Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Câu hỏi ôn thi môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.72 KB, 48 trang )

Câu 1: Trình bày khái niệm văn hóa và văn minh.
- Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người thời Tây Hán nêu ra đầu tiên. Nhưng lúc
bấy giờ, hai chữ văn hóa có nghĩa là “dùng văn để hóa”, nói một cách khác, văn hóa tức là giáo
hóa. Đến thời cận đại, nghĩa của chữ văn hóa có phần khác trước, chữ văn hóa trong tiếng Anh
và tiếng Pháp là culture. Chữ này có nguồn gốc từ chữ La tinh cultura nghĩa là trồng trọt, cư
trú, luyện tập, lưu tâm Đến giữa thế kỉ 19, do sự phát triển của các khoa nhân loại học, xã hội
học, dân tộc học , khái niệm văn hóa đã thay đổi. Người đầu tiên đưa ra định nghĩa mới về văn
hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh, ông nói: “Văn hóa là một tổng thể
phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật phong tục và cả những
năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. Sau đó, các học giả đã đua nhau đưa
ra những định nghĩa về văn hóa. Trên cơ sở ấy, người Nhật Bản đã dùng hai chữ văn hóa để
dịch chữ culture của phương Tây và do đó chữ văn hóa mới có nghĩa như ngày nay.
Như vậy, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử. và văn hóa cùng xuất hiện đồng thời với loài người.
Khi con người biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa. Dần dần,
ngoài văn hóa vật chất, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo Trên cơ sở nền văn hóa nguyên
thủy, đến giai đoạn nhất định, loài người mới tiến vào thời kì văn minh.
- Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức
là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.
Chữ văn minh còn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy.
Như vậy, khi định nghĩa văn minh, người ta đã đề cập đến một khái niệm mới, đó là văn hóa.
Như thế, văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo
ra trong tiến trình lịch sử, nhưng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ văn hóa là toàn bộ
những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là
những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. Đó là giai đoạn
có nhà nước. Thông thường vào thời kì thành lập nhà nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đó
văn hóa có một bước phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, có một số nơi, khi
nhà nước ra đời vẫn chưa có chữ viết.
Tóm lại, các khái niệm văn hóa và văn minh, ngoài những nghĩa riêng biệt không lẫn lộn được
như đối với từng cá nhân, chỉ có thể nói trình độ văn hóa, không thể nói trình độ văn minh,
ngược lại, đối với xã hội, chỉ có thể nói thời đại văn minh, không thể nói thời đại văn hóa, nói


chung, 2 thuật ngữ này có nghĩa rất gần nhau. Chỗ khác nhau là, văn minh là giai đoạn phát
triển cao của văn hóa.
Nội dung của văn hóa văn minh bao gồm trình độ phát triển kinh tế, quan hệ xã hội, hôn nhân,
gia đình, phong tục, y phục, nhà cửa cư trú cho đến thể chế chính trị và các thành tựu về văn
hóa tinh thần như chữ viết, văn học, sử học, tư tưởng, nghệ thuật, luật pháp, khoa học, kĩ thuật,
giáo dục, tôn giáo song ở đây chỉ giới thiệu những thành tựu chủ yếu về văn hóa tinh thần,
chứ không trình bày dàn trải tất cả mọi vấn đề của văn minh./.

Câu 2: Nội dung cơ bản của không gian văn hoá và bản sắc văn hoá, phân tích Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:
- Không gian văn hoá là những di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, nó chứa đựng
những giá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại, nó có những nét đặc trưng cơ
bản về đời sống xã hội, kinh tế, phong tục tập quán của mổi dân tộc.
- Bản sắc văn hoá là khái niệm bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt các đặc điểm làm
nên diện mạo, sắc thái văn hóa riêng của dân tộc. Về nội hàm, bản sắc văn hóa là tổng hòa các
giá trị, các yếu tố vừa đa dạng, vừa lâu dài, không ra đời một cách ngẫu nhiên, mà hình thành,
khẳng định và phát triển như sản phẩm của điều kiện kinh tế, địa lý, của quá trình dựng nước
và giữ nước, của quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa "nội sinh" kết hợp với tiếp thu có chọn
lọc một số yếu tố tinh hoa văn hóa "ngoại sinh". Bản sắc văn hóa vừa gắn với những giá trị cơ
bản, cốt lõi làm nên cốt cách của dân tộc, vừa được biểu thị trong sinh hoạt hằng ngày. Ðể có
các giá trị thiêng liêng làm nên bản sắc văn hóa, dân tộc phải đổ mồ hôi và cả máu mới có được.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum,
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều
dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng
chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử
dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước ), những địa điểm tổ chức các lễ hội
đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây
Nguyên, ), v.v.
Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức

hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch
ăn khách. sản phẩm du lịch.
Cồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng hoá
(mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ. Phương pháp chỉnh sửa
chiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âm
tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong
không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: Gõ, gò
theo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những
điểm khác nhau quanh tâm điểm của từng chiếc chiêng là một phát hiện vật lý đúng đắn, khoa
học (mặc dù trình độ phát triển xã hội của người Tây Nguyên thuở xưa chưa biết đến vật lý
học). Đây là sáng tạo lớn của cư dân các dân tộc ít người Tây Nguyên.
Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựa
chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau:
Dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc: Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của nhiều tộc
người Tây Nguyên, đây là biên chế cổ xưa nhất. Dàn 2 chiêng bằng gọi là chiêng Tha, của
người Brâu; dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Gié-Triêng… cũng thuộc loại này.
Dàn chiêng có 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người: Dàn 6 chiêng bằng của người Mạ; dàn
Stang của người Xơđăng; dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộc dân tộc Mnông;
dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê. Cũng có dàn gồm 6 cồng núm như nhóm Bih thuộc
dân tộc Êđê. Dàn chiêng 6 chiếc có thể đảm trách nhịp điệu như dàn cồng núm của nhóm Bih
thuộc dân tộc Êđê, dàn Diek của nhóm Kpạ dân tộc Êđê, dàn chiêng của nhóm Noong dân tộc
Mnông.
Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8-9 chiếc chiêng bằng của các tộc người
Giarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh), người Xơđăng (ngành Steng).
Các dàn chiêng có biên chế 3 chiêng trở lên thường có chiếc trống lớn và cặp chũm choẹ.
Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì phải có chiếc khèn 6 âm phối hợp.
Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộc người
Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cả chế độ mẫu
hệ lẫn chế độ phụ hệ. Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới được đánh cồng, ở
người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2 dàn: Dàn chiêng nam,

dàn chiêng nữ. Ngày nay, đã có dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhân cả nam lẫn nữ. Việc nữ giới
đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của họ trong tâm thức các tộc người
này.
Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc người Giarai, Bana,
phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng. Điều
đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của việc diễn tấu các bài
cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc trình diễn giải trí). Nói
cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng,
cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng
chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp ứng cho
yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thế, mỗi nghi
lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có
nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài
nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng
chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt… Ngoài ra, còn có những bài chiêng
dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức
khoẻ…
Các bài chiêng cũng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái tình cảm của
con người trong mỗi nghi lễ: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa
gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã…
Có thể nói, văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo mang
tầm kiệt tác của nhân loại. Cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây
Nguyên rất đa dạng, nhưng thống nhất. Đây chính là đặc điểm rất cơ bản của vùng văn hoá Tây
Nguyên và cũng là đặc điểm của văn hoá Việt Nam.
Cồng chiêng đóng vai trò là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hoá dân tộc
của cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên.
Di sản văn hoá của các thế hệ tộc người ở Tây Nguyên gồm: Kho tàng ngữ văn dân gian,
nghệ thuật điêu khắc dân gian, tri thức dân gian, nhưng nổi trội nhất là sử thi và cồng chiêng.
Người dân nơi đây có cồng chiêng để ứng xử với thiên nhiên, cầu xin, giãi bày với thần linh, tổ

tiên, đối thoại với cộng đồng và với chính mình. Khó có nhạc khí nào, sinh hoạt văn hoá nào lại
có nhiều vai trò đến vậy. Với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, phương tiện để khẳng định
cộng đồng và bản sắc cộng đồng là cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng.
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có một cách tổ chức dàn cồng chiêng khác nhau, cách chơi cũng
khác nhau. Có ít nhất 3 phong cách âm nhạc lớn của cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêng
Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng Mnông cường độ không lớn
mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana – Giarai thiên về tính chất chủ điệu (một bè trầm
của cồng có núm vang lên âm sắc vững chãi, hùng tráng, một bè giai điệu thánh thót của chiêng
không có núm với âm sắc đanh gọn, lảnh lót).
Bản sắc văn hoá các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng và
sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và ẩm
thực dân gian… đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng (các tượng tròn ở nhà mồ của
các dân tộc Tây Nguyên chỉ trở nên đẹp hơn với ngày lễ bỏ mả trong một không gian huyền ảo
đầy những tiếng cồng chiêng sâu lắng).
Với các dân tộc Tây Nguyên, phương tiện để nối kết cộng đồng cũng lại là cồng chiêng.
Tiếng cồng chiêng vang lên để nối kết cá thể với cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồng
khác của cùng một dân tộc. Điều đáng lưu ý là Tây Nguyên có nhiều dân tộc, nhưng các dân tộc
luôn hoà hợp lẫn nhau trong văn hoá cồng chiêng mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc
mình, không có hiện tượng loại trừ hay đồng hoá văn hoá của nhau trong sinh hoạt văn hoá
cồng chiêng. Các dân tộc đều có thể đến với nhau khi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tiếng
cồng chiêng luôn đem đến một cảm xúc rạo rực khó tả trong mỗi con người, như sự đồng thanh
tương ứng khiến họ tìm đến với nhau./.
Câu hỏi 3: Trình bày lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hoá:
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân
tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một
hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các
cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự
phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp
nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt
mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh".

Trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu
dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa
các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, tăng sức đề
kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội và sinh hoạt của mổi người".
Như vậy giao lưu và tiếp biến văn hoá có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát
triển VH của một dân tộc. Nhưng giao lưu như thế nào, tiếp biến như thế nào để vừa giữ gìn,
bảo tồn, vừa phát triển VH dân tộc ? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho mổi chúng ta nhất là trong thời
đại ngày nay, muốn giữ lấy giá trị, bản sắc ,văn hóa tốt đẹp của dân tộc.sự kế thừa có chọn
lọc,biết phát huy và gìn giữ chúng, thì khi tiếp thu văn hóa bên ngoài trên cơ sở nhận biết các
mặt tốt đẹp tích cực, nhân văn mà thế giới đang phổ biến.phù hợp với thuần phong mỹ tục của
VN
Để làm được việc này thì bản thân phải thể hiện mỗi con người là 1 nét văn hóa tốt thì cả xh sẽ
tốt đẹp. "Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển
những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của nhân loại. Trong thời đại ngày nay, xu
thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Cùng với sự
phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu. Sự
ảnh hưởng của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá không chỉ về phương diện kinh tế mà còn
cả các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo
một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao
thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới.
Sự giao lưu và tiếp biến văn hoá là điều tất yếu, là quy luật vận động và phát triển của nhân
loại. Nó là một quá trình thường xuyên, diễn ra một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người. Dù có như thế nào đi chăng nữa, thì giao lưu và tiếp biến văn hoá vẫn
cứ diễn ra. Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá là quá trình trao đổi tiếp nhận những giá trị
văn hoá tốt đẹp của nhau, làm giàu thêm văn hoá của bản địa và từ đó mỗi một dân tộc có sự
đóng góp tích cực chung vào kho tàng văn hoá của nhân loại. Khi giao lưu và tiếp biến văn hoá
là tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của các nền văn hoá thế giới, quá trình tiếp nhận như
vậy là quá trình làm giàu cho kho tàng văn hoá dân tộc, sự tiếp biến và giao lưu văn hoá cần
lưu ý:

Một: có thái độ chủ động, tích cực hội nhập.
Hai: trong giao lưu và tiếp biến văn hoá, phải tiếp thu những điều tốt đẹp, không lai căng. Với
tinh thần đó, trong suốt chiều dài lịch sử, không mặc cảm tự ty mà chủ động giao lưu và tự
khẳng định bản sắc dân tộc mình.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (có 54 dân tộc), đây là một nền văn hoá thống nhất
trong đa dạng, nên cần phải giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của 54 dân tộc trên đất Việt
Nam, giữ gìn các vốn cổ, trong đó có ngôn ngữ dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì
cũng làm mới. Cái gì xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa
đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm”.
Ba: Hồ Chí Minh cho rằng: có thể tiếp nhận bất cứ cái hay nào, nhưng điều cốt yếu là phải sáng
tạo; mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng có cái hay cho người ta hưởng; mình đừng
chịu vay mà không trả.
Sự giao lưu và tiếp biến văn hoá là đem những cái tốt đẹp trong văn hoá của nhân loại hoà
vào và phát triển cùng văn hoá dân tộc, nâng tầm văn hoá dân tộc lên, đưa văn hoá dân tộc đóng
góp chung vào văn hoá thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc, góp vào bước
tiến chung của nhân loại.
Các giá trị tốt đẹp của văn hoá chính là giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là
sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của
quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa,
phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay, bởi nó là kết tinh văn hóa
nhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa trong bối cảnh mới, chúng ta vừa
có điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải có trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trong
việc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng
giao lưu và hợp tác quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt
hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại,
thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính hoa của thời đại trên thế giới để sánh vai
cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại, khi chúng ta biết phát huy

mạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc của mình./.
Câu 4: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu và tiếp biến Văn hoá Việt
Nam với Văn hoá Trung Hoa thời cổ trung đại và những hệ quả của cuộc giao lưu đó.

Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vào thời đại đồ đồng, bản sắc dân tộc Việt
đã hình thành ở lưu vực sông Hồng. Đó là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý, chủng
tộc, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn bó cộng đồng đấu tranh chống
ngoại xâm phương Bắc và thiên tai (lụt sông Hồng).
Mặc dù bị Trung Quốc và Pháp đô hộ trong những thời gian dài, gốc văn hóa Đông Nam Á
vẫn tồn tại qua những thời kỳ lịch sử cho đến nay. Nó vẫn tàng ẩn nhiều hình thái như huyền
thoại, ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục tập quán Nó vẫn nằm sâu lắng trong tiềm thức cộng
đồng Việt. Nó là chất liệu của dòng văn hóa dân gian đi song song với văn hóa bác học và đóng
góp hiệu quả vào việc bảo tồn bản sắc dân tộc vào những thời kỳ bị đô hộ.
Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc (179 trước CN - 1858) Ta tiếp biến văn hóa với Trung
Quốc qua hai giai đoạn: giai đoạn Bắc thuộc và giai đoạn các vương triều Việt Nam độc lập
Trong giai đoạn Bắc thuộc (179 tr CN - 838) “đối đầu văn hóa” là chủ yếu. Người Trung
Quốc thống trị áp đặt văn hóa Hán, người Việt chống lại để bảo vệ văn hóa gốc. Chính trong
cuộc đấu tranh ấy, bản sắc Việt được mài giũa sáng tỏ hơn và tự khẳng định mạnh mẽ.
Người Việt đã tiếp biến một số khái niệm và tổ chức chính trị Trung Quốc để tạo ra một khối
dân tộc gắn bó keo sơn, đặc biệt Khổng học trở thành một triết lý chính trị có hiệu quả (người
Chàm sở dĩ thất bại một phần cũng do thiếu một triết lý chính trị thiết thực).
Làng xã Việt Nam cũng là nơi bảo tồn nhiều yếu tố văn hóa gốc. Tuy đối đầu văn hóa là chủ
yếu thời Bắc thuộc, đối thoại văn hóa cũng diễn ra do các tầng lớp trên tiếp thụ văn hóa Hán (do
chủ trương các Thái thú tiến bộ như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ).
Trong giai đoạn các vương triều độc lập (thế kỷ l0-19) với các nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần,
Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn, đối thoại văn hóa với Trung Quốc là chủ yếu tuy đối đầu vẫn tiếp tục.
Qua hai giai đoạn dài 2000 năm, tiếp biến văn hóa đã đem lại một số kết quả tích cực cho ta.
Về mặt văn minh vật chất, ta đã tiếp thụ nhiều kỹ thuật (lưỡi cày sắt thay cho đồng, các nghề
thủ công như dệt, in, giấy v v).

Về mặt văn hóa phi vật thể, ta đã du nhập và cải biến nhiều thứ của Trung Quốc. Ta đã học
chữ Hán nhưng cũng tạo ra chữ Nôm và các từ Hán - Việt. Khổng học và Phật học mang những
nét Việt hóa, kể cả những thể chế, lễ nghi, tập quán gốc Trung Quốc. Làng xã là nơi chính
quyền thực dân (Trung Quốc và sau này cả Pháp) không với tới, do đó là đồn lũy bảo tồn gốc
dân tộc với những công trình tôn giáo (chùa, đền, đình ) dân gian.
Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc mang tính liên tục, trực tiếp và thường qua đối đầu (chiến
tranh, đô hộ)./.
Câu 5: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu Văn hoá Việt - Pháp và
những hệ quả của cuộc giao lưu đó.
Tiếp biến văn hóa với Pháp: hiện đại hóa lần thứ nhất (1858-1945) Việt Nam và các
nước châu Á nói chung, “hiện đại hóa” có nghĩa là “Tây phương hóa” với nội dung chủ yếu là
“công nghiệp hóa”, thị thành hóa.
Ở Việt Nam, thời kỳ “hiện đại hóa” lần thứ nhất là thời kỳ Pháp thuộc. Nhưng do chịu tác
động phương Tây thời kỳ này chủ yếu là xã hội thị dân một số thành phố lớn, nên Việt Nam vẫn
còn là một nước thuộc địa bán phong kiến. Do đó, vẫn gọi là Việt Nam thời kỳ truyền thống
chứ chưa gọi là Việt Nam hiện đại.
Từ 1945 thời Pháp thuộc, đối đầu văn hóa là chủ yếu, nhất là giai đoạn đầu: Trí thức Nho
học phản ứng, không muốn đổi “bút lông” lấy “bút chì”, học Quốc Ngữ và tiếng Pháp.
Từ những năm 20-30 thế kỷ 20, song song với đối đầu văn hóa, có hiện tượng đối thoại văn
hóa. Các nhà nho hiện đại như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, các trí thức mới như Dương
Quảng Hàm, Hoàng Xuân Hãn, Nhất Linh muốn đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào.
Theo đánh giá khách quan một hiện tượng, một vấn đề, một nhân vật thời thục dân (Pháp),
phải xét về 3 mặt: ý đồ chủ nghĩa thực dân (đối đầu văn hóa), đối thoại văn hóa Đông Tây, vai
trò của cá nhân trong 2 quá trình trên Ví dụ: chữ Quốc Ngữ và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương.
Vào thế kỷ 17, các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt một giáo sĩ Pháp đặt ra chữ Quốc Ngữ để
truyền đạo Thiên chúa ở nước ta. Khi thực dân Pháp chiếm nước ta, ý đồ của họ là dạy chữ
Quốc Ngữ là để phục vụ mục đích cai trị của họ. Những người yêu nước Việt Nam sử dụng
Quốc Ngữ để truyền bá lòng yêu nước, đấu tranh cho độc lập, xây dựng một nền khoa học Việt
Nam. Đó là vai trò cá nhân khác nhau trong tiếp biến văn hóa.

