Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Tình hình thực hiên quy hoạch, xây dựng NTM về phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 116 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Lời Cảm Ơn
Sau một thời gian học tập tại trường đại học
Kinh Tế Huế, với những kiến thức đã học và
kiến thức thực tế nơi tôi thực tập cùng với sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn,
tôi đã hoàn thành bài khoá luận cử nhân kinh
tế với đề tài “Tình hình thực hiện quy hoạch,
xây dựng Nông thôn mới về phát triển
hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Điện
Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
đến năm 2012”. Hoàn thành đề tài này,
trước tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành đến quý thầy cô tại trường Đại
học Kinh tế Huế - nơi đã gắn bó với tôi suốt
quãng đời sinh viên. Xin chân thành cảm ơn
Th.s Nguyễn Thò Thanh Bình- người đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành
bài khoá luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo
chính quyền và các cô chú trong phòng hành
chính của uỷ ban xã Điện Quang, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá
trình hoàn thành khoá luận, song do thời gian có
hạn, chưa hiểu biết nhiều về lónh vực nghiên
cứu nên đề tài này không tránh khỏi những
SVTH: Ngơ Thị Ngọc Anh
i
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình


thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cô giáo và những người quan
tâm đến luận văn này để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Điện Quang, ngày 10 tháng
05 năm 2013
Sinh viên
Ngô Thò Ngọc Anh
SVTH: Ngơ Thị Ngọc Anh
ii
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 13
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 17
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 17
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Những vấn đề về nông thôn 17
1.1.1.2. Khái niệm hạ tầng KT-XH và vai trò của hạ tầng KT-XH trong phát triển
NTM 27
1.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá quá trình xây dựng NTM 29
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở mốt số nước: 32

1.1.2.2. Khái quát về mô hình nông thôn mới ở nước ta 36
1.1.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Bàn trong thời
gian vừa qua 38
1.2. Tình hình cơ bản của xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 40
1.2.1. Vị trí địa lý
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1. Địa hình, đất đai 41
1.2.2.2. Khí hậu, mạng lưới thủy văn 41
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Điện Quang
1.2.3.1. Dân số, nguồn lao động của xã Điện Quang 42
1.2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã Điện Quang qua 3 năm 43
1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của xã Điện Quang 46
1.2.3.4. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của xã Điện Quang 49
1.2.4. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Điện Quang
1.2.4.1. Tiềm năng, thế mạnh 52
1.2.4.2. Khó khăn 53
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI VỀ CÁC TIÊU CHÍ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI Ở XÃ ĐIỆN QUANG,
HUYỆN ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN 2012 54
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
iii
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
2.1. Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam tới 2015 54
2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang qua 2
năm (2011-2012) 55
2.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển giao thông của xã Điện
Quang đến năm 2012
2.2.1.1. Kết quả phát triển GTVT của xã đến năm 2012 so với trước khi quy hoạch
phát triển NTM phân theo địa bàn thôn 56

2.2.1.2. Nguồn kinh phí thực hiện 60
2.2.1.3. Các công việc cần hoàn chỉnh tới năm 2015 cho phát triển Giao thông của xã
62
2.2.1.4. Những tồn tại cần khắc phục 62
2.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới thủy nông của xã
Điện Quang đến 2012
2.2.2.1. Kết quả phát triển mạng lưới thủy nông của xã đến năm 2012 so với trước khi
quy hoạch phát triển NTM phân theo địa bàn thôn 63
2.2.2.2. Nguồn kinh phí thực hiện 64
2.2.2.3. Các công việc cần hoàn chỉnh tới năm 2015 cho phát triển mạng lưới thủy
nông của xã 65
2.2.2.4. Những tồn tại cần khắc phục 66
2.2.3. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới điện của xã Điên
Quang đến năm 2012
2.2.3.1. Kết quả phát triển quy hoạch mạng lưới điện đến năm 2012 so với trước khi
quy hoạch phát triển NTM phân theo đia bàn thôn 66
2.2.3.2. Nguồn kinh phí thực hiện 68
2.2.3.3. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển mạng lưới điện
của xã Điện Quang 70
2.2.3.4. Những tồn tại cần khắc phục 70
2.2.4. Tình hình thực hiện quy hoạch trường học của xã Điện Quang đến năm
2012
2.2.4.1. Kết quả thực hiện quy hoạch trường học của xã đến năm 2012 so với trước khi
quy hoạch phát triển NTM 70
2.2.4.2. Kinh phí thực hiện 76
2.2.4.3. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển hệ thống trường
học của xã Điện Quang 78
2.2.4.4. Những tồn tại cần khắc phục 79
2.2.5. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hóa của xã
Điện Quang đến năm 2012

