Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dântại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thônhuyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 79 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học ở Trường Đại học Kinh tế Huế, em luôn được sự chỉ bảo và
giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế &Phát
triển đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian học
tập ở trường. Cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên ở
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn huyện Thanh Chương, đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập và tận tình chỉ bảo em để em
hoàn thành tốt luận văn này.
Đặc biệt, em vô cùng biết ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Lạc đã tận tình hướng
dẫn để em có thể hoàn thành bài viết của mình. Em xin gửi đến Quý Thầy Cô cùng các
cô chú, anh, chị ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn huyện
Thanh Chươnglời chúc dồi dào sức khỏe, sự thành đạt và thành công trong công tác
sắp tới.
Cuối cùng, em kính gửi lời cảm ơn đến Gia Đình là chổ dựa tinh thần luôn
giúp em vượt qua những lúc khó khăn nhất.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, do đó bài luận văn của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy
Cô giúp em hoàn thiện mình hơn trong lĩnh vực chuyên môn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Tài
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
i
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 10


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1.1Khái quát về ngân hàng thương mại 12
1.1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại 12
1.1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại 13
1.1.2Tín dụng ngân hàng(TDNH) 14
1.1.2.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng (TDNH) 14
1.1.2.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sản xuất nông nghiệp 15
1.1.3Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân 17
1.1.3.1.Khái niệm hộ nông dân 17
1.1.3.2.Đặc điểm của hộ nông dân 18
1.1.3.3.Vai trò của hộ nông dân trong phát triển kinh tế 18
1.1.4Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Thanh Chương 19
1.2CƠ SỞ THỰC TIỄN 20
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA
HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THANH CHƯƠNG 23
1.3TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ NHNo&PTNT HUYỆN THANH CHƯƠNG 23
1.3.1Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Thanh Chương 23
2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 24
1.3.2Tình hình cơ bản của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn huyện Thanh Chương 27
1.3.3Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn huyện Thanh Chương 28
2.1.3.1.Chức năng 28
2.1.3.2.Nhiệm vụ 29
1.3.4Cơ cấu tổ chức bộ máy và tình hình lao động của Ngân hàng Nông nghiệp &

Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương 29
2.1.4.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy 29
2.1.4.2.Tình hình lao động 31
1.3.5Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 32
1.4PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẾN HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH CHƯƠNG 35
1.4.1Tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 35
2.2.1.1.Doanh số cho vay phân theo thời hạn 35
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
ii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
2.2.1.2.Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế 37
1.4.2Tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng của Ngân hàng Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 39
2.2.2.1.Doanh số thu nợ phân theo thời hạn vay 40
2.2.2.2.Doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế 41
1.4.3Tình hình dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện
Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 43
2.2.3.1.Tình hình dư nợ phân theo thời hạn vay 43
2.2.3.2.Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế 44
2.2.4.1.Tình hình dư nợ quá hạn phân theo thời hạn vay 47
2.2.4.2.Tình hình dư nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế 49
1.4.4Kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng 51
1.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG 52
1.5.1Tình hình chung của các hộ điều tra 52

2.3.1.1.Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 52
2.3.1.2.Tình hình đất đai của các hộ điều tra 54
1.5.2Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra 56
2.3.2.1.Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra 56
2.3.2.2.Cơ cấu nguồn vốn của các hộ điều tra 60
2.3.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân 62
1.5.3Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ vay vốn hiện nay 66
1.5.4Một số ý kiến của hộ vay vốn 67
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 71
1.6Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác cho vay hộ nông dân tại chi
nhánh trong thời gian qua 71
1.7Định hướng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Chương trong thời gian
tới 72
1.8Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân
tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương
73
1.8.1Về phía Ngân hàng 73
1.8.2Về phía hộ nông dân vay vốn 75
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
I.KẾT LUẬN 77
II.KIẾN NGHỊ 78
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
iii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn
TDNH Tín dụng ngân hàng
TD Tín dụng
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
DS Doanhsố
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
DNQH Dư nợ quá hạn
KBNN Kho bạc Nhà nước
TLSX Tư liệu sản xuất
SXKD Sản xuất kình doanh
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TM-DV Thương mại-Dịch vụ
TT&CN Trồng trọt và chăn nuôi
CBCNV Cán bộ công nhân viên
ĐVT Đơn vị tính
SL Số lượng
Tr.đ Triệu đồng
BVTV Bảo vệ thực vật
CPTG Chi phí trung gian
GTSX Giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
CBTD Cán bộ tín dụng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
UBND Ủy ban nhân dân
TBCN Tư bản chủ nghĩa
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
iv
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
v
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Thanh Chương 15
Sơ đồ2: Tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Chương 30
Biểu đồ 1: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương qua 3 năm
2010-2012 phân theo thời hạn vay 36
Biểu đồ 2:Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-
2012 phân theo thời hạn vay 40
Biểu đồ 3:Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-
2012 phân theo thời hạn vay 43
Biểu đồ 4:Tình hình dư nợ quá hạn của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương qua 3
năm 2010-2012 phân theo thời hạn vay 48
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
vi
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1: Tình hình cán bộ công nhân viên của Chi nhánh 31
Bảng 2:Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 33
Bảng 3: Tình hình doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012 37
Bảng 4: Tình hình doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012 41
Bảng 5: Tình hình Dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012 45
Bảng 6: Tình hình Dư nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012 49
Bảng 7: Kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng cho vay của chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Thanh Chương 51
Bảng 8: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra 53
Bảng 9: Tình hình đất đai của các hộ điều tra 55