Chính phủ thuộc địa Pháp mở các trường đại học nhằm đào tạo người bản xứ phục vụ công
cuộc cai trị. Việc thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương không thể nằm ngoài ý đồ
ấy./.
Câu 7: Phân tích khái niệm “Cách mạng đá mới" trong văn hoá Hoà Bình-Bắc sơn:
Là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới của các nền văn hóa Hòa
Bình và Bắc Sơn,
- Văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (khoảng 6.000 - 10.000 năm), con người đã biết dùng công
cụ cuội được ghè đẽo một mặt, bắt đầu biết mài rìu đá, làm đồ gốm và có khả năng đã biết đến
trồng trọt sơ khai. Trong giai đoạn này trên đất Việt Nam, đã xuất hiện những nhóm cư dân tiền
sử có đặc trưng văn hoá là thuộc thời đại Đá mới Con người trong giai đoạn này đã biết dùng
những chiếc rìu đá được mài nhẵn hoàn toàn, những chiếc vòng tay đá được khoan rất khéo, và
những đồ gốm có hoa văn rất đẹp.
Văn hóa khảo cổ mang tên tỉnh Hoà Bình, nơi nhà khảo cổ người Pháp Côlani phát hiện và
khai quật di tích đầu tiên vào năm 1927. Thuật ngữ VHHB được các nhà tiền sử học Viễn Đông
họp tại Hà Nội thông qua năm 1932. Các di tích VHHB phân bố ở hầu khắp các nước Đông
Nam Á lục địa, nhưng tập trung nhất là Việt Nam với trên 120 di chỉ. Cư dân VHHB chủ yếu
sống trong các hang động đá vôi, săn bắt hái lượm là hoạt động kinh tế chính, có thể đã biết đến
nông nghiệp sơ khai. Người Hoà Bình chế tác công cụ lao động từ đá cuội sông suối, loại hình
tiêu biểu nhất là rìu hình hạnh nhân, nạo hình đĩa, rìu ngắn, rìu mài lưỡi; ít chế tác và sử dụng
công cụ từ xương và vỏ trai, có thể đã sử dụng đồ gốm trong sinh hoạt. Người Hoà Bình chôn
người chết tại nơi cư trú, chủ yếu theo tư thế nằm co, có rải đá, vỏ ốc hoặc than tro dưới thi hài,
di cốt được bôi thổ hoàng. Người Hoà Bình có nghệ thuật dung dị, mang tính ước lệ, phản ánh
quan hệ của con người với môi trường và tín ngưỡng tâm linh. VHHB có niên đại tuyệt đối sớm
nhất là 18.000 năm và muộn nhất 7.500 năm cách ngày nay, thuộc thời đại đá mới; phát triển
qua 3 giai đoạn: Hoà Bình sớm (18.000 - 12.000 năm), Hoà Bình điển hình (12.000 - 9.000
năm) và Hoà Bình phát triển (9.000 - 7.500 năm). VHHB có nguồn gốc từ văn hoá Sơn Vi và
đóng góp vào sự hình thành một số văn hoá đá mới ở Việt Nam như: Đa Bút, Cái Bèo, Quỳnh
Văn; đồng thời đóng góp vào việc tạo dựng sắc thái văn hoá Đông Nam Á thống nhất trong đa
dạng.
- Văn hoá Bắc Sơn là văn hoá sơ kì đá mới. Cư dân VHBS sống trong hang động hoặc mái

đá trong vùng núi đá vôi Bắc Sơn.
Kinh tế: săn bắt, hái lượm và làm gốm. Công cụ tiêu biểu: rìu cuội ghè đẽo mài lưỡi, thường
được gọi là "rìu Bắc Sơn" và thỏi đá phiến có dấu hai rãnh song song, gọi là "dấu Bắc Sơn".
VHBS phát triển tiếp sau văn hoá Hoà Bình, tồn tại cách ngày nay khoảng từ 7 - 10 nghìn năm
Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên
đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt
theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc
chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.
Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm
văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người.
Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn trú trong hang động, mái đá gần sông, suối.
Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức độ rất sơ khai.
Cộng cụ lao động của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ. Các công cụ này tỏ ra tinh vi
hơn so với công cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy
thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích trang sức hơn so với người thời văn hóa
Hòa Bình và có nơi cư trú tương đối ổn định hơn./.
Câu 8: Văn hoá Đại Việt thời Lý-Trần:
Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, đã chứng kiến một
sự phát triển rực rỡ về văn hoá. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê
Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”.
Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang – Âu
Lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ quyền quốc gia qua
những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên thắng lợi. Vị thế độc lập về chính trị
– dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội
nguồn đã thấm đậm trong môi trường văn hóa thời Lý -Trần.
Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã trở nên phong phú và phát triển
ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa. Trên cơ sở cốt lõi của nền
văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần
đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũng

như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa
dân tộc. Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn
chế, được gạn lọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh.
Cũng như về mặt xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã pha trộn và dung hoà giữa
những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Sự cân bằng đó thể hiện
trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn hóa dân gian
làng xã và văn hóa quan liêu cung đình. Xu hướng phát triển là từ yếu tố vượt trội của văn hóa
Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đầu chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan
liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối.
- Tôn giáo: Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung
hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật,
Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ này.
Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã
được tôn sùng. Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ
Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích.
Hình tượng Phật Mẫu Man nương đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi. Các đạo sĩ Đạo
giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Lý – Trần. Họ được triều đình
mời đi trấn yểm các núi sông trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ đêm 30 Tết, làm
phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện. Đạo học, cùng với
Phật học và Nho học đã được đưa vào nội dung các kỳ thi Tam giáo.
Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như một Quốc giáo.
Hầu hết các vua Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần
Tông, Lý Anh Tông) và nhiều vua Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông)
đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật…. Như
năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150
chỗ. Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung.
Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích,
Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử. Phần
lớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ. Đông đảo quần chúng nhân dân trong làng xã
nô nức theo đạo Phật.

Thời Lý – Trần, có rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị-
xã hội. Có 3 tông phái chủ yếu: Tịnh Độ tông thờ đúc Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lên
chùa lễ Phật, phổ biến trong quần chúng nhân dân làng xã; Mật tông là tông phái Phật giáo có
sử dụng nhiều phép lạ, phần nào có ảnh hưởng của Đạo giáo; Thiền tông vốn có truyền thống từ
lâu, là tông phái có thế lực lớn nhất, chú trọng đến thiền định về tư tưởng, chủ trương Phật tại
Tâm, được các giới quý tộc, trí thức hâm mộ. Có 2 phái Thiền tông chính: Phái Thảo Đường do
Lý Thánh Tông sáng lập, có nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc.
Nhà nước Lý – Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn
giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý và thực
tiễn đời sống.
Đạo Phật thời Lý – Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân
dân, khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo.
- Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được thành
lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở trường chỉ có
các quý tộc quan liêu và con em được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý
còn khá hạn chế.
Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần.
- Văn học thời Lý- Trần phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời đại, nhìn
chung mang nhiều yếu lố tích cực, lạc quan của những vương triều đang ở thế đi lên. Cơ sở tư
tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. Có 2 dòng văn học chính: văn học Phật giáo và văn học
yêu nước dân tộc.Tư tưởng Phật giáo trong thơ văn Lý – Trần chủ yếu là tư tưởng của phái
Thiền tông. Nó bao gồm các tác phẩm về triết học và những cảm hứng Phật giáo, cùng là những
tác phẩm về lịch sử Phật giáo thời Lý – Trần.
Một thành tựu quan trọng của văn học Lý- Trần là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính
dân tộc, vừa mang tính dân gian, cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi
là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”.
Thời Lý – Trần cũng để lại nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc. Nhìn chung,
kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô; kiến trúc thời Trần mang tính thực dụng, khoẻ
khoắn. Tinh thần Phật giáo đã thấm đượm trong các công trình này.
- Thuộc mỹ thuật thời Lý- Trần, còn có các đồ gốm, dáng hình đơn giản, thanh thoát. Có các

loại men đàn hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc trắng xanh nổi tiếng. Nghệ thuật biểu diễn
ca múa nhạc thời Lý- Trần phát triển phong phú, chịu ảnh hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và
Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung
đình. Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm choẹ, trống cơm, các loại đàn cầm,
đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn Ba lỗ, các khúc ca trong các buổi yến tiệc có biểu diễn
ca vũ của các đào, kép. “Con gái đi chân không, mười ngón tay dịu dàng đứng múa, hơn 10
người con trai mình đều cởi trần, kề vai giậm chân, quây quần chung quanh mà hát theo…”.
Chèo, tuồng được nhiều người ưa chuộng.
- Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ đời Lý, có liên quan đến nhà sư Từ
Đạo Hạnh, đã được trình diễn trong các hội đèn Quảng Chiếu, với nhiều trò rất sinh động.
Trong các lễ hội, có nhiều trò vui tạp kỹ mang tính dân gian như đấu vật, chọi gà, cờ người, bơi
chải, đánh đu, leo dây, đá cầu, cưỡi ngựa đánh cầu…
Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời Lý- Trần chủ yếu được biết ở một số ngành như y
học cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến, cũng như những kỹ thuật truyền thống
trong các nghề luyện đúc đồng, dệt, gốm, xây dựng…
- Danh y Phạm Bân nổi tiếng về y đức, trách nhiệm đối với người bệnh, đề cao tác đụng của
thuốc nam. Các thày thuốc đã có nhiều kết quả về khoa châm cứu.
Kỹ thuật xây dựng và tính toán đã đạt đến trình độ cao trong các công trình thành quách
(như thành Tây Đô), cung điện, chùa tháp.
- Về thiên văn lịch pháp, chiêm nghiệm chính xác thiên văn khí tượng, về các hiện tượng
nhật nguyệt thực trong nhiều thế kỷ.
Văn hóa Lý – Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa Lý – Trần
đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu
tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa Đại Việt thời Lý-Trần,
vì thế đã mang tính dân tộc sâu sắc.
Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Lý – Trần là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân
gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa
Phật – Đạo và Nho. Nổi bật của văn hóa thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian,
đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa
Đông Á Nho giáo. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã mang đậm tính dân gian.

Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa
là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là một tố
chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung,
làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt./.
Câu 9: Văn hoá Đại Việt thời Lê Sơ:
Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428 - 1789), được chia làm 2 thời kì : Lê sơ được tình từ khi
Lê Lợi lên ngôi( 1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi ( 1527), gồm 11 đời vua, trong đó
Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh
trị nhất.
Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn
bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông
(1460 - 1497), nó đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước
ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý - Trần mang đậm
tính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Á.
Trong thiết chế quân chủ thời Lê sơ, vai trò của nhà vua đã được rất cao với chủ nghĩa "tôn
quân". Theo đó, nhà vua là "con Trời". Người giữ mệnh Trời, thay Trời trị dân.
Bộ máy quan liêu hành chính và chuyên môn cũng được kiện toàn từng bước. Năm 1471 , Lê
Thánh Tông đã tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ
đạo của Hoàng đế đối với các triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới
quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại.
Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo, các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc chế định pháp
luật. Lê Thánh Tông nói: "Pháp luật là phép công của nhà nước, vua cùng quan đều phải theo".
Với lòng tự hào dân tộc, các vua thời Lê sơ đã không ngừng củng cố, phát triển quốc gia dân
tộc thống nhất.
Nhà nước quân chủ tập trung thời Lê sơ là một nhà nước mạnh và ổn định. Trong sự phục hồi
và phát triển kinh tế, Nhà nước đó đã đề cao vai trò chỉ đạo và sự can thiệp của mình vào đời
sống kinh tế - xã hội, duy trì sự cân bằng giữa những yếu tố nhà nước và dân gian, công hữu và
tư hữu. Thời Lê sơ, nền kinh tế tiểu nông - sản xuất nhỏ làng xã đã được duy trì và khuyến
khích, với sự can thiệp và bảo hộ của một Nhà nước thu tô, trọng nông. Nhà nước đó cũng có
thái độ dè dặt, không khuyến khích nền kinh tế công thương nghiệp hàng hóa phát triển, nắm

