Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH





ĐỖ THỊ NHAN

`

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ





LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ



HÀ NỘI - 2015

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH





ĐỖ THỊ NHAN

`
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. Nguyễn Trọng Cơ
2. TS. Hoàng Đức Long

HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Đỗ Thị Nhan






















MỤC LỤC
Tr
Danh mục các cụm từ viết tắt


Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
10
7. Kết cấu của luận án
10
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN
XHH GIÁO DỤC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
11
1.1. TỔNG QUAN VỀ GDĐHCĐ TRONG ĐIỀU KIỆN XHH GIÁO DỤC VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
11
1.1.1. Khái niệm và các loại hình Giáo dục đại học, cao đẳng
11
1.1.2. Xã hội hóa và hội nhập quốc tế là nền tảng phát triển của Giáo dục đại học,

cao đẳng Việt Nam
12
1.2. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU
KIỆN XHH GIÁO DỤC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
18
1.2.1. Đầu tƣ phát triển và vốn đầu tƣ phát triển
18
1.2.2. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH
giáo dục và hội nhập quốc tế
20
1.3. SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU
KIỆN XHH GIÁO DỤC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
31
1.3.1. Các lĩnh vực đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập
31
1.3.2. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ
công lập trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế
35
1.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN XHH GIÁO DỤC VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
40
1.4.1. Hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển GDĐT
40
1.4.2. Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu phân tích hiệu quả huy động, sử dụng vốn đầu
tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế
43
1.4.3. Nội dung phân tích hiệu quả huy động, sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế
44

1.4.4. Phƣơng pháp phân tích hiệu quả huy động, sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế
46
1.4.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế
50
1.4.6. Tổ chức công tác phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ
phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế
54
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ
55
Kết luận chƣơng 1
63
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÁC TRƢỜNG ĐHCĐ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƢƠNG
65
2.1. TỔNG QUAN CÁC CƠ SỞ GDĐHCĐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
65
2.1.1. Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
65
2.1.2. Ngành nghề đào tạo
66
2.1.3. Quy mô đào tạo
67
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
67
2.2.1. Cơ chế chính sách huy động vốn đầu tƣ phát triển

67
2.2.2. Phân tích thực trạng huy động từ nguồn ngân sách nhà nƣớc
70
2.2.3. Phân tích thực trạng huy động từ nguồn xã hội hóa
74
2.2.4. Phân tích thực trạng nguồn thu và cơ cấu nguồn thu
78
2.2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn đầu tƣ
80
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
87
2.3.1. Cơ chế chính sách sử dụng nguồn kinh phí
87
2.3.2. Phân tích thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ đào tạo phát triển đội ngũ
91
2.3.3. Phân tích thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ hoạt động NCKH và đào tạo
94
2.3.4. Phân tích thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
98
2.3.5. Phân tích thực trạng biến động vốn và cơ cấu sử dụng vốn đầu tƣ
99
2.3.6. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ
101
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƢƠNG
116
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
116

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
118
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
121
Kết luận chƣơng 2
125
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
TRONG ĐIỀU KIỆN XHH GIÁO DỤC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
126
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN XHH GIÁO DỤC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
126

3.1.1. Mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều
kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế
126
3.1.2. Quan điểm đổi mới cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính phát triển
GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế
129
3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển GDĐHCĐ tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2015-2020
131
3.2.YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN XHH GIÁO DỤC VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
132
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ
PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG
ĐIỀU KIỆN XHH GIÁO DỤC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

135
3.3.1. Nhóm giải pháp chung
135
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tƣ phát triển
142
3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
148
3.3.4. Giải pháp tổ chức phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển
154
3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
162
3.4.1. Về phía Nhà nƣớc
162
3.4.2. Về phía tỉnh Hải Dƣơng
165
3.4.3. Về phía cơ sở GDĐHCĐ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
166
Kết luận chƣơng 3
168
KẾT LUẬN
169
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
173
PHỤ LỤC
179
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNH, HÐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cao đẳng
ĐH
Đại học
GDĐHCĐ
Giáo dục đại học, cao đẳng
GDĐT
Giáo dục đào tạo
GDĐH
Giáo dục đại học
GV
Giảng viên
HSSV
Học sinh sinh viên
KTTT
Kinh tế thị trƣờng
KHCN
Khoa học công nghệ
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
NCKH
Nghiên cứu khoa học
KBNN
Kho bạc nhà nƣớc
KTXH
Kinh tế xã hội
SV
Sinh viên

XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XHH
Xã hội hóa
XDCB
Xây dựng cơ bản

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Tr
1
Bảng 1.1: Chi phí cho GDĐH so với GDP
22
2
Bảng 2.1: Quy mô đào tạo trong 3 năm học
67
3
Biểu 2.2: Bảng tổng hợp nguồn thu từ NSNN cấp cho các trƣờng đại học,
cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 ÷ 2013
72
4
Biểu 2.3: Cơ cấu nguồn NSNN cấp cho các trƣờng đại học, cao đẳng trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 ÷ 2013
73
5
Biểu 2.4: Bảng tổng hợp nguồn thu sự nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng
công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 ÷ 2013
75
6

Bảng 2.5: Nguồn thu của các trƣờng đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 ÷ 2013
79
7
Bảng 2.6: Nguồn vốn đầu tƣ các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng các năm từ năm 2011 † 2013
81
8
Bảng 2.7: Số lƣợng sinh viên tốt nghiệp và việc làm
84
9
Bảng 2.8: Sự phù hợp của công việc với ngành nghề đào tạo của SV
84
10
Bảng 2.9: Mức độ sử dụng kiến thức chuyên môn đƣợc đào tạo
85
11
Bảng 2.10: Các khóa học bồi dƣỡng mà sinh viên tốt nghiệp đã học để
đƣợc tuyển dụng
85
12
Bảng 2.11: Các khoá học bồi dƣỡng mà doanh nghiệp yêu cầu sinh viên
tốt nghiệp đang làm việc tham gia học để đáp ứng yêu cầu công việc
86
13
Bảng 2.12: Tình hình trích lập các quỹ và thu nhập tăng thêm từ nguồn
thu sự nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng các năm 2011 † 2013
90
14