Bảng 10: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân ở hai xã điều tra 57
Bảng 11: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra 60
Bảng 12: Hiệu quả hoạt động trồng trọt của các hộ điều tra 62
Bảng 13: Hiệu quả hoạt động chăn nuôi của các hộ điều tra 63
Bảng 14: Hiệu quả hoạt động ngành nghề, dịch vụ của các hộ điều tra 64
Bảng 15. Kết quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra 65
Bảng 16: Tình trạng nợ quá hạn của các hộ điều tra 66
Bảng 17: Một số ý kiến của các hộ điều tra về tín dụng cho vay tại Chi
nhánhNHNo&PTNT huyện Thanh Chương 68
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
vii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông
dântại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thônhuyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An”
1.Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận chung về kinh tế hộ và vai trò của hộ sản xuất trong phát triển
kinh tế; tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất.
- Nghiên cứu tình hình cho vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn huyện Thanh Chương; cũng như tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân
trên địa bàn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chao vay và sử dụng vốn vay tại
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra phỏng vấn có chọn mẫu
- Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích tài liệu

- Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế
- Phương pháp so sánh
3. Kết quả đạt được
- Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát những luận điểm cơ bản về kinh tế hộ và
vai trò của hộ nông dân trong nền kinh tế; tín dụng và vai trò của tín dụng đối với hộ
nông dân; một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay các hộ nông
dân tại Chi nhánh NHN
o
&PTNT Huyện Thanh Chương.
- Về mặt nội dung: Bằng số liệu thứ cấp, đề tài đã phân tích tình hình cho vay
của NHN
o
&PTNT Huyện Thanh Chương trong 3 năm 2010-2012. Thông qua số liệu
sơ cấp từ việc điều tra thông tin về tình hình chung của các hộ nông dân, tình hình sử
dụng của 90 hộ trên địa bàn huyện Thanh Chương, đề tài đã đi vào phân tích mục đích
sử dụng vốn vay của các hộ nông dân; đồng thời phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
viii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
của 70 hộ ở hai xã Thanh Tường và Thanh Ngọc, trong đó điều tra 30 hộ ở xã Thanh
Tường, 40 hộ ở xã Thanh Ngọc, làm đại diện cho các hộ nông dân trên toàn huyện, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay tại
Chi nhánh NHN
o
&PTNT Huyện Thanh Chương.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
ix
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một mục tiêu lớn mà
Đảng và Nhà nước ta đề ra trong giai đoạn hiện tại nhằm đưa nông nghiệp nông thôn
có những bước phát triển nhanh hơn phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển, đổi mới
trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
đã chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Hội nhập không những
mang lại nhiều cơ hội mà còn đưa lại cho nền kinh tế nước ta những thách thức, đặc
biệt là đối với các hộ sản xuất nông nghiệp.
Việc phát triển một thị trường tài chính nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng,
trong đó hoạt động tín dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Bởi tình trạng bà con nông dân thiếu vốn sản xuất đang là
hiện tượng phổ biến ở rất nhiều địa phương trong cả nước. Nhận thấy được tầm quan
trọng đó nên thời gian qua,NHN
o
cùng hệ thống NHTM trong đó NHN
o
đã rất chú
trọng đến việc phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn, xây dựng các cơ chế chính
sách hỗ trợ tín dụng phát triển nông thôn. Với mục tiêu đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có
hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Với tư cách là “người bạn đồng hành” của nông nghiệp-nông thôn và nông dân, trong
những năm qua NHN
o
&PTNT Việt Nam cùng với các chi nhánh của mình đã và đang
là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến hộ nông dân, góp phần tạo công ăn việc làm giúp
hộ nông dân làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình. Đồng thời vốn tín dụng
hộ nông dân đã làm thay đổi cơ cấu tín dụng và thay đổi cơ bản về tình hình tài chính
của ngân hàng Nông nghiệp.
Với mong muốn đem kiến thức đã học được để vận dụng vào thực tế. Trong
thời gian thực tập tại NHN

