu đó vào khoảng 25 ÷ 30 ngày sau khi có 50%

5


số cây trổ bơng. Thu hoạch vào lúc này địi hỏi phải kết hợp với các biện pháp phơi
sấy đúng kỹ thuật.
2. Ảnh hưởng của các điều kiện xử lý hạt giống.
Chúng ta biết rằng, nhiệt độ và ẩm độ hạt là yếu tố quyết định chính đến tuổi
thọ trong việc cất giữ giống.
Nguyên lý của sự hạt khô: Nguyên lý của sự hạt khô phụ thuộc vào:
- Ẩm độ hạt.
- Ẩm độ khơng khí.
- Mối quan hệ giữa hai ẩm độ này.
* Ẩm độ hạt là lượng nước ở trong hạt và được biểu thị bằng %. Do đặc
điểm hấp thu của hạt (hấp thu khí, nước) cho nên hạt sẽ luôn luôn cân bằng độ ẩm
với độ ẩm tương đối của khơng khí xung quanh nó. Độ ẩm này gọi là độ ẩm cân
bằng của hạt. Giữa các hạt trong cùng một giống, giữa các giống trong cùng một
lồi độ ẩm cân bằng khơng chênh lệch nhau q 1% ẩm độ.
* Ẩm độ khơng khí: là lượng nước có ở trong khơng khí và được biểu thị
bằng %.
Hàm lượng độ ẩm cân bằng:

Nếu ẩm độ khơng khí được giữ không đổi (không kể ảnh hưởng ẩm độ hạt)
hạt giống sẽ hút ẩm hoặc mất nước đến khi ẩm độ hạt và ẩm độ khơng khí cân bằng.
Hàm lượng ẩm độ này gọi là hàm lượng ẩm độ cân bằng.
Sự cân bằng độ ẩm hạt ở nhiệt độ 25oC
Loài
Barley (Hordeum)
Beet (Beta)
Buckwheat (Fagopyrum)
Cabbage (Brassica)
Carrot (Daucus)
Cucumber (Cuccumis)
Egg Plant (Solamum)
Flax (Linum)
Groundnut (Arachis)
Lettuce (Lactuca)
Lima Bean (Phaseolus)
Maize (Zea)
Mustard (Brasssice)

Tên
Việt Nam
Đại mạch
Củ cải
Kiều mạch
Bắp cải
Cà rốt
Dưa chuột
Cây cà
Cây lanh
Lạc

Rau diếp
Đậu Lima
Ngô
Cải mù tạt

30
8,4
5,8
9,1
5,4
6,8
5,6
6,3
5,6
4,2
5,1
7,7
8,4
4,6

6

% độ ẩm tương đối
45
60
75
10,0
11,2
14,4
7,6

9,4
11,2
10,8
12,7
15,0
6,4
7,6
9,6
7,9
9,2
11,6
7,1
8,4
10,1
8,0
9,8
11,9
6,3
7,9
10,0
5,6
9,8
5,9
7,1
9,6
9,2
11,0
13,8
10,2
12,7

14,4
6,3
7,8
9,4

90
19,5
19,1

15,2
13,0

18,8


Oat (Avena)
Okra (Abelmoschus)
Onion (Allium)
Rice (Oryza)
Rye (Secale)
Sorghum (Sorghum)
Soyabean (Glycine)
Tomato (Lycopersicon)
Turnip (Brassica)
Wheat (Triticum)
Winter Squash (Cucurbita)
Ghi chú:
Theo Robert, E.H. (1972)

Yến mạch

Mướp tây
Hành
Lúa
Lúa mạch
Cao lương
Đậu tương
Cà chua
Su hào
Lúa mì
Bầu bí

8,0
8,3
8,0
7,9
9,7
8,6
6,5
6,3
5,1
8,5
5,6

9,6
10,0
9,5
9,8
10,5
10,5
7,4

7,8
6,3
14,0
7,4

11,8
11,2
11,2
11,8
12,2
12,0
9,3
9,2
7,4
12,1
9,0

13,8
13,1
13,4
14,0
14,8
15,2
13,1
11,1
9,0
14,6
10,8

18,5


17,6
20,6
18,8
18,8

19,8

Seed Viability. Chapmen and Hall, London

Sự thay đổi trong ẩm độ khơng khí.
Ẩm độ khơng khí khơng cố định. Nó thay đổi suốt ngày và đêm, và có nhiều
thay đổi trong suốt năm, từ mùa này sang mùa khác. Đương nhiên, điều này sẽ ảnh
hưởng đến hàm lượng ẩm độ cân bằng của hạt để ngồi khơng khí, trong bọc giấy,
hay túi vải,... để cất giữ trong phòng (kho). Nếu sự khác biệt mùa quá lớn, sẽ ảnh
hưởng đến cách sử dụng hạt giống ở những thời điểm khác nhau của năm.