Bảng 2.13: Vốn đầu tƣ phát triển đội ngũ các trƣờng đại học, cao đẳng trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng các năm từ năm 2011 † 2013
91
15
Bảng 2.14: Quy mô và chất lƣợng đội ngũ giảng viên CBQL trong 3 năm
từ 2011-2013
93
16
Bảng 2.15: Vốn đầu tƣ NCKH và đào tạo các trƣờng đại học, cao đẳng
công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng các năm từ năm 2011 † 2013
95
17
Bảng 2.16: Kết quả NCKH và biên soạn giáo trình các trƣờng đại học, cao
đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng các năm từ năm 2011 † 2013
96
18
Bảng 2.17: Vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các trƣờng
ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng các năm từ năm 2011 † 2013
98
19
Bảng 2.18: Cơ cấu sử dụng vốn đầu tƣ các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng các năm từ năm 2011 † 2013
100
20
Bảng 2.19. Suất đầu tƣ về phòng học lý thuyết của các trƣờng ĐHCĐ công
lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 † 2013
102
21
Bảng 2.20: Thời gian sử dụng phòng học lý thuyết của các trƣờng ĐHCĐ
công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 † 2013

103
22
Bảng 2.21: Suất đầu tƣ phòng TH,TN của các trƣờng ĐHCĐ công lập trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 † 2013
105
23
Bảng 2.22: Thời gian sử dụng phòng TH,TN của các trƣờng đại học, cao
đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 † 2013
108
24
Biểu 2.23: Hiệu quả đầu tƣ thƣ viện của các trƣờng ĐHCĐ công lập trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm từ 2011 † 2013
110
25
Bảng 2.24: So sánh định mức chi quy định trong đề án với thực tế chi
112
26
Bảng 2.25: Hiệu quả đầu tƣ NCKH các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng các năm từ năm 2011 † 2013
113
27
Bảng 2.26: Lý do hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của các trƣờng thấp
123
28
Bảng 2.27: Lý do hiệu quả sử dụng thƣ viện của các trƣờng thấp
124

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT

Tên sơ đồ, biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 2.1: Chất lƣợng đội ngũ giảng viên CBQL từ năm 2011 đến 2013
94

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc. Ở nƣớc ta, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con
người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát
triển” [17, tr.77].
Việc đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan
tâm. Mặc dù nguồn kinh phí từ NSNN còn eo hẹp, nhƣng Nhà nƣớc luôn luôn dành
một tỷ trọng ngân sách đáng kể cho hệ thống giáo dục nói chung, GDĐHCĐ nói
riêng. Trong một thời gian dài hệ thống giáo dục đào tạo ở Việt Nam mà phần lớn là
các trƣờng công lập thực hiện cơ chế bao cấp vì thế chƣa có nhiều kinh nghiệm
trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đã huy động
đƣợc. Thực hiện chủ trƣơng XHH giáo dục và hội nhập quốc tế với cơ chế giao
quyền tự chủ tài chính thì việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài
chính cho giáo dục đào tạo nói chung, GDĐHCĐ nói riêng là rất cần thiết. Hiện nay
trên địa bàn tỉnh Hải dƣơng có nhiều cơ sở GDĐHCĐ công lập và các cơ sở
GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng về quy mô và loại hình
đào tạo, do vậy nhu cầu về vốn đầu tƣ phát triển cũng ngày càng cao. Các cơ sở đào
tạo tại tỉnh Hải dƣơng luôn quan tâm đến hiệu quả của việc huy động và sử dụng

vốn đầu tƣ phát triển, tuy nhiên mức độ quan tâm cũng nhƣ phƣơng pháp quản lý
giữa các cơ sở có sự khác biệt và còn tồn tại những hạn chế cần đƣợc nghiên cứu bổ
sung và hoàn thiện. Xuất phát từ lý do trên. Tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu
quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên
địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế ”
làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề đầu tƣ phát triển giáo dục đại học ở Việt
Nam là một chủ đề thu hút không ít sự quan tâm các nhà quản lý, các nhà khoa học,
2

đặc biệt các nhà nghiên cứu, các viện, các trƣờng đại học trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Đã có rất nhiều công trình khoa học đƣợc công bố trên các sách báo, tạp chí, yêu
cầu về phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam cụ thể:
1.2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- WB (1994), Higher Education: The lessons of experience, A WB
publication, Washington, D.C.
. Nhƣng đồng thời, cũng khuyến khích quá trình
tƣ nhân hóa, sự mở cửa thị trƣờng GDĐH và các cách tiếp cận quản lý ít có sự chi
phối của nhà nƣớc;
- Hayden M. and Thiep L.Q. (2006), “A 2020 Vision for Higher Education in
Vietnam”, International HE, The Boston college center for international HE, No.44
Spring 2006 -
. Mặc dù chỉ ra đƣợc khiếm khuyết trong
quản lý của Nhà nƣớc dẫn tới sự thiếu tự chủ thực chất nhƣng chƣa đƣa ra cách bù
đắp sự khiếm khuyết, cách tháo gỡ cơ chế bộ chủ quản;
- Ashwill M.A.(2006), “US Institutions Find Fertile Ground in Vietnam‟s
Expanding HE Market”, International HE, The Boston college center for international
HE , Number 44, Summer 2006, pp.13-14
kiểm định của Mỹ vào Việt Nam cũng nhƣ khuyến cáo Nhà nƣớc cần quản lý chƣơng

trình để đảm bảo lợi ích cho ngƣời học. Nhƣng không thảo luận biện pháp giúp trách
nhiệm xã hội của các nhà cung cấp GDĐH ngoại nhập đƣợc thực thi;
- Vught F. V. (1993), Patterns of governance in HE: Concepts and Trends,
Cemter for HE Policy Studies. Đã đúc
của nhà nƣớc mang tính bao quát là kiểm soát và giám sát; nhấn mạnh sự hội tụ và
;
3

