Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tình hình sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.82 KB, 37 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mạị trên toàn thế giới thì trong
thời gian vừa qua nước ta cũng đã có những thay đổi tích cực và đạt được nhiều thành
tựu trên mọi khía cạnh, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, ký kết hiệp
định thương mại Việt – Mỹ và việc gia nhập WTO đã mở nhiều cơ hội phát huy lợi thế
so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới
nhằm trao đổi hàng hóa – dịch vụ, kỹ thuật và thông tin.
Như chúng ta đã biết thì Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai màu mỡ phì nhiêu được bồi đắp bởi lượng phù sa từ hệ
thống sông ngòi dày đặc. Hơn thế nữa sự cần cù chịu khó của người dân làm cho việc
sản xuất nông sản phong phú và có giá trị ngày một đi lên, trong đó sản xuất lúa gạo
chiếm phần lớn. Nổi tiếng ở nước ta là hai vựa thóc lớn nhất đó là Đồng bằng Sông
Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. Nhờ những điều kiện thuận lợi trên mà vị thế
của Việt Nam đã được nâng lên sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế
giới. Sản lượng cũng như giá cả gạo ở Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới hàng năm
tăng lên rõ rệt. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu gần 6,7 triệu tấn gạo, tiếp tục giữ vị
trí thứ hai thế giới sau Thái Lan (nước xuất khẩu khoảng 9,03 triệu tấn), và năm 2011
đạt hơn 7 triệu tấn.
Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan, thực tiễn tại Việt Nam
trong thời gian qua cho thấy tình hình biến động giá cả và xuất khẩu gạo ở nước ta vẫn
còn nhiều bất cập và tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, tuy lượng gạo của nước ta xuất
khẩu ra thế giới với sản lượng lớn nhưng giá cả lại thua các nước như Thái Lan và Ấn
Độ bởi nước ta vẫn chú trọng đến năng xuất mà ít quan tâm đến chất lượng gạo. Mặt
khác, trong việc điều hành xuất khẩu tồn tại một số bất cập như dấu hiệu đầu cơ làm
giá gạo trong nước tăng lên, người tiêu dùng tiếp tục chịu thiệt.
Từ những vấn đề trên, nhóm chúng tôi chọn chủ đề “Tình hình sản xuất và thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008- 2011” làm đề tài nghiên cứu và
đề ra một số giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong thời gian tới.
1
1
PHẦN II: NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH LÚA GẠO TRONG NƯỚC
VÀ THẾ GIỚI
1. Vị trí lúa gạo trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam
1.1. Lúa gạo trong nền kinh tế thế giới
Theo sự phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu cầu của
con người ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhu cầu về ăn và mặc vẫn là nhu
cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng vai trò số một trong đời
sống hàng ngày. Chính vì thế trong nhiều thập kỷ qua, thế giới luôn quan tâm, lo lắng
đến vấn đề lương thực như là một đề tài cấp bách. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc,
hiện nay trên thế giới có khoảng trên 800 triệu người ở những nước nghèo, nhất là ở
Châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực, trong đó khoảng 200 triệu là trẻ em.
Trung bình hàng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu dinh
dưỡng tối thiểu vì nạn đói.
Với nhu cầu trung bình hiện nay trên thế giới có thể duy trì sự sống cho khoảng
3.008 triệu người, chiếm gần 53% dân số thế giới. Từ đó chúng ta thấy được tầm quan
trọng của lúa gạo trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
1.2.Vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa
nhất thế giới. Dân số nước ta đến nay hơn 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn
chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao
động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa thu hút đại
bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, với diện tích canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng
như tổng diện tích trồng cây lương thực có tỉ lệ lớn. Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện
tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí hàng đầu, gần 85% diện tích lương thực.
Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn lực
đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân.
2
2
2. Nhu cầu gạo của thị trường gạo thế giới

2.1. Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới
Theo đánh giá chung của tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO), số
liệu mới nhất về bình quân tiêu thụ gạo của thế giới là 57 kg/người/năm. Brunei đang
đứng đầu thế giới về tiêu thụ gạo tính theo bình quân đầu người, với 245
kg/người/năm. Việt Nam giữ vị trí lớn thứ hai với 166 kg/người/năm còn Lào đứng
thứ 3 với 163 kg/người. Bangladesh cũng là một nước tiêu thụ gạo lớn, đứng thứ 4 với
160 kg/người. Vị trí tiếp theo thuộc về Myanmar và Campuchia với mức tiêu thụ bình
quân mỗi người 157 kg và 152 kg/năm. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới giữ vị trí thứ 9 về tiêu thụ tính theo đầu người với 103 kg/người. Hàn Quốc là
nước tiêu thụ gạo nhiều thứ 20 thế giới, với 76 kg/người/năm.
Từ đó có thể nhận thấy, Châu Á là khu vực đông dân và có mức tiêu thụ gạo
nhiều nhất, chiếm 90% sản lượng tiêu thụ trên thế giới. Đặc biệt là khối ASEAN với
lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người gấp hơn 2,5 lần thế giới. Trung bình một năm,
1 người dân ASEAN tiêu thụ 164 kg gạo, trong khi trung bình thế giới mỗi người tiêu
thụ 57 kg gạo/năm. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn một nửa tổng tiêu thụ gạo toàn
cầu, nhưng lại không nằm trong top 10 nước tiêu thụ bình quân theo đầu người nhiều
nhất. Trong khi đó, các khu vực như châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông, EU có tỷ trọng
tiêu thụ gạo còn tương đối thấp.
Bảng 1.1: Sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới theo nước
Đơn vị: 1000 tấn
Nguồn : FAS, USDA
3
3
2.2. Tình hình xuất – nhập khẩu gạo của thế giới
2.2.1. Tình hình nhập khẩu gạo trên thế giới
Trong năm 2011, lượng gạo giao dịch thương mại trên thế giới lên 8% đạt con
số kỹ lục 34,5 triệu so với 31,5 triệu tấn năm 2010. Tất cả các nơi ngoại trừ Nam Mỹ
đều có nhu cầu mua gạo tăng như ở châu Á (Bangladesh, Trung Quốc và Indonesia) và
châu Phi (Ai Cập, Ghana, Nigeria, Senegal). Những nước xuất khẩu tăng bao gồm Ấn
Độ, Thái Lan, đạt kỹ lục có Argentina, Brazil và Việt Nam. Trái lại xuất khẩu gạo của

