Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn Công nghệ sản xuất giống cá sặc rằn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.54 KB, 3 trang )

Công nghệ sản xuất giống cá sặc rằn
KTNT - Kiên Giang và Cà Mau là hai tỉnh có nhiều cá sặc rằn sinh
sống, chúng sinh sản tự nhiên trong ruộng, kênh mương và đặc biệt
cho sản lượng rất cao. Kinh tế nông thôn xin giới thiệu công nghệ
sản xuất giống cá này.
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Trước mùa vụ sinh sản khoảng 2 - 3 tháng, tiến hành lựa chọn để nuôi vỗ. Chọn cá đạt
các tiêu chuẩn: 10 -12 tháng tuổi; kích cỡ 60 - 100g/con, không bệnh tật. Ao nuôi vỗ
phải gần sông, rạch để chủ động cấp, thoát nước; diện tích 200 - 1.000m2 ; độ sâu 0,8
- 1,2m; diệt cá tạp, cá dữ, bón phân gây màu,... Mật độ thả 10 - 15 con/m2.
Chăm sóc:
Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, cám gạo, bột cá, ruốc, phế thải nông
nghiệp với liều lượng 3 - 5% trọng lượng cá nuôi /ngày; hàm lượng đạm 18 - 25%.
Kỹ thuật cho cá đẻ
Để đạt hiệu quả nên cho đẻ nhân tạo. Bể đẻ xây bằng gạch xi măng; diện tích bể lớn
hay nhỏ tùy theo số lượng cá cho đẻ nhiều hay ít; độ sâu mực nước 30-40cm. Dùng lá
môn hoặc lá sen úp nổi trên mặt nước để cá phun bọt đẻ trứng, cần bố trí nơi yên tĩnh,
tránh cá sợ hãi khi sinh sản.
Chọn cá cái bụng to và mềm; cá đực khỏe, linh hoạt; tỉ lệ đực: cái là 1:1.
Tiêm kích dục tố: HCG; LRH A.
Liều dùng:
- Đối với cá cái: HCG 2.500 - 2.000 UI/kg hoặc LRHA 0,2mg + 2 viên DOM (hoặc 2 viên
Motilium)/kg.
- Đối với cá đực: Liều bằng 1/2 - 1/3 cá cái.
Vị trí tiêm: Thường ở gốc vây ngực hoặc vây lưng.
Mật độ thả cá cho đẻ trong bể: Thả 2-4 cặp cá bố mẹ/m2.
Kỹ thuật ấp trứng:
Thu hoạch cá sặc rằn.
Sau khi cá đẻ trứng, vớt bằng lưới mịn và đem ấp trong thau. Trứng tốt có màu vàng
nhạt, trứng hư không thụ tinh có màu trắng; mật độ ấp 30.000 - 40.000 trứng/thau nhựa
có đường kính 60cm hoặc 90.000 - 100.000 trứng/m2 bể. Trong quá trình ấp cần vớt


bỏ trứng hư và thay nước thường xuyên, đảm bảo môi trường nước ấp sạch, thoáng
mát.
Kỹ thuật ương cá bột lên cá giống
Chuẩn bị ao ương: ương bằng ao đất hoặc trên ruộng, diện tích 500 -1.000m2. Tiêu
chuẩn ao giống như ương các loại cá khác. Mật độ ương: 400 - 500 con cá bột/m2.
Thức ăn: Lượng thức ăn tính cho 100.000 con cá bột/ngày như sau:
+ 7-10 ngày đầu: 3 lòng đỏ trứng + 300g bột đậu nành (đậu tương). Chà nhuyễn, để
sống hoặc nấu chín hòa tan trong nước, tạt khắp ao, ngày 3 - 4 lần .
+Ngày thứ 11-20: 200g đậu nành + 200g cám + 200g bột cá. Để sống, rải đều khắp ao,
hoặc nấu chín quấy đều trong nước rồi tạt.
+ Ngày thứ 21-30: 600g cám mịn + 600g bột cá, để sống, trộn đều, rải cho cá ăn, hoặc
nấu chín, treo rổ cho cá ăn.
+ Ngày thứ 31-60: Kiểm tra cá và cho ăn với lượng 10-15% trọng lượng cá trong
ao/ngày (trong đó cám 50% , bột cá 50%). Để sống, rải đều khắp ao, hoặc nấu chín,
treo rổ cho cá ăn.
+ Thức ăn nên trộn thêm vitamin C (40mg/kg thức ăn).
+ Thời gian ương: 50-60 ngày.
+ Tỷ lệ sống: 20-30%.
+ Cá giống đạt quy cách: 400-500 con/kg.
+ Khi cá đạt trọng lượng: 1,5 - 2,5g/con thì có thể đem nuôi thương phẩm.
Thu hoạch và vận chuyển cá giống
Cá đạt kích cỡ 400-600 con/kg là có thể thu hoạch.
Khi đánh bắt, thao tác thật nhẹ nhàng, nếu không cá dễ bị sây sát và chết; cần luyện
cho cá khỏe rồi mới vận chuyển bằng bao nylon có bơm ôxy.
Quang Trường
(Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia)

×