- Fielden J.(2008), Global trends in university governance
.v….
- Salmi (2009),The growing accountability agenda in tertiary education:
Progress or mixed blessing, WB Education Working Paper Series, No.16,
Washington, D.C. Đã phân tích trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học trƣớc yêu cầu
cạnh tranh của các bên liên quan và cách thức bảo đảm trách nhiệm này, đồng thời
khuyến cáo khả năng trách nhiệm xã hội có thể trở thành gánh nặng cho các trƣờng;
- Human Development Department East Asia and Pacific Region The World
Bank (2008), Vietnam Higher Education and Skills for Growth. Báo cáo đã đánh
giá hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam chƣa có các công cụ cần thiết để thích
ứng với sự phát triển và thay đổi nhu cầu của một nền kinh tế ngày càng năng động.
Hƣớng tới đẳng cấp trong khu vực và quốc tế, thực hiện hệ thống giáo dục đại học
sẽ đòi hỏi một tập hợp các cải cách để tạo ra sự linh hoạt và đa dạng, mở rộng sự
tham gia của khu vực tƣ nhân, đầu tƣ phát triển một số cơ sở giáo dục đại học trọng
điểm có tầm cỡ khu vực và thế giới. Để đến đó, Việt Nam sẽ cần phải tạo quản trị
hỗ trợ và các khuôn khổ tài chính, với những sửa đổi xác định vai trò của khu vực
công và tƣ nhân, đƣợc thực hiện theo ba giai đoạn: (1) tăng cƣờng khuôn khổ cho
một hệ thống giáo dục đại học cạnh tranh, (2) giúp các trƣờng đại học tiếp cận với
các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và (3) đầu tƣ hơn nữa trong việc xây dựng một
hệ thống giáo dục đại học đạt đẳng cấp trong khu vực và quốc tế;
- Pamela N. Marcucci D. Bruce Johnstone (2006), International Higher
Education Finance: An Annotated Bibliography, Boston College Center for

International Higher Educatio and ICHEFAP, USA. Dự án đã đánh giá các thay đổi
trên toàn thế giới trong gánh nặng chi phí giáo dục đại học từ các chính phủ và thuế
đối tƣợng nộp cho phụ huynh và học sinh, và các chính sách trợ cấp, các khoản vay
và can thiệp khác của chính phủ đƣợc thiết kế để duy trì sự phát của giáo dục đại học
cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
- Bùi Tuấn Minh (2012), Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh
phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính, Luận án tiến sĩ kinh
4

tế, Học Viện tài chính, luận án đã nghiên cứu những vấn đề: lý luận về nguồn kinh
phí và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo; Đánh
giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí đối với
các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính và đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp
đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính;
- Đỗ Thị Thanh Vân (2010), Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển
đào tạo nghề ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, luận án tập
trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo nghề; các
nguồn vốn đầu tƣ, thực trạng huy động vốn cho đầu phát triển đào tạo nghề ở Việt
Nam giai đoạn 2001-2008 và các giải pháp huy động vốn cho đầu tƣ phát triển đào
tạo nghề của Việt Nam đến năm 2020;
- Nguyễn Bá Cẩn (2008), Cơ sở lý luận và phương pháp hình thành chính
sách phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, luận
án nghiên cứu trên góc độ vĩ mô về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung,
phƣơng pháp và các điều kiện bảo đảm cho quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện
chính sách phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Nguyễn Hữu Hiểu (2007), Các giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả

nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài chính, luận án nghiên cứu các giải pháp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả huy động và sử dụng vốn ODA và FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam;
- Phan Huy Hùng (2009), Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý
hành chính công, Học viện hành chính, luận án đã đề cập những vấn đề về: sự điều
chỉnh của nhà nƣớc trong quản lý GDĐH, sự tách bạch giữa ban hành và thực thi
chính sách, xác lập mối
, xây
dựng cơ chế đệm phù hợp;
Ngoài ra còn có các bài viết chuyên khảo về tài chính đầu tƣ cho phát triển
giáo dục đào tạo, đó là:
- Vũ Trƣờng Giang (2011), “Tài chính cho giáo dục đại học ở một số nƣớc
5

trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, tác giả nghiên
cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc huy động nguồn lực tài
chính cho giáo dục đại học nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trên cơ sở
đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục
đại học ở Việt Nam, nhƣ: tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đại
học đi đôi với đổi mới phƣơng thức cấp phát ngân sách; khuyến khích khu vực tƣ
nhân tham gia đầu tƣ phát triển giáo dục; các trƣờng đại học cần nâng cao chất
lƣợng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ
thuật; tăng cƣờng gắn kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp; khuyến khích các cá
nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển giáo dục;
- Nguyễn Tuấn Minh (2014), “Bàn về huy động nguồn lực tài chính cho giáo
dục đại học”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tác giả đã đã nêu các quan điểm về: Cơ chế
cấp phát tài chính từ nguồn ngân sách theo đó có 5 cách Nhà nƣớc cung cấp tài
chính cho các trƣờng đại học; Cơ chế thu của các trƣờng đại học; Cơ chế chi ngân
sách cho giáo dục đại học;