Trung Quốc, Ai Cập, Pakistan và Mỹ giảm, do giá gạo trong nước tăng cao hay do sản
lượng thấp. Tình hình nhập khẩu tính đến thời điểm 2011 có xu hướng: Nigeria giảm
200.000 tấn, còn 2,3 triệu tấn do chính phủ nổ lực tối thiểu hóa lượng nhập khẩu.
Indonesia giảm 550.000 tấn, còn 1,4 triệu tấn, mặc dù quyết định cuối cùng về nhập
khẩu còn tùy thuộc vào những chính sách của chính phủ và chiến lược về lúa gạo quốc
gia. Philippines vẫn duy trì 1,5 triệu tấn ngay cả khi chính phủ có mục tiêu tự cung –
tự cấp.
4
4
Bảng 1.2 : Tình hình nhập khẩu gạo theo các nước trên thế giới
Đơn vị: 1000 tấn
Nguồn : FAS, USDA
2.2.2. Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới
Trong giai đoạn 2008 – 2011, các nước xuất khẩu dư thừa gạo cung ứng ra
thế giới. Những nước nhu cầu nhập gạo giảm là Bangladesh, Indonesia, Nepal, Nigeria
và Philippines. Giá gạo cao trong nước đã hạn chế khả năng xuất khẩu của Thái Lan,
nhưng nguồn cung thấp cũng gây trở ngại cho Argentina, Brazil, Miến Điện, Mỹ và
Uruguay. Khó khăn đầu ra có thể làm Việt Nam xuất khẩu giảm sau kỹ lục xuất khẩu
năm 2011, nhất là cạnh tranh gạo cấp thấp với Ấn Độ, Cambodia, Trung Quốc, và
Pakistan dự báo tăng xuất khẩu.
5
5
Bảng 1.3 : Tình hình xuất khẩu gạo theo các nước trên thế giới
Đơn vị: 1000 tấn
Nguồn : USDA
2.3. Diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới
Trong giai đoạn 2008- 2011, giá gạo có xu thế ổn định dựa trên các đánh giá từ
các nước nhập và xuất khẩu gạo. Ấn Độ tiếp tục chi phối giá gạo trên thị trường thế
giới bằng cách đưa ra thị trường với giá thấp nhất. Các nước xuất khẩu gạo truyền
thống đang phải cạnh tranh thương mại quyết liệt với Ấn Độ, đặc biệt là ở thị trường

châu Phi cận Sahara và các Trung Đông.
Năm 2010 và năm 2011, giá gạo thế giới vẫn duy trì ở mức gần 500USD/tấn và
trong 1 năm vừa qua thì không có sự thay đổi đáng kể nào. Nguyên nhân chính là do
sản lượng gạo niên vụ 2010/11 khá cao và một lượng lớn trong đó không được giao
dịch trên thị trường quốc tế mà được đưa vào tiêu dùng nội bộ tại một số thị trường lớn
như Trung Quốc. Và giá gạo thế giới bắt đầu giảm do nguồn cung cấp dồi dào từ các
nước xuất khẩu lớn. Chính điều này đã làm cho mặt hàng gạo ít nhạy cảm với biến
động về giá trong khi giá ngô và lúa mì lại tăng mạnh.
6
6
Biểu đồ 1: Giá gạo thế giới trung bình hàng tháng
từ tháng 1/2007 đến tháng 4/2011
Nguồn : FAO
Mặc dù đã có dấu hiệu cho thấy giá gạo trên thị trường bình ổn, nhưng triển
vọng giá gạo vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó xác định như diễn biến chính trị ở
Trung Đông, nhu cầu và chính sách nhập khẩu của các nước Châu Phi… Mặt khác,
nhu cầu nhập khẩu có xu hướng giảm đi từ nhiều nước nhập khẩu chính như
Indonesia, Philippin, Iran… là những yếu tố làm cản trở giá gạo tăng trở lại trong
tương lai.
2.4. Dự báo triển vọng tiêu thụ gạo của thế giới
2.4.1. Triển vọng tiêu thụ
Theo dự báo của FAO, lượng tiêu thụ gạo bình quân trên đầu người năm 2012
vẫn giữ ở mức ổn định, với những nổ lực nhằm kìm hãm giá cả leo thang của chính
phủ các nước. Tổ chức FAO cũng cho biết dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2012 sẽ
vào khoảng 469 triệu tấn, trong đó 398 triệu tấn được dùng làm thực phẩm, tăng mức
tiêu thụ gạo trên đầu người lên 58kg/người.
7
7
Cũng theo tính toán của FAO, với tốc độ gia tăng dân số thế giới rất nhanh
lượng gạo 524 triệu tấn sản xuất được mỗi năm hiện nay phải tăng lên 700 triệu tấn

mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Dự báo tiêu thụ gạo theo nhóm nước: Tổng mức
tiêu thụ của các nước đang phát triển sẽ tăng nhiều hơn so với các nước phát triển. Dự
báo tiêu thụ gạo theo mục đích sử dụng: tiêu dùng gạo như thực phẩm tại các nước
đang phát triển sẽ tăng cũng lớn hơn so với tại các nước phát triển.
Dự báo trong giai đoạn 2010-2015, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là
khu vực tiêu thụ gạo nhiều nhất trong đó chỉ riêng Trung Quốc, Inđônêxia và Ấn Độ
tổng lượng gạo tiêu thụ sẽ vào khoảng 6,7 triệu tấn.
Biểu đồ 2: Triển vọng tiêu thụ gạo theo khu vực giai đoạn 2010-2015
Nguồn : FAO
2.4.2. Triển vọng buôn bán gạo trên thị trường thế giới
Năm 2011, lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới đạt mức kỹ lục 34 triệu
tấn, so với 31,5 triệu tấn năm 2010. Theo báo cáo của FAO, dự báo lượng gạo buôn
bán trên thị trường thế giới năm 2012 sẽ giảm 1,5%, chỉ còn 33,5 triệu tấn do nhu cầu
nhập khẩu từ một số nước châu Á giảm. Các nước nhập khẩu gạo thừa sức đáp ứng
nhu cầu trên. FAO cũng điều chỉnh giảm mức dự báo về mậu dịch gạo toàn cầu xuống
8
8
thấp hơn 160.000 tấn chủ yếu do nhu cầu giảm ở Bangladesh và Indonesia. Xuất khẩu
gạo của Thái Lan, Việt Nam và Pakistan dự báo sẽ giảm trong năm 2012, trong khi
của Argentina, Brazil, Ấn Độ và Mỹ dự báo sẽ tăng.
Mặt khác, kho dự trữ gạo trên thế giới đến cuối năm 2011 tăng 4,3%, đạt 138,4
triệu tấn so với năm 2010 chỉ có 132,7 triệu tấn. Dự báo dự trữ gạo thế giới năm 2012
tăng 2,7%, đạt 149 triệu tấn. Nên về mậu dịch, các tổ chức quốc tế cũng nhất trí dự
báo năm 2012 Thái Lan có nguy cơ mất vị trí nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới bởi giá
cao sau khi chính phủ thực hiện chương trình thu mua can thiệp giá.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Ấn Độ năm 2012 có thể đổi ngôi Thái
Lan, sau khi dồn dập xuất khẩu từ sau khi xóa bỏ lệnh cấm xuất gạo phi – basmati từ
tháng 10 năm 2011. Việt Nam có thể cũng sẽ xuất khẩu nhiều hơn Thái Lan và vẫn
duy trì vị trí thứ 2.
Bảng1.4: Bảng dự báo về thứ hạng 10 nước nhập khẩu và xuất khẩu hàng

đầu thế giới
10 nước XK gạo
hàng đầu thế giới
(triệu tấn)
Xuất khẩu Dự đoán 10 nước NK gạo
hàng đầu thế giới
(triệu tấn)
Nhập
khẩu
khẩu
Dự
đoán
(2011) (2012) (2011) (2012)
1. Thái Lan 10,64 6,50 1. Indonesia 3,09 1,25
2. Việt Nam 7,00 7,00 2. Nigeria 2,55 2,45
3. Ấn Độ 4,63 8,00 3. Iran 1,87 1,90
4. Pakistan 3,41 3,75 4. Bangladesh 1,48 0,40
5. Brazil 1,29 0,90 5. EU-27 1,47 1,40
6. Campuchia 0,86 0,80 6. Philippines 1,20 1,50
7. Uruguay 0,84 0,85 7. Malaysia 1,07 1,08
8. Myanmar 0,77 0,60 8. Arập Xêút 1,05 1,15
9. Argentina 0,73 0,65 9. Iraq 1,03 1,20
10.Trung Quốc 0,48 0,50 10. Bờ Biển Ngà 0,93 0,95
Nguồn: USDA, FAO
9
9
3. Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo của Việt Nam
3.1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
• Điều kiện đất đai : Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha, trong đó đất

giành để trồng lúa khoảng 4,3 triệu ha, chiếm trên 13% diện tích đất cả nước, bình
quân đất theo đầu người của nước ta tuy thấp nhưng quỹ đất có khả năng trồng lúa lại
chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả năng nông nghiệp. Đất có khả năng nông nghiệp nước
ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa là 8,5 triệu ha.
• Khí hậu : Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng. Lượng
mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước ở nước ta.
• Nước tưới tiêu: Tài nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của nghề trồng
lúa ở Việt Nam. Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồng bằng lớn không
chỉ cung cấp cho lúa nguồn nươc trời quý giá mà còn đồng thời bồi bổ cho lúa nguồn
phân đạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất mà nước và đạm nhân tạo không thể so sánh.
Cùng với nước mưa, dòng chảy mặt còn sản sinh trên lãnh thổ nước ta khoảng 300 tỉ
m
3
nước. Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi nước ta, với 10% ngân sách Nhà nước đầu tư
hàng năm đã đạt được thành qủa rõ rệt. Có thể nói, nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên
vốn quý giá, cộng thêm sự chú trọng phát triển thuỷ lợi hơn nữa của Nhà nước trong
thời gian qua, là yếu tố rất cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo ở nước ta.
3.1.2. Điều kiện kinh tế_xã hội
• Nhân lực : Nguồn lao động dồi dào, hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Người dân
cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất
nông nghiệp hàng hoá.
• Địa lý và cảng khẩu: Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế trong thời gian
qua thường được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế
bằng đường sắt, đường hàng không, vận tải biển quốc tế thường đảm bảo tiện lợi,
thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn. Do vậy, riêng phương thức này đã chiếm
khoảng trên 80% buôn bán quốc tế. Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận
10
10
lợi. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều nằm gần sát đường hàng hải quốc tế

