GIỚI THIỆU MÔN HỌC KTMT
Hệ kinh tế
Sản
xuất
Tiêu
dùng
Hãng sản xuất Hộ gia đình
Đầu ra
Đầu vào
Hệ tự nhiên nuôi dưỡng cuộc sống
(Không khí, đất, nước, nguyên nhiên li u, ti n nghi, )ệ ệ
Lấy ra
Trả lại
Mặt
trời
Kinh tế môi trường là gì?
Kinh tế môi trường là một nhánh của kinh tế học
nghiên cứu các vấn đề môi trường theo quan
điểm và phương pháp phân tích của kinh tế học,
tập trung vào các nội dung sau:
Ứng dụng công cụ kinh tế để nghiên cứu các
nguồn tài nguyên môi trường được sử dụng và
quản lý như thế nào? (phân bổ các nguồn tài
nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng có
tính cạnh tranh).
Xem xét các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến
các môi trường tự nhiên ra sao.
Xem xét cách thay đổi các thể chế và chính
sách kinh tế nhằm cải thiện môi trường.
Kinh tế môi trường là gì?
KTMT trả lời các câu hỏi sau đây:
Đâu là nguyên nhân kinh tế cơ bản là suy thoái
tài nguyên môi trường? (Tiếp cận nguyên nhân
kinh tế)
Mức chất lượng môi trường bao nhiêu là có thể
chấp nhận được?
Làm sao có thể đo lường bằng tiền giá trị của tài
nguyên môi trường để đưa vào quá trình ra
quyết định?
Giải pháp nào giải quyết các vấn đề suy thoái tài
nguyên môi trường?
Nội dung
Chương 1: Môi trường và phát triển
Chương 2: Kinh tế học chất lượng môi trường
Chương 3: Đánh giá tác động môi trường và
Phân tích chi phí – lợi ích
Chương 4: Quản lý môi trường
CHƯƠNG 1:
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
MA: Nguyen Quang Hong
Neu
Nội dung trình bày
Môi trường
Tài nguyên
Liên kết giữa kinh tế và môi trường
Môi trường và phát triển
Phát triển bền vững
I. Môi trường
1. Khái niệm môi trường
2. Phân loại môi trường
3. Các đặc trưng cơ bản của hệ thống môi
trường
4. Các chức năng cơ bản của môi trường
5. Biến đổi môi trường
I. Môi trường
1. Khái niệm
Theo nghĩa rộng:
Môi trường là tập hợp các vật thể hoàn cảnh bao
quanh và ảnh hưởng đến một đối tượng nào đó.
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh
vật, tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh sống, phát triển
và sinh sản của sinh vật.
Theo nghĩa hẹp:
MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố do
con người tạo ra trong đó con người bằng các hoạt
động sống của mình đã khai thác các yếu tố tự
nhiên hoặc nhân tạo để thoả mãn nhu cầu của con
người.(UNESCO)
Theo luật MT Việt Nam
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật
thiết với nhau bao quanh con người, ảnh
hưởng đến sự sống, sự tồn tại và phát
triển của con người và tự nhiên.
Môi trường sống: Là tổng hợp các yếu tố
vật lý, hoá học, sinh học ảnh hưởng đến
sự sống sự tồn tại phát triển của sinh vật
Môi trường sống của con người: Tổng
hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học
và xã hội ảnh hưởng đến sự sống, sự tồn
tại phát triển của con người.
2. Phân loại môi trường
2.1 Theo thành phần môi trường
Có 4 loại môi trường cơ bản: môi trường đất, môi trường
không khí, môi trường nước và môi trường sinh vật.
2.2 Theo nguồn gốc và quan hệ với con người
-
Môi trường tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên và các hiện
tượng tự nhiên tồn tại khách quan
-
Môi trường nhân tạo: Các yếu tố vật chất do con người
tạo ra trong quá trình sống
-
Môi trường xã hội: Quan hệ giữa con người với con
người.
2.3 Theo quy mô: Dựa trên những khu vực có điều kiện môi
trường tương đồng
VD: MT vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển…
3. Các đặc trưng cơ bản của môi trường
3.1 Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp
-
Hệ thống môi trường là tập hợp của nhiều phần
tử với bản chất khác nhau, chịu sự chi phối bởi
những quy luật khác nhau.