- Phạm Thị Ly (2011), “Xã hội hóa dịch vụ công trong giáo dục đại học”,
VietNamNet; tác giả bàn về một cách hiểu cho khái niệm “xã hội hóa dịch vụ công
trong giáo dục”, theo lối hiểu phù hợp với thông lệ quốc tế và nhất quán với những
chủ trƣơng chính thức của Nhà nƣớc. XHH dịch vụ công trong giáo dục với ý nghĩa
đó bao gồm sự tham gia của nhiều bên, nhiều thành phần xã hội trong quá trình
quản trị trƣờng đại học và hệ thống đại học, nhằm giúp trƣờng đại học thực hiện tốt
nhất vai trò và sứ mạng của nó để phục vụ cho lợi ích của quốc gia. Trong nhiều
bên tham gia ấy, tác nhân quan trọng nhất vẫn là Nhà nƣớc; do vậy tác giả cũng bàn
đến vai trò của nhà nƣớc trong một hệ thống giáo dục đại học đã đƣợc XHH;
- Lê Quốc Hùng (2010), “Xã hội hoá giáo dục đại học”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, tác giả đã hệ thống những quan điểm, định hƣớng của Đảng về vấn đề xã
hội hóa giáo dục đại học, nêu nên những đặc trƣng cơ bản của xã hội hóa giáo dục,
đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo đối với đại học ngoài
công lập;
- Phan Ái Nhi (2012), Một số suy nghĩ về vấn đề xã hội hóa giáo dục, từ
/>xa-hoi-hoa-giao-duc, tác giả đã nêu quan điểm: xã hội hóa giáo dục là trong sạch
hóa hệ thống giáo dục, nhà nƣớc phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính
6

trị cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp
vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lƣợng giáo dục, tức là giáo
dục phải thuộc về xã hội. Hệ thống giáo dục đào tạo có chức năng cung ứng lao
động cho xã hội, vì thế, nó cần phải hiểu rõ xã hội cần loại lao động nào và xây
dựng những quy trình đào tạo phù hợp;
- Bùi Tuấn Minh (2012), “Đổi mới cơ chế quản lý sự nghiệp đối với các đơn
vị sự nghiệp đào tạo đại học, cao đẳng công lập”,Tạp chí Tài chính số 8/2012; tác
giả đã bàn về một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp đào tạo đại học, cao đẳng công lập nhƣ: Về cơ chế huy động nguồn kinh phí,
tác giả đề xuất: kết nối việc hợp tác, liên kết đào tạo giữa đơn vị sự nghiệp đào tạo
công lập với doanh nghiệp, gắn kết chƣơng trình đào tạo với thực tiễn nhằm tạo

nguồn lực thông qua trả kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng, cung cấp kinh phí cho việc
nghiên cứu theo đặt hàng; Nhà nƣớc cần tạo hành lang pháp lý về chính sách học phí
phù hợp làm cơ sở để các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập quyết định mức thu;
Nhà nƣớc tạo cơ chế bằng việc sử dụng công cụ thuế, mở rộng sự đóng góp của các
nhà tài trợ đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo ĐH, CĐ, thông qua hoạt động cung
ứng dịch vụ ra bên ngoài của các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập; Nhà nƣớc tạo
điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện việc vay vốn của các
tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tƣ mở
rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đi đôi với việc tạo nguồn
thu từ hoạt động này là tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật;
xúc tiến việc xây dựng quỹ đóng góp và hiến tặng cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo;
phát huy việc dùng tài sản mua sắm hiện có từ các nguồn khác nhau, từ quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp kể cả từ nguồn vốn vay, vốn huy động để có thể thế chấp
vay vốn theo quy định của pháp luật thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa
học của các đơn vị; Về cơ chế phân phối và sử dụng nguồn kinh phí, tác giả đề xuất:
công tác lập kế hoạch tài chính và ngân sách hàng năm, trung hạn của đơn vị sự
nghiệp đào tạo công lập cần đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ quản lý; hoàn thiện cơ chế
tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp đào tạo;
- Vũ Quang Việt (2010), “Chi tiêu cho giáo dục”, Vietbao.vn, tác giả đã phân
tích, thống kê về chi cho giáo dục ở Việt Nam hiện nay, so sánh với các nƣớc trên thế
giới, qua đó tác giả có nhận xét đánh giá về phát triển của giáo dục ở Việt Nam hiện
nay đó là: Chi phí cho giáo dục ở Việt Nam vƣợt xa các nƣớc phát triển cao; Thu nhập
7

của giáo viên thấp; Quy mô đào tạo ĐH tăng nhanh;
- Phạm Văn Trƣờng (2013), “Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công
lập”, Tạp chí Tài chính số 7/2013, tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản về cơ
chế tài chính cho giáo dục đại học công lập và kết luận: với tƣ cách là phƣơng thức
điều hành các khoản chi, cơ chế quản lý chi cho GDĐH chịu sự chi phối bởi nhiều
nhân tố, cần thiết phải xem xét để định hình nội dung của cơ chế quản lý chi. Tuỳ