và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình
Dương, Trung Cận Đông, Châu Âu, Châu Mỹ.
Tóm lại, Việt Nam có nhiều lợi thế cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu gạo.
3.2. Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo của Việt Nam
Xuất phát từ những lợi thế so sánh về tiềm năng trong sản xuất và phát triển sản
xuất lúa gạo của Việt Nam, nước ta cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm
khai thác tối đa lợi thế đó, đem lại lợi ích cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước,
cụ thể:
• Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới của đất nước
Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, giải quyết vốn cho quá
trình phát triển kinh tế, góp phần đáp ứng mục tiêu chủ yếu của sự nghiệp đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
• Cải thiện đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân
Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần lớn sinh sống bằng
sản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực nên việc sản xuất và xuất khẩu gạo để nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho người dân là vô cùng cần
thiết.
• Phát huy lợi thế trong nước
Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế về
đất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu. Một chiến
lược đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác triệt để nhất các lợi thế. Chính những
lợi thế đó đã làm cho sản lượng lúa tăng đều đặn trong những năm qua.
Qua những điều cơ bản đã nêu ở trên, chúng ta thấy rõ sự cần thiết phải xuất
khẩu gạo cũng như tính đúng đắn của định hướng xuất khẩu gạo là điều tất yếu.
11
11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 -2011.
1. Tình hình sản xuất trong nước
1.1. Tình hình và triển vọng sản xuất

Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt
Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Hiện nay diện
tích trồng lúa cả nước từ 7,3 đến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 tạ/ha, sản lượng
giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4
triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu năng suất
trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5- 4 triệu
tấn gạo chất lượng cao.
Cùng với các chính sách kinh tế đổi mới ngày càng hoàn thiện, người nông dân
an tâm, phấn khởi sản xuất, mạng lưới nghiên cứu phục vụ sản xuất và khuyến nông
khá phát triển, trình độ kỹ thuật tăng lên, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, ngành
trồng lúa ở nước ta có cơ sở vững chắc để phát triển nhanh chóng hơn làm giàu cho đất
nước. Tuy nhiên, trong môi trường hội nhập hiện nay, bên cạnh những lợi thế sẳn có
và nhiều cơ hội được mở ra, người nông dân trồng lúa và ngành sản xuất lúa ở nước ta
phải đối mặt với nhiều thách thức mà chỉ có những giải pháp toàn diện và đồng bộ thì
mới có thể chiếm được lợi thế phát triển vững chắc và lâu dài.
Giai đoạn 2008 – 2011, tình hình sản xuất nước ta có những biến chuyển rõ rệt,
điều này thể hiện rõ trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011
12
12
Nhận xét: Từ năm 2008 đến năm 2011, diện tích lúa tăng dần từ 7422.2 ngàn
tấn đến 7651.4 ngàn tấn, đặc biệt tăng mạnh diện tích vào năm 2010 đến năm 2011
tăng 162 ngàn tấn. Bên cạnh đó sản lượng tăng theo diện tích, từ 52.3 đến 55.3 tạ/ha.
Ngoài ra, chỉ số phát triển về diện tích giảm từ năm 2008 đến năm 2011 từ 103.0%
xuống 100.5%, tuy nhiên sau đó chỉ số phát triển tăng trở lại từ 100.5% đến 102.2%
từ năm 2009 đến năm 2011. Nguyên nhân là do Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện
thuận lợi để ngành sản xuất lúa phát triển.
1.2. Thị trường lúa, gạo Việt Nam
1.2.1. Sản xuất và cung ứng lúa, gạo
Tham gia vào sản xuất lúa ở Việt Nam có tới 70% số hộ cả nước, hay 84% số

hộ ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất phân bố rộng, qui mô
nhỏ và yêu cầu đảm bảo tiêu dùng lương thực trong các hộ gia đình, nên tỷ lệ số hộ có
bán lúa chỉ chiếm khoảng 60%. Nếu xét theo vùng sản xuất, thì ĐBSCL có tỷ lệ số hộ
bán lúa chiếm khoảng 76% (cao nhất trong cả nước).
Bảng 2.2: Sản lượng lúa phân theo khu vực giai đoạn 2008_2011
Đơn vị: 1000 tấn
Năm 2008 2009 2010 2011
Cả nước 38729.8 38950.2 40005.6 42324.9
ĐBSH 6790.2 6796.8 6805.4 6979.2
Trung du và miền
núi phía bắc
2903.9 3053.6 3087.8 3225.0
Bắc Trung Bộ và
DHMT
6114.9 6243.2 6152.0 6515.6
Tây nguyên 935.2 999.1 1042.1 1056.3
Đông Nam Bộ 1316.1 1334.3 1322.7 1362.5
ĐBSCL
20669.5 20523.2 21595.6 23186.3
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
13
13
Qua bảng trên ta thấy, sản lượng lúa của Việt Nam tăng đều qua các năm.
Trong giai đoạn này, sản lượng lúa tăng 9,3%, trong đó Đồng bằng Sông Cửu Long
chiếm sản lượng lớn nhất 23186,3 nghìn tấn, chiếm hơn 50% sản lượng lúa của cả
nước năm 2011.
Sản lượng lúa không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn
xuất khẩu ra thị trường thế giới. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu gần 6,7 triệu tấn
gạo và năm 2011 có thể sẽ đạt hơn 7 năm triệu tấn. Giai đoạn 2008-2011 là thời kỳ
xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh cả về giá cả và sản lượng.