2.2.5.1. Kết quả quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hóa năm 2012 so với trước
khi có quy hoạch phát triển NTM 79
2.2.5.2. Kinh phí thực hiện 81
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
iv
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
2.2.5.3. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển cơ sở vật chất văn
hóa của xã 82
2.2.5.4. Các tồn tại cần khắc phục 82
2.2.6. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển chợ nông thôn của xã Điện
Quang đến năm 2012
2.2.6.1. Kết quả quy hoạch phát triển chợ nông thôn năm 2012 so với trước khi có quy
hoạch phát triển NTM 83
2.2.6.2. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển chợ nông thôn của
xã 84
2.2.6.3. Các vấn đề tồn tại cần khắc phục 84
2.2.7. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển bưu điện của xã Điện Quang
đến năm 2012
2.2.7.1. Kết quả quy hoạch phát triển bưu điện năm 2012 so với trước khi có quy
hoạch phát triển NTM 84
2.2.7.2. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển bưu điện của xã.85
2.2.7.3. Các tồn tại cần khắc phục 85
2.2.8. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển nhà ở dân cư của xã Điện
Quang đến năm 2012
2.2.8.1. Kết quả quy hoạch phát triển nhà ở dân cư năm 2012 so với trước khi có quy
hoạch phát triển NTM 86
2.2.8.2. Kinh phí thực hiện 88
2.2.8.3. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển nhà ở dân cư của
xã 88
2.2.8.4. Các tồn tại cần khắc phục 88

2.3. Ý kiến của nhà quản lý chính quyền xã và người dân trong quá trình thực hiện các nội
dung xây dựng NTM về hạ tầng KT-XH ở xã Điện Quang 89
2.3.1. Ý kiến của chính quyền xã
2.3.2. Ý kiến của các hộ nông dân
2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH của xã
Điện Quang đến năm 2012 97
2.4.1. Kết quả đạt được theo tiến độ
2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 99
3.1. Định hướng mục tiêu phát triển hạ tầng KT-XH của xã đến 2015 và 2020 99
3.2. Giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu phát triển hạ tầng KT-XH của xã đến 2015 và tầm
nhìn 2020 100
3.2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH
3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
v
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ
3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, thuyết phục và vận động người dân của các
tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội của xã
3.2.6. Các giải pháp khác
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
3.1. Kết luận 103
3.2. Kiến nghị 104
3.2.1. Đối với Nhà nước, các cấp Đảng uỷ cấp trên
3.2.2. Đối với UBND xã Điện Quang
3.2.3. Đối với người dân
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
107

PHỤ LỤC 108
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
vi
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
NT Nông thôn
NN Nông nghiệp
HTX Hợp tác xã
GT Gía trị
CT Chương trình
TN Tây Nguyên
ĐNB Đông Nam Bộ
TĐT Tổng điều tra
NTM Nông thôn mới
KT-XH Kinh tế-xã hội
GTVT Giao thông vận tải
CSHT Cơ sở hạ tầng
KHKT Khoa học kỹ thuật
SX-KD Sản xuất kinh doanh
UBND Uỷ ban nhân dân
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
TMDV-DL Thương mại, dịch vụ-du lịch
CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá
TTLL-BCVT Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông
CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
BTB-DHMT Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh

vii
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ Tên Trang
Biểu đồ 1: Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 40
Sơ đồ 1: Tỷ lệ cơ sở vật chất của các trường đạt chuẩn qua 2 năm (2011-2012) 63

SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
viii
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng hợp các tiêu chí nông thôn mới đạt được của các xã ở huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam 39
Bảng 2: Dân số và lao động của xã Điện Quang qua 3 năm (2010-2012) 42
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Điện Quang qua 3 năm (2010-2012) 45
Bảng 4: Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Điện Quang năm
2010 47
Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Điện Quang qua 3 năm ( 2010-2012) 51
Bảng 6: Hiện trạng và quy hoạch hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang giai đoạn 2011-
2012 55
Bảng 7: Kết quả phát triển GTVT của xã đến năm 2012 phân theo địa bàn thôn 56
Bảng 8: Tổng hợp nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch phát triển giao thông của xã
Điện Quang qua 2 năm (2011-2012) 61
Bảng 9: Kết quả phát triển mạng lưới thủy nông của xã đến năm 2012 so với trước khi
quy hoạch phát triển NTM phân theo hệ thống kênh 64
Bảng 10: Tổng nguồn kinh phí để thực hiện phát triển mạng luới thủy nông qua 2 năm
(2011-2012) của xã Điện Quang 65
Bảng 11: Kết quả phát triển mạng lưới điện của xã đến năm 2012 so với trước khi quy
hoạch phát triển NTM phân theo địa bàn thôn 68
Bảng 12: Nguồn kinh phí để phát triển mạng lưới điện của xã Điện Quang qua 2 năm

2011-2012 69
Bảng 14: Nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch trường học của xã Điện Quang qua 2
năm 2011-2012 77
Bảng 15: Kết quả quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hóa năm 2012 so với trước
khi có quy hoạch phát triển NTM 80
Bảng 16: Kinh phí để thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hoá của xã
Điện Quang đến năm 2012 82
(ĐVT: triệu đồng) 82
Bảng 17: Kết quả quy hoạch phát triển nhà ở dân cư năm 2012 so với trước khi có quy
hoạch phát triển NTM 87
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
ix
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Bảng 18: Kinh phí để thực hiện quy hoạch nhà ở dân cư của xã Điện Quang tính đến
năm 2012 88
Bảng 19: Tổng hợp ý kiến của 30 hộ điều tra về việc quy hoạch, xây dựng NTM về
phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang qua 2 năm (2011-2012) 92
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
x
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Cùng với cả nước hưởng ứng chương trình NTM, xã Điện Quang, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam sau 2 năm thực hiện, chương trình đã làm thay đổi một cách căn
bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ. Bên cạnh những kết quả đạt được đáng
khích lệ vẫn còn tồn tại một số bất cập trong công tác quản cũng như quy hoạch. Xuất
phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình thực hiên quy
hoạch, xây dựng NTM về phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang, huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2012” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Với sự vào cuộc tích cực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự đồng thuận
chung tay của nhân dân, qua 2 năm xây dựng nông thôn mới, vóc dáng nông thôn mới