theo mức độ, cơ cấu các khoản chi mà cơ chế quản lý chi cho GDĐH đƣợc hình
thành với những nội dung thích hợp. Tƣ tƣởng chỉ đạo chung của cơ chế quản lý các
khoản chi cho GDĐH là nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài
chính của các trƣờng đại học công lập;
Các bài đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành và một số sách chuyên
khảo nêu trên còn rất hạn chế cả về dung lƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp
tiếp cận. Hầu nhƣ các bài viết chỉ dừng lại ở góc độ tranh luận, nêu quan điểm hay
khai thác thông tin, nên chƣa góp phần hệ thống hóa thành cơ sở lý luận đặt nền
móng cho việc xây dựng và hoàn thiện phƣơng pháp phân tích hiệu quả huy động và
sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập nói chung trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng nói riêng trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế.
Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam
liên quan đến việc phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong điều kiện XHH
giáo dục và hội nhập quốc tế, tác giả rút ra các nhận xét cơ bản sau:
Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc cung
GDĐH
ĐH ;
Những khuyến cáo đối với quản lý GDĐH ở Việt Nam.
Tuy nhiên chƣa đƣợc đề cập đầy đủ chuyên sâu có tính hệ thống về vấn đề
hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập. Những
công trình này là tài liệu tham khảo đƣợc tác giả khai thác và sử dụng trong quá
trình viết luận án.
Thứ hai, đối với các công trình nghiên cứu trong nƣớc đƣợc trình bày trên đã
đề cập theo các góc độ khác nhau về hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ
phát triển GDĐHCĐ công lập. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chủ yếu
tập trung nghiên cứu trên bình diện chung về phát triển Giáo dục đại học, xem xét
8

Giáo dục đại học nhƣ một khách thể quản lý của nhà nƣớc, tồn tại trong một thể chế

chính trị của quốc gia, chƣa nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện về hiệu quả huy
động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH
và hội nhập quốc tế. Những công trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo đƣợc
tác giả khai thác và sử dụng trong quá trình viết luận án.
Vậy xét theo góc độ về huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
GDĐHCĐ công lập, thì giải pháp nào để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng
vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập nói chung, GDĐHCĐ công lập trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng nói riêng, các đề tài nghiên cứu trên chƣa đề cập đến, hoặc
theo các khía cạnh khác nhau, ở một phạm vi nhất định. Do vậy tác giả lựa chọn đề
tài “Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở
GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện XHH giáo dục và
hội nhập quốc tế ” là chủ đề nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả huy động
và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo
dục, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của GDĐH và hội nhập quốc tế,
đồng thời luận giải rõ hơn các ƣu điểm và những hạn chế cũng nhƣ các nguyên
nhân trong huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công
lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng những năm qua, luận án đề xuất các giải pháp có
tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong điều kiện XHH
giáo dục và hội nhập quốc tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án tập
trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa lý luận, phƣơng pháp luận về phân tích hiệu quả huy động
và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH và hội
nhập quốc tế;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ
phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn

2011-2013;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ
phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong điều
kiện XHH và hội nhập quốc tế.
9

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập.
* Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
* Cở sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tuởng Hồ Chí
Minh, các chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm c
, thể hiện
trong các văn kiện: Nghị quyết TW2 (khoá VIII), Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn
quốc lần thứ IX, X, XI, Kết luận của Hội nghị TW6 (khoá IX), Hiến pháp nƣớc
cộng hòa XHCN Việt Nam và Luật giáo dục Đại học
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận án sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng thống nhất trong quá trình nghiên cứu của luận án.
Đồng thời, vận dụng và kết hợp hợp lý các phƣơng pháp: so sánh để tìm ra xu
hƣớng chung và mối quan hệ nhân quả; suy luận logíc, lập luận đƣa ra nhận xét và
kết luận từ các sự kiện nghiên cứu, phân tích và tổng hợp để làm rõ hiệu quả huy
động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở GDĐHCĐ; thống kê miêu tả
nhằm cung cấp số liệu phản ảnh nội dung và vấn đề nghiên cứu; tra cứu tài liệu để
nắm và bổ sung phƣơng pháp nghiên cứu và luận cứ; mô hình hóa nhằm tăng tính
trực quan và giúp

tiếp cận khám phá các chủ trƣơng, đƣờng lối, quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục đào tạo nói chung,
GDĐHCĐ nói riêng ở nƣớc ta trong bối cảnh hiện nay; tiếp thu, kế thừa có chọn lọc
kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi:
1550 sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp. Phƣơng pháp khảo sát, tác
10

giả đã gửi các phiếu hỏi đến các đối tƣợng khảo sát; Phƣơng pháp phân tích số liệu
khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS.
+ Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm tổng
kết thực tiễn tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công
lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2013.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học:
- Luận án đã luận giải một cách có hệ thống, logic những vấn đề có tính lý
luận, phƣơng pháp luận về phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục, mở rộng quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của GDĐH và hội nhập quốc tế;
- Luận án đã đề xuất các chỉ tiêu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn
đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục, mở rộng quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của GDĐH và hội nhập quốc tế.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án đã phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng hiệu quả huy động và sử
dụng vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
giai đoạn 2011-2013, qua kết quả khảo sát thực tế của tác giả;
- Luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng
vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

trong bối cảnh hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính
của luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu
tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế;
- Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ
phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong điều kiện
XHH giáo dục và hội nhập quốc tế;
- Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu
tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong điều kiện xã
hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế.
11