độc quyền gian thương với nước ngoài.
Ruộng đất thời Lê sơ bao gồm ruộng đất Nhà nước, ruộng công làng xã và ruộng tư. Ruộng
Nhà nước thường được gọi là quan điền. Có ruộng quốc khố là những ruộng do Nhà nước trực
tiếp quản lý và sản xuất, thu hoạch đưa vào kho công. Ruộng làng xã gồm có các loại công điền
và tư điền. Thời Lê sơ, tuy ruộng tư đã phát triển, nhưng ruộng công vẫn chiếm uu thế, qua việc
thực hiện phép quân điền.
Qua đó, Nhà nước đã nắm được làng xã và dân chúng tăng nguồn thu nhập (qua nghĩa vụ tô
thuế, lao dịch, binh dịch). mặt khác, phát triển được sản xuất và ổn định được đời sống nhân
dân. Đó là một biện pháp tích cực trong chính sách ruộng đất thời Lê sơ, nhưng sau đã dần dần
mất tác đụng do nạn chấp chiếm ruộng đất.
Bên cạnh ruộng công, ruộng tư thời Lê sơ cũng đã phát triển, một số là của địa chủ quan liêu
và đại bộ phận là của địa chủ bình dân.
Sự phát triển của ruộng tư thời Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất trong
lịch sử Việt Nam, xác lập quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã hội.
Tuy nhiên, đây là một quá trình tư hữu hóa không tự nhiên, không được Nhà nước khuyến
khích, nên đã dẫn đến những tệ nạn như chiếm công vi tư, chấp chiếm ruộng đất dần dần đi
tới tình trạng khủng hoảng ruộng đất.
Nhà nước Lê sơ là một Nhà nước trọng nông, đã đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích và
phát triển nông nghiệp.Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng. đặt ra các chức quan
Khuyến nông.
Quan điểm trọng nông là một chính sách truyền thống của các vương triều phong kiến Việt
Nam. Nó cũng xuất phát từ nguyên lý trọng bản, ức mạt của Nho giáo. Vì vậy, thời Lê sơ, quan
điểm trọng nông bắt đầu đi kèm với quan điểm ức thương.
Nhà nước Lê sơ một mặt dung dưỡng nền sản xuất nhỏ thủ công nghiệp trong các làng xã, mặt
khác đẩy manh hoạt động của các quan xưởng thuộc thủ công nghiệp Nhà nước.
Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là nền buôn bán nhỏ thông qua mạng lưới chợ
ở nông thôn và thành thị. Nhà Lê đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định “trong dân gian hễ có dân
là có chợ, để lưu thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên.
Thời Lê sơ, Nhà nước bỏ lệ tiêu tiền giấy của nhà Hồ, cho lưu thông tiền đồng. Lê Lợi
nói :"Tiền là huyết mạch của dân, không thể không có”. Nhà nước quy định 1 quan là 10 tiền, 1

tiền là 60 đồng, tức 1 quan = 600 đồng.
Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà nước đã kiểm soát nghiêm ngặt các cáng khẩu, cấm
dân chúng tự tiện buôn bán trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc, thi hành chính sách
bế quan toả cảng".
Xã hội Đại Việt thời Lê sơ là một xã hội tương đối ổn định và phát triển, đồng thời là một xã
hội mang tính đẳng cấp đã chín muồi. Có hai đẳng cấp chính: quan liêu và thứ dân (chia thành 4
tầng lớp: sĩ. nông, công, thương). Thời Lê sơ các quan hệ giai cấp (địa chủ phong kiến và nông
dân) đã đan chen vào các quan hệ đẳng cấp. Đội ngũ quan chức thời Lê sơ là những tri thức
Nho sĩ được tuyển lựa kỹ lưỡng (chủ yếu qua khoa cử), được rèn luyện và kiểm soát chặt chẽ.
Đó cũng là đẳng cấp có nhiều đặc quyền, ưu đãi trong các tiêu chuẩn sinh hoạt (nhà cửa, quần
áo, võng lọng), được ban cấp đất ở, ruộng lộc điền, lương bổng .
Đầu thời Lê sơ, các công thần chủ yếu là quan võ, sau dần dần chuyển sang các quan văn. Với
việc mở rộng khoa cử, các Nho sĩ trí thức bình dân đã có điều kiện tham gia chính quyền, tạo
nên sự bình đẳng tiến thân, thoáng rộng hơn so với thời Lý - Trần. Tuy nhiên, quan lại lúc này
cũng bị kiểm soát ràng buộc nghiêm ngặt bởi các lễ thức, quy phạm Nho giáo, do vậy, đã mang
nhiều tính chuyên chế và quan liêu hơn. Nho sĩ thời Lê sơ là cầu nối giữa bình dân và quan liêu.
Nông dân là tầng lớp xã hội đông đảo nhất, đã phân hóa thành nhiều bộ phận: địa chủ bình dân,
nông dân tự canh, tá điền. Địa chủ bình dân cùng với địa chủ quan liêu đã hợp thành giai cấp
phong kiến.
Nhìn chung, thời Lê sơ, văn hóa Đại Việt đã chuyển sang sự ưu thắng của văn hóa Đông Á,
Nho học- Nho giáo.
Đây là thời kỳ diễn ra một sự phân dòng văn hóa. Dòng văn hóa dân gian làng xã không được
nhà nước khuyến khích, đã tách khỏi dòng văn hóa cung đình. Sự phân dòng văn hóa này đã
phản ánh sự phân tầng đẳng cấp ngoài xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, các yếu tố văn hóa khác biệt nhau vẫn cùng tồn tại, chung sống hòa
bình, như giữa Nho và Phật, Đạo, giữa văn hóa chính thống và văn hóa dân gian. Mô hình ý
thức hệ đã phải nhân nhượng với thực trạng văn hóa.
Các nhà vua thời Lê sơ đã từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước
thời Lý- Trần để chuyển sang một chính sách văn hóa đơn nguyên quan phương, độc tôn Nho
giáo và Nho học. Ở đây, Tống Nho đã được đề cao như một hệ tư tưưởng chính thống nhà

nước, làm bệ đỡ tư tưởng cho chế độ quân chủ quan liêu. Khẩu hiệu chiến lược "Sùng Nho
trọng Đạo là việc hàng đầu” Văn Miếu - Quốc Tử Giám được mở rộng, giáo dục khoa cử Nho
học được kiện toàn. Lê Thánh Tông còn cho ban bố trong nhân dân "điều giáo huấn" để củng cố
những nguyên tắc cơ bản về đạo đức và lễ giáo Nho giáo.
Nho giáo thời Lê sơ cũng dần dần chuyển hóa. Thời kỳ đầu, khái niệm "nhân" đã được nhấn
mạnh. Giai đoạn sau, trọng tâm của Nho giáo là được chuyển qua khái niệm "lễ", mang tính
giáo điều bảo thủ. Lê Thánh Tông nhấn mạnh: "Người khác cầm thú là vì có Lễ để làm khuôn
phép giữ gìn".
Đề cao Nho giáo, các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính thống như
Phật và Đạo, lấy cớ là "sợ lòng người lay động, phân tán". Lê Thái Tổ quy định sư tăng phải
trên 50 tuổi, phải qua kỳ thi khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục. Triều đình Lê sơ đã cấm quý
tộc quan lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ, cấm quan liêu trong triều kết
giao với tăng, đạo./.
Câu 10: Đặc trưng Văn hóa Đông Sơn. Phân tích vị trí của nền văn hoá này trong tiến
trình hình thành và phát triển của văn hoá VN.
Văn hoá Đông Sơn là một nền văn hoá thời đại kim khí cách ngày nay khoảng 2000-2500
năm, có nguốn gốc bản địa với địa bàn phân bố rộng (từ biên giới phía Bắc đến tỉnh Quảng
Bình ở Bắc Trung Bộ) và bao gồm nhiều nhóm di tích có niên đại sớm, muộn khác nhau.
Văn hoá Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâu
dài từ những nền văn hoá trước đó. Nguồn gốc cơ bản để hình thành nên Văn hóa Đông Sơn đó
là các giai đoạn "Tiền Đông Sơn" từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Gò Mun. Văn hóa Đông
Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hoá phát triển cùng thời trên đất nước như văn hoá
Sa Huỳnh (ở Trung Nam Bộ) và văn hoá Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai). Văn hoá Đông
Sơn còn được coi là trung tâm phát triển của Đông Nam Á, có mối tương quan với các trung
tâm phát triển trong khu vực như trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), trung tâm Điền (Vân Nam,
Trung Quốc).
Chính vì vây, đặc trưng cơ bản của Văn hoá Đông Sơn là tính thống nhất trong đa dạng. Đỉnh
cao của Văn hoá Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn mà ở đó, người Việt đã hoàn toàn
làm chủ nguyên liệu và công nghệ chế tạo đồng thau. Đồ đồng đúc có mặt trong toàn bộ đời
sống vật chất tinh thần của người Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim và đúc đồng thời này đã đạt

đến trình độ hoàn mỹ. Đồ đồng thuộc Văn hóa Đông Sơn không thể lẫn với bất cứ nền văn hóa
khảo cổ nào khác trên thế giới. Trống đồng là loại di vật điển hình nhất của Văn hóa Đông Sơn.
Trống đồng chính là một linh vật của người Việt cổ được sử dụng trong các lễ hội, nó còn là
một bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển. Trống đồng Đông Sơn có quy mô đồ sộ,
hình dáng cân đối, thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật. Trống đồng thể hiện tín
ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ. Có hai loại hoa văn không thể thiếu trên mặt tất
cả các trống đồng Đông Sơn là hình Mặt Trời với số cánh chẵn 12, 14, 16 hoặc 18 cánh và
Chim Lạc (xuất phát từ việc cư dân Việt cổ gắn với văn minh lúa nước do đó thờ thần mặt trời
và những loài chim gắn bó với đồng ruộng). Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống vật
chất và tâm linh của dân cư bản địa thời Đông Sơn.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã chia sưu tập hiện vật Văn hóa
Đông Sơn làm các loại chính sau:
- Vũ khí: Rìu, giáo, lao, dao găm, búa chiến, mũi tên, hộ tâm phiến Điểm khác biệt với loại
hình khác là các bộ dao găm có tay chắn thẳng; rìu lưỡi lượn gấp khúc và lưỡi xéo gót vuông có
hoa văn trang trí.
- Công cụ sản xuất: Rìu, lưỡi cày, cuốc, lưỡi dao gặt đặc sắc nhất là bộ lưỡi cày đồng.
- Đồ dùng sinh hoạt: Thạp, thố, bình, khay, đĩa, chậu, âu, muôi, thìa Đặc sắc nhất của loại
hình sông Hồng là thạp Đồng Thịnh (Yên Bái) có niên đại 2000-2500 năm. Thạp được đúc với
kỹ thuật cao, được trang trí các hình chèo thuyền, chim bay…trên nắp thạp được tạc 4 cặp
tượng nhỏ nam nữ trong tư thế giao hoan, thể hiện sinh động tín ngưỡng phồn thực của người
Việt cổ.
- Nhạc cụ: Trống đồng, chuông đồng mà trong đó trống đồng Đông Sơn (trống đồng Ngọc Lũ)
là trống loại I cổ nhất, đẹp nhất.
Đồ gốm: Chủ yếu là đồ đựng. Gốm có màu trắng mốc, trắng hồng, xương gốm mịn màu đen,
màu xám đen, màu đỏ thổ hoàng được phủ cả trong lẫn ngoài hiện vật có độ nung cao.
- Đồ trang sức: Vòng, khuyên tai, hạt chuỗi, trâm, khóa thắt lưng Vòng tay bằng đá, đồng,
hạt chuỗi
Văn hoá Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924 ở di tích làng Đông Sơn, Thanh
Hoá, bên bờ phải sông Mã. Địa bàn phân bố của loại hình chủ yếu thuộc lưu vực sông Mã, sông
Chu, ranh giới phía Bắc của nó tiếp giáp với địa bàn của Văn hoá Đông Sơn loại hình sông