o
&PTNT huyện Thanh Chương, tôi đã chọn đề tài: “Phân
tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dântại chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thônhuyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”
để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
10
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận chung về kinh tế hộ và vai trò của hộ nông dân trong
phát triển kinh tế; tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất.
- Nghiên cứu tình hình cho vay vốn tại chi nhánh NHN
o
&PTNT huyện
Thanh Chương; cũng như tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chao vay và sử dụng
vốn vay tại chi nhánh NHN
o
&PTNT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
 Đối tượng nghiên cứu
Tín dụng của NHN
o
&PTNT huyện Thanh Chương đối với các hộ nông dân.
 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tập trung chủ yếu tại địa bàn 2 xã Thanh Tường và Thanh Ngọc
thuộc huyện Thanh Chương.
- Về thời gian: số liệu của đề tài được lấy trong 3 năm 2010-2012.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra phỏng vấn có chọn mẫu

- Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế
- Phương pháp so sánh
Vì trình độ hiểu biết và phạm vi kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian nghiên
cứu, thu thập tài liệu liên quan đến đề tài có hạn nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú trong ban
lãnh đạo ngân hàng cùng độc giả.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
11
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (commercial Bank) dã hình thành tồn tại và phát triển
hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế trang trại. Sự phát triểnt hệ thống
Ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển
của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn
cao nhất của nó-kinh tế thị trường- thì Ngân hàng thương mại cũng ngày càng đựơc
hoàn thiện hơn và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và là phương tiện thanh toán.
Điều 20 luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH10) chỉ rõ: Ngân hàng là
loại tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan".
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã nói: "Ngân hàng thương mại là

những Xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó
cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".
Như vậy có thể nói rằng Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian
quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này
mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn tín dụng to lớn để có
thể cho vay phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của Ngân hàng thương mại thể hiện qua các điểm sau:
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế.
- Ngân hàng thương mại hoạt động mang tính chất kinh doanh.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
12
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
- Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ
ngân hàng.
1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
 Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tín dụng. Điều này được thể hiện qua
hai mặt sau:
- Ngân hàng là người đứng ra huy động vốn bằng tiền trong nện kinh tế bao
gồm tiền gửi của các tổ chức, đơn vị xã hội, các cá nhân
- Ngân hàng sử dụng vốn đó để cung cấp tín dụng cho các đơn vị cá nhân trong
xã hội.
Với chức năng này thì hầu như nguồn vốn bằng tiền của xã hội tập trung vào hệ
thống Ngân hàng, từ đó lại tái phân phối để chuyển hoá số vốn bằng tiền thành vốn sản
xuất kinh doanh, biến vốn thành tiền từ phương tiện giao dịch mua sắm thành các yếu
tố sản xuất. Vì vậy đây là chức năng cơ bản và quan trọng của Ngân hàng thương mại.
 Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán.
Ngân hàng thương mại đứng ra để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán
giữa các đơn vị với nhau, giữa đơn vị với cá nhân và giữa các cá nhân với nhau.