Chƣơng 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP
TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG ĐIỀU
KIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm và các loại hình Giáo dục đại học, cao đẳng
Theo Luật giáo dục đại học (2012): Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao
gồm tổ hợp các trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành
viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các
trình độ của giáo dục đại học (GDĐH), gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học,
trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Theo điều 7 Luật giáo dục đại học (2012), cơ sở giáo dục đại học trong hệ
thống giáo dục quốc dân gồm: a) Trƣờng cao đẳng; b) Trƣờng đại học, học viện; c)
Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); d) Viện nghiên cứu

khoa học đƣợc phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đƣợc tổ chức theo các loại hình: a) Cơ sở
giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nƣớc, do Nhà nƣớc đầu tƣ, xây dựng cơ
sở vật chất; b) Cơ sở giáo dục đại học tƣ thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tƣ nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tƣ nhân hoặc cá nhân đầu tƣ, xây dựng
cơ sở vật chất; c) Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài;
d) Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nhà đầu tƣ
trong nƣớc [51].
Giáo dục đại học theo nghĩa rộng là đào tạo sau phổ thông, bao gồm nhiều lộ
trình dài, ngắn, với mục tiêu, phƣơng thức đào tạo khác nhau. Hiểu theo nghĩa hẹp,
với truyền thống hàn lâm thì đại học là những trƣờng đại học nghiên cứu với bậc
học chủ yếu là cao học và tiến sĩ hay ít nhất, bắt buộc bao gồm đào tạo sau đại học.
Đặc tính chung nhất của GDĐH là nơi những ngƣời trí thức góp phần phát triển
những thế hệ trí thức mới. Dù thiên về nghiên cứu hay nhấn mạnh đào tạo nghề
nghiệp, dù trong lĩnh vực học thuật hay ngành nghề đào tạo nào, GDĐH không thể
không quan tâm tạo những điều kiện tốt nhất có thể, những phƣơng thức sáng tạo và
hiệu quả nhất có thể để phát huy năng lực tƣ duy và ý thức trách nhiệm của ngƣời
12

dạy, ngƣời học và cả những ngƣời đang quản lý đại học hay đang xa gần có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan. Đại học cũng không thể tách rời bối cảnh kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội nơi mình hoạt động. Vì vậy, dù là bản địa hay “nhập khẩu”, đại
học cũng vẫn phải tính đến bối cảnh đó để có phần thích ứng và có phần tác động
ngƣợc lại, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
1.1.2. Xã hội hóa và hội nhập quốc tế là nền tảng phát triển của Giáo
dục đại học, cao đẳng Việt Nam
1.2.2.1. Xã hội hóa giáo dục với huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển
Giáo dục đại học, cao đẳng
Xã hội hóa GDĐHCĐ diễn ra trong lĩnh vực đào tạo đại học (một bộ phận

của hệ thống giáo dục nƣớc ta theo Luật giáo dục). Về bản chất xã hội hóa trong
GDĐHCĐ cũng giống nhƣ xã hội hóa giáo dục và đào tạo nói chung. Tuy nhiên,
bên cạnh những điểm chung giống nhau, xã hội hóa trong đào tạo ĐHCĐ có những
đặc điểm riêng về cách làm, phƣơng thức thực hiện, với những chính sách và mô
hình đặc thù, không giống nhƣ các bộ phận khác của hệ thống giáo dục nói chung.
GDĐHCĐ có liên quan mật thiết và chịu sự tác động trực tiếp của thị trƣờng
sức lao động. Số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực, trình độ đào tạo có ảnh
hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả
của quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của các doanh nghiệp. Các cơ sở
GDĐHCĐ phải đào tạo ra những sản phẩm, đó là những sinh viên tốt nghiệp, đáp
ứng đƣợc nhu cầu nhân lực đa dạng của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng phải tham
gia và chia sẻ những kinh nghiệm của họ vào quá trình đào tạo. Đây là mối quan hệ
hai chiều mà hai bên cùng có lợi. Bởi vậy xuất hiện các hình thức XHH đặc trƣng rất
đa dạng và phong phú trong GDĐHCĐ nhƣ: doanh nghiệp tham gia xây dựng
chƣơng trình đào tạo, tham gia hƣớng dẫn sinh viên thực tập, kết hợp giữa đào tạo với
lao động sản xuất, chia sẻ các thông tin, kỹ thuật và công nghệ mới, ký kết các hợp
đồng đào tạo Ngƣợc lại các cơ sở GDĐHCĐ tham gia vào các nghiên cứu ứng dụng
triển khai khoa học, công nghệ với doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng nghiên cứu
khoa học, công nghệ ứng dụng, các hợp đồng đào tạo nhân lực với doanh nghiệp.
XHH hoạt động GDĐHCĐ cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính
sách công bằng xã hội trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nƣớc. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hƣởng thụ, tức là ngƣời dân
đƣợc xã hội và Nhà nƣớc chăm lo, mà còn biểu hiện cả về mặt ngƣời dân đóng góp,
13

cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng ngƣời, từng địa phƣơng. Công
bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động giáo
dục đại học không phải là huy động bình quân, mà là vận dụng cách huy động và
mức huy động tùy theo các nhóm ngƣời có điều kiện thực tế khác nhau, có mức thu
nhập khác nhau.