Hồng. Đặc trưng của loại hình sông Mã mang đặc trưng của Văn hoá Đông Sơn điển hình. Đặc
biệt những đồ đồng thuộc trung tâm Đông Sơn là tiêu chí để nhận biết cho đồ đồng thuộc các
loại hình địa phương khác hay để phân biệt giữa Đông Sơn với những nền văn hoá kim khí
khác.
Văn hóa Đông Sơn, đã có hơn 200 di tích và hàng vạn di vật thuộc Văn hoá Đông Sơn được
phát hiện, nghiên cứu. Công cuộc tìm hiểu, nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn của các nhà nghiên
cứu Việt Nam thực sự bắt đầu từ sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Năm 1957, học giả
Đào Duy Anh coi Văn hoá Đông Sơn là văn hoá đồ đồng và là văn hoá của người Lạc Việt
được coi là tổ tiên của người Việt-Mường. Dưới ánh sáng của những phương pháp nghiên cứu
mới, thông qua việc phúc tra lại những di tích và thẩm định lại những sưu tập hiện vật, các nhà
khảo cổ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của Văn hóa Đông Sơn trong tiến trình
lịch sử dân tộc. Văn hoá Đông Sơn được đánh dấu bởi cái mốc khá đặc biệt: Năm 1924, một
người đánh cá vô danh "nhặt" được vài di vật lạ trên đầu nguồn sông Mã thuộc địa phận Thanh
Hoá. Từ một vài di vật "lạ" của người đánh cá vô danh ấy, nhà khảo cổ học người Pháp đã tiến
hành nhiều cuộc khai quật khảo cổ và ông đã xác định được những nét cơ bản của nền văn minh
Việt cổ. Cái tên di chỉ Đông Sơn đã trở thành tên của một nền văn hoá rực rỡ và không ngừng
toả sáng. Rất nhiều di vật của nền văn hoá Đông Sơn đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử
VN đã cho thấy chúng cần được giải mã một cách khoa học. Chiếc ấm đồng, cái thố đồng nếu
chỉ dùng cho việc đựng nước, đựng rượu để uống cho tiện thì chắc chắn chúng không được chế
tác cầu kỳ và đẹp đến kinh ngạc như thế. Miếng giáp hộ tâm, chuôi dao hình người, vòng đeo
tay, bao tay, bao chân có gắn những chiếc chuông nhỏ vv nếu chỉ giải mã theo quan niệm tiện
ích, dễ chế tác, dễ sử dụng thì sẽ không thoả đáng.
Bản thân nhu cầu làm đẹp (khuyên đeo tai, vòng đeo cổ, bao tay, bao chân, những chiếc
chuông nhỏ ) của chủ nhân nền văn hoá Đông Sơn đã phản ánh rất rõ quan niệm thẩm mỹ, nhu
cầu thiết yếu của cái đẹp trong đời sống của người Việt cổ.
Nhận thức đó càng được củng cố qua các hội nghị nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương trong
thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX. Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn nhà
nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là
nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh
Hán. Theo đánh giá của các nhà khoa học, thì nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và

kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng
Đậu và Văn hóa Gò Mun. Dưới góc độ nghiên cứu khảo cổ học của các nhà nghiên cứu:
Văn hóa Đông Sơn, kể từ văn hóa Phùng Nguyên tính đến thời điểm này, vẫn có thể coi là nền
văn hóa đồ đồng có niên đại xưa nhất so với niên đại văn hóa đồ đồng ở các nơi khác trong
vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Các sinh hoạt văn hóa của cư dân Đông Sơn được mô tả khá phong phú trên các hoa văn rất
sắc nét của trống đồng. Thật may mắn cho những trang sử được chạm khắc trên chất liệu đồng
đã lưu giữ cho người Việt Đông Sơn một trong những chứng cứ về văn hóa Đông Sơn.
Các yếu tố thuộc về văn hóa ở Đông Sơn không hề có bóng dáng của yếu tố bên ngoài. Bởi vì
thời điểm văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ nhất cách ngày nay khoảng 2.500 năm.
Nghệ thuật Đông Sơn cho ta thấy sự cảm nhận tinh tế của các cư dân thời đó qua khả năng
chạm khắc, tạo hình tinh tế và một đời sống ca múa nhạc phong phú. Hình chạm khắc trên tống
đồng Đông Sơn cho ta thấy những hình người thổi kèn, các vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ,
chim công (một loài chim đặc sắc phương Nam nhiệt đới), nhà sàn của cư dân vùng nhiệt đới
Đông Nam Á, bộ sưu tập về các loài chim cổ mà ngày nay nhiều trong các số loài đó đã tuyệt
chủng.
Đồ dùng Đông Sơn gồm có các loại thạp, có nắp hay không nắp, với những đồ án hoa văn
trang trí phức tạp, những thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng, các loại gùi, vò, ấm, lọ,
chậu. Qua đó làm chứng cứ về một xã hội phức tạp trên cơ sở các đại gia đình, các dòng họ
trong cộng đồng làng xã đã định cư ổn định.
Người Đông Sơn trang sức bằng các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai
lưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An.
Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn để lại cho chúng ta nhiều loại tượng người, tượng thú vật như
cóc, chim, gà, chó, hổ, voi
Nhạc sĩ Đông Sơn đã diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng.
Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hóa khá rộng
lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển
rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hóa Đông Sơn.
Cộng đồng văn hóa ấy phát triển cao so với các nền văn hóa khác đương thời trong khu vực,
có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hóa vùng Đông Nam

Á, vì có chung chủng gốc Nam Á và nền văn minh lúa nước.
Những con đường phát triển khác nhau của văn hóa bản địa tại các khu vực khác nhau đã hội
tụ với nhau, hợp thành văn hóa Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước "phôi thai" đầu
tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa),
từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc.
Giai đoạn văn hóa Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20-30 của thế kỷ này,
dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin. Với sự hội nhập ngày càng sâu
rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa
Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới.
Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hóa chồng lên nhau là lớp
văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với
phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững chắc nên đã
không bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa, trái lại còn biết sử dụng và Việt hóa các ảnh
hưởng đó làm giầu cho nền văn hóa dân tộc.
Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước,
nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước,
nông nghiệp trồng lúa nước ) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam.
Tuy nhiên, điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hóa và tâm
lý dân tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn
hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ Cùng cội nguồn văn hóa Đông Nam
Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán, nền văn hóa
Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hóa Đông Á.
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước,
từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh
vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở
phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc.
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho
nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng.
Hơn bao giờ hết đặt ra vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, vấn đề lựa chọn các giá trị

cũ, xây dựng các giá trị mới. Bảo tồn nhưng vẫn phải là một nền văn hóa mở. Hiện đại nhưng
không xa rời dân tộc. Công cuộc đổi mới văn hóa đang tiếp tục /.
Câu 11: Văn hoá ChamPa và những nét đặc trưng nổi bật của kiến trúc tháp Chàm:
Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đã từng phát triển
rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn mà
nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn
còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính
của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.
Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:
- Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như
đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá.
- Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình
bằng đá
- Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên
quan còn lại.
Vương quốc Chăm Pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị "Trung ương tập
quyền" mà là một dạng nhà nước liên bang gồm tộc người Chăm chiếm đa số và một số tộc
người nhỏ hơn ở vùng núi Tây Nguyên. Có những nguồn tài liệu cho biết Chăm Pa có thể được
kết hợp từ bốn tiểu quốc là Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi Tiểu quốc đều có
thể chế chính trị theo hình thức tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia
riêng độc lập. Vương quốc Chăm Pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào
Nam và ngược lại.
Dân tộc chính của Chăm Pa là tộc người Chăm được chia thành hai nhóm: Chăm ở phía Bắc
và Chăm ở phía Nam. Nhóm Nam Chăm thuộc bộ tộc Cau và Nhóm Bắc Chăm thuộc bộ tộc
Dừa. Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, vừa cạnh tranh nhau quyền đứng đầu Vương quốc
Chăm Pa.
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ
Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan
sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ
những địa điểm khảo cổ như hang động. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt

trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu
vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng.
Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo, về việc viết chữ, họ không có giấy hay bút, họ dùng
da dê kéo mỏng hay vỏ cây hun khói đen, và họ gấp nó lại thành hình một quyển kinh sách, với
phấn trắng, họ viết chữ để ghi lại thành tài liệu lữu trữ.
Âm nhạc và ca múa có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, ở các
tín ngưỡng như lễ năm mới, lễ Kate vào tháng 7 Chăm lịch, lễ cầu đảo, lễ mở cửa tháp. Việc
dùng các hình thức nhạc cụ tùy thuộc vào tính chất các buổi lễ và các hình thức sinh hoạt khác
nhau. Trống Baranâng và trống gineng là loại trống tiêu biểu cho nhạc cụ gõ của người Chăm.
Trong nhạc cụ hơi, chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt. Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó với
người Chăm như hình với bóng rất phong phú và độc đáo, người Chăm có các điệu múa khác
nhau như: múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu dân tộc học và điền dã cũng như tổng quan các nghiên
cứu về xã hội nguời Chăm đều tập trung vào người Chăm hiện đại. Đến nay chưa có một công
trình nghiên cứu lịch sử nào, nhất là các công trình dựa trên khảo cứu văn bia hay văn tịch cổ
của người Chăm cho ra các kết luận khách quan có chứng cứ về xã hội Chăm Pa cổ, tuy nhiên
từ những sử liệu, bia ký rời rạc chúng ta có thể điểm được một số yếu tố trong tổ chức xã hội
Chăm Pa.
Về các tội bị trừng phạt:
- Đối với các tội nhẹ, họ dùng việc đánh vào lưng bằng một sợi mây.
- Đối với các tội nặng, họ cắt mũi.
- Đối với tội cướp, họ chặt tay.
- Đối với tội ngoại tình, đàn ông và đàn bà bị khắc lên mặt sao cho thành vết sẹo.
Ở xã hội Chăm cổ vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng rất to lớn.
Các phong cách nghệ thuật Chăm Pa và Phong cách nghệ thuật các tháp Chăm
Kiến trúc Chăm Pa được phân tích qua các tháp Chăm thờ các vị thần Ấn Độ giáo và các vị
vua Chăm được hóa thần còn sót lại cũng như dấu tích của các tòa thành cổ, tu viện phật giáo,
kiến trúc đền tháp Chàm và văn hóa Chămpa ,đặc trưng bởi đường nét kiến trúc đậm văn hóa
Chăm, kèm theo các tiện nghi sang trọng và hiện đại. Về phong cách kiến trúc điêu khắc các
tháp được các nhà nghiên cứu thường chia ra làm nhiều thời kỳ, mỗi một thời kỳ có những thay