Khi thực hiện chức năng thanh toán, người ta xem Ngân hàng thương mại như
một phòng thanh toán đặc biệt của xã hôi. Thực hiện chức năng này Ngân hàng thương
mại sử dụng các công cụ truyền thống và riêng có của mình: Thẻ tín dụng, giấy chuyển
tiền, séc
 Chức năng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng.
Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, Nhà nước có
những điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh
nghiệp. Do đó Nhà nước có thể làm tư vấn tài chính, đầu tư chiết khấu, làm đại lý phát
hành cổ phiếu để nhận tiền hoa hồng, từ đó vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả
cao. Còn trong quá trình tham gia thị trường tiền tệ dưới hình thức mua bán các chứng
khoán, mua bán số dư trên tài khoản tại Kho bạc nhà nước thì Ngân hàng thương mại
đơn thuần là doanh nghiệp kinh doanh để thu lợi.
 Chức năng tạo tiền tệ.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
13
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó Ngân hàng thương
mại còn có chức năng tạo tiền khi phát tín dụng, nghĩa là vốn tín dụng phát ra không
nhất thiết dựa trên vàng hay tiền giấy đã gửi vào Nhà nước, tiền vay không là cơ sở
của số tiền gửi mà khoản tín dụng đó do Nhà nước tạo ra tiền để cho vay gọi là tiền bút
tệ hay tiền bút toán hoặc tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay người vay trả nợ Ngân hàng , tiền
bị huỷ bỏ.
 Chức năng trung gian trong việc thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia.
Mặc dù hệ thống Ngân hàng thương mại mang tính chất độc lập nhưng nó luôn
chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng trung ương về các mặt, đặc biệt là phải luôn
tuân theo các quyết định của Ngân hàng trung ương về việc thực hiện các chính sách
tiền tệ.
- Để gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, tín dụng phát ra từ Ngân hàng thương
mại phải mang lại hiệu quả. Việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các Ngân hàng

thương mại cũng được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của nền kinh tế.
- Tín dụng Ngân hàng thương mại trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát
triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
- Ngân hàng thương mại cũng như các loại Ngân hàng khác sử dụng công cụ
của mình để điều hoà khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhằm ổn định giá trị đồng tiền
cả về mặt đối nội cũng nhưđối ngoại.
1.1.2 Tín dụng ngân hàng(TDNH)
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng (TDNH)
Tín dụng (TD) là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Bản chất của tín dụng
hàng hóa là vay mượn có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định, là quan
hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng
có lợi. Trong nền kinh tế hàng hóa có nhiều loại tín dụng như: TD ngân hàng, TD
thương mại, TD nhà nước, TD tiêu dùng…
TD được biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
14
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng tại NHN
o
&PTNT huyện Thanh Chương
Lúc đầu các quan hệ tín dụng hầu hết là tín dụng bằng hiện vật và một phần nhỏ
là tín dụng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là tín dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín
dụng lúc bấy giờ chính là sự phát triển bước đầu của các quan hệ hàng hóa-tiền tệ
trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa kém phát triển.
Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kì chiếm hữu nô lệ và chế độ phong
kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế hàng hóa nhỏ. Chỉ đến khi phương thức
sản xuất TBCN ra đời, các quan hệ tín dụng mới có điều kiện phát triển. Tín dụng
bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín dụng bằng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế

đã nhường chỗ cho các loại hình tín dụng khác ưu việt hơn như tín dụng ngân hàng, tín
dụng chính phủ
Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình
thái phát triển kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau song đều có tính chất quan
trọng sau đây:
- Tín dụng trước hết là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim)
hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền
sở hữu chúng.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải hoàn trả
- Giá trị tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức
tín dụng.
Tín dụng ngân hàng: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với
khách hàng, được cấp chủ yếu dưới hình thái tiền tệ”
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sản xuất nông nghiệp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
15
1.Cho vay vốn
Chủ thể cho vay Chủ thể đi vay
2.Hoàn trả vốn và lãi
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
- Tín dụng ngân hàng góp phần tích tụ, tập trung ruộng đất, vốn để chuyển
nhanh sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Phát
triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra
phải được trao đổi với các khu vực khác phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành nông
nghiệp cũng như các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tín dụng ngân hàng góp phần xây
dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo sản xuất nông hộ có điều kiện thuận lợi để thực hiện
chuyển giao công nghệ cho sản xuất, đồng thời đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng
hóa để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Sản xuất hàng hóa vừa là mục tiêu vừa là
điều kiện của tín dụng, nhờ có sản xuất hàng hóa mà sản phẩm của nông dân được tiêu