XHH hoạt động GDĐHCĐ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đề cao trách
nhiệm xã hội tham gia vào quá trình đào tạo đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao đáp
ứng nhu cầu xã hội, đồng thời giải quyết khó khăn về vốn đầu tƣ của nhà nƣớc
trong việc đầu tƣ phát triển giáo dục và đào tạo theo hƣớng hiện đại. Từ lâu ở Việt
Nam đã coi phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và GDĐHCĐ nói riêng là trách
nhiệm của nhà nƣớc và của các cơ sở đào tạo. Trong thực tiễn phát triển giáo dục
đào tạo do chƣa cụ thể hóa đƣợc chủ trƣơng XHH phù hợp với từng cấp đào tạo và
từng loại hình đào tạo nên chƣa khai thác đƣợc nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát
triển GDĐHCĐ. Vì thế chƣa đề cao và gắn trách nhiệm xã hội nói chung và trách
nhiệm của các cơ sở sử dụng lao động sau đào tạo với quá trình đào tạo ở các
trƣờng ĐHCĐ. Trong thực tế hầu hết các cơ sở sử dụng lao động (sinh viên tốt
nghiệp các trƣờng ĐHCĐ) không hề có đóng góp và có trách nhiệm gì với các cơ sơ
đào tạo. Thực hiện XHHGDĐHCĐ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ
trƣờng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu xã
hội. Một mô hình xã hội hóa giáo dục đƣợc nhiều nƣớc phát triển áp dụng đó là mô
hình “nhà trƣờng - doanh nghiệp”. Với mô hình đó nhà trƣờng phải gắn với doanh
nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo từ việc xây dựng chƣơng
trình đào tạo đến việc thực hiện các phƣơng pháp giảng dạy phù hợp. Doanh nghiệp
– cơ sở sử dụng lao động là nơi đặt hàng cho cơ sở đào tạo về những số lƣợng cũng
nhƣ yêu cầu về chuyên môn đƣợc đào tạo, là nơi sinh viên thực hành nghề nghiệp.
XHH theo mô hình đó sẽ đề cao trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong việc nâng
cao chất lƣợng đào tạo gắn nhu cầu cơ sở sử dụng lao động, đồng thời đề cao trách
nhiệm của các cơ sở sử dụng lao động đối với sự phát triển của các trƣờng ĐHCĐ.
Nhƣ vậy có thể thấy XHH là thuật ngữ đƣợc sử dụng để chỉ cách làm, cách
thực hiện một hoạt động xã hội nào đó bằng con đƣờng giác ngộ, tổ chức huy động
tổng lực sức mạnh của toàn dân làm cho hoạt động này không chỉ thực hiện ở một
ngành, một đoàn thể hay một tổ chức xã hội nào đó, mà đƣợc tất cả các ngành, các
lực lƣợng xã hội cũng nhƣ mỗi ngƣời dân đều nhận thấy đó là trách nhiệm của
14


mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đồng thời chính
họ là ngƣời hƣởng thụ mọi thành quả của hoạt động đó đem lại.
XHH giáo dục ĐHCĐ là thực hiện mối liên hệ có tính phổ biến, có tính quy
luật giữa cộng đồng với xã hội. Thiết lập đƣợc mối quan hệ này là làm cho giáo dục
phù hợp với sự phát triển xã hội, mỗi ngƣời dân đều nhận thấy đó là trách nhiệm
của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đồng thời
chính họ là ngƣời hƣởng thụ mọi thành quả của hoạt động đó đem lại. XHH giáo
dục có hai vế: mọi ngƣời có nghĩa vụ chăm lo phát triển giáo dục để giáo dục phục
vụ cho mọi ngƣời. Đƣợc học tập, học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời, học để
biết cách sống trong cộng đồng, lao động để tồn tại và phát triển. Hai vế này nêu rõ
hai yêu cầu của XHH giáo dục là: phải xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi
ngƣời đối với giáo dục và xã hội hóa quyền lợi về giáo dục. Hai yêu cầu này có
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và thực hiện liên kết hợp đồng với
nhau. Trong đó yêu cầu về XHH quyền lợi về giáo dục là đỉnh cao, là mục tiêu, là
cốt lõi của XHH giáo dục; phải làm cho toàn xã hội đều đƣợc học tập, tiến tới xây
dựng một xã hội học tập. Nếu chỉ nghiêng về XHH trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi
ngƣời đối với giáo dục là đi chệch hƣớng với bản chất một nền giáo dục của dân, do
dân và vì dân.
Quan điểm này đƣợc quán triệt trong Báo cáo chính trị của BCH Trung ƣơng
Đảng tại Đại hội Đảng khóa X: “chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô
hình giáo dục mở-mô hình xã hội học tập”. Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn,
cần phải phân biệt rõ tính chất xã hội của giáo dục và xã hội hóa giáo dục. Nếu
không có định hƣớng rõ ràng thì tự thân hoạt động giáo dục vẫn có tính chất xã hội
nhƣng không bao giờ đạt đƣợc trình độ xã hội hóa đích thực theo ý nghĩa xã hội và
nhân văn của nó.
Một số nƣớc châu Âu nhƣ Anh và Đức trƣớc đây, cũng nhƣ một số nƣớc xã
hội chủ nghĩa (Liên Xô cũ, Trung Quốc trƣớc năm 1998, và cả Việt Nam trong thập
kỷ 60-90) cũng bao cấp cho GDĐHCĐ. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ gần đây, quá
trình đại chúng hóa GDĐHCĐ cùng với chi phí tăng cao dành cho việc đào tạo và
nghiên cứu đã dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là chính sách bao cấp ấy

phải thay đổi, và đại học càng ngày càng phụ thuộc vào học phí của sinh viên để tồn
tại. Tuy nhiên xã hội hóa GDĐHCĐ không phải là giao phó hệ thống giáo dục đại
học cho thị trƣờng và để nó vận hành theo quy luật thị trƣờng. Vai trò của Nhà nƣớc
15

