Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ôn tập+kiểm tra cuối học kì 1 gdđp 6 tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.29 KB, 7 trang )

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS củng cố, tổng hợp kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8
- Biết cách làm bài kiểm tra
2. Năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy nét đẹp của quê
hương.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm, lời nói cụ thể, phù hợp để giữ gìn và
phát huy nét đẹp của quê hương
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện
đạo đức để giữ gìn và phát huy nét đẹp của quê hương
- Giao tiếp - hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Học sinh có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hồn cảnh
thực tế đời sống của bản thân.
- Yêu nước: Tự hào về những nét đẹp văn hóa của địa phương.
- Trách nhiệm: Hành động, lời nói có trách nhiệm với chính mình, với truyền
thống của địa phương.
- Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động
tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp những
nét đẹp quê hương.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Tài liệu học tập, giáo án, máy chiếu, bài giảng powerpoint, tranh
ảnh, video…
2. Học sinh: Tài liệu học tập, vở ghi, phiếu học tập, sưu tầm những gương điển
hình tiêu biểu về cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp, quan sát tâm thế học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới: (44’)


Giáo viên giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học
Sản phẩm học tập
sinh
Hoạt động 1: I. Mở đầu (5')
- GV: Các em đã được học những đơn vị kiến thức nào của môn GDĐP?


- HS: suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài học
II. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức đã học (5’)
a) Mục tiêu:
- Học sinh củng cố lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát các bức hình trong sách giáo khoa, tìm hiểu và khám phá nội
dung các bức tranh, đọc kĩ nội dung bài, từ đó tìm ra được kiến thức
c) Sản phẩm:
- Đáp án của câu hỏi, sản phẩm học tập của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
* Giáo viên giao nhiệm vụ học tâp II. Ôn tập kiến thức đã học
cho học sinh xem lại hệ thống kiến - HS xem lại kiến thức đã học
thức đã học
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Quan sát và gợi ý cho học
sinh
- HS: Phát biểu
- HS: Khác nhận xét
- GV: Nhận xét và sửa chữa


Hoạt động 3: Luyện tập (25’)
a) Mục tiêu:
- Học được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần
hình thành kiến thức mới để áp dụng kiến thức vào làm bài tập.
b) Nội dung:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập củng cố và mở rộng kiến thức
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên cho học sinh làm bài III. Luyện tập
tập
Bài 1:
Bài 1: Ghép các thông tin bên trái 1 - b
với thông tin bên phải để được dữ 2 - c
liệu lịch sử đúng.
3-a


Bài 2: Viết đoạn văn (khoảng 10 15 câu) trình bày cảm nhận của
em về vẻ đẹp của chùa Bút Tháp
qua những dịng ca dao sau:
Mênh mơng biển lúa xanh rờn,
Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng
cau.
Một vùng phong cảnh trước sau,
Bức tranh thiên cổ đượm mầu nước
non.
(Theo Địa chí Hà Bắc, tr.468)

Bài 3: Tìm hiểu về lễ hội Thập Đình
và cho biết?

- Thời gian tổ chức lễ hội?
- Địa điểm tổ chức lễ hội?
- Mục đích của lễ hội là gì?
- Nêu ý nghĩa của lễ hội?
Bài 4: Em hãy sưu tầm các bài hát
quan họ thể hiện nét đặc trưng trong
văn hóa giao tiếp, ứng xử của người
dân Bắc Ninh.
Bài 5:
Đọc các tình huống sau và thảo luận

Bài 2:
- HS tự viết đoạn văn
- Gv gợi ý
+ Câu 1: Dẫn dắt giới thiệu vẻ đẹp Bút
Tháp qua đoạn thơ, trích dẫn
+ Câu 2, 3: Khái quát vẻ đẹp của chùa
Bút Tháp: khung cảnh thống đãng, n
bình, xanh mướt như màu nước non.
+ Câu 4, 5, 6, 7, 8: Cảm nhận vẻ đẹp
đoạn thơ của các từ ngữ, hình ảnh, biện
pháp tu từ đặc sắc: từ miêu tả hình ảnh, từ
miêu tả màu sắc, từ láy, phép liên tưởng,
tưởng tượng…
+ Câu 9, 10: Khẳng định lại vẻ đẹp, bày
tỏ cảm xúc của em
+ câu 11, 12: Thể hiện ước mong giữ gìn
vẻ đẹp của chùa…