thụ trên thị trường giúp ngân hàng thu hồi một cách dễ dàng.
-Tín dụng ngân hàng là một công cụ nhà nước để định hướng phát triển kinh tế
hộ nông dân và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Thông qua việc
khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới ở vùng nông thôn, quy định
mức lãi suất hợp lý cho vay hộ nông dân, giao cho NHTM mà chủ yếu NHN
o
thực
hiện các chương trình đầu tư chỉ định… Nhà nước thúc đẩy quá trình tập trung vốn và
tập trung sản xuất nông nghiệp, định hướng phát triển kinh tế hộ ở những vùng kinh tế
trọng điểm, mở mang các ngành nghề thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả cho bản
thân hộ nông dân và nền kinh tế. Vì vậy lực lượng lao động trong nông nghiệp đã được
giải quyết và đã hình thành nhiều ngành nghề mới trong nông thôn.
- Tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế và xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi ở
nông thôn. Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác và sử dụng triệt để những tiềm
năng sẵn có về lao động, đất đai…thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển.
- Tín dụng cung ứng vốn cho quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân. Hiện
tượng thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất của hộ nông dân luôn diễn ra. Tín
dụng ngân hàng giúp điều hòa vốn dư thừa và thiếu đó nhằm đảm bảo cho sản xuất
nông nghiệp được ổn định. Khi người nông dân cần vốn để sản xuất nông nghiệp thì
ngân hàng là người bạn đắc lực phục vụ cho nhu cầu của nông dân trang trải các chi
phí phát sinh trong quá trình sản xuất được kịp thời. Sau khi thu hoạch người nông dân
bán sản phẩm ra, sẽ có một khoản tiền chưa dùng đến thì ngân hàng nhận nguồn vốn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
16
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
nhàn rỗi đó dưới hình thức tiết kiệm. Như vậy tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc
đẩy quá trình hình thành thị trường tín dụng nông thôn.
- Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các quan hệ kinh tế của hộ nông dân.
Phát triển các hình thức đầu tư của ngân hàng như: cho vay qua tổ chức nhóm liên đới

chịu trách nhiệm của hộ nông dân, ủy thác đầu tư cho vay ngắn hạn… tạo điều kiện
cho các hộ nông dân tăng cường các quan hệ hợp tác với nhau và mở rộng quan hệ
kinh tế với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, các nhà tài trợ trong nước và nước
ngoài.
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân
1.1.3.1. Khái niệm hộ nông dân
Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được
thực hiện qua sự hoạt động cả hộ nông dân. Vậy trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm hộ
nông dân là gì?
Tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu và sự nhìn nhận của người nghiên cứu mà
người ta có nhiều qua điểm khác nhau về hộ.
Theo giáo sư Mc Gê (1989), Trường Đại học tổng hợp Colombiađã định nghĩa: "Hộ
nông dân là một nhóm người cùng huyết tộc hoặc cùng không cùng chung huyết tộc, ở
chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm".
Theo Alexandre Tchayanov - nhà nông học người Nga (1924), định nghĩa về hộ
nông dân như sau: "Hộ nông dân là hộ gia đình làm nông nghiệp, chủ yếu dựa vào sức
lao động gia đình và nhằm thoả mãn nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể
mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viên của nó. Về
mặt kinh tế, do đặc điểm tự cung tự cấp và những hạn chế của sức sản xuất gia đình
nên chỉ dừng lại ở cân bằng khả năng lao động và nhu cầu tiêu dùng của hộ mà không
nhằm hạch toán lợi nhuận như trường hợp của xí nghiệp Tư bản chủ nghĩa. Và tính tự
cung tự cấp của kinh tế hộ gia đình luôn được duy trì nếu nó không kết hợp được trong
bản thân nó và các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp".
Trong cuốn "Kinh tế hộ nông dân" xuất bản năm 1997, Đào Thế Tuấn định
nghĩa: "Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch trên các phương tiện sống từ đất, sử
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
17
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
dụng chủ yếu là lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống

kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong
thị trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao".
Hộ nông dân trong điều kiện nền kinh tế Việt Namđược hiểu là một gia đình có
tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm một người làm chủ hộ và mọi người cùng
sống trong hộ gia đình ấy.
Tóm lại, ta có thể xem hộ nông dân là hộ gia đình có đất đai, tư liệu sản xuất
thuộc sở hữu riêng, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, nằm trong
một hệ thống kinh tế rộng hơn với sự tham gia một phần vào thị trường.
1.1.3.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình đọ phát triển của hộ từ tự
cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan
hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó giới hạn thế nào là một hộ
nông dân.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có sự thoả mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn
nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro khách quan trong khi đó khả năng khắc
phục lại hạn chế.
- Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của hộ nông dân là
khiêm tốn. Do đó, để phát triển kinh tế ở nông thôn, nhất định phải có chính sách hỗ
trợ thích đáng của Nhà nước, của các ngành nghề về vốn tín dụng
1.1.3.3. Vai trò của hộ nông dân trong phát triển kinh tế
Có thể thấy nhược điểm của hình thức sản xuất của hộ nông dân hiện nay là quy
mô nhỏ và phân tán. Thế nhưng, đối với một nước xuất phát từ nông nghiệp trong tình
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
18