của xã Điện Quang đang dần được hình thành, bộ mặt nông thôn ngày càng có nhiều
thay đổi. Cơ sở hạ tầng : Đường giao thông thôn xóm, trường học, nhà văn hoá được
xây dựng khang trang, sạch đẹp. Từ 12 tiêu chí mà xã đạt được năm 2010, đến nay đã
tăng lên 14 tiêu chí. Theo đó, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ dân đã
vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình, góp phần làm thay đổi đời sống vật chất,
tinh thần của người dân nông thôn. An ninh trật tự được tăng cường và giữ vững, hệ
thống chính trị - xã hội thường xuyên được củng cố, nâng cao. Thu nhập bình quân
đầu người của xã vào năm 2011 là 18 triệu đồng/người, đến năm 2012 tăng lên 23
triệu đồng/người.
Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Điện Quang đã và đang dần
thay đổi cuộc sống của người dân theo hướng CNH-HĐH , nhưng vẫn hiện hữu nhiều
hạn chế trong khâu quản lý và quy hoạch. Các hoạt động vẫn chưa nêu cao được tính
tự chủ của người dân, họ vẫn chưa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình,
sự tham gia vào các hoạt động phát triển làng xã lập kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu,
giám sát và quyết toán các công trình; Mặt khác, trình độ người dân còn hạn chế và
năng lực của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp; Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nói
chung còn chậm.
Thực tế xây dựng NTM hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và không đồng
bộ giữa các vùng, các địa phương. Làm thế nào để chương trình mục tiêu Quốc gia
NTM không còn là cái đích cuối cùng của các địa phương mà nó chỉ là những viên
gạch cơ sở tạo sự đột phá trong phát triển nông thôn, đồng thời nó gắn liền với từng
đường làng ngõ xóm, trong đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn. Có như vậy,
nền kinh tế nước ta mới phát triển đồng bộ và dần phát triển theo hướng CNH-HĐH.
Cùng với cả nước, trong thời gian tới các cấp lãnh đạo cùng toàn dân xã Điện Quang
sẽ còn cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa cho công tác xây dựng NTM.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
xi
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
xii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
• Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông thôn là lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây cùng với sự
phát triển chung của đất nước, nông thôn đã có sự đổi mới và phát triển đáng kể. Đây
là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm cả về tổng kết lý luận và thực
tiễn. Để phát triển nông thôn đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo
phát triển bền vững thì phải tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là công việc
hết sức quan trọng.
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng được đề ra trong
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
triển khai các Nghị quyết của Đảng và Quyết định của Chính phủ, đến nay, sau hơn 3
năm thực hiện chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới, kết quả đạt được ở mỗi
xã khác nhau nhưng đã hình thành mô hình nông thôn mới với sức sản xuất phát triển,
hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa, thu nhập của người dân các xã thí điểm
tăng hơn 62%, cơ sở hạ tầng các xã được cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ đã làm thay
đổi rõ nét diện mạo nông thôn, tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lượng cuộc
sống của người dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội từng bước
được cải thiện; bản sắc văn hóa được gìn giữ, trình độ dân trí và chất lượng hệ thống
cơ sở được nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc triển
khai, đó là mô hình nông thôn mới tuy đã hình thành nhưng một số nội dung còn chưa
hoàn chỉnh, chưa bền vững; một số nội dung trong chương trình triển khai còn chậm,
việc phát huy dân chủ của nhân dân địa phương tham gia chưa cụ thể hóa; đặc biệt còn
cứng nhắc, gặp khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện một số tiêu chí. Bởi đối với
từng tiêu chí, mỗi địa phương cần có cách thực hiện phù hợp tùy theo điều kiện, khả
năng của mình.
Chúng ta đang đi từng bước để biến chủ trương thành hiện thực. Rõ ràng, ai
cũng nhận thấy đó là công việc không phải của ngày một, ngày hai. Vậy bước đi như
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

thế nào, cách làm ra sao để những chủ thể chính của chủ trương này được thừa hưởng
những thành quả đó? Xây những viên gạch nhỏ nhưng vững chãi và thiết thực được
xem là phù hợp trong điều kiện và xu thế hiện nay của chúng ta.
Đối với Việt Nam, là một nước với gần 70% dân số làm nghề nông, để đạt được
mục tiêu “ đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp có trình độ khoa học công
nghệ tiên tiến” thì nhất thiết phải có sự đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Trong các Đại hội đại biểu toàn quốc cũng như
các hội nghị phát triển nông nghiệp nông thôn, đều đã nhận định đầu tư phát triển CSHT
KTXH ở nông thôn là vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói “Giao thông là mạch máu của tổ chức kinh tế, giao thông tốt thì mọi việc
đều dễ dàng…”- trích Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giao thông vận tải.
Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xây
dựng chương trình NTM, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã tiến
hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng làng xã có cuộc
sống ấm no, văn minh, môi trường trong lành.
Sau hơn hai năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm thay
đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ. Giúp người dân biết áp
dụng KHKT vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, làm cho cả đời sống vật chất và tinh
thần của người dân đều được nâng cao, bộ mặt làng xã đã có sự thay đổi rõ rệt, cảnh
quan môi trường được bảo vệ. Đặc biệt hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển
cơ sở hạ tầng KT-XH đến sản xuất, các lãnh đạo chính quyền cùng toàn dân xã Điện
Quang đã chung tay xây dựng nên những con đường mới, bê tông hoá các đường nội
đồng phục vụ sản xuất, hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp và đảm bảo phục vụ tốt nước
tưới cho sinh hoạt và sản xuất,
Bên cạnh những kết quả khả quan mà xã đã đạt được thì vẫn còn nhiều bất
cập.Nhiều hệ thống giao thông hiện nay đang xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng, các
công trình thuỷ lợi chưa được kiên cố hoá hoàn toàn, dân cư sống chủ yếu bằng nghề
nông, trình độ sản xuất chưa cao, hạ tầng KT-XH của xã vẫn ở điểm xuất phát thấp,
trong khi vốn đầu tư từ ngân sách địa phương thì rất hạn chế.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh

14
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hạ tầng KT-XH trong phát triển NTM cùng
với những thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình thực hiên quy
hoạch, xây dựng NTM về phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang, huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2012” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
• Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng NTM về phát triển hạ tầng
KT-XH.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới về phát
triển hạ tầng kinh tế- xã hội của xã Điện Quang, những thuận lợi và khó khăn ảnh
hưởng tới tiến trình phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH của địa phương.
- Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa
phương để nhằm đẩy mạnh tiến trình thực hiện quy hoạch hạ tầng KT-XH của xã
trong thời gian tới.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung đánh giá tình hình thực hiện quy
hoạch và nội dung phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang đến năm 2012, đó là
các nội dung thuộc tiêu chí phát triển NTM: Giao thông, thủy lơi, điện, trường học, cơ
sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện và tình hình phát triển nhà ở của dân cư
xã nhà.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại tất cả các thôn
thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
+ Về mặt thời gian : Tình hình cơ bản 3 năm (2010-2012) và tình hình thực
hiện xây dựng nông thôn mới của xã Điện Quang qua hai năm ( 2011-2012).
+ Về mặt nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu hiện trạng xây dựng nông thôn
mới của xã Điện Quang , huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam qua 8 tiêu chí phát triển hạ
tầng kinh tế xã hội đã nêu ở trên.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp

nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp thu thập số liệu.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
15
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp chỉ số.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
- Phương pháp biểu đồ, bản đồ minh họa thực trạng các nội dung phát triển hạ
tầng KT-XH.
- Phương pháp điều tra cán bộ lãnh đạo và hộ nông dân.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
16
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Những vấn đề về nông thôn
• Khái niệm nông thôn
Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn, và khi nói về
nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tương quan với đô thị.
Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định nghĩa là
khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông. Thành thị được định nghĩa là khu
vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp. Hai định nghĩa nêu trên mới chỉ
nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị.
Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm

nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị.
Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn
Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp). Cơ sở
hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật
chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kém hơn đô thị.
Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh
thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị. Tuy nhiên những di sản văn hóa,
phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn thành thị.
Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông
nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông
nghiệp. Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước.
Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theo tiến trình
phát triển kinh tế xã hội.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
17
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Căn cứ vào điều kiện thực tế và xét dưới góc độ quản lý thì PGS. TS Nguyễn
Ngọc Nông cho rằng “Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ
yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát
triển, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn”
Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổi theo thời
gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong
điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu: “Nông
thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư
dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một
thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”
• Đặc trưng của nông thôn:
Nói đến các vấn đề trong nông thôn là vấn đề không bao giờ là lỗi thời ở Việt
Nam. Trước hết để hiểu được những vấn đề nóng, bức xúc ở nông thôn thì trước tiên ta

phải hiểu được những đặc trưng ở vùng nông thôn.
+ Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm
chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất và
dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, cho cộng đồng nông thôn. Mật độ dân cư
vùng nông thôn thấp hơn đô thị.
+ Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất
hàng hóa thấp hơn so với thành thị. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt, dân
nông thôn thường tìm cách di chuyển vào thành thị.
+ Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơn thành
thị, và trong chừng mực nào đó mức độ dân chủ, tự do và công bằng xã hội cũng thấp
hơn đô thị. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của vùng nông thôn thấp hơn
thành thị.
+ Nông thôn trải trên địa bàn khá rộng, chịu tác động nhiều bởi điều kiện tự
nhiên. Đa dạng về quy mô, trình độ phát triển và về các hình thức tổ chức sản xuất và
quản lý. Tính đa dạng đó diễn ra không chỉ giữa nông thôn các nước khác nhau mà
ngay cả giữa các vùng nông thôn trong cả nước.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
18
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
• Khái niệm nông thôn mới:
Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị
trấn, thị tứ. Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so
sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm
cơ cấu và chức năng mới.
“Nông thôn mới phải tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng làm đòn bẩy phát
triển các nghành nghề khác”.
“Nông thôn mới đạt được bộ tiêu chí quốc gia do chính phủ ban hành theo
quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009”.
“Nông thôn mới phải cải tạo được cảnh quan, bảo vệ môi trường phục vụ hiện
đại hoá, công nghiệp hoá đất nước”.