đổi khác nhau, dấu dấn riêng biệt của người Chăm là kỹ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và
chạm trổ trên đá, những chất liệu của văn hóa kiến trúc Chămpa như: các thức vòm, kiểu dáng
mái cho đến vật liệu đất nung, mạch vữa xám để trần, các tượng trang trí và phù điêu.
Cùng với nền điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu khắc Chăm Pa là một trong
ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đạt tới tầm cỡ thế giới. Tuy ảnh hưởng nhiều từ
nền điêu khắc Ấn Độ, Java và Khmer nhưng điêu khăc Chăm Pa vẫn có những tính độc đáo
riêng. Xu thế hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng phù điêu,
trong điêu khắc Chăm Pa rất ít có khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào từng hình tượng, Ví dụ
như bức phù điêu tiên nữ Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánh
tay cong. Chính vì thế nghệ thuật điêu khắc của Chăm Pa mang tính ấn tượng nhiều hơn là tả
thực, tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật
điêu khắc cổ Chăm Pa./.
Đặc trưng của tháp Champa
Tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến
trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam
Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi
ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất
nước Camphuchia như tháp Damray Krap.
Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở
Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa
gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai. Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này
có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn. Những băng trang trí cho công trình có
rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ thứ 9) là các
vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các cột ở khung cửa hình
bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột
trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó
có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát.
Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ
sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực
tiếp trên gạch.

- Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có
tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.
- Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.
- Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối.
- Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng
đối với cửa chính.
- Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng Yoni và Linga
được làm bằng sa thạch.
- Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống.
Đặc trưng của tháp Chàm
Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa
phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có
không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời
mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật
chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt
tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế
kỷ.
* Những đền tháp Chăm, tháp Chàm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm
một tháp trung tâm hình vuông, mái thôn nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, trung
tâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần”. Xung quanh tháp chính là những tháp chính là những
tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh, biểu
tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.
Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt
trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa
giả. Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ
dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Kĩ thuật xây dựng và chất kết dính tháp
Chăm như thế nào đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải mã được đối với những nhà nghiên
cứu. Gần một thế kỷ trôi qua, ngày trong những năm đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu người
Pháp như G. Maspero (1928), J. Clayes, H. Pamertier (1948), Wawrenersk và Skibinski (1937)
… đã đưa ra nhiều giải thiết, thể nghiệm về chất kết dính của các viên gạch trong kĩ thuật xây

tháp người Chăm. Các ý kiến của tác giả nêu trên tựu trung lại thành 4 giả thuyết như sau:
- Trong kĩ thuật xây tháp, người Chăm nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần để các viên gạch tự
kết dính với nhau.
- Sử dụng chất kết dính (chất keo, phụ gia) trong việc xây gạch.
- Mài gạch với mặt tiếp xúc để gạch tự kết dính với nhau.
- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.
Tất cả những giả thuyết trên, mặc dù hiện nay được hỗ trợ bằng phương pháp phân tích khoa
học thực nghiệm hiện đại, tiên tiến nhưng kết quả về chất kết dính, về kỹ thuật xây dựng tháp
Chăm vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tiếp tục công việc nghiên cứu của các tác giả đi trước, sau
năm 1975 các tác giả Việt Nam như Cao Xuân Phổ, Trần Kỹ Phương, Ngô Văn Doanh… cũng
đã mất khá nhiều công sức nghiên cứu tháp Chăm nhưng chưa có gì mới hơn. “Hầu hết các giả
thuyết” nghiên cứu sau năm 1975 gần như lặp lại các giả thuyết trước 1975 của các nhà nghiên
cứu người Pháp”. Tháp Chăm vẫn đang còn bí ẩn, chưa được khám phá.
Cùng với kiến trúc, điêu khắc Champa cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc đáo. Những đề tài
điêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Vishnu, Brahma. Ngoài những vị thần trên, vật thờ ở
tháp Chăm phổ biến vẫn là cặp Linga-Yoni. Ngoài tượng thờ các vị thần chính, điêu khắc ở đền
tháp Chăm còn trang trí bằng tượng thờ Vũ nữ (apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu; những con
vật huyền thoại như Garuda, Kala, bò thần Nandin. Những cảnh chạm khắc trang trí ở các bệ
thờ, điêu khắc Chăm phần lớn ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ. Chẳng hạn bệ thờ Trà Kiệu chạm
khắc 4 cảnh quanh đài thờ kể chuyện trường ca Ramayana (chủ đề lễ cưới công chúa Sita). Bệ
thờ Mỹ Sơn E1 diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn và những cảnh trầm tư,
giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh. Điêu khắc Chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú,
đa dạng. Một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác mà tiêu biểu là tượng Vũ nữ Trà Kiệu (Apsara)
được đánh giá là “đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng Champa và của cả miền Đông Nam Á”.
Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia,
Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên
cơ sở văn hoá bản địa. Người Chăm một thời tôn thờ, đề cao Siva Ấn Độ nhưng Siva của người
Chăm không giống Siva Ấn Độ, Siva Chăm vẫn hướng về nữ tính, gần gũi với tín ngưỡng thờ
mẫu (Inư) của người Chăm và luôn kết hợp với Linga – Yoni (tín ngưỡng phồn thực). Về sau
tục thờ Siva được gắn với tục thờ Vua - Thần (Mukhalinga). Điều đó thể hiện được tính bản địa

- một cá tính riêng trong tục thờ thần của người Chăm. Cũng như các mẫu đề điêu khắc, kiến
trúc Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn giáo để rồi biến hoá thành cái riêng mình. Chẳng hạn
tháp Chăm chỉ xây bằng gạch, chứ không xây bằng đá như tháp Ấn Độ. Các tháp Chăm hướng
về hình khối đơn giản, không qui mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ, đền tháp
Ăngko(Campuchia), tháp Borobudur (Indonesia). Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cân
xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính, kĩ thuật, bí quyết riêng mà đến nay vẫn còn là một
điều bí ẩn. Đó là thành tựu rực rỡ, là nét bản sắc riêng biệt, “thể hiện sự sáng tạo, tài ba độc đáo
của những nhà kiến trúc, điêu khắc Chăm thời xa xưa”./.
Câu 12: Phân tích những nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của người Việt và nêu lên
vai trò, ý nghĩa của nó đối với ngành du lịch hiện nay:
Trong sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam, ăn uống không chỉ là để duy trì cuộc sống mà
còn mang ý nghĩa tinh thần. Với nhiều nét đặc sắc và tinh tế, đây là một nghệ thuật lâu đời được
đúc kết, giữ gìn và phát triển thành văn hóa dân tộc. Điều đó thể hiện rõ trong tục ngữ. Những
câu tục ngữ về ăn uống không chỉ mang giá trị khoa học về ẩm thực mà còn tỏa sáng giá trị tinh
thần người của người Việt và ẩn chứa những quy tắc ứng xử, những bài học luân lí sâu sắc.
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người Việt Nam có nhiều món ngon truyền thống, tuy
dân dã nhưng lại là món khoái khẩu, được nhiều người ưa thích. Kho tàng tục ngữ Việt Nam nói
nhiều về món ăn bình dân của đa số người lao động như: cơm tẻ, sắn, ngô, khoai… mà ít đề cập
đến những món ăn “cao lương mĩ vị” của các bậc quyền quý.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên tính đa dạng trong sản phẩm nông nghiệp. Vùng nào cũng
có những đặc trưng “của món ngon vật lạ”. Vì vậy người Việt Nam ăn uống theo mùa “mùa nào
thì thức ăn ấy”
Tùy từng mùa, con người biết nên hay không nên nấu món gì. Bởi mỗi mùa, người ta biết
được cái gì ngon và không ngon: “Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể”, “Chim ngói mùa thu,
chim cu mùa hè”, “Ếch tháng ba, gà tháng bảy”, “Ăn vảy trốc còn hơn ăn ốc tháng tư”, “Rau
muống tháng chín, mẹ chồng nhịn cho nàng dâu ăn”… Cái ngon của thực phẩm cũng được thể
hiện ra ở những thời kỳ khác nhau: “Gạo tám xoan, chim ra ràng”, “Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa
ngắn thịt mềm”. Mỗi loại cá có những bộ phận ngon khác nhau: “Đầu trôi, môi mè, đe gáy”,
“Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm”. Tùy từng loại rau, con người chọn ăn lá hay ăn cây:
“Cây rau má, lá rau húng, cuống rau đay”, “Rau cần ăn cuống, rau muống ăn lá”.