Nhiệt độ.
Sự liên quan giữa ẩm độ hạt và ẩm độ khơng khí ít nhiều tùy thuộc vào nhiệt
độ. Dạng biểu đồ giống nhau nhưng vị trí hơi thay đổi vì ở điều kiện nhiệt độ cao
hơn thì ẩm độ khơng khí và ẩm độ cân bằng sẽ thấp hơn
Thành phần hạt.
Yếu tố khác quan trọng hơn ảnh hưởng đến mối quan hệ là loại hạt. Lý do
chủ yếu của sự khác biệt giữa các loại giống là do sự thay đổi hàm lượng dầu chứa
trong hạt. Hàm lượng dầu lớn nhất trong hạt ln thấp hơn hàm lượng ẩm độ cân
bằng của nó.
Làm khô hạt.
Nguyên tắc:
- Không bao giờ đặt hạt dưới ánh nắng trực tiếp khi nhiệt độ quá cao.
- Đặt hạt cách mặt đất để tránh sức nóng, và cho khơng khí lưu thơng, tránh

gia súc, gia cầm...
- Khơng sử dụng khay kim loại vì nó dẫn nhiệt.

7


- Khơng nên để hạt giống ngồi trời suốt đêm.
Sau khi phơi hoặc sấy hạt giống cần làm theo đúng các nguyên tắc sau đây:
Hạt được bắt đầu sấy ở nhiệt độ khoảng 35 ÷ 37 oC, sau đó nâng dần nhiệt độ
lên đến 42 ÷ 45oC theo mức độ giảm dần độ ẩm trong hạt. Mối tương quan này giữa
ẩm độ hạt và nhiệt độ sấy theo tỷ lệ nghịch. Một điều chú ý là sấy khô từ từ, không
nên sấy khô quá nhanh ở nhiệt độ cao hạt sẽ bị nứt bên trong, làm cho sức sống của
hạt giống sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm sau này.
Hạt càng chứa nhiều dầu thì phải càng phơi sấy ở nhiệt độ thấp, tránh phơi
các loại hạt có dầu như đay, đậu phộng - peanut (Arachip hypogaea. L - lạc), đậu
nành - soya (Glycine - đậu tương)... vào lúc nắng gắt giữa ban trưa, hoặc phơi trên
sân gạch, ciment... mà nên phơi trong ánh sáng tán xạ, và phơi trên nong, nia, hoặc
các dụng cụ khác.
Điều kiện phơi sấy phải được thơng gió tốt, tránh tình trạng giống sau khi
thu hoạch về không tiến hành phơi sấy ngay mà cịn ủ đống sau đó mới đem phơi.
Phơi sấy giống phải được ưu tiên hàng đầu.
Sau khi phơi sấy, hạt phải được làm sạch khỏi các tạp chất, hạt cỏ dại, hạt bị
tổn thương, hạt bị sâu bệnh, và phải tiến hành phân loại hạt theo kích thước để tiến
hành đóng gói bảo quản.
Trong q trình ra hạt, sàng sẩy, phơi phóng cần lưu ý tránh các va chạm
mạnh sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức sống của hạt giống sau này.
Sau khi xử lý và kiểm tra xong, hạt giống phải được đóng bao ngay. Việc
quyết định sử dụng loại bao bì với kích thước cỡ nào tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Loại hạt giống.
- Kích thước hạt.

- Thời gian cần bảo quản.
- Điều kiện vận chuyển và bảo quản.
- Lượng hạt giống thích hợp để gieo trồng trên một đơn vị diện tích.
- Giá trị của hạt giống.
- Chi phí bao bì.
- Mỹ quan của bao giống.
Vật liệu phổ biến được dùng đựng hạt giống là bao vải, bao đay, bao giấy,
các loại bao không thấm nước như bao Polyethylen, bao giấy nhôm...