1.2.2. Tiêu dùng và mua lúa, gạo
Chỉ có khoảng 98% số hộ gia đình ở khu vực thành thị phải mua gạo trên thị
trường. Nếu xét theo nhóm thu nhập, thì trong nhóm hộ giàu, tỷ lệ số hộ mua gạo trên
thị trường cao hơn so với nhóm thu nhập thấp. Bình quân lượng gạo mua trong một
năm của một hộ gia đình là trên 300kg.
2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2011
2.1. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam
Xuất khẩu gạo của nước ta trong những năm gần đây có những bước tiến đáng
kể về kim ngạch xuất khẩu, theo hiệp hội lương thực việt nam kể từ năm 1989 đến
nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn gạo ra trường quốc tế, mang về kim
ngạch khoảng 20 tỷ đôla, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bảng 2.3: Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2008 - 2011
Năm Khối lượng xuất
khẩu( 1000 tấn)
Chênh lệch
+/- %
2008 4.830 - -
2009 6.052 1.222 25,32
2010 6.890 838 13,85
2011 7.110 220 3,28
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Từ bảng thống kê sản lượng xuất khẩu gạo trên cho thấy sản lượng xuất khẩu
gạo nước ta liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2011.Cụ thể tăng mạnh nhất trong giai
đoạn 2008-2009 tăng 1,222 triệu tấn.
14
14
Nguyên nhân xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự phát
triển của khoa học công nghệ đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng ngừa
sâu bệnh…giúp tăng năng suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gạo trong nước. Việc giữ
vững và gia tăng sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt cho việc đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên thị trường trong khu vực
và thế giới.
Ngoài ra, do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng ở
nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp,
điển hình như ở Ấn Độ, Philipins từng là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới
cũng trở thành nước nhập khẩu gạo. Nguồn cung trên thế giới bị thu hẹp đã tạo cơ hội
cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển.
2.2. Kim ngạch xuất khẩu
Trong nhiều năm qua, giá trị hạt gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới được
nâng cao. Giá gạo được cải thiện và có xu hướng tăng qua các năm, dẫn đến kim
ngạch xuất khẩu gạo cũng có xu hướng tăng theo.
Sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu bình quân có xu hướng tăng giảm trái
ngược nhau. Khối lượng tăng thì giá giảm, giá tăng thì khối lượng giảm. Trong khi đó
kim ngạch xuất khẩu gạo lại phụ thuộc vào hai yếu tố trên, dẫn đến kim ngạch xuất
khẩu trong từng năm không thể tăng cao do luôn chịu sự ảnh hưởng từ sự sụt giảm của
một trong hai yếu tố đó. Chỉ riêng năm 2008, vừa đạt mức tăng về khối lượng và giá
xuất khẩu nên trong năm này kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh.
15
15
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2008 - 2011
Năm
Kim ngạch xuất
khẩu( triệu USD)
Chênh lệch
+/- %
2008 2.910 - -
2009 2.463 -447 -15,36
2010 3.000 537 21,80
2011 4.000 1000 19,30
Nguồn: Tổng Cuc Thống Kê

Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu giảm từ 2.910 triệu USD (năm 2008) lên 2.463
triệu USD, năm 2009 là năm đạt kỉ lục về xuất khẩu gạo so với những năm trước,
nhưng kim ngạch lại giảm 15,36% so cùng kì với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là
do giá xuất khẩu bình quân sau khi tăng đột biến năm 2008 đã hạ nhiệt, giảm xuống
còn 400 USD/tấn.
Ngoài ra, nguyên nhân của sụt giảm này là do giá sàn gạo liên tục tăng trong
thời gian qua theo sự điều tiết của chính phủ để đảm bảo nông dân có lãi, trong khi đó
chất lượng gạo nước ta còn thấp nên khi tăng giá cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn trong kí hợp đồng với đối tác làm giảm khối lượng gạo xuất khẩu. Từ năm 2009
đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trở lại từ 2,463 triệu USD đến 4,000 triệu
USD.
Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 4,000 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu
gạo tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng tốc về chất lượng gạo dẫn đến giá bán cao.
Như vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên
tiếp về số lượng và trị giá làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng.
2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Cấu trúc thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có thể được phân chia thành hai
khối, khối thứ nhất có được ưu thế về thị phần cũng như sự ưu tiên trong chính sách
của Nhà nước gồm có những thị trường tập trung lớn xuất khẩu theo hình thức hợp
đồng Chính phủ, trong đó Philippines, Indonesia, Bangladesh, Cu Ba chiếm vị trí áp
đảo, và phần còn lại là rất nhiều các thị trường xuất khẩu theo hình thức thương mại.
16
16
Số liệu năm 2009, năm 2010 cho thấy các thị trường tập trung như Philippines,
Indonesia, Malaysia, Bangladesh chiếm trên dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo
đi các thị trường của Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines trung bình
200 ngàn tấn/tháng, gần cuối năm là nước ta xuất khẩu trung bình đạt khoảng 300
ngàn tấn/tháng sang Bangladesh và Indonesia. Năm 2010, một năm tăng xuất khẩu đột
biến của Việt Nam thì thị phẩn của Philippines vẫn chiếm đến 21%. Năm 2011, đầu

năm là Indonesia và Bangladesh dẫn dắt thị trường, và nửa cuối năm lại là Philippines.
Như vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục liên tiếp về số
lượng và trị giá.
Bảng 2.5: Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
Thị trường xuất khẩu Khôi lượng( tấn) Kim ngạch( USD)
Philippines 1.707.994 917.129.956
Malaysia 613.213 272.193.107
Cuba 449.950 191.035.678
Singapore 327.533 133.594.368
Đài Loan 204.959 81.616.149
Iraq 171.000 68.947.000
Nga 84.646 37.089.136
Hồng Kông 44.599 20.214.664
Nam Phi 37.253 16.367.271
Ucraina 37.562 15.748.969