Có những căn cứ ít nhiều mang tính khoa học trong cách chọn cá, thịt: “Cá tươi thì phải xem
mang, người khôn xem lấy hai hàng tóc mai”, “Thịt tươi thì phải xem gan, mua bầu xem cuống
mới toan không nhầm”. Có thể nói, cha ông đã đúc kết và truyền lại kinh nghiệm trong việc
chọn thực phẩm theo mùa, theo thời kỳ sinh trưởng, theo chủng loại… Điều đó được đúc rút
trong quá trình lao động, sản xuất và ăn uống của người Việt Nam ta.
Không chỉ cần có thực phẩm ngon, mà còn phải có nghệ thuật chế biến mới có được món ăn
ngon. Có những món ăn tưởng chừng như rất đơn giản như dưa cà, rau muống nhưng không
phải ai cũng có thể làm ngon: “Muối dưa phải dằn đá, làm cá phải róc vây”. Tùy từng tay nghề
của mỗi người mà hương vị món ăn lại có sức hấp dẫn khác nhau. Nấu ăn là một nghệ thuật,
không đơn giản chỉ là “chém to kho mặn”.
Trong kho tàng tục ngữ người Việt có khá nhiều câu nói về kinh nghiệm chế biến, nấu ăn như:
kinh nghiệm nấu cơm: “Cơm gạo mùa thổi đầu chùa cũng chín”, “Cơm sôi nhỏ lửa một đời
không khê”; kinh nghiệm mổ gà: “Gà mổ đằng bụng, chim mổ đằng lưng”, kinh nghiệm làm
tương: “Tốt mốc ngon tương”; làm mắm: “Mắm mặn chết giòi”; kinh nghiệm nấu thịt chó và
chọn rượu: “Rượu tăm thịt chó nướng vàng, mời đi đánh chén cách làng cũng đi”.
Nhiều kinh nghiệm chế biến và nấu nướng đã được cha ông truyền lại cho con cháu, vì vậy ở
Việt Nam đã hình thành những món ăn gắn liền với những vùng đất, tạo nên những làng nghề
truyền thống: “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”,
cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Mơ…
Quan niệm về ăn uống của người Việt cũng rất đặc sắc. Người Việt Nam coi ăn uống là nhu
cầu tất yếu. Song bên cạnh đó con người luôn phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Vì vậy,
với con người, ăn không chỉ là bản năng mà còn là văn hóa. Ăn sao cho văn minh, lich sự, và
để ăn uống trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt đời thường.
Người Việt Nam coi trọng và đánh giá cao lời mời: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Vì vậy hình
thành nên nguyên tắc quan trọng trong ứng xử: “Ăn có mời, làm có khiến”.
Không gian và đồ dùng ăn uống phải thoáng đãng, sạch sẽ. Cha ông ta không thích “Ăn xó mó
niêu”, “Bốc ngầm trong niêu”. Chính vì vậy mà tồn tại quan niệm: “Một miếng giữa làng hơn
một sàng xó bếp”- sự coi trọng giá trị tinh thần của việc ăn uống, đồng thời thể hiện thói quen
đàng hoàng trong ăn uống. Trong ăn uống, việc ý tứ, từ tốn là rất quan trọng: “Ăn trông nồi,
ngồi trông hướng”.

Thông thường, trong nếp sống của người Việt, hễ nhà nào có món gì ngon hoặc khi nhà có
việc, người ta thường mang thức ăn sang biếu anh em hoặc hàng xóm. Họ san sẻ, giúp đỡ nhau
khi đói cũng như khi no: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nét đẹp ấy của người Việt
Nam làm xúc động lòng người.
Miếng ăn còn ẩn chứa giá trị tình thương. Nhiều món ăn đơn giản, rẻ tiền nhưng tình nghĩa
yêu thương làm cho người ăn cảm thấy ngon miệng: “Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ
húp gật đầu khen ngon”- đó cái ngon của tình nghĩa con người. Bởi vậy người ta sống vì “tình”
chứ không phải vì “thực”: “Vì tình vì nghĩa chứ ai vì đĩa xôi đầy”, “Trời đánh tránh miếng ăn”;
một người ốm đau là bữa ăn đó mất vui: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Món ăn lung linh
ánh sáng tình người, vì thế nhớ đến món ăn dân dã của quê hương cũng là nhớ đến tình người
trong đó: “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”. Đó thực sự là nét
đẹp trong ăn uống thể hiện tình cảm giữa người với người. Coi trọng “tình” hơn “thực” nên
nhiều khi cha ông ta có những quan niệm có phần cực đoan như: “Miếng ăn vào dạ như vạ vào
thân”, “Ăn đã vậy múa gậy sao đây”. Nhưng cũng từ đó, cha ông ta cũng để lại những lời
khuyên đơn giản mà thấm thía: “Tham thực cực thân”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàng”;
khuyên con cháu “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “ăn vóc học hay”, “ăn cây nào, rào cây ấy”,
không được “ăn cháo đái bát”.
Những câu tục ngữ về ăn uống không chỉ mang giá trị khoa học về ẩm thực mà còn tỏa sáng
giá trị tinh thần người của người Việt và ẩn chứa những quy tắc ứng xử, những bài học luân lí
sâu sắc. Bên cạnh phần lớn người Việt Nam văn minh, lịch sự và tình cảm trong ăn uống thì vẫn
còn tồn tại những người “ăn tục nói khoác”, những hiện tượng “cốc mò cò xơi”. Chúng ta trân
trọng, ngợi ca những nét đẹp trong ăn uống truyền thống của người Việt song cũng không khỏi
băn khoăn trước những biểu hiện không đẹp trong đời sống nói chung và ăn uống nói riêng của
một số người. Ngày nay, chúng ta phải có trách nhiệm nâng niu, giữ gìn những giá trị truyền
thống quý báu trong văn hoá ẩm thực, đồng thời không ngừng phát triển nó lên cho phù hợp với
thời đại mới, làm tỏa sáng thêm những nét văn hóa mang bản sắc Việt Nam./.
Nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực phương Nam là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt với nhiều con sông lớn chứa đầy nước ngọt quanh năm, cá là một trong số những sản vật chủ yếu
nhất mà thiên nhiên nơi đây ban tặng cho người dân. Cá ở đây phong phú về chủng loại, dồi dào về số
lượng

Trong số hàng trăm loại cá ở đây có nhiều loại cá rất ngon như cá lẹp, cá phèn, cá cóc, cá
bông lau, cá chẻm, cá út, v.v , nhưng nổi tiếng hơn hết có hai loại cá quý, đó là cá chìa vôi ở
Nhà bè và cá cháy ở Trà Ôn, từng được xếp vào hàng đặc sản của sông nước miền Nam. Do là
sản vật đặc trưng trên vùng đất mới, từ thuở khai hoang lập ấp, cá đã là thức ăn rất phổ biến
trong bữa cơm thường ngày của lưu dân. Cá được dùng làm nguyên liệu để chế biến cả hai món
chính trong bữa ăn là món mặn và món canh. Với món mặn, người nội trợ có thể chế biến theo
nhiều cách như cá kho, cá hấp, cá chiên, cá nướng, nhưng thông dụng nhất vẫn là cá kho. Xưa
kia, do còn nghèo hoặc thiếu thốn vật dụng, người ta thường kho cá trong chiếc tô mẻ, gọi là cá
kho tộ. Bây giờ, dù đã được kho trong các loại nồi ơ hiện đại, món ăn này vẫn được gọi theo tên
cũ có 4 loại cá kho tộ ngon nhất, đó là cá rô, cá trê vàng, cá bông lau và cá lóc.
Món chủ lực thứ hai trong bữa cơm là món canh. Bình thường, món canh được chế biến theo
nguyên tắc: ở địa phương có cá gì, rau gì thì nấu canh bằng cá ấy, rau ấy. Có nhiều loại canh rất
ngon như canh điên điển cá rô, canh bông súng cá linh, canh rau đắng cá lóc Tuy nhiên, do
đặc điểm thời tiết nắng nóng quanh năm, người dân lao động nặng nhọc, vất vả suốt ngày nên
đa số rất ưa thích món canh chua, vừa dễ ăn, lại vừa giải nhiệt. Tùy theo từng địa phương,
những loại cá thường được sử dụng để nấu canh chua là cá lóc, cá chẻm, cá bông lau, cá cóc, cá
basa và cá linh.
Những người nội trợ tài hoa ở các địa phương đã chế biến được những loại mắm ngon nổi
tiếng như mắm cá linh, cá sặc ở Đồng Tháp, mắm ruột, mắm thái ở An Giang. Ngoài ra, còn có
mắm còng ở Long An, mắm tôm chà ở Gò Công, mắm ba khía ở Cà Mau cũng rất được ưa
chuộng. Là một món ăn dân dã nhưng ngon miệng, mắm trở thành một loại thức ăn rất phổ biến
ở miền Nam. Người ta có thể ăn mắm theo nhiều cách như mắm xé, mắm chưng, mắm chiên,
mắm kho và lẩu mắm, trong đó lẩu mắm đã được nâng lên hàng nghệ thuật ẩm thực, có mặt
trong thực đơn của các quán ăn bình dân cũng như những nhà hàng, khách sạn nổi tiếng.
Sau cá, rau rừng là loại thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn. Danh mục những loại rau trong
nền văn hóa ẩm thực của người phương Nam hết sức phong phú và độc đáo, không thể tìm thấy
ở miền Bắc hay miền Trung. Chỉ riêng các loại lá, loại trái dùng để nấu canh chua đã có đến
hàng chục loại như trái me, trái khế, chùm ruột, xoài, trái bần, trái giác, lá bứa, lá giang, đọt cóc
v.v… Ngoài ra còn có thể kể đến hàng chục loại rau khác nấu kèm với chúng như bông súng,
bông điên điển, bông so đũa, kèo nèo, bồn bồn, mái dầm, tai tượng, lục bình, rau dừa, rau đắng,