8


Đối với các loại hạt giống rau, người ta dùng các hộp sắt tráng kẽm để bảo
quản.
Ngoài ra, chất lượng hạt giống còn phụ thuộc vào việc sử dụng phân bón.
Nếu bón phân đạm đơn độc thường làm cho thời gian sinh trưởng kéo dài,
q trình chín khơng đồng đều, dễ bị nhiễm sâu bệnh...
Các thí nghiệm của Viện Hàn lâm Nông nghiệp Timiriazep cho rằng, nếu chỉ
dùng phân đạm bón cho lúa mạch đen thì trung bình trong 3 năm tỷ lệ nẩy mầm của
hạt giảm từ 88% xuống cịn 70%, cịn nếu bón kết hợp với phân lân và kali thì tỷ lệ
nẩy mầm của hạt tăng lên đến 95%.
Ngồi ra, bón phân đạm đơn độc thường làm cho thời gian chín của hạt kéo
dài, khơng đồng đều và dễ nhiễm sâu bệnh.
Trái với phân đạm, phân lân có tác dụng nâng cao chất lượng của hạt giống.
Điều này được giải thích là do lân giữ một vai trị rất quan trọng trong q trình trao
đổi chất, các hợp chất của lân trong cây rất di động và chứa nhiều năng lượng cần
thiết cho q trình hơ hấp, tổng hợp Protein cũng như các phản ứng quan trọng khác
trong quá trình nẩy mầm và sinh trưởng của cây con. Mặt khác, lân cịn có tác dụng
hạn chế tác hại của hiện tượng thừa đạm dẫn đến hiện tượng tích lũy trong cây
nhiều NH4+, NO3- làm cho q trình tổng hợp Protein bị kìm hãm. Nhiều tác giả

nhận thấy, bón nhiều đạm làm q trình hút thu K, Ca, Mg của cây bị kìm hãm;
trong khi đó lân có tác dụng làm tăng sự hút thu các nguyên tố dinh dưỡng trên, nên
làm tăng chất lượng hạt giống.
Kali có tác dụng làm tăng sự tích lũy tinh bột trong hạt, hạn chế được sự tích
lũy đạm thừa nên cũng có ảnh hưởng tốt đến chất lượng của hạt giống.
Trong một số trường hợp, phẩm chất hạt giống bị giảm sút là do thiếu một số
nguyên tố vi lượng. Các nguyên tố vi lượng trong hạt không những cần thiết cho sự
nẩy mầm và phát triển bình thường của cây con mà còn làm tăng khả năng chống
chịu điều kiện bất lợi của mơi trường.
Như vậy, việc bón phân kết hợp và cân đối giữa các chất N: P: K và các
nguyên tố vi lượng... đối với sản phẩm là giống cần phải được chú trọng tuân theo
các quy trình và các quy định đặt ra để nâng cao sức sống của hạt giống; đặc biệt
đối với các loại giống cất giữ lâu.
Ngoài những yếu tố như đã nêu ở trên, phẩm chất hạt giống còn chịu ảnh
hưởng của mật độ cây trồng, thời vụ, lượng nước tưới...

9


Mật độ cây trồng chẳng những có ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh
hưởng đến phẩm chất hạt giống thơng qua độ lớn, độ đồng đều, kích thước, thành
phần hóa học của hạt... Đối với lúa mì, các tác giả Liên Xô trước đây nhận thấy chất
lượng hạt giống nâng cao theo mức gia tăng tỷ lệ chồi chính trong quần thể. Từ
nhận định trên, các tác giả đề nghị trồng mật độ cao ở ruộng sản xuất lúa mì.
Đối với các cây trồng cạn, độ ẩm cao trong đất cũng như việc dùng những
liều lượng nước tưới lớn có ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt giống. Vì độ ẩm cao,
đặc biệt đối với các cây nhiều dầu sẽ tích lũy hàm lượng nước trong hạt cao, nên khi
phơi sấy ở điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống...
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG
HẠT GIỐNG.

Các điều kiện bảo quản và cất giữ đối với các loại hạt giống là điều kiện tối
cần thiết và cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Sự giảm sức sống của hạt giống trong quá trình bảo quản là kết quả của
những diễn biến sinh lý, sinh hóa bên trong của hạt. Q trình đó phụ thuộc vào ẩm
độ của hạt lúc ban đầu và điều kiện cất giữ. Nếu trong q trình cất giữ mà ẩm độ
hạt khơng được khống chế, dẫn đến độ ẩm tăng lên, các quá trình thủy phân xảy ra,
chất lượng hạt giống chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
CHON... + H2O các hợp chất dễ tiêu.
Nhiệt độ cũng như độ ẩm của hạt và của khơng khí trong kho càng cao thì
hạt giống càng chóng mất sức nẩy mầm.
Theo quy luật Harrington, trong phạm vi ẩm độ của hạt từ 5 ÷ 14%, sự giảm
thấp mỗi phần trăm ẩm độ sẽ có tác dụng gia tăng gần gấp đôi thời hạn bảo quản
hạt giống. Như vậy hạt giống được phơi hoặc sấy càng khơ thì càng có khả năng
bảo quản được lâu.
Cũng theo Harrington, cần lưu ý là giữa độ ẩm của hạt và độ ẩm của khơng
khí trong kho cao thì hạt sẽ hút ẩm từ khơng khí và ngược lại khi độ ẩm của khơng
khí thấp thì một phần nước ở trong hạt sẽ thốt ra ngồi. Sự trao đổi nước giữa
khơng khí và hạt sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt được một trạng thái cân bằng nào đó.
Theo J.C. Delouche và N.D. Rodda (1976), đã xác định được những mức cân
bằng giữa độ ẩm của hạt đậu nành và khơng khí như sau:

10


Ẩm độ khơng khí %

Ẩm độ cân bằng của hạt %

15


43,3

30

6,5

45

7,4

60

9,3

65

11,0

75

13,1

80

16,0

90

18,8


Như vậy, ẩm độ khơng khí và ẩm độ cân bằng của hạt có mối quan hệ mật
thiết với nhau.
Các số liệu nói trên cho ta thấy rõ là trong việc bảo quản hạt giống ở vùng có
khí hậu nhiệt đới, ẩm độ là yếu tố phải quan tâm trước tiên.
Ảnh hưởng của nhiệt độ thì theo quy luật Harrington, trong khoảng nhiệt độ
từ 0 ÷ 50 oC, mỗi sự gia tăng 5 oC của môi trường sẽ làm giảm thời hạn cho phép
bảo quản hạt giống đi một nửa.
Như vậy, trung bình việc giảm 1% độ ẩm của hạt sẽ có tác dụng đối với việc
kéo dài thời gian bảo quản hạt giống tương đương với nhiệt độ trong kho xuống bớt
5oC. Vì thế, những nơi khơng có kho lạnh thì việc hạ thấp độ ẩm của hạt giống và
của khơng khí trong kho cần được đặc biệt quan tâm.
Sự phá hoại của sâu bệnh trong quá trình bảo quản hạt giống cũng cần được
chú ý, kho phải được dọn vệ sinh cẩn thận sau mỗi vụ và có thể định kỳ xử lý các
loại thuốc xông hơi để trừ mọt. Kho cũng phải được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của
chim và chuột, không phải chỉ ở số hạt bị chúng ăn, số bao bì bị chúng phá hoại mà
chúng còn làm lẫn giống, thải chất thải của chúng vào kho sẽ làm cho độ ẩm trong
kho tăng lên và đây chính là những ổ dễ bị phát sinh nguồn bệnh...
Harrington đã đề ra điều kiện bảo quản an tồn để duy trì phẩm chất hạt mà
khơng giảm tỷ lệ nẩy mầm từ 3 ÷ 10 năm, điều kiện này rất khó áp dụng đối với các
nước vùng nhiệt đới, nơi có độ ẩm khá cao.
Điều kiện bảo quản đặc biệt (kho có máy lạnh) chỉ áp dụng cho hạt có giá trị
cao như hạt của các nhà làm công tác giống, hạt của các cây quý hiếm. Trong sản

11


xuất hạt giống trong vùng Á nhiệt đới và Nhiệt đới có thể áp dụng theo các mức
sau:
1. Bảo quản ngắn hạn (từ 1 ÷ 9 tháng) là các điều kiện để duy trì phẩm chất
hạt từ vụ này đến vụ trồng sau:

T = 30oC, RH = 45%; MC < 7% cho hạt có dầu
MC < 11% cho hạt có Protein
T = 20oC, RH = 60%; MC < 9% cho hạt có dầu
MC < 12% cho hạt có Protein
2. Bảo quản trung hạn (từ 9 ÷ 18 tháng) là các điều kiện mà nó cho phép cất
giữ hạt dự phịng có phẩm chất cao:
T = 30oC, RH = 40%; MC < 6% cho hạt có dầu
MC < 10% cho hạt có Protein
T = 20 C, RH = 50%; MC < 7% cho hạt có dầu
o