Trung Quốc là một trong những thị trường mới nổi của Việt Nam. Thực tế lâu
nay thị trường Trung Quốc luôn bị nhìn nhận là không quan trọng đối với các nhà xuất
khẩu gạo Việt Nam. Xu thế này chỉ bắt đầu thay đổi kể từ giữa năm 2010 khi Trung
Quốc tăng nhập khẩu gạo của Việt Nam, năm 2009 sản lượng nhập khẩu gạo là
224466 tấn nhưng đến năm 2010 con số này đã tăng lên 309000 tấn tăng 37,7% và đến
năm 2011 sản lượng nhập khẩu tăng 600000 tấn (tăng 94%). Như vậy, nhu cầu nhập
khẩu gạo của Trung Quốc liên tục tăng trưởng bền vững qua ba năm và có nhiều khả
năng là một thị trường quan trọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong tương lai.
17
17
Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc từ mùa vụ
2009 đến 3 tháng đầu mùa vụ 2011
Đơn vị: Tấn
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

2.4. Diễn biến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
- Năm 2008: Năm 2008 được xem là năm xuất khẩu gạo gặt hái được thành
công nhất trong giai đoạn này. Nếu năm 2007, gạo nước ta xuất khẩu hơn 70 quốc gia
và vùng lãnh thổ thì năm 2008 đã tăng lên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Philipines vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta. Năm 2008, nước
này nhập khẩu 1.800 nghìn tấn, với kim ngạch 1.400 triệu USD, chiếm gần 40% lượng
gạo xuất khẩu của nước ta.
Trong top 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2008 thì có 3 thị
trường đứng đầu bảng ( Philipines, Malaysia, Cuba ) là thị trường truyền thống, chiếm
63,8% về giá trị và 23,3% về lượng, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn
nhất.
- Năm 2009: Năm 2009 gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ
yếu vẫn là xuất sang Philipines, Malaysia, Cuba, Singapore.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Philipines vẫn giữ vị trí đầu với khối lượng hơn
1,7 triệu tấn, giá trị hơn 917 triệu USD, đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu
vực Châu Á, chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009.
Tiếp theo la Malaysia, Cuba, Singapore, Đài loan và Iraq.
18
18
Năm 2009 gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Châu Phi,
đạt kim ngạch 587 triệu USD, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp đôi so
với 22% của năm 2008.
- Năm 2010: Các thị trường xuất khẩu gạo của nước ta 6 tháng đầu năm 2010 nhìn
chung không thay đổi nhiều so với năm 2009. Nhưng có sự thay đổi về vị trí giữa các
thị trường. Philipines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta với khối
lượng 1.278 nghìn tấn, trị giá gần 820 triệu USD, giảm 18,26% về khối lượng và giảm
3,42% về kim ngạch so với cùng kì năm trước. Tiếp đến là Singapore với khối lượng
339.046 tấn, kim ngạch đạt gần 139 triệu USD, Đài Loan với khối lượng 288.874 tấn
đạt kim ngạch hơn 111 triệu USD. Mặt khác, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sang
2 nước Malaysia va Cuba lại sụt giảm so với cùng ki năm trước. Malaysia giảm

47,77% về giá trị, Cuba giảm 42,22%.
Bảng2.6 : Chênh lệch kim ngạch xuất khẩu năm 2010 so với năm 2009
Thị trường xuất
khẩu
Khối lượng (tấn) Kim ngạch
(USD)
Chênh lệch kim ngạch
so với năm 2009(%)
Philippines 1.278.759 819.989.741 -3,42
Singapore 339.046 138.864.526 110,59
Đài loan 288.874 111.491.086 213,36
Maylaisia 181.181 81.578.665 -47,77
Cuba 148.400 66.326.176 -42,22
Hồng kông 71.077 31.286.701 281,19
Nga 30.941 13.384.939 -30,76
Indonesia 16.545 10.023.520 45,61
Nam phi 17.031 6.893.452 -48,69
Ucraina 8.259 3.809.423 -62,24
Năm 2010, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo ở hầu hết các thị trường
đều giảm. Chỉ có Singapre, Đài Loan, Hồng Kông là tăng mạnh.
- Năm 2011: Châu Á hiện vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt
Nam (chiếm 67,8% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo), tiếp đến là thị trường châu Phi
(24,16%), châu Mỹ (5,12%) Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo chủ chốt của Việt
Nam trong năm 2011, ngoài ra có Malaysia, Philippines, Ấn Độ, …
19
19
- Dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới: Kết thúc năm 2011,
ngành lúa gạo Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc chiếm lĩnh thị
trường gạo thế giới với sản lượng gạo xuất khẩu đạt trên 7 triệu tấn, đứng thứ 2 trên
thế giới chỉ sau Thái Lan(8,5 triệu tấn). Dự báo năm 2012 sản lượng xuất khẩu gạo

tiếp tục tăng. Tuy nhiên,dự báo trong năm 2012 do tình hình biến động giá cả và chính
sách thu mua của một số nước thay đổi, do diễn biến mùa vụ thứ tự do USDA dự
đoán đã có sự thay đổi.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA),dự báo vị trí xuất khẩu gạo của
Việt Nam sẽ đứng số 1 thế giới vào năm 2012, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam năm 2012 có thể đạt kỷ lục 7,5 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2011.
3. Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt
Nam
3.1. Chất lượng gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt trong hơn một
thập kỷ qua. Tốc độ tăng xuất khẩu gạo 5% tấm đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu chung. Đây là kết quả của quá trình đầu tư cải tiến công nghệ trong
khâu chế biến và những hoạt động khác có liên quan. Tuy nhiên, nhìn chung chất
lượng gạo xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp nên ảnh hưởng lớn đến giá bán và thị trường
trong xuất khẩu. Trong khi gạo cấp cao của Thái Lan chiếm tới 60 - 62% lượng gạo
xuất khẩu, ở Việt Nam, tỷ lệ này mới đạt 35 - 40%. Riêng gạo thơm, chúng ta mới
xuất khẩu gạo thơm sản phẩm chung chung, chưa có thương hiệu cho từng giống, gọi
là gạo thơm 5% tấm (gạo mới), giá chỉ 620 USD/tấn. Trong khi đó gạo thơm có
thương hiệu của Thái Lan như Hom Mali 100% phẩm cấp B (mới và cũ) giá tới 1.000
USD/tấn, gạo thơm Pathumthani 100% phẩm cấp B là 910 USD/tấn. Chưa kể gạo
thơm của Ấn Độ hay Pakistan như Basmati có giá còn cao hơn rất nhiều. Chất lượng
gạo kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng thấp và chắc chắn
thu nhập của những đối tượng tham gia đều thấp, nhất là người nông dân.
20
20
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng và giá trị gạo Việt Nam thấp, trước hết do
Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon nổi
tiếng trong nước. Gạo trắng chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu cho từng
giống như các nước đã có. Chúng ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao
nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, gạo chất lượng

kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau. Ngoài ra, gạo xuất khẩu của chúng ta phần lớn
là gạo trắng phẩm cấp trung bình, ít gạo thơm và chưa nhiều dạng gạo đồ (parboiled
rice), hay nếp. Trong lúc Thái Lan xuất khẩu rất đa dạng sản phẩm và có thương hiệu
riêng.
3.2. Yếu tố mùa vụ trong xuất khẩu gạo Việt Nam
Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng nhiều đến lượng cung xuất khẩu gạo ra thị trường thế
giới. Do tính mùa vụ của sản xuất lúa, nên xuất khẩu gạo cũng mang đậm tính mùa vụ.
Ở Việt Nam, thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 là khoảng thời gian xuất khẩu gạo chủ
yếu (cùng với thời điểm thu hoạch Đông Xuân và Hè Thu) còn khoảng thời gian tháng
1, tháng 2 là thời điểm xuất khẩu gạo thấp nhất của Việt Nam.
3.3. Giá cả
Trước đây, chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái
Lan: chi phí lao động bằng 1/3, tỷ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất
gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng
50% - 80% chi phí của Thái Lan. Tuy nhiên, hiện nay lợi thế về giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam đang dần mất đi, khi giá các loại chi phí đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu
gạo đang có chiều hướng gia tăng. Chi phí cho sản xuất (xăng dầu, điện, phân bón…),
phí cho dịch vụ xuất khẩu gạo đang góp phần đội giá gạo Việt Nam lên cao hơn so với
thực tế.
Chênh lệch giữa giá gạo trong nước và giá gạo tại cảng lại khá lớn do chi phí
dịch vụ xuất khẩu gạo của Việt Nam cao. Điều đó xuất phát từ sự yếu kém của hệ
thống cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc dỡ. Chi phí bốc dỡ xếp hàng và chi phí tại cảng Sài
Gòn cao khoảng 40.000USD/ tàu (công suất 10.000 tấn) chiếm 1,6% giá xuất khẩu, ở
Thái Lan chi phí này bằng 1/2 Việt Nam, tốc độ bốc dỡ chậm so với Thái Lan 6 lần,
21
21
làm tốn thêm 6000/ngày. Mặt khác, theo kết qủa điều tra Viện Công nghệ sau thu
hoạch và tổng cục thống kê 2008 cho thấy tổn thất sau thu hoạch ở nước ta cao: ở khâu
thu hoạch là 1,3 – 1,7%, vận chuyển là 1,2 –1,5%, đập tuốt là 1,4 – 1,8%, phơi sấy là
1,9 – 2,1%, bảo quản 3,0 – 3,4%, xay xát chế biến là 4,1 –4,5%. Mặt khác, tổng tổn

thất lên đến 12 – 15%, đồng nghĩa với giá thành bị đẩy lên tương đương.
Bên cạnh những yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng làm tăng chi phí dịch vụ
xuất khẩu, mối quan hệ giữa giá trong nước và giá giao tại cảng này còn là một tham
số phản ánh tính hiệu qủa thấp của hệ thống marketing lúa gạo.
3.4. Bao gói, quy cách, mẫu mã sản phẩm gạo xuất khẩu
Gạo xuất khẩu phải đáp ứng một số tiêu chuẩn cơ bản như: chiều dài hạt gạo
đạt 7mm, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn, hạt gạo phải trong, điểm bạc bụng cho
phép từ 0 – 1mm và một số tiêu chuẩn khác như: tỷ lệ tấm, tỷ lệ hạt hẩm, hạt đỏ, tỷ lệ
bạc bụng, tỷ lệ thóc, độ bóng … Tuy nhiên, gạo Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ
các yêu cầu trên.
Ngoài các yếu tố được nêu trên, thì bao bì xuất khẩu Việt Nam cũng chưa đảm
bảo yêu cầu: chất lượng bao bì không đều, mật độ sợi thấp, độ bền sợi thấp, đường
khâu hai bên lỏng lẻo, đóng miệng chưa chắc chắn nên khi vận chuyển rất dễ bị vỡ và
khó bảo quản. Điều đó khiến cho gạo Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu về
mẫu mã của thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị
trường quốc tế so với Thái Lan và Mỹ.
3.5. Tiếp cận tín dụng xuất khẩu
Việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay có
nhiều hạn chế, điều đó được xem như một trở ngại quan trọng nhất trong việc tăng
trưởng xuất khẩu của các nhà xuất khẩu chủ yếu.
Các cơ quan cung cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
của Việt Nam là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Việt
Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các cơ quan này chỉ cấp tín dụng cho các
doanh nghiệp sau khi đã có hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy, nếu không được cấp tín dụng
kịp thời, nhà xuất khẩu sẽ không thể mua được gạo xuất khẩu theo hợp đồng và có thể
còn bị phạt do không thực hiện đúng hợp đồng. Các doanh nghiệp nhà nước ở Đông
22
22
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đều cho rằng tiếp cận tín dụng hiện nay còn
nhiều hạn chế, thông thường Ngân hàng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vay của doanh