-
Tính phức tạp còn thể hiện qua cấu theo chức
năng và thang cấp
Theo chức năng: hệ thống MT là tập hợp của
nhiều phần tử có chức năng khác nhau
Theo thang cấp: Hệ thống MT được chia theo các
cấp độ từ lớn đến nhỏ, từ rộng đến hẹp
Ví dụ
Theo chức năng
Theo thang cấp
Hệ sinh thái
Sinh vật sản xuất
Thực vật
Sinh vật tiêu thụ
Động vật
Sinh vật phân hủy
Vi sinh vật
3.2 Tính động (cân bằng động)
-
Các phần tử trong hệ thống môi trường luôn
có sự thay đổi trong cấu trúc, trong mối quan
hệ giữa các phần tử (động)
-
Các phần tử được sắp xếp tổ chức tạo sự
cân bằng thông qua các dòng trao đổi vật
chất năng lượng và thông tin (cân bằng).
3.3 Tính mở
-
Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin luôn
chuyển động từ phân hệ này sang phân hệ
khác, trạng thái này sang trạng thái khác.
-
Các phần tử của môi trường nhạy cảm với biến
đổi từ bên ngoài và sự phân chia giữa phân hệ
này với phân hệ khác chỉ mang tính tương đối.
Nói cách khác, MT không có biên giới.
-
VD: Chặt phá rừng thượng nguồn sẽ gây lũ lụt ở
hạ lưu.
3.4 Khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh
-
Các phần tử thuộc giới hữu sinh có thể tự tổ
chức lại, tự điều chỉnh cơ thể cho phù hợp với
những biến đổi từ môi trường bên ngoài.
VD phản ứng của sinh vật khi gặp thời tiết thay
đổi, gặp điều kiện sống khó khăn.
- Đây là khả năng đặc biệt, riêng có của môi
trường và nó có ý nghĩa định hướng để bảo vệ
tính đa dạng sinh học, sự tồn tại của các loài.
4. Các chức năng cơ bản của môi trường
-
Cung cấp không gian sống cho con người
-
Cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế
-
Chứa đựng chất thải từ hoạt động của con
người
-
Giảm nhẹ các tác động của tự nhiên đến
con người
-
Lưu giữ và cung cấp các thông tin cần
thiết cho con người.
VD: Chức năng sinh thái Rừng ngập mặn
Chức năng
Điều hòa khí hậu Duy trì ĐDSH
Phòng hộ ven biển
Chu trình dinh dưỡng
Sản phẩm cho cộng đồng
5. Các dạng biến đổi môi trường
5. 1 Ô nhiễm môi trường
-
Là sự thay đổi tính chất của môi trường vi phạm
tiêu chuẩn môi trường.
-
Tiêu chuẩn môi trường là các chuẩn mực, giới
hạn về chất lượng môi trường được nhà nước
quy định để quản lý môi trường.
-
Gồm:
Tiêu chuẩn môi trường xung quanh,
Tiêu chuẩn về mức thải
Tiêu chuẩn công nghệ
-
Nguyên nhân ô nhiễm
+ Do các hoạt động kinh tế đưa lượng chất thải
vào môi trường vượt quá khả năng hấp thụ của
môi trường
+ Do sự thay đổi của thời tiết
-
Tác hại
Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Tuỳ thành phần môi trường bị ô nhiễm, mức độ ô
nhiễm mà tác động là khác nhau.
5. 2 Suy thoái môi trường
Là sự làm suy giảm số lượng chất lượng các
thành phần môi trường có ảnh hưởng đến
con người và tự nhiên.
VD suy thoái nước gây suy giảm số lượng
sinh vật sống trong nước
Suy thoái đất ảnh hưởng năng suất cây trồng
-
Nguyên nhân suy thoái:
-
Do ô nhiễm kéo dài ở mức độ cao
-
Do các tác động tiêu cực của con người
-
Do sử dụng các loại hoá chất trong canh
tác nông nghiệp
-
Do sử dụng hoá chất trong chiến tranh.
5. 3 Sự cố môi trường
Là những tai biến rủi ro xảy ra trong quá
trình hoạt động của con người hoặc
những biến đổi bất thường của tự nhiên
gây suy thoái MT nghiêm trọng.
Nguyên nhân:
-
Do bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất, núi lửa.
-
Hoả hoạn cháy rừng, sự cố trong tìm kiếm
thăm dò, vận chuyển dầu khí, khoáng sản.
-
Sự cố trong các lò phản ứng hạt nhân