Bài 3:

* Thời gian tổ chức
- Bắt đầu từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 2
âm lịch
- Được tổ chức bốn năm một lần với quy
mơ lớn vào các năm Thân, Tý, Thìn.
* Địa điểm tổ chức
- Trung tâm lễ hội là làng Bảo Tháp - nơi
Đức Dỗn Cơng và Đào Nương cư trú và
tuyển mộ binh sĩ, cũng là quê hương của
Thái sư Lê Văn Thịnh.
* Mục đích tổ chức
- Để tưởng nhớ và tri ân công lao của các
bậc tiền nhân, hiền tài của quê hương
* Ý nghĩa


để tìm ra cách giải quyết phù hợp.
a. Chủ nhật, mẹ dẫn Tuấn đi chơi
quảng trường Trung tâm Văn hoá
Kinh Bắc. Khi đến đây, Tuấn vơ tình
va vào người một bạn nam đi đối
diện. Bạn nam tức giận, nói với
Tuấn: “Đi kiểu gì thế hả?”
Em có nhận xét gì về thái độ và lời
nói của bạn nam? Nếu em ở trong
hồn cảnh đó, em sẽ ứng xử như thế
nào?
b. Nam và Quân đang đi dạo ở công
viên Nguyễn Văn Cừ thì có một cụ
ơng tiến lại hỏi thăm đường đến Bưu

điện tỉnh. Nam đang định trả lời thì
Quân ngăn lại rồi quay sang phía cụ
ơng nói: “Cụ hỏi người khác đi,
chúng cháu khơng biết gì đâu”.
Em có nhận xét gì về cách ứng xử
của bạn Quân trong tình huống
trên? Nếu em là Nam, em sẽ có cách
ứng xử như thế nào?

- Lễ hội Thập Đình là hoạt động văn hố
tâm linh cộng đồng tiêu biểu của các làng,
xã vùng sông núi Thiên Thai. Lễ hội thể
hiện sự biết ơn và tưởng nhớ của nhân
dân địa phương với những danh nhân có
cơng với dân, với nước. Đây cũng là hoạt
động có ý nghĩa giáo dục truyền thống và
phát huy tinh thần đồn kết của các làng
xã, góp phần bảo tồn những giá trị văn
hoá của quê hương.
Bài 4:
Các bài hát quan họ thể hiện nét đặc trưng
trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người
dân Bắc Ninh.
- Khách đến chơi nhà
- Nhất quế nhị lan
- Vào chùa
- Ba quan mời trầu
- Tương phùng tương ngộ
Bài 5:
Tình huống a:

Bạn nam đó cư xử thô lỗ, thiếu tế nhị.
Nếu là Tuấn em sẽ quay lại xin lỗi bạn
nam đó và hỏi bạn có đau khơng, có cần
giúp đỡ gì khơng? Qua cách cư xử đó bạn
nam sẽ hiểu được cần tế nhị hơn trong lời
nói.
Tình huống b:
Cách ứng xử của bạn Qn là thiếu tôn
trọng người lớn tuổi, và chưa biết giúp đỡ
mọi người xung quanh. Nếu là Nam em
sẽ nói nhỏ với Qn là khơng nên nói như
vậy chúng mình cần phải giúp đỡ cụ trong
khả năng mình có thể. Và nếu biết đường
tới Bưu điện em sẽ chỉ đường cho cụ cịn
nếu khơng biết em sẽ đi tìm người khác
hỏi thăm giúp cụ và dìu cụ đi tới đó.

Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
a) Mục tiêu: Học được vận dụng kiến thức đã học vào chính trong cuộc sống của
mình và mọi người.


b) Nội dung: Hệ thống bài tập vận dụng trong sách giáo khoa
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
* Giáo viên: Giao nhiệm vụ cho IV. Vận dụng
học sinh
Bài tập vận dụng 1:
- GV: Giao bài tập vận dụng
- HS thực hiện nhiệm vụ theo điều kiện

Hãy xem lại các bài tập vận dụng, và hồn cảnh gia đình
chọn 1 bài em thấy tâm đắc nhất và
làm sản phẩm hồn chỉnh nộp cho
cơ giáo
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và thực
hiện
- GV: Hướng dẫn gợi mở để học
sinh biết cách làm
- GV: Hướng dẫn: Mỗi học sinh về nhà tiếp tục làm nhiệm vụ trong bài tập vận
dụng 1. Khuyến khích các em sáng tạo hơn. Tiết học sau sẽ trình bày sản phẩm
của mình
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và về nhà hoàn thành.
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá (4’)
- GV đánh giá buổi ôn tập
- HS chú ý quan sát, lắng nghe
* Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau:
- Học sinh chuẩn bị làm bài kiểm tra cuối học kì 1


KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
Thời gian: 45 phút
Đề bài: Thuyết minh ngắn gọn về một lễ hội truyền thống tại địa phương em.
Gợi ý đáp án:
1. Hình thức:
- Viết thành 1 bài văn hồn chỉnh, có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng, khơng bẩn, khơng tẩy xóa
2. Nội dung:
- Thuyết minh đúng 1 lễ hội ở Bắc Ninh mà em từng được tìm hiểu hoặc
chứng kiến, tham gia.
3. Bài tham khảo

Mỗi dịp mùa xn đến, q hương Bắc Ninh tơi có rất nhiều các lễ hội
truyền thống được diễn ra. Tôi đã từng được tham gia một lễ hội rất đặc biệt. Đó là
Lễ hội Thập Đình. Lễ hội Thập Đình là hội đình của 10 làng, trong đó có 9 làng ở
huyện Gia Bình và 1 làng ở huyện Quế Võ. Mỗi năm mở hội, dân làng và khách
thập phương tham gia rất đông.
Lễ hội bắt đầu từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 2 âm lịch và được tổ chức bốn
năm một lần với quy mô lớn vào các năm Thân, Tý, Thìn. Tơi được tham quan
Trung tâm lễ hội là làng Bảo Tháp - nơi Đức Dỗn Cơng và Đào Nương cư trú và
tuyển mộ binh sĩ, cũng là quê hương của Thái sư Lê Văn Thịnh. Lễ hội Thập Đình
được tổ chức để tưởng nhớ và tri ân công lao của các bậc tiền nhân, hiền tài của
q hương. Điều đó khiến tơi cảm thấy rất thiêng liêng.
Tôi ấn tượng nhất với phần lễ. Phần lễ được tổ chức rất trang trọng, thành
kính, uy nghiêm, cơng phu. Các vị bô lão trong làng ai cũng làm việc chỉn chu,
nghiêm túc. Những thanh niên khiêng kiệu gắng sức nhưng trơng khơng có vể mệt
mỏi. Người rước kiệu, người rước cờ đi thẳng hàng, thẳng lối. Sau phần lễ là phần
hội, phần mà tôi cảm thấy rất thú vị với nhiều tục trị dân gian như: đốt cây bơng,
đu cây, đấu vật, cờ người, hát chèo, hát ca trù, diễn tuồng,… Hiện nay, phần hội
trong Lễ hội Thập Đình cịn có hát Quan họ, tổ chức một số trị chơi mới như: Đu
quay, ném bóng, cờ tướng, bóng chuyền, cầu lông và giao lưu văn nghệ, biểu diễn
dưỡng sinh của các Câu lạc bộ Người cao tuổi. Tôi được tham gia trị chơi đu cây.
Lúc đầu tơi rất sợ nhưng khi được bay cao lên không trung tôi lại vơ cùng thích
thú. Kết thúc trị chơi, tơi hơi mệt nhưng cũng rất vui.


Lễ hội Thập Đình là hoạt động văn hố tâm linh cộng đồng tiêu biểu của các
làng, xã vùng sông núi Thiên Thai. Lễ hội thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ của
nhân dân địa phương với (những danh nhân có cơng với dân, với nước). Đây cũng
là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống và phát huy tinh thần đồn kết của
các làng xã, góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá của quê hương.
Lễ hội Thập Đình đã để lại cho tơi ấn tượng rất sâu sắc. Qua Lễ hội tôi thêm

hiểu về nét đẹp văn hóa của quê hương. Được tham gia lễ hội là một điều may mắn
của tơi. Đó là một kỉ niệm đẹp mà tôi không bao giờ quên…



×