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
trạng đang phát triển như nước ta hiện nay thì sản xuất hộ có vai trò khá lớn, không chỉ
đối với nông nghiệp nông thôn và đối với cả nền kinh tế. Kinh tế hộ có vai trò như sau:
Kinh tế hộ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong
nông nghiệp, nhất là đất đai. Người nông dân kết hợp nguồn vốn và sức lao động sẵn
có tiến hành sản xuất trên mảnh đất của mình, tạo ra sản phẩm để cung cấp lương thực
cho xã hội. Quá trình khai thác, sử dụng và cải tạo đất chính là quá trình lao động sản
xuất của người nông dân đáp ứng nhu cầu lương thực cho xã hội, duy trì sự ổn định
tăng cường phát triển kinh tế, đảm bảo cho ngành công nghiệp và các ngành khác phát
triển bình thường, ổn định và có hiệu quả.
Kinh tế hộ góp phần tạo nhiều công ăn việc làm trong nông nghiệp, nông thôn.
Hộ nông dân có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất
hàng hóa. Ngày nay, hộ nông dân đang dần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự tự
do cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa, là đơn vị độc lập tự chủ, các hộ nông dân phải
quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình như: Trồng cây gì? Chăn nuôi loại
gia súc gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất để cung cấp cho ai? Để thực hiện được
điều này các hộ nông dân phải không ngừng tập trung hàng hóa sản xuất, nâng cao
chất lượng các mặt hàng nông sản để phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị
trường, từ đó mở rộng sản xuất đồng thời đạt được hiệu quả cao nhất.
Kinh tế hộ nông dân góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề truyền
thống cũng như các làng nghề mới ở nông thôn hiện nay. Điều này không những tạo
nên nguồn thu nhập cho người dân mà còn góp phần bảo tồn các ngành nghề truyền
thống của các ông cha ta để lại đang có nguy cơ mai một.
1.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Thanh Chương
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các hệ thống chỉ tiêu
sau:
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh lượng tiền mà ngân hàng đã cho vay
đến hộ nông dân, thể hiện quy mô của Ngân hàng.

Doanh số cho vay = Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ + Doanh số thu nợ trong kỳ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
19
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
- Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh lượng tiền mà Ngân hàng đã thu được từ
các hộ vay, thể hiện hiệu quả sản xuất của các hộ.
Doanh số thu nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Dư nợ cuối kỳ
- Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn mà
Ngân hàng cho vay. Nếu hệ số thu nợ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân
hàng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng có khả
năng gặp rủi ro.
- Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số tiền vay mà khách hàng còn nợ Ngân hàng cho
đến cuối kỳ, chỉ tiêu này vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh kết quả hoạt
động cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng.
Dư nợ cuối kỳ = Doanh số cho vay + Dư nợ đầu kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ
- Nợ quá hạn: phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả
được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển
tải khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu
phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng.
Chỉ tiêu này nói lên mức rủi ro của Ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động
tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ hoạt động của Ngân hàng
càng rủi ro.
Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân, chúng tôi còn sử
dụng thêm hệ thống các chỉ tiêu GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
20
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = * 100%

Tổng dư nợ
Tổng số tiền vay
Số tiền vay bình quân / hộ =
Tổng số hộ vay
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông thôn là
lĩnh vực có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và
phát triển kinh tế xã hội”. Sớm nhận thức rõ vai trò của nông nghiệp trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã từng bước có những chính sách
phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, làm nòng cốt để phát
triển kinh tế nông thôn và các chính sách đó được NHNN cụ thể bằng các cơ chế và
NHNo & PTNT hướng dẫn trong các quy định cho vay.
Với chức năng là trung gian tín dụng các chi nhánh của NHNo & PTNT Việt
Nam đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân để mở rộng về quy mô và hình thức
sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng suất sản xuất nông
nghiệp và chất lượng nông sản ,nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và làm cho
bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Trong những năm gần đây chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thanh Chương đã
đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành đơn vị kinh doanh có hiệu quả, từng bước
đã khẳng định được vị thế của mình góp phần vào công cuộc thúc đẩy sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế trên địa bàn. NHNo & PTNT huyện Thanh Chương đã chú trọng
bám vào các chương trình kinh tế của huyện nhà như: cho vay vốn của nông dân mở
các mô hình trang trại, trồng chè, đưa cơ giới hoá vào nông nghiệp, phát triển sản xuất
kinh doanh, xây dựng nhà ở vùng nông dân có hiệu quả. Đầu tư đáp ứng được cho vay
phục vụ nhu cầu đời sống, dịch vụ thương mại, cho vay về hỗ trợ lãi, phát triển sản
xuất kinh doanh, cho vay xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho con em trên địa bàn đi