không chỉ là thiết kế khung chính sách cho hoạt động của cả hệ thống GDĐHCĐ
mà còn là thực hiện nhiệm vụ bổ sung cho những khiếm khuyết của thị trƣờng.
Trong nền KTTT ở Việt Nam, GDÐH vừa là một quá trình, vừa là một hành
động. Là một hành động, GDÐH đƣợc thực hiện dƣới hình thức cung cấp sức lao
động của các giáo sƣ, giảng viên cho ngƣời học và ngƣời học mua lao động của
ngƣời dạy bằng phí, học phí, hoặc đóng thuế để nhà nƣớc trả công, trả lƣơng cho
họ. Dƣới góc độ phân công lao động xã hội trong nền sản xuất hàng hoá, loại lao
động giảng dạy của các giáo sƣ, giảng viên không sản xuất ra tƣ bản. Theo K. Marx,
đó là loại lao động phi sản xuất và khi trao đổi, nó đƣợc mua - bán nhƣ một dịch vụ
và hàng hoá thông thuờng. K. Marx viết: “Trong trường hợp tiền trực tiếp được
trao đổi lấy loại lao động sản xuất không sản xuất ra tư bản, do đó là lao động phi
sản xuất thì lao động ấy được mua như là một dịch vụ. Biểu hiện ấy nói chung
chẳng qua là giá trị sử dụng đặc biệt mà lao động ấy cung cấp, giống như mọi hàng
hoá khác”[40, tr.98]. Nhƣ vậy, sản phẩm GDÐH là một loại dịch vụ và nó có đầy
đủ tính chất kinh tế nhƣ các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ khác, dịch vụ
GDÐH đƣợc diễn ra thông qua sự tác động trực tiếp từ ngƣời dạy đến ngƣời học.
Quá trình cung ứng dịch vụ cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ dịch vụ.
Ngoài ra, dịch vụ GDÐH còn có những đặc điểm riêng biệt khi so sánh với
các loại sản phẩm dịch vụ khác. Sản phẩm của dịch vụ GDÐH là những ngƣời công
dân có ích với chính mình, có trách nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia. Những
sản phẩm nhƣ vậy đƣợc gọi là loại hàng hoá có ngoại biên thuận. Nó không chỉ
mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho cả xã hội và lợi ích xã hội luôn luôn lớn
hơn lợi ích cá nhân. Tổng lợi ích xã hội sẽ tăng lên nếu nhƣ loại sản phẩm này đƣợc
sản xuất nhiều hơn.
GDÐH trong nền KTTT vừa có nội dung kinh tế của một sản phẩm hàng

hoá, vừa có nội dung của quan hệ sản xuất xã hội. Sản phẩm GDÐH có nội dung
hàng hóa vì quá trình sản xuất dịch vụ GDÐH đòi hỏi sự tiêu hao các nguồn lực
khan hiếm, nên nó cần đạt đƣợc hiệu quả cao nhất với chi phí tiết kiệm nhất. Trong
trƣờng hợp này, nhà nƣớc độc quyền sản xuất GDÐH (dù là bao cấp miễn phí hay
có đóng học phí) không phải là biện pháp tối ƣu vì không có công cụ đo luờng mức
khan hiếm xã hội. Ðiều này làm cho số lƣợng, chất lƣợng và ngành nghề của lực
lƣợng lao động mà GDÐH đào tạo cung cấp có thể không hoàn toàn phù hợp với
16

nhu cầu của thị trƣờng lao động và mục tiêu phát triển quốc gia. Hơn nữa, GDÐH
luôn luôn gắn liền với hình thái kinh tế và chế độ chính trị - xã hội nhất định.Vì vậy
trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, GDÐH cần có các cơ chế hoạt
động phù hợp với các định chế và thể chế của nền KTTT hiện hữu.
GDÐH có nội dung của quan hệ sản xuất xã hội, bởi vì giá cả dịch vụ GDÐH
trong KTTT không hoàn toàn phản ánh sự khan hiếm. Trƣớc hết, cung và cầu
GDÐH thƣờng phụ thuộc vào sự khác biệt về mức lƣơng hay thu nhập (giữa ngƣời
có và không có văn bằng đại học). Sau nữa là khả năng thành công trong việc tìm
kiếm công ăn việc làm trong khu vực công nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp của ngƣời có
hoặc không có văn bằng đại học). Tiếp theo là các chi phí trực tiếp liên quan đến
GDÐH (chẳng hạn nhƣ học phí và lệ phí). Cuối cùng là chi phí cơ hội hay chi phí
gián tiếp liên quan đến GDÐH (số tiền ngƣời sinh viên có thể thu đƣợc nếu không đi
học). Không chỉ có thế, GDÐH còn là một loại hàng hoá đặc biệt vì có những đặc
tính của hàng hoá công (lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân, có tính bền vững đi
theo suốt cuộc đời con ngƣời và ngƣời mua cuối cùng cũng là ngƣời tiêu thụ). Vì lý
do lợi nhuận ngắn hạn, một số cơ sở GDÐH có thể cung cấp những ngƣời tốt nghiệp
thiếu chất lƣợng. Sự lạm phát bằng cấp thiếu tiêu chuẩn chất lƣợng sẽ làm tăng tổn
phí giao dịch trong thị trƣờng lao động và làm suy giảm hiệu năng của KTTT. Ngoài
ra, KTTT có thể sẽ làm cho một bộ phận ngƣời trở lên nghèo hơn nên không có khả
năng chi trả học phí, mặc dù có năng lực học tập; hoặc một số cha mẹ đánh giá thấp
lợi ích học vấn đại học nên không đầu tƣ cho con cái đi học Cho dù trƣờng hợp nào

xảy ra, để vừa hạn chế các tổn phí giao dịch trong thị trƣờng lao động do chất lƣợng
đào tạo thấp, vừa bảo đảm cơ hội học tập đại học ngang nhau cho mọi cá nhân trong
xã hội XHCN, giáo dục đại học phải có sự can thiệp của nhà nƣớc. Nói khác đi, xét
dƣới ý niệm công bằng xã hội, GDÐH là một hàng hoá mà chính phủ phải can thiệp
mạnh mẽ vào thị trƣờng thông qua các biện pháp nhƣ: Tài trợ trực tiếp cho đào tạo,
nghiên cứu khoa học; khuyến khích tƣ nhân (kể cả tƣ nhân nƣớc ngoài) đầu tƣ phát
triển GDÐH và điều tiết chất lƣợng GDÐH công cũng nhƣ tƣ.
1.2.2.2. Hội nhập quốc tế với huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển
Giáo dục đại học, cao đẳng
Xu hƣớng đa dạng hóa, đa phƣơng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, xu hƣớng
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển đang tạo ra những cơ hội và những

×