nghiệp.
3.6. Kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu
Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu (đối với các sản phẩm nông nghiệp
và phi nông nghiệp) quan trọng nhất ở Việt Nam hiện nay là VINACONTROL. Đối
với mặt hàng gạo xuất khẩu, VINACONTROL kiểm tra tới 95% tổng lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam. Quy trình kiểm tra của VINACONTROL gồm 3 bước:
(1) Kiểm tra chất lượng gạo trong kho của nhà xuất khẩu;
(2) Kiểm tra chất lượng gạo tại nơi xếp hàng chờ xuất khẩu;
(3) Kiểm tra chất lượng gạo trước khi giao hàng.
3.7. Vận chuyển tàu biển
Vận chuyển gạo xuất khẩu là dịch vụ có giá cao ở Việt Nam do năng lực bốc
xếp và vận tải thấp, thiết bị cảng lạc hậu, lệ phí cảng cao… Phần lớn các doanh nghiệp
xuất khẩu sử dụng phương thức xuất khẩu FOB (sử dụng tàu vận tải nước ngoài) do
năng lực vận tải thấp, chỉ có những lô hàng xuất khẩu theo ký kết của Chính phủ mới
sử dụng tàu của các công ty tàu biển trong nước.
Trong số các cảng biển của Việt Nam thì lượng gạo xuất khẩu thông qua cảng
Sài Gòn chiếm tới 70%. Điều này không chỉ xuất phát từ vị trí gần gũi của cảng với
nguồn hàng xuất khẩu chính, mà còn từ mức cước phí vận tải biển từ cảng Sài Gòn
thường thấp hơn cảng Hải Phòng và cảng Đà Nẵng.
3.8. Hoạt động tiếp cận thị trường
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang tăng cường, chủ động
tìm kiếm, mở rộng thị trường nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của mình, quảng bá
sản phẩm ra thị trường thế giới.
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ngày càng mở rộng: Trung Quốc,
Philippines, Indonesia, Malaysia và Bangladesh và các nước Châu Phi.
Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu ra thế giới 7,35 triệu tấn gạo mang về khoảng
3,5 tỉ USD, trong đó xuất khẩu gạo sang châu Phi đạt kim ngạch 745,4 triệu USD
23
23
chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu các loại hàng hóa của Việt Nam sang châu Phi và

bằng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới.
Cũng trong năm 2011,Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 32 nước châu Phi, giảm
1 thị trường so với năm 2010 nhưng kim ngạch lại đạt 745,4 triệu USD, tăng 33%. Có
25 thị trường kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,5 triệu USD trở lên trong đó lớn nhất là
Senegal, Bờ Biển Ngà, Guinea, Ghana, Cameroun, Kenya
Bảng 2.7: 10 thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất
tại châu Phi năm 2011
Tên thị trường Kim ngạch (USD)
1. Senegal 169.728.907
2. Côte d’Ivoire (Ivory Coast) 138.811.439
3. Guinea 78.078.861
4. Ghana 77.029.790
5. Cameroon 42.893.772
6. Kenya 37.544.270
7. Angola 27.472.601
8. Sierra Leone 24.174.201
9. Mozambique 22.054.121
10. Liberia 22.019.23
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Tuy nhiên, hoạt động của Hiệp hội Xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam trong
việc cung cấp thông tin về giá cả, thị trường chưa có hiệu qủa. Các hoạt động hỗ trợ
xúc tiến xuất khẩu gạo cũng chưa được quan tâm đầy đủ, chưa tận dụng được các
phương tiện thông tin, văn phòng đại diện, cơ quan tham tán, người Việt Nam ở nước
ngoài, … để tổ chức tuyên truyền, quảng bá gạo Việt Nam đến người tiêu dùng quốc
tế.
24
24
4. Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội , thách
thức đối với sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.
4.1. Điểm mạnh

- Việt Nam đã trở thành một thế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới.
- Sản xuất và xuất khẩu gạo là một trong những hướng ưu tiên phát triển của
Chính Phủ không chỉ xuất phát từ chính sách an ninh lương thực quốc gia mà còn là
mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam hiện nay.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.
- Chính sách cơ cấu lại giống lúa đang được quan tâm hơn và bước đầu đã
đem lại hiệu qủa, nâng cao năng suất lúa.
- Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham
gia vào thị trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo và đã có kinh nghiệm xuất khẩu
gạo.
4.2. Điểm yếu
-Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam chủ yếu là thị trường có mức thu nhập
trung bình và thấp, vì vậy chỉ tiêu thụ gạo có chất lượng trung bình và thấp.
-Diện tích sản xuất rộng lớn, nhưng trình độ sản xuất của các hộ nông dân thấp,
chủ yếu sử dụng các lao động không chuyên nghiệp, mức đầu tư vào các thiết bị sản
xuất trong phạm vi hộ thấp.
-Tổn thất ở khâu thu hoạch lúa lớn làm giảm hiệu quả sản xuất.
-Cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển, chi phi vận chuyển cao làm gia tăng
giá thành phẩm.
-Mùa vụ thu hoạch và xuất khẩu của Việt Nam trái với mùa vụ chung trên thị
trường thế giới.
-Chính sách hỗ trợ xuất khẩu gạo chưa công bằng đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
-Hệ thống kho dự trữ, bảo quản và chuẩn bị giao hàng phân tán, qui mô nhỏ.
4.3. Cơ hội
-Theo dự báo về nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường thế giới, khả năng tăng
trưởng gạo xuất khẩu trong tương lai còn rất lớn tại các khu vực thị trường thế giới.
25
25

×