lao động ở nước ngoài. Năm 2011, tại NHNo & PTNT huyện Thanh Chương, dư nợ
cho vay tăng 22.604 triệu đồng, tốc độ tăng trên 7% so với đầu năm. Trong đó có
10350 hộ vay vốn, suất đầu tư bình quân 33 triệu đồng/hộ (tăng 5 triệu đồng trên hộ so
với đầu năm); Doanh số cho vay bình quân 1 cán bộ tín dụng trên 18 tỷ đồng.
Đặc biệt tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012 và triển khai
nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2013,NHNo & PTNT huyện Thanh Chươngvinh
dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặngvà Bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả này có được là do sự nỗ lực phấn đấu không biết
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
21
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
mệt mỏi của tập thể cán bộ, viên chức, khắc phục khó khăn, đẩy lùi tồn tại, quyết tâm
thực hiện hoàn thành từng bước kế hoạch kinh doanh, tạo đà, tạo thế vươn lên.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
22
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP &
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THANH CHƯƠNG
1.3 TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ NHNo&PTNT HUYỆN THANH CHƯƠNG
1.3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Thanh Chương
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thanh Chương là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam, tỉnh Nghệ An, cách
trung tâm Thành phố Vinh 46 km. Phía Đông giáp Huyện Đô Lương và Nam Đàn;Phía
Tây giáp Tỉnh Phulakhămxay - Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;Phía Nam giáp Huyện
Hương Sơn- Hà Tĩnh;Phía Bắc giáp Huyện Anh Sơn và Đô Lương.
Địa hình Thanh Chương rất đa dạng vừa có núi cao vừa có đồi và vừa có một số
đồng bằng hẹp. Bình độ thấp dần về phía Tả Ngạn, tạo thành thung lũng lòng máng mà

đường cực đại là dải Trường Sơn, đường cực tiểu là Sông Lam. Có những đỉnh núi cao
điển hình như vùng cao Vều có đỉnh cao 1202 mét, Vũ Trụ: 987 mét, Toóc Hao: 975
mét, Đại Can 528 mét, Tháp Bút: 397 mét
Thanh Chương nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ (nhiệt đới gió mùa),
một năm có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
+ Nhiệt độ bình quân mỗi năm là 23,8
0
C, nhiệt độ cao tuyệt đối 44
0
C; nhiệt độ
thấp tuyệt đối là 4-5
0
C. Thời gian kéo dài mùa lạnh từ 95-105 ngày bắt đầu từ đầu
tháng 12 đến giữa tháng 3 năm sau. Thời gian kéo dài mùa nóng từ 160-165 ngày bắt
đầu khoảng cuối tháng 4 đến giữa tháng 10.
+Lượng mưa bình quân hàng năm là 1870 mm. Lượng mưa năm cao nhất là
3550 mm, lượng mưa năm thấp nhất là 1251 mm.
+ Có hai hướng gió chính:
- Gió Tây Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng, hạn hán. Hằng
năm thường có 36 đến 40 ngày gió Lào. Thời gian mỗi đợt gió Lào cũng khác nhau, có
đợt 3-4 ngày, có đợt nửa tháng, tốc độ gió cấp 4-5, có lúc cấp 7.
- Gió Bắc và Đông Bắc: Thường xuất hiện vào từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, gây gió lạnh, hanh heo, nhiều khi kèm theo mưa phùn và rét.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
23
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc
Sông ngòi nhiều nên lượng nước mặt dồi dào, tiêu biểu là:
- Sông Lam bắt nguồn từ Thượng Lào, chảy dọc qua Thanh Chương dài 48km.
- Sông Giăng bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua Thanh Chương dài 26km.

