Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ôn tập+kiểm tra cuối học kì 2 gdđp 6 tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.23 KB, 7 trang )

ÔN TẬP HỌC KÌ II

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Kiến thức
Ôn tập kiến thức trọng tâm học kỳ II
II. Năng lực
- Giao tiếp,tự chủ,tự lập
- Rèn sự tự tin khi khi diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý tưởng trước đông người
- Rèn kĩ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá
- Kĩ năng tổng hợp kiến thức
III. Phẩm chất
- Biết lắng nghe, tích cực, biết trình bày suy nghĩ ý tưởng, biểu lộ cảm xúc
- Tự giác, có ý thức ơn tập củng cố kiến thức
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
I. Giáo viên
- SGK, bài soạn, powerpoint
- Các tư liệu mở rộng
II. Học sinh
- SGK, tài liệu ôn tập, vở ghi
- Giấy A4, bút màu vẽ
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ
Thực hiện trong q trình ơn tập
2. Mở đầu
- GV cho HS nghe bài hát Làng quan họ quê tôi
/>- HS lắng nghe và chia sẻ cảm nhận
- GV dẫn dắt vào bài mới
II. Hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Nhận diện các vấn đề giáo dục, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống
và môi trường trong cộng đồng dân cư ở tỉnh Bắc Ninh


a. Mục tiêu
Nhắc lại được những nét cơ bản và ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn
hoá trong cộng đồng dân cư, bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh.
b. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu HS nhận diện về các vấn đề
thường gặp trong đời sống văn hóa
và mơi trường của địa phương
- GV mời một vài HS chia sẻ theo câu
hỏi gợi ý.
? Ngồi những vấn đề kể trên em cịn
gặp những vấn đề nào khác?

- Xây dựng nếp sống văn hóa ở
cộng đồng dân cư
- Con người có nhiều tác động
tích cực và tiêu cực tới mơi trường


? Em đã cùng bạn bè, người thân trong
gia đình giải quyết vấn đề nảy sinh như
thế nào?
? Nêu sự thay đổi của cuộc sống gia
đình/ khu dân cư nơi em ở sau khi có sự
thay đổi đó.
- HS chia sẻ trong nhóm đơi và phát biểu
- GV nhận xét, chốt kiến thức
* Hoạt động 2: Trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng
a. Mục tiêu

Nêu được trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong việc xây dựng nếp
sống văn hố và bảo vệ mơi trường sống trong cộng đồng dân cư.
b. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS thảo luận theo dãy Mỗi chúng ta, không phân biệt lứa
bàn:
tuổi, cơng việc và nơi sống đều có
thể góp phần xây dựng văn hóa và
? Kể tên các hoạt động của cá nhân và
bảo vệ môi trường địa phương
cộng đồng trong việc xây dựng nếp sống
văn hóa và bảo vệ mơi trường hiện nay ở
Bắc Ninh và ở khu dân cư nơi em sống?
- Các HS lắng nghe, phản hồi ý kiến
? Trong các việc đó, việc nào để lại cho
em ấn tượng sâu đậm nhất? Nó đã góp
phần gì trong việc cải thiện đời sống địa
phương?
- HS trình bày, chia sẻ
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt kiến thức, ghi bảng
III. Luyện tập - Vận dụng
* Hoạt động luyện tập:
- Vẽ một bức tranh về một hoạt động của địa phương (sinh hoạt văn hóa/ mơi
trường) mà em yêu thích nhất
- Chia sẻ bằng lời với các bạn về bức tranh đó.
- GV chọn những bức tranh tốt để thực hiện triển lãm phòng tranh trong lớp
* Hoạt động vận dụng:
Trò chơi tiếp sức đồng đội

Thời gian: 10 phút


GV chia lớp thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Kể tên những việc em/ các bạn/ làm được để góp phần xây dựng nếp
sống văn hóa trong cộng động dân cư
- Nhóm 2: Kể tên những việc em/ các bạn/ làm được để góp phần bảo vệ mơi
trường trong cộng động dân cư
- Mỗi HS lên bảng điền một việc làm, xuống đưa phấn cho bạn khác tiếp sức viết
tiếp. Hết giờ, nhóm nào nêu được nhiều hơn nhóm đó chiến thắng.
- GV cùng cả lớp phản hồi, tương tác với phần trả lời của các nhóm
- GV đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh và khái quát lại kiến thức ôn
tập
IV. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu về nhà thực hiện những việc sau:
+ Thường xuyên trao đổi các vấn đề trong cuộc sống địa phương
+ Lắng nghe tích cực ý kiến của các thành viên để giữ gìn văn hóa và mơi
trường địa phương
+ Thực hiện lời nói, hành vi tích cực khi tham gia giải quyết một số vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống
- Dặn dị HS ơn tập kiến thức thật tốt chuẩn bị cho Kiểm tra, đánh giá cuối học kì
II.


KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 2
I. Mục tiêu
1. Năng lực
- Năng lực chung: Nhận biết được những việc làm đúng hoặc không đúng đối với
mỗi bài học thông qua bài tập trắc nghiệm. Nắm chắc các kiến thức cơ bản của mỗi
bài.

- Năng lực đặc thù: Vận dụng các kiến thức được học để giải quyết các tình huống
trong cuộc sống.
2. Phẩm chất:
-Trung thực, sáng tạo trong quá trình làm bài kiểm tra đánh giá.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với GV
- Ôn tập các kiến thức cho học sinh.
2. Đối với HS
- Ôn tập các kiến thức đã học từ Bài 9, 10,11,12.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đánh giá
- GV phát đề và yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- HS làm bài. GV quan sát, theo dõi.
- Đề và đáp án.
III. Kết thúc hoạt động
- GV thu bài của HS
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:Nghiên cứu bài bảo tồn cảnh quan
thiên nhiên.
* Lưu ý: Đánh giá bài kiểm tra của HS:
- Từ điểm 5 trở lên: Đạt yêu cầu.
- Dưới điểm 5: Chưa đạt yêu cầu.


TRƯỜNG THCS ...

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HKII
MÔN: Giáo dục địa phương.
Thời gian làm bài: 45 phút.


I. TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm.
* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Cộng đồng dân cư là:
A. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị
hành chính (thơn, xóm, làng, khu tập thể,..)
B. Gắn bó thành một khối
C. Giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau cùng thực hiện lợi ích chung
D. Cả đáp án A, B, C đều đúng
Câu 2: Việc làm không thể hiện xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư:
A. Kích động, gây gổ đánh nhau trong làng xóm
B. Xây dựng tình đồn kết xóm giềng
C. Giữ gìn trật tự, an ninh
D. Bảo vệ cảnh quan trong khu dân cư
Câu 3. Phong trào nào là một trong những phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp
thể hiện nếp sống văn minh ở Bắc Ninh?
A. Trồng cây gây rừng
B. Xây dựng gia đình văn hóa
C. Tổ chức hội hè linh đình
D. Các hội diễn văn nghệ
Câu 4. Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm
của:
A. Học sinh
B. Phụ huynh
C. Mỗi công dân
D. Nhà trường
Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nói về việc xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng
đồng dân cư:
A. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
B. Cờ bạc là bác thằng Bần

Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm


C. Ăn cháo đá bát
D. Miễn là mình béo mặc thiên hạ gầy
Câu 6. Tác động tích cực đến mơi trường:
A. Nước thải chưa xử lí thải ra mơi trường
B. Vứt rác đúng nơi quy định
C. Sử dụng nước bừa bãi
D. Chặt phá rừng
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 7: Hãy phân loại những loại rác thải sinh hoạt thông thường dưới đây
vào đúng với nhóm rác: rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế: (3 điểm)
- Thức ăn thừa
- Kim loại
- Chai, lọ thủy tinh
- Lốp xe cao su
- Chai nhựa
- Rau, củ, quả
- Lá cây
- Giấy
- Túi ni lông
- Mảnh gốm vỡ
Câu 8: Quan sát khu vực em sống và ở địa bàn Bắc Ninh (4 điểm)
a. Liệt kê các hoạt động có tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi
trường.
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
....
....

b. Từ những quan sát đó, em có nhận xét gì về ý thức của người dân trong việc bảo
vệ môi trường?


ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 ĐIỂM) Mỗi câu 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
A
B
C
A
B
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 ĐIỂM)
Câu 7. Phân loại rác thải sinh hoạt (3 điểm)
- Rác hữu cơ: Thức ăn thừa; Rau, củ, quả; Lá cây
- Rác vô cơ: Mảnh gốm vỡ
- Rác tái chế: Chai, lọ thủy tinh; Lốp xe cao su; Chai nhựa; Giấy; Kim loại;
Túi ni long
Câu 8. 
a. (3 điểm)
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực





Vứt rác vào đúng nơi quy định
Có ý thức sử dụng nước tiết
kiệm, khơng xả bừa bãi
Trồng thêm cây xanh để tạo
bóng mát và điều hịa khí hậu




Một số người vẫn vơ ý thức vứt
rác bừa bãi
Nước thải chưa xử lí vẫn xả ra
sơng hồ

b. Từ những quan sát đó em thấy, đa phần người dân nơi em sinh sống đã có ý thức
trong việc bảo vệ môi trường. Họ đã và đang có ý thức chung tay cải tạo mơi
trường để nó ngày càng xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên, vẫn có một số người vơ ý
thức, bởi vậy, cần phải tuyên truyền và xử lí nghiêm những trường hợp như vậy.
Để môi trường ngày càng được cải thiện. (1 điểm)
* Lưu ý: HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, GV linh động cho
điểm phù hợp.



×