MC < 11% cho hạt có Protein
T = 10oC, RH = 60%; MC < 9% cho hạt có dầu
MC < 11% cho hạt có Protein
T = 30oC, RH = 45%; MC < 7% cho hạt có dầu
MC < 11% cho hạt có Protein
3. Bảo quản trung hạn (từ 1,5 ÷ 10 năm) là các điều kiện bảo quản hạt giống
quý hiếm.
T = 10oC, RH = 45%; Đảm bảo an tồn đến 5 ÷ 10 năm
Ghi chú: T: nhiệt độ, RH độ ẩm khơng khí, MC: độ ẩm hạt.
Ngồi ra người ta cịn bảo quản bằng chất khí hay hút chân khơng.
Hiện nay, người ta thường bảo quản trong kho lạnh, trong kho sấy khô; tùy
thuộc vào điều kiện có thể cho phép.
Trong kho lạnh, tùy thuộc vào thời gian cất giữ hạt giống mà được bảo quản
trong các kho có nhiệt độ khác nhau:
Loại hàng năm, cất giữ trong kho có nhiệt độ từ 10 - 30oC
Loại lâu năm, cất giữ trong kho có nhiệt độ từ 4 - 10oC
Loại cất giữ đặc biệt trong kho có nhiệt độ từ 0 đến - 5oC hoặc có thể -10oC.
Trong các thí nghiệm cho thấy rằng những hạt giống sẽ sống sót ở nhiệt độ
càng thấp khoảng -272 oC và những phương tiện cất giữ đang được khảo sát ở -196


12


C - nhiệt độ chất lỏng Nitơ. Giữ giống ở nhiệt độ này sẽ ngăn cản mọi hoạt động
trao đổi chất. Và một thực tế khơng có nhiều hiệu quả đến tuổi thọ hơn khi cất giữ

o

hạt ở nhiệt độ - 20 oC.
Vậy điều kiện tối ưu là gì? Khơng có câu trả lời chính xác cho vấn đề này vì
sự kết hợp khác nhau giữa nhiệt độ và ẩm độ đã được lựa chọn, sẽ có cùng ảnh
hưởng đến tuổi thọ. Những điều kiện chọn lựa này cũng phá vỡ thế cân bằng giữa
điều mong muốn, điều có thể có khả năng thực hiện, và điều này tùy theo hồn cảnh
riêng mà lựa chọn...
Cất giữ cực khơ:
Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều hạt có dầu có thể được sấy
khơ để có hàm lượng ẩm độ rất thấp mà không gây tác hại, ngược lại điều này cũng
nâng cao tuổi thọ. Thí dụ, người ta đã tính tốn rằng khi sấy khơ hạt vừng (sesamun
indicum)
để hạ ẩm độ từ 5 % xuống 2% thì tuổi thọ tăng lên gấp 40 lần và bằng
cách giảm nhiệt độ từ 20 oC xuống -20 oC, chúng cũng đạt được việc nâng cao tuổi
thọ tương tự như vậy (Ellis, Hong và Robert, 1986).
Đây là sự cất giữ cực khô như đã gọi, đưa ra khả năng duy trì tuổi thọ mà
khơng cần nhiệt độ dưới 0 oC.
Trong kho sấy khô, độ ẩm khơng khí ln ln được sấy ở độ ẩm 30 - 45%,
hoặc có thể cao hơn là tùy thuộc vào thời gian cất giữ giống và các loại giống cây
trồng khác nhau.
Thời gian cất giữ hạt giống phụ thuộc vào ẩm độ của hạt và nhiệt độ phòng.
Ẩm độ thấp, nhiệt độ thấp, thời gian cất giữ càng dài. Nhiệt độ cao, ẩm độ cao thì

ngược lại thời gian bảo quản giống sẽ ngắn...
Mối quan hệ giữa độ ẩm hạt và nhiệt độ trong kho đến thời gian cất giữ (năm)
o

C

5%

7%

8%

10%

12%

-20

1761

331

170.5

56.5

23

-10


1253

236

121.5

40

16

0

711.5

134

69

23

9

5

493

93

47.5


16

6.5

10

322

60

31

10.5

4

20

116

22

11

3.5

1.5

25


64

12.5

6

2

1

13


Ngồi ra, khi tồn trữ giống, người ta cịn cất giữ trong ngân hàng Gen, ngân
hàng Invitro, nơi mà các mẫu cây trồng có bảo quản trong mơi trường trung gian,
đây là cách bảo tồn xen với bảo tồn trong ngân hàng giống trên đồng.
Có 2 phương pháp để duy trì invitro "sinh trưởng chậm " cho giai đoạn cất
giữ từ ngắn đến trung bình và bảo quản lạnh trong chất lỏng Nitrogen đối với những
bảo quản trong thời gian dài. Invitro là phương pháp chỉ tồn tại cho sự bảo quản
thời gian lâu dài đối với giống.

14


Bài 2
SẢN XUẤT G IỐNG
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA.
1. Khái niệm về cấp và loại hạt giống.
Trong công tác sản xuất giống, sự phân cấp hạt giống được dựa trên cơ sở
chủ yếu là độ thuần của hạt giống. Theo sự phân cấp hiện nay trên thế giới thì các

cấp hạt giống bao gồm:
1.1. Hạt giống siêu nguyên thủy hay hạt giống gốc của nhà chọn giống
(Breeder's seed) là hạt mang đầy đủ những tính nguyên thủy của giống được tạo
ra. Có số lượng ít nhưng chất lượng cao nhất. Trách nhiệm giữ độ thuần của hạt
giống gốc trong suốt cả thời gian mà giống vẫn được dùng trong sản xuất là thuộc
về cơ quan chọn giống. Trong hệ thống sản xuất hạt giống gốc nói trên là vật liệu
khởi đầu nên được ký hiệu là G0 (G. genegation).
1.2. Hạt giống nguyên chủng hay hạt giống cơ sở (Foundation Seed,
Basid) là hạt thu được từ những lần nhân đầu hạt giống gốc (khoảng 2 - 3 thế hệ).
Hạt nguyên chủng mang đầy đủ các đặc tính nguyên chủng của giống. Các thế hệ
được nhân ra từ hạt giống được ký hiệu là G1, G2, G3. Nếu xem G1 là nguyên
chủng cho bước nhân trước thì G1, G2 là hạt "siêu nguyên chủng" là hạt "Elite" và
"Super Elite". Độ thuần của hạt nguyên chủng đối với phần lớn các cây trồng phải
đạt cao hơn 99%. Trách nhiệm sản xuất hạt giống nguyên chủng thuộc về các công
ty giống và các cơ quan nghiên cứu về giống.
1.3. Hạt giống kiểm định (Registered Seed) được nhân ra từ hạt nguyên
chủng được ký hiệu là R1, R2, R3 tương ứng với từ thường dùng ở nước ta là hạt
giống cấp 1, cấp 2, cấp 3. Cuối cùng của bước này (R2 hoặc R3) là hạt giống
thương phẩm (Certified Seed).
Ở một số nước người ta nhân hạt giống thương phẩm (Certified Seed) thành
một cấp hạt giống riêng. Hạt giống thương phẩm được sản xuất trên quy mô lớn ở
các cơ sở sản xuất giống, nhằm cung cấp hạt giống cho sản xuất đại trà, sau khi đã
sơ chế, xử lý, kiểm nghiệm và đóng gói thích hợp.
Các tiêu chuẩn về độ thuần và phẩm chất được quy định riêng cho từng cấp
hạt nói trên theo 10 TCN,.....
Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt giống, người ta phân hạt
kiểm định hay hạt giống thương phẩm ra làm 3 loại: loại 1, loại 2, loại 3.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt giống gồm:
15



* Độ thuần của hạt giống - được đánh giá theo tỷ lệ hạt có đầy đủ các đặc
tính kinh tế - sinh học của giống gốc. Độ thuần được biểu thị bằng chỉ số phần trăm.
Đối với các giống cây tự thụ phấn thì hạt loại 1 phải có độ thuần trên 95,5%.
Độ thuần % =

Số hạt đúng giống
Số hạt mẫu giống đem ra kiểm tra

x 100

Độ thuần nói lên tính thuần khiết của giống. Độ thuần cao, chứng tỏ chất
lượng giống tốt, giống khơng bị lẫn tạp; góp phần tăng năng suất cây trồng.
* Độ sạch của hạt giống - được đánh giá theo tỷ lệ trọng lượng của các
thành phần lẫn tạp, bao gồm những hạt cỏ dại và những hạt giống đã bị hư hỏng vì
những lý do khác nhau.
Độ sạch % =

Khối lượng hạt sạch
Khối lượng mẫu đem xác định

x 100

Độ sạch xác định được số lượng hạt giống đem ra sản xuất cho một đơn vị
diện tích. Độ sạch cao, thể hiện giống khơng bị lẫn bởi các tạp chất như rơm rạ, cát
sạn, đất, cỏ dại... lẫn trong giống trong quá trình sản xuất, vận chuyển và phơi sấy.
Độ sạch thấp, lô hạt giống đó cần phải được làm sạch lại trước khi đưa ra sản
xuất. Có như vậy lượng hạt giống gieo quy định và mật độ cho một đơn vị diện tích
mới được đảm bảo.
* Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống - là tỷ lệ hạt có khả năng nẩy mầm bình

thường.
Tỷ lệ nẩy mầm % =

Số hạt nẩy mầm
Số lượng hạt đem thử

x 100

Đây là một trong những chỉ tiêu chính để phân loại hạt giống. Để xác định
chỉ tiêu này, người ta cho hạt nẩy mầm trong điều kiện tối hảo. Thời gian này tùy
thuộc vào đặc điểm nẩy mầm nhanh hay chậm của từng loại hạt, trung bình khoảng
một tuần đối với hạt các cây lương thực.
* Sức nẩy mầm - được đánh giá theo khả năng hạt mọc đồng đều trong một
thời gian nhất định và được biểu thị bằng % số hạt mọc mầm so với tổng số hạt
gieo.
Sức nẩy mầm % =

Số hạt nẩy mầm
Số hạt đem thử

Chỉ tiêu này nói lên:

16

x 100 (cùng đơn vị thời gian)


- Tốc độ nẩy mầm của giống, giống nào có tốc độ nẩy mầm cao chứng tỏ có
chất lượng tốt.
- Giống càng thuần chủng, sức nẩy mầm càng đồng đều, khả năng sinh

trưởng và phát triển càng đồng đều.
Ví dụ, đối với phần lớn cây lương thực tỷ lệ nẩy mầm được xác định sau khi
thử một tuần, còn sức nẩy mầm được xác định căn cứ vào tỷ lệ hạt nẩy mầm sau 3
ngày.
Để có tỷ lệ nẩy mầm, sức nẩy mầm tốt, vấn đề quan trọng là trong bảo quản
hạt giống chúng ta cần phải chú ý đến sức sống của hạt giống.
Sức sống của hạt là tỷ lệ hạt sống, có thể phát triển thành cây, cây đó có thể
sinh trưởng và phát triển trong điều kiện cho phép.
Sức sống của hạt cần được xác định trong giai đoạn bắt đầu bảo quản và
trong khoảng thời gian nhất định trong q trình bảo quản để dự đốn đúng thời hạn
làm trẻ hóa hạt giống.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống:
- Môi trường: nhiệt độ khơng khí, sự ngưng tụ hơi nước, sự nhiễm của vi
sinh vật, gió, mưa, bão lụt khi thu hoạch.
- Các hoạt động khi thu hoạch, gặt, đập, độ ẩm hạt khi thu hoạch.
- Q trình làm khơ hạt (do phương pháp làm khô). Nếu hạt quá ẩm với ẩm
độ > 20% không được làm khô ở nhiệt độ > 40oC, trừ khi độ ẩm hạt < 15%.
- Độ chín sinh lý của hạt, đặc điểm amylose của hạt, ngủ nghỉ hạt và đặc
điểm của giống.
Yêu cầu để kéo dài sức sống hạt:
- Hạt chín sinh lý đúng tiêu chuẩn.
- Độ ẩm hạt đúng yêu cầu.
- Hạt làm sạch đúng tiêu chuẩn.
- Điều kiện kho lạnh (To, độ ẩm của kho...)
Phương trình tính khả năng nẩy mầm:
P
V = Ki -

10k - c1 log - c2 m - c3 t


Trong đó những số c1, c2, c3, k là những hằng số, nó tùy thuộc theo lồi
đang xem xét. Hai hằng số c1, c2 biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ đến tuổi thọ, c3
biểu thị độ nhạy cảm của sự sống đối với ẩm độ, k là hằng số liên quan đến tiềm
17


năng di truyền học trong tồn trữ. Ki là hằng số đặc biệt cho mỗi lô hạt giống; biểu
thị chất lượng hạt ban đầu (tính bằng giới hạn của % độ nẩy mầm), m và t là % ẩm
độ hạt và nhiệt độ tồn trữ tương ứng. P là số ngày tồn trữ; V là mức độ khả năng
nẩy mầm ở bất kỳ thời gian định sẵn.
Giá trị của c1, c2, c3, k đã được tính cho số lượng nhiều dạng khác nhau của
lồi nhưng vẫn cịn được tính cho nhiều loài khác nữa. Trong hầu hết những loài
thiếu những đặc điểm nổi bật, như lúa mạch và hành có thể sử dụng phương trình
này như cẩm nang bởi vì có những lồi có tính chất tồn trữ tốt và cũng khơng tốt
tương ứng.
Ví dụ: 3 lơ hạt lúa mạch được cất giữ ở 40 oC, ẩm độ 10% đến khi khả năng
nẩy mầm của nó hạ xuống 80%. Khả năng nẩy mầm ban đầu của nó là 99,9%;
99,0% và 90%, những con số rất cao. Thời gian cần cho khả năng nẩy mầm giảm
còn 80% như sau:
Khả năng nẩy mầm ban đầu

Thời gian

99,9%

18.368 ngày (50,3 năm)