- Sông Trai dài 26km, sông Rộ dài 30 km, Sông Giang dài 38 km.
Hệ thống các dòng sông là cơ sở để xây dựng các công trình thuỷ lợi, là mạch
máu giao thông đường thuỷ rất thuận lợi để vận chuyển hàng hoá, sản phẩm nông -lâm
nghiệp. Song do lắm khe nhiều suối, sông ngắn, độ dốc lớn, lòng sông hẹp, uốn khúc
nhiều gây lũ lụt, xói mòn nghiêm trọng, lòng sông ngày càng bị cạn dần.
Mặc dù thời tiết khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn trong sản xuất và đời sống
nhưng với tính cần cù, nhẫn nại, nhân dân Thanh Chương đã tạo ra được những sản
vật đặc trưng của từng vùng
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thanh Chương vốn được xem là địa bàn tương đối rộng, toàn huyện có 40 đơn
vị hành chính( 39 xã và 1 thị trấn). Trung tâm huyện trụ sở đóng tại thị trấn Thanh
Chương. Tính đến năm 2013dân số toàn huyện là 252.459 người, có diện tích tự nhiên
186.204 hađứng thứ 7 về diện tích huyện và thứ 11 về dân số.Mật độ dân số trung bình
297 người trên km2.
Tổng diện tích tự nhiên 186.204 ha.
- Đất nông - lâm nghiệp 145.239,12 ha, chiếm 78% và ổn định trong những
năm gần đây. Trong đó, đất nông nghiệp 22.136,14 ha, lâm nghiệp 104.274,24 ha.
- Đất phi nông nghiệp 22.324,48 chiếm 12% và có xu hướng tăng dần. Việc
tăng loại đất này là phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, phục
vụ phát triển kinh tế địa phương, xây dựng nhà ở…
- Đất chưa sử dụng 18.640,4 ha chiếm 10% trong tổng diện tích đất tự nhiên và
có xu hướng tăng lêndo một phần diện tích đất lâm nghiệp bị bỏ hóa. Người dân không
thể trồng cây trên một số vùng đất khô cằn, cây không thể phát triển được. Chính vì
thế, sự bỏ hoang, bỏ hóa này đã làm cho diện tích đất chưa sử dụng tăng dần.
Trong năm qua nền kinh tế huyện Thanh Chương tiếp tục tăng trưởng khá,tốc
độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua liên tục được giữ vững ở mức cao. Hệ thống cơ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN
24
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc

sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp luôn được quan tâm đầu tư
nâng cấp. Bên cạnh đó cũng gặp không ít các khó khăn như biến đổi khí hậu, thời tiết
diễn biến bất thuận, nên trong chỉ đạo và thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, tình hình
dịch hại trên các loại cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn cao. Giá cả vật tư phục vụ cho
sản xuất vẫn ở mức cao, làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông
dân cung như công tác kinh doanh của các doanh nghiệp.
Năm 2012 là một năm có nhiều thuận lợi, Ngành nông nghiệp luôn nhận được
được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp, các ngành, sự vào cuộc
của tổ chức chính trị xã hội và sự đồng thuận, nỗ lực của nhân dân; Là năm đẩy mạnh
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.Tổng giá trị sản xuất đạt
2.355 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2011. Trong đó: Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp đạt 873,1 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm2011. Giá trị sản xuất công nghiệp -
Xây dựng đạt 698,4 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2011. Giá trị sản xuất các hoạt
động dịch vụ đạt 783,5 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2011.
Ngày 02 tháng 2 năm 2013 UBND huyện Thanh Chương tổ chức tổng kết các
hoạt động năm 2012 của ngành nông nghiệp, theo đó kết quả của ngành đạt được như
sau:
* Nông nghiệp: Trong năm qua huyện đã tập trung xây dựng và triển khai thực
hiện nhiều đề án để thúc đẩy phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015: Đề án tiếp
tục phát triển cây chè công nghiệp, đề án phát triển trâu bó hàng hoá, đề án phát triển
cây nguyên liệu giấy, đề án mở rộng diện tích trồng sắn nguyên liệu.
+ Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng 28.614 ha, tăng 2% so với năm 2011. Diện tích lúa cả
năm 14.685 ha; sản lượng thóc 73.277 tấn, tăng 16,2% so với năm 2011. Diện tích ngô
cả năm 7.534 ha, tăng 2,5% so với năm 2011; sản lượng ngô cả năm 34,264 tấn, tăng
7,1% so với năm 2011. Sản lượng lương thực có hạt 109.570 tấn, tăng 14,2% so với
năm 2011. Diện tích sắn 2.347 ha, tăng so cùng kỳ 18,8%, sản lượng đạt106.267 tấn,
tăng 20,5 % so với năm 2011.
+ Về chăn nuôi:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn PhươngTài - K43B KTNN

25

×