“Nông thôn mới phải áp dụng khoa học kỹ thuật mới, nâng cao thu nhập cho
người dân”.
• Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng mô hình NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về
nông nghiệp và nông thôn nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các
chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc
phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí.
Có thể quan niệm: “ Mô hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo
thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho
nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình
nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Xây dựng NTM vẫn đảm bảo cuộc sống người dân, giữ được truyền thống, bảo
vệ môi trường.
Xây dựng NTM là quá trình không có điểm dừng. Ngay cả Châu Âu cũng xây
dựng nông thôn mới và khái niệm, tiêu chí nông thôn mới của họ cũng thay đổi tuỳ
theo mức sống, nhu cầu và quan niệm của người dân. (Nguồn: Nguyễn Trọng Bình)
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
19
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
• Sự khác biệt giữa Nông thôn trước đây và nông thôn mới:
Như tôi nói ở trên, khái niệm NTM trước tiên phải là nông thôn chứ không phải
là Thị trấn hay Thị tứ.
Thứ hai, NTM không phải là nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa NTM
và nông thôn truyền thống thì NTM phải bao hàm cả cơ cấu và chức năng mới.
Mô hình NTM là những kiểu mẫu cộng đồng được xét trên những tiêu chí mới,
tiếp thu khoa học công nghê hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của vùng quê
nông thôn cả về văn hoá lẫn tinh thần.
Nếu như mô hình nông thôn cũ làm việc với tư duy bảo thủ, sự quyết định
thường rơi vào tay cấp trên, người dân ở trạng thái bị động thì mô hình NTM là việc

đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân nông thôn, tạo động lực giúp họ chủ
động phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông
dân và nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu
hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Theo Tiến sỹ Tô Văn Tường- Viện trưởng Viện quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam:
“Có điều không bao giờ thay đổi là nông thôn mới cũng phải giữ được tính truyền
thống, những nét đặc trưng nhất, bản sắc từng vùng, từng dân tộc và nâng cao giá trị
đoàn kết của cộng đồng, mức sống của người dân. Mô hình Nông thôn tiên tiến phải
dựa trên nền tảng cơ bản: nông dân có trí thức. Họ phải có trình độ khoa học về thổ
nhưỡng, giống cây trồng, hoá học phân bón và thuốc trừ sâu, quản lý dịch bệnh, bảo
quản sau thu hoạch, kinh tế nông nghiệp”.
Tóm lại, NTM khẳng định vai trò của người dân, nêu cao tính tự chủ của nông
dân. Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút sự tham gia
đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu đề ra có tính hiệu
quả cao.Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực của bản thân
người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính. Các tổ chức nông
dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao. Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và
quản lý sử dụng có hiệu quả.
Tất cả những điều trên đã tạo nên sự khác biệt của Mô hình NTM so với mô
hình nông thôn trước đây.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
20
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
• Sự cần thiết phải xây dựng NTM:
Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp nông thôn thời kì đổi
mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu
thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ đòi hỏi cần phải quy hoạch và
phát triển xây dựng NTM.
Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát
- Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có

quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn, chất lượng chưa cao.
- Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu.
- Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nhiều nét
văn hóa truyền thống bị mai một.
Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu không đáp ứng được
yêu cầu phát triển lâu dài
Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ
kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt tỷ lệ thấp. Giao thông chất lượng
thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục
vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn quy định. Hệ thống lưới
điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ở nông thôn còn
yếu, tổn hao điện năng cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần
Nhà nước quy định. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông
thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp; Mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu
thể thao xã mới đạt 29,6%, hầu hết các thôn không có khu thể thao theo quy định. Tỷ
lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu
chuẩn, 22,5% số thôn có điểm truy cập internet. Cả nước hiện còn hơn hàng nghìn nhà
ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy hoạch,
quy chuẩn.
Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức
thấp
- Kinh tế hộ phổ biến quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha đất).
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
21
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
- Kinh tế trang trại chỉ chiếm hơn 1% tổng số hộ nông- lâm –ngư nghiệp trong
cả nước.
- Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác
nhưng hoạt động còn hình thức, có trên 54% số hợp tác xã ở mức trung bình và yếu.
- Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh

lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao, thu thập
bình quân đạt 32triệu đồng/ hộ (năm 2012) nhưng chênh lệch thu nhập giữa 10%
nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần).
- Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao .
Thứ tư: Các vấn đề về văn hóa - môi trường – giáo dục – y tế
- Giáo dục mầm non: Còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp,
- Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển.
- Môi trường sống ô nhiễm.
- Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia thấp, vai trò y tế dự phòng của trạm y tế
còn hạn chế.
Thứ năm: Hệ thống chính trị còn yếu (nhất là trình độ và
năng lực điều hành)
- Trong hơn 81 nghìn công chức xã: 0.1% chưa biết chữ, 2.4% tiểu học, 21,5%
trung học cơ sở, 75,5% trung học phổ thông.
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của Đảng
về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạn này là
xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH và hội nhập nền kinh tế
thế giới. Đây là vấn đề cấp thiết của nước ta hiện nay.
• Các nhân tố ảnh hưởng tới viêc xây dựng NTM:
Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến xây dựng
Chương trình NTM có vai trò rất quan trọng trong việc đề xuất các chính sách và giải
pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Sự hình thành và phát triển của chương
trình NTM chịu sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố sau:
+ Điều kiện tự nhiên
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
22
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên gồm các yếu tố như vị trí địa lý, đất đai, tài
nguyên, khí hậu, thời tiết Trong đó, đất đai là một trong những yếu tố quan trọng

nhất ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiêp, nông thôn.
Trong nông nghiệp, đất đai là một loại hình tư liệu sản xuất đặc biệt và không
thể thay thế được. Với những nền kinh tế trong đó sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ
trọng lớn thì thu nhập từ nông nghiệp là hết sức quan trọng. Lịch sử phát triển của xã
hội loài người cho thấy, hầu hết các nước phát triển nông nghiệp, nông thôn và mối
quan hệ giữa con người với nông nghiệp mang tính đa chiều, nó vừa mang tính kinh tế,
vừa mang tính tình cảm và tâm lý sâu sắc. Cũng từ đó, quan hệ sở hữu đất đai đã trở
thành trung tâm của các mối quan hệ xã hội trong nông thôn.
Không chỉ ở khu vực nông thôn mà ngay ở thành thị, các công trình hạ tầng
KT-XH luôn gắn với những vị trí đất đai cụ thể. Đất đai là nguồn lực hết sức quan
trọng, nhận định này được xét trên hai góc độ:
+ Thứ nhất, đất đai tạo nền móng vật chất hữu hình cho hạ tầng KT-XH ở nông
thôn hình thành và phát triển. Muốn xây dựng hay mở rộng hệ thống đường giao thông
trước tiên cần phải có vị trí, diện tích đất đai để làm đường. Ngoài ra, đất đai còn là
nguyên vật liệu chính cho việc xây dựng nhiều công trình hạ tầng KT-XH, đặc biệt là
giao thông.
+ Thứ hai, đất đai còn là một tài sản rất có giá trị, quyền sở hữu và sử dụng đất
có thể chuyển hoá thành nguồn vốn vật chất hoặc bằng tiền cho sự phát triển xây dựng
NTM ở nông thôn, đặc biệt là hạ tầng KT-XH ở nông thôn. Đặc biệt, quỹ đất công ích
thông qua thị trường bằng phương thức “đổi đất lấy hạ tầng” đã trở thành nguồn vốn
đáng kể cho sự phát triển quy hoạch hạ tầng ở nông thôn.
Đồng thời, chủ trương, chính sách định hướng phát triển xây dựng NTM ít nhất
cũng phải dựa trên quỹ đất hiện có của xã nhà. Điều này quyết định đến sự phù hợp
hay không của đề án xây dựng NTM.
Ngoài đất đai, còn có các nhân tố khác như địa hình, khí hậu cũng có ảnh
hưởng nhất định đến quá trình thực hiện xây dựng NTM. Một mặt, nó liên quan đến
chi phí sản xuất, quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, mặt khác nó ảnh hưởng đến
lượng vật liệu tiêu hao, vốn đầu tư xây dựng và tính khả thi của dự án xây dựng NTM.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
23