99,0%

12.353 ngày (33,8 năm)


90,0%

3.661 ngày (10,0 năm)

Như vậy, sự khác biệt rất nhỏ trong khả năng nẩy mầm ban đầu có thể dẫn
đến sự khác biệt gấp 5 lần trong thời gian tồn trữ. Thêm vào đó, mức độ sai khác về
khả năng nẩy mầm ban đầu rất khó phát hiện bằng cách kiểm tra độ nẩy mầm
chuẩn. Để thống kê chắc chắn rằng sự khác nhau về kích cỡ được quan sát là có
thật, địi hỏi kiểm tra vài trăm giống nghĩa là với số lượng lớn, điều này khó thực
hiện đối với những nguồn giống quý hiếm. Vì vậy, mọi việc làm cần thiết để đảm
bảo chất lượng hạt giống thu được là bảo quản chúng thật tốt như đã trình bày ở
trên.
* Khối lượng 1000 hạt - chỉ tiêu này chẳng những cần thiết để đánh giá chất
lượng hạt giống mà còn cần thiết để xác định lượng hạt giống để gieo trên một đơn
vị diện tích.
* Độ ẩm của hạt được biểu thị bằng % khối lượng nước trong hạt.
Độ ẩm hạt % =
Trong đó:

M2 - M3
M2 - M1

x 100

M1 = Khối lượng bao giấy, bao nhôm hoặc đĩa Petri
M2 = Khối lượng bao + Khối lượng hạt chưa sấy

18



M3 = Khối lượng bao + Khối lượng hạt sau khi sấy
Có thể xác định độ ẩm bằng máy đo độ ẩm nhưng cách xác định chính xác
hơn là sấy mẫu hạt ở nhiệt độ 100 oC trong 5 giờ hoặc ở 130 oC trong 60 phút. Đối
với các loại hạt nhỏ như hạt cỏ, hạt cải thì có thể để nguyên hạt để sấy. Đối với
những loại hạt to như bắp, đậu thì cần phải nghiền nhỏ rồi sấy mẫu, trung bình 5 giờ
để sấy. Theo ISTA nhiệt độ từ 130 - 133 oC; thời gian sấy 2 giờ đối với ngũ cốc, 4
giờ cho ngô, 1 giờ cho tất cả các loài khác ở danh sách của ISTA. Phụ lục cuối sách.
* Mức độ nhiễm sâu bệnh được đánh giá bằng tỷ lệ hạt bị nhiễm sâu bệnh.
Khi đánh giá chỉ tiêu này cần phân biệt hai dạng: Dễ nhận thấy (hạt có vết bị phá
hoại rõ ràng) và dạng cần dùng phương pháp đặc biệt để phát hiện (cắt hạt, dùng
hóa chất, kính hiển vi, chụp quang tuyến X...).
Mức độ nhiễm % =

Số hạt bị nhiễm
Số mẫu hạt quan sát

x 100

* Ở một số nước người ta còn sử dụng chỉ tiêu "giá trị của hạt giống".
Giá trị của lô hạt giống được xác định bằng cách nhân chỉ tiêu tỷ lệ nẩy
mầm của hạt với độ thuần của hạt chia cho 100.
Ví dụ: Độ thuần của hạt là 98% và tỷ lệ nẩy mầm của hạt là 95% thì giá trị
của lơ hạt giống là:
98 x 95/100 = 92,1.
Cùng một "giá trị của hạt giống" có thể là kết quả của sự phối hợp giữa các
giá trị khác nhau của chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và độ thuần của hạt giống.
Thực tiễn sản xuất đã chứng minh là việc dùng hạt giống có chất lượng tốt
mang lại hiệu quả kinh tế khơng khác gì các biện pháp thâm canh khác.
II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT HẠT GIỐNG ĐỐI VỚI CÂY TỰ THỤ

PHẤN.
1. Đặc điểm sinh vật học của quần thể tự thụ phấn:
Trong các loại cây trồng có một số lượng lớn các cây tự thụ phấn, với sự
thích nghi đa dạng giúp cho việc tự thụ phấn và ngăn ngừa khả năng giao phấn.
Cây tự thụ phấn thường thụ phấn bằng chính phấn hoa của cùng một hoa
hoặc cùng cây.
Sự thích nghi này khơng tuyệt đối và không loại trừ sự giao phấn bởi lẽ đó là
con đường tiến hóa của thực vật. Tuy vậy, sự tự thụ phấn vẫn là kiểu phổ biến trong
sinh sản hữu tính của một số lồi thực vật. Để thích nghi với tự thụ phấn, cấu tạo

19



×