rau mác, đọt xoài, cơm nguội v.v… Đọt cây rừng như lá lụa, đọt sộp, đọt vừng, chùm ruột,
chiết, vông, điều, tra, ngành ngạnh, lá săng máu, cát lồi, lá lột, bằng lăng v.v… dùng để gói
bánh xèo hay các loại thịt - cá nướng đều rất ngon. Chỉ riêng với món lẩu mắm, người ta đã tính
được có tới 24 loại rau khác nhau. Tuy nhiên, đó là cách tính dựa trên số rau có mặt trong các
thực đơn ở nhà hàng, còn trong sự biến thiên vạn hóa của đời sống dân gian thì con số rau rừng
còn cao hơn nhiều.
Thiên nhiên hoang dã miền Tây Nam bộ không chỉ cung cấp cho dân tôm cá, mà còn rất nhiều
sản vật độc đáo khác. Có thể kể ra đây một số món tiêu biểu như tôm cá nướng trui, lươn um lá
nhào, rùa rang muối, chuột xào lá cách, rắn nướng sả, đuông nướng lửa than, cháo huyết dơi
v.v… Tại các khu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, giữa cảnh quan thiên nhiên sông nước
xinh tươi và trong lành, khách du lịch đặc biệt ưa thích những món ăn cũng như cách chế biến
các đặc sản mang đậm chất hoang dã xưa.
Ngoài việc kho cá, nấu canh chua cho bữa cơm thường ngày, mọi thức ăn khác thường được
chế biến bằng cách nướng trui, tức nướng lửa rơm, hoặc nướng trên bếp lửa than. Cách chế biến
này tuy rất đơn giản, không cầu kỳ nhưng trước hết, nó phù hợp với cuộc sống luôn di chuyển
nay đây mai đó. Mặt khác, nó còn có những ưu điểm lớn, đó là thức ăn vừa bảo đảm được các
chất bổ dưỡng do không phải qua quá nhiều công đoạn chế biến, vừa giữ được hương vị thơm
ngon tự nhiên. Do vậy, những thức ăn chế biến theo phương pháp này cho đến nay vẫn được
nhiều người ưa chuộng, đặc biệt khi đó là những món nướng thuần túy như cá lóc nướng trui,
tôm nướng cọng dừa, chuột nướng sả, rùa rắn nướng, chim đồng nướng, khô nướng v.v …
Những thức ăn này thường được ăn kèm với các loại rau vườn, các loại đọt hái trên những hàng
cây mọc ngoài mé sông, cuốn bánh tráng chấm mắm nêm, chấm muối tiêu chanh hay muối ớt là
những cách ăn uống thông dụng và được ưa chuộng ở khắp nơi.
Khẩu vị trong ẩm thực phương Nam cũng có điểm khác biệt với truyền thống ẩm thực ở
những vùng đất khác. Nhìn chung, đó là sự hài hòa giữa 4 vị chua - cay - mặn - ngọt. Ngoài ra,
người phương Nam còn ưa thích vị đắng, một nét rất độc đáo trong văn hóa ẩm thực của
phương Nam. Vị đắng đó có thể tìm thấy trong bộ lòng cá, trong các loại rau trái như rau đắng,
lá tai tượng, lá sầu đâu, trái khổ qua v.v… Ở những vùng khác, người ta không sử dụng bộ lòng
cá, còn ở miền Nam, đây lại là thức ngon chỉ dành cho người lớn tuổi hay khách quý trong gia
đình. Lòng cá còn là nguyên liệu để chế biến món mắm ruột rất nổi tiếng ở An Giang hay của

ngư dân các vùng biển. Về nguồn gốc của cách ăn uống này, có thể giải thích như sau: thoạt
đầu, do thời tiết phương nam quanh năm nắng nóng, lưu dân ưa ăn chua để giải nhiệt. Sau đó,
như trên đã đề cập, do môi trường rất khắc nghiệt đã bắt buộc lưu dân phải tìm cách để tự thích
nghi với hoàn cảnh sống của mình. Giữa hàng trăm loại cây lá hoang dại, họ chọn những loại
rau - lá có vị chát, đắng để tránh độc làm thức ăn. Mặt khác, theo cách ăn uống dân gian từ ngàn
xưa, là “đói ăn rau, đau uống thuốc”, thì những vị đắng - chát trong những thứ rau ấy cũng
chính là những vị thuốc nam. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, lưu dân đã tìm cách bảo vệ sức khỏe
bằng cách ăn uống như vậy. Sau đó, nhờ khẩu vị tinh tế của những người nội trợ, họ đã điều
chỉnh, gia giảm, thêm bớt các loại gia vị vào món ăn sao cho chúng thật hài hòa và phù hợp với
phong cách sinh hoạt trên vùng đất mới. Ngày nay, khẩu vị đậm đà của người phương Nam
được người dân mọi miền ưa chuộng. Canh chua, lẩu mắm đã trở thành những món ăn quen
thuộc đối với người dân ở nhiều vùng trên cả nước.
Tuy nhiên, tuân theo truyền thống mà tổ tiên xa xưa để lại, vào ngày Tết hay những ngày cúng
giỗ, người dân miền Nam vẫn giữ mâm cơm cúng với các món cổ truyền, bao gồm 4 món chính
là luộc, xào, kho, hầm, trong đó món thịt kho tàu có thể được tăng thêm cá lóc, hột vịt, trứng cút
theo phong cách miền Nam, món giò heo hầm măng cũng có thể được thay thế bằng món khổ
qua hầm thịt. Mâm cơm cúng không vì thế mà mất đi sự thiêng liêng, ấm cúng trong gia đình.
Có thể nói, những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người dân Nam bộ chính là kết quả
của một quá trình khai hoang khẩn đất kéo dài hàng trăm năm. Rất giản dị, hoang dã, nhưng
cũng rất đa dạng và hào phóng, những nét đặc sắc ấy đã góp phần làm phong phú hơn cho nghệ
thuật ẩm thực của dân tộc Việt Nam và tạo một diện mạo riêng độc đáo cho nghệ thuật ẩm thực
của người phương Nam./.
Câu 13: Trình bày tổng quát tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt và rút ra ý
nghĩa văn hoá của tín ngưỡng đó. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng gia đình văn hoá ở
nước ta hiện nay:
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt
Nam. Là người Việt Nam thì "mọi người đều thờ ông bà, mọi người đều thờ cúng tổ tiên". Thờ
cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh
thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu

của con người Việt Nam. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là cần thiết để thúc đẩy xã hội phát
triển. Nhất là khi nền kinh tế thị trường đang dẫn đến những thay đổi về xã hội, văn hóa, đạo
đức.
Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như
cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v là nguồn gốc người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người
có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị "Thành hoàng làng" các "Nghệ tổ". Không
chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn
ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành "cha" được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng
năm. "Tháng 8 giỗ cha" ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả "Thành hoàng"
của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có
công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm "thành hoàng". Tổ tiên trong tín ngưỡng
của người Việt Nam còn là "Mẹ Âu Cơ", còn là "Vua Hùng", là người sinh ra các dân tộc trong
đại gia đình Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập "mối
liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự
thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn".
Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, "như
tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống thường ngày.
Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu
thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi
trọng hiện tại và tương lai.
Thờ cúng tổ tiên là việc làm rất hệ trọng đối với con người Việt Nam, bởi "sống về mồ về mả"
chứ không "vì cả bát cơm". Thời gian cúng giỗ là những ngày húy kỵ của tổ tiên, những ngày
lễ, tết trong năm. Ngoài ra, việc cúng giỗ tổ tiên cũng được tổ chức vào những ngày trong gia
đình có sự kiện quan trọng như lấy vợ, làm nhà, thi cử, đi xa Thông qua nghi lễ thờ cúng,
người Việt Nam gửi gắm tình cảm biết ơn đối với tổ tiên. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và vì "Cây
có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu". Trong mỗi gia đình tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần dần trở thành đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thành "đạo hiếu".
Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên

phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi
về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt Nam.
Cùng với sự thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là sợi dây liên kết
giữa những con người trong cuộc sống hiện tại. "Anh em như thể chân tay", "gà cùng một mẹ",
bà con làng xóm "tắt lửa tối đèn có nhau", tình nghĩa xóm làng như "bầu với bí" tương thân,
tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Từ đó lòng nhân ái, tính cộng đồng được xây dựng,
củng cố, cũng là những giá trị đạo đức đáng trọng, không thể thiếu trong đời sống xã hội của
mỗi con người.
Tưởng nhớ tới tổ tiên, người Việt Nam khéo bảo nhau phải sống sao cho xứng đáng với kỳ
vọng của tổ tiên "con hơn cha, nhà có phúc". Để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc để có thể tự
hào kính báo với tổ tiên, để khỏi phải hổ thẹn với tổ tiên. Khi con cháu phấn đấu thành đạt thì
"vinh quy bái tổ". Người Việt luôn cần cù, sáng tạo trong việc tạo dựng cuộc sống. Đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động cũng được hình thành và khẳng định một phần thông qua ý thức về
tổ tiên, cội nguồn.
Tổ tiên không chỉ là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, hiếu đễ với tổ tiên còn có nghĩa là
con cháu phải thành đạt "sóng lớp sau đẩy sóng lớp trước". Thành đạt làm rạng rỡ tổ tiên, dòng
họ, làng xóm, quê hương. Song để thành đạt phải kiên trì tu luyện bản thân, phải chịu khó học
hỏi: Đức tính hiếu học cũng là một giá trị đạo đức tốt đẹp ẩn chứa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên.
Đạo lý hướng về cội nguồn riêng, về những người có công sinh thành tạo dựng cuộc sống đối
với con người Việt Nam thì đồng thời cũng là đạo lý hướng về cội nguồn chung của dân tộc.
Tình yêu quê hương, yêu đất nước cũng được hun đúc từ đây. "Người Việt về viếng tổ, là tỏ
lòng kính hiếu tổ tiên nhân thêm tình thương yêu con người, xứ sở". Kính hiếu với tổ tiên là
kính hiếu với Mẹ Âu Cơ, với Vua Hùng "đã có công dựng nước". Lòng yêu nước, tự hào dân
tộc là giá trị đạo đức quý báu, xuyên suốt và có ý nghĩa định hướng cho lẽ sống của con người
Việt Nam.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại
của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái,
tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước. Yêu nước là giá trị đạo đức

hàng đầu trong hệ thống đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị hết
sức quý báu mà chúng ta cần nghiên cứu, khai thác để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội
mới. Bản thân mọi giá trị không phải "nhất thành bất biến" mà nó luôn biến đổi cùng tiến trình
lịch sử. Các giá trị của ngày hôm qua chưa hẳn đã là giá trị của ngày hôm nay. Nhưng giá trị
đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như đã khái quát trên có thể nói là vĩnh hằng cùng
với sự tồn tại và phát triển của dân tộc, song bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chứa đựng
trong nó những giá trị đạo đức không phải là không có hạn chế lịch sử, bởi nó là sản phẩm tinh
thần của "nền văn minh nông nghiệp", "văn minh làng xã" trong lịch sử. Việc kế thừa những giá
trị đạo đức truyền thống đòi hỏi phải được kết hợp với những giá trị đạo đức mới. "Nội dung
mới" cần được đưa thêm vào "hình thức cũ" cho phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại. Hiếu
với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ cần được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là "hiếu với dân, với
nước"; lòng nhân ái phải được nhân lên thành chủ nghĩa nhân đạo; tính cộng đồng cần được kết
hợp với chủ nghĩa tập thể, lòng yêu nước phải gắn với yêu chủ nghĩa xã hội; tính cần cù, sáng
tạo trong lao động phải gắn với lòng tự tin, ý thức làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Có
như vậy thì những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có những giá trị đạo đức trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới có ý nghĩa tích cực trong việc giữ gìn và xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra./.

×