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi có thẻ mang lại hiệu quả cao đối
với các dự án phát triển nông thôn và ngược lại.
+ Điều kiện KT-XH:
- Dân cư và lao động:
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm
thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn. Để thực hiện thành công chủ trương đó thì dân cư và lao động đóng một vai trò
rất quan trọng, trong đó nông dân là chủ thể quyết định. Sự nghiệp xây dựng nông
thôn mới với 19 tiêu chí sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia đóng góp
của người nông dân.
Trong nền kinh tế ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếu trong
ngành nông nghiệp, là nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sự thành công
trong xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu
khoa học - kỹ thuật, nông dân đã sản xuất ra nông sản ngày càng nhiều, chất lượng cao
đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, nông dân có điều
kiện nâng cao thu nhập, tích lũy vật chất, ổn định cuộc sống và góp phần làm cho bộ
mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, tạo cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
Nông dân là chủ thể tích cực trong xây đựng đời sống văn hóa mới, xây dựng
kết cấu hạ tầng; phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho mỗi
người được thụ hưởng một cách tốt nhất những giá trị vật chất và tinh thần. Công cuộc
xây dựng nông thôn mới khó khăn, lâu dài đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của bà con nông
dân. Nông dân phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình mới có thể kế
thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp và khắc phục những yếu tố lạc hậu, tiêu cực
ảnh hưởng tới quá trình phát triển để có thể xây dựng nông thôn Việt Nam hiện đại,
văn minh. Muốn xây dựng nông thôn mới đi đến thành công, người nông dân luôn giữ
một vị trí đặc biệt quan trọng. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có những chính
sách phù hợp tạo điều kiện, cơ hội để thúc đẩy cho nông dân ý thức được vai trò của
mình, tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng quê hương, đất nước.
Nông dân có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, cùng với các giai cấp,

SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
24
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
tầng lớp khác phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam XHCN “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Nhân tố vốn
Vốn là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng và nhiều khi có ảnh hưởng mang
tính quyết định đến sự thành công của mô hình NTM. Thực tế cho thấy, việc thực hiện
các hạng mục của bộ tiêu chí NTM, nhất là các công trình giao thông, thuỷ lợi thường
đòi hỏi vốn lớn, trong khi đó, bản thân nông nghiệp, nông thôn khó có thể tự giàu có
để có nguồn tích luỹ lớn khi không có những yếu tố khác như khoa học kỹ thuật tiên
tiến, máy móc hiện đại tác động vào.
Vốn cho việc phát triển chương trình NTM có thể huy động từ nhiều nguồn:
Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn đóng góp của dân cư, nguồn vốn từ các doanh
nghiệp Và vốn ngân sách nhà nước luôn đóng vai trò rất quan trọng. Nguồn vốn này
được xem là nguồn “vốn mồi” để thu hút các nguồn vốn khác vào đầu tư xây dựng NTM.
Ngoài ra, một nguồn vốn khá quan trọng nữa là nguồn vốn tín dụng của nhà nước.
Loại vốn này đã xuất hiện phổ biến và đóng góp đắc lực trong việc xây dựng NTM.
Vốn tài trợ khác là nguồn vốn được vận động tranh thủ sự ủng hộ của các đơn
vị tổ chức và con em của quê hương thành đạt hướng về quê hương.
Hiện nay, đối với các nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn nước ngoài trong
một số trường hợp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông thôn. Nguồn vốn
nước ngoài phổ biến là nguồn vốn ODA.
Với những khoản cho vay ưu đãi, thời gian dài thì hiện nay vốn ODA cũng
đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông thôn như nước ta hiện nay.Về
cơ bản, nguồn vốn ODA thường được ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng cho những
công trình trọng điểm như: Hệ thống thuỷ lợi; hệ thống GTNT; hệ thống cung cấp
nước sạch và ưu tiên những vùng đặc biệt khó khăn mà không có khả năng xây dựng
cơ sở hạ tầng bằng các nguồn vốn khác. Đây là một nguồn vốn mà các nước đang phát
triển thường tìm cách tập trung khai thác nhằm đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH

nông thôn.
• Nhân tố về cơ chế, chính sách